Luận án Tiến sĩ: Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục dinh dưỡng và bổ sung viên sắt trên phụ nữ độ tuổi 20 đến 35 tuổi người dân tộc Tày tại một số xã huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
2,195
590
153
39
Nghiên cứu của Đinh Thị Phương Hoa với hai phác đồ bổ sung sắt/acid
folic hàng tuần liên tục trong 16 tuần và hàng tuần ngắt quãng trong 28 tuần
trên PNTSĐ không mang thai tại huyện Lục Nam, Bắc Giang đều cho hiệu
quả tương tự đối với cải thiện tình trạng dinh dưỡng, giảm tỷ lệ thiếu máu
(giảm 10% ở cả hai phác đồ nhóm can thiệp và nhóm chứng chỉ giảm 3,8% ở
thời điểm trước và sau can thiệp), tăng nồng độ Ferritin huyết thanh và giảm
tỷ lệ dự trữ sắt thấp. Sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) [33].
Kết quả từ nghiên cứu can thiệp bằng phác đồ bổ sung sắt/acid folic hàng
ngày của Hồ Thu Mai trên PNTSĐ có thiếu máu tại huyện Tân Lạc, Hòa Bình
cũng cho thấy bổ sung viên sắt/folic đã cải thiện được tình trạng thiếu máu do
thiếu sắt và dự trữ sắt ở PNTSĐ ở 2 xã can thiệp. Tỷ lệ thiếu máu ở hai nhóm
can thiệp giảm từ 100% xuống còn 3,3%, tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt từ trên 30%
giảm xuống 0,0%, tình trạng dự trữ sắt của đối tượng ở 2 nhóm can thiệp cũng
tăng cao hơn so với nhóm chứng (p < 0,01) [34].
Bổ sung sắt/acid folic hàng tuần và tẩy giun định kì trong vòng mười hai
tháng đã được thực hiện trên 250.000 PNTSĐ không mang thai ở tỉnh Yên
Bái. Chương trình can thiệp đã được người dân đón nhận nồng nhiệt, với sự
tuân thủ tốt và kết quả là giảm tỷ lệ thiếu máu ở PNTSĐ từ 38,0% xuống
18,0%, thiếu sắt giảm từ 23,0% xuống 8,0%, trong khi tỷ lệ thiếu máu do
thiếu sắt giảm từ 18,0% xuống còn 4,0%. Chương trình can thiệp cho thấy bổ
sung sắt/acid folic mang lại hiệu quả tương đối cao và chi phí rẻ (0,76
USD/phụ nữ không mang thai mỗi năm) [46].
Như vậy, các chương trình bổ sung viên sắt tại Việt Nam đã thu được
những kết quả có giá trị cao, giúp cải thiện được tình trạng dự trữ sắt của cơ
thể, giảm đáng kể nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, cải thiện tình trạng thiếu
máu cho PNTSĐ.
40
1.4. Một vài nét về người dân tộc Tày và địa bàn nghiên cứu
1.4.1. Một vài nét về người dân tộc Tày
1.4.1.1. Tên gọi, ngôn ngữ và dân số
Là dân tộc có số dân số đông thứ hai sau dân tộc Kinh, người Tày có
khoảng 1.626.392 người và có những đặc trưng nổi bật khác nhau [11]. Người
Tày tập trung cư trú ở các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà
Giang, Bắc Cạn, Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai, Đắk Lắk, Bắc Giang,
Quảng Ninh, Hòa Bình, Lâm Đồng.
Người Tày có ngôn ngữ riêng là tiếng Tày hay còn gọi là tiếng Thổ [12].
Người Tày tại xã Hợp Thành và xã Phủ Lý sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng
Kinh nhưng đôi khi họ vẫn giao tiếp bằng tiếng Tày trong đời sống hàng ngày.
1.4.1.2. Kinh tế
Người Tày sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Người Tày có một nền
nông nghiệp cổ truyền khá phát triển với đủ loại cây trồng như lúa, ngô,
khoai... và rau quả mùa nào thức đó [12],[98].
1.4.1.3. Hôn nhân, gia đình
Chế độ phụ quyền, gia trưởng đã chi phối từ lâu trong gia đình người
Tày. Trong gia đình, bố và người con trai trưởng có quyền quyết định mọi
việc. Con trai trưởng được hưởng gia tài, được hưởng ruộng, hương hỏa và
được tôn trọng ngang với người cha. Những người phụ nữ (Vợ, con gái) cũng
có những quyền nhất định trong việc mua bán, sử dụng sản phẩm, tài sản khác
nhưng địa vị vẫn thấp kém không được hưởng gia tài, trừ trường hợp trong
gia đình không có con trai [12].
Về hôn nhân, sinh con. Trước khi những đôi nam nữ đi tới hôn nhân
phải có bước nhà trai xin lá số của cô gái về so với lá số của con mình. Khi bị
41
ốm hoặc trong thời gian đầu sau sinh, người phụ nữ phải kiêng cữ nhiều thứ
khác nhau như: kiêng ăn đồ tanh (chỉ ăn thịt gà, thịt lợn, rau ngót), dùng thuốc
nam tắm cho phụ nữ sau sinh [12],[98].
1.4.1.4. Tín Ngưỡng
Một điều dễ thấy là người Tày theo âm lịch. Hàng năm, người Tày có
nhiều ngày tết với những ý nghĩa rất khác nhau. Người Tày theo các tôn giáo
như Vật linh, Phật giáo, Đạo giáo [12],[98].
1.4.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Phú Lương là một huyện miền núi nằm ở khu vực phía Bắc của tỉnh
Thái Nguyên. Phía Bắc giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Cạn, phía Đông giáp
huyện Đồng Hỷ, huyện Võ Nhai, phía Tây giáp huyện Định Hóa, huyện Đại
Từ, phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên. Huyện có tổng diện tích tự nhiên
35071 ha, có 13 xã và 02 thị trấn, dân số 82.900 người, có 8 dân tộc chủ yếu
sinh sống (Kinh: 58,52%, Tày: 19,22%, Sán Chí: 10,19%, Nùng: 4,49%, Dao:
2,38%, Sán Dìu: 4,45%, Hoa: 0,33%, Mông: 0,24%, các dân tộc khác chiếm
0,18%). Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chung toàn huyện là 30,3% (Tỷ lệ hộ
nghèo tại xã Hợp Thành 18%, xã Phủ Lý 22%). Tỷ lệ này không đồng đều ở
xã miền núi, xã nghèo và xã có nhiều đồng bào dân tộc. Phần lớn các đồng
bào dân tộc còn có tập quán lạc hậu như cách chăn sóc và nuôi dưỡng trẻ,
cách chăm sóc bà mẹ chưa hợp lí, tập quán và thói quen ăn uống chưa khoa
học, không cân đối trong cơ cấu khẩu phần, thực hành vệ sinh và an toàn thực
phẩm chưa đúng cách. Trên địa bàn huyện có 3 tôn giáo chính là đạo Công
giáo, đạo Phật giáo và đạo Tin lành.
42
Hình 1.2. Bản đồ huyện Phú Lương
Nghiên cứu được thực hiện tại 2 xã Hợp Thành và Phủ Lý, huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên. Đây là các xã có tỷ lệ người Tày chiếm đa số (xã
Hợp Thành 85%, xã Phủ Lý 83%) trong cộng đồng, có đặc điểm kinh tế xã
hội đặc trưng của người dân tộc Tày tại Thái Nguyên. Và trên địa bàn không
có chương trình can thiệp bổ sung vi chất nào cho PNTSĐ.
43
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
* Đối tượng cho nghiên cứu định lượng:
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Phụ nữ trong độ tuổi 20 – 35 người dân tộc Tày.
- Đối tượng nghiên cứu có khả năng cung cấp đầy đủ thông tin, có hộ
khẩu thường trú và sinh sống tại 2 xã vào thời điểm nghiên cứu.
- Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Phụ nữ mắc các bệnh về máu hoặc mắc các bệnh mạn tính ảnh hưởng
đến tình trạng thiếu máu.
- Phụ nữ mang thai tại thời điểm bắt đầu và trong suốt quá trình
nghiên cứu.
- Phụ nữ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính.
- Phụ nữ mắc Thalassemia hoặc có người trong gia đình mắc Thalassemia.
- Những phụ nữ từ chối tham gia nghiên cứu.
* Đối tượng cho nghiên cứu định tính:
- Phụ nữ 20 – 35 tuổi người dân tộc Tày.
- Lãnh đạo cộng đồng (Lãnh đạo xã, Trạm y tế, Đoàn thanh niên, Hội
phụ nữ, Hội nông dân).
- Cán bộ y tế xã.
44
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại 2 xã Hợp Thành (xã can thiệp) và Phủ
Lý (xã đối chứng), huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Đây là các xã có tỷ
lệ người Tày chiếm đa số trong cộng đồng, có đặc điểm kinh tế xã hội đặc
trưng của người dân tộc Tày tại Thái Nguyên.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 08 năm 2016 đến tháng 09 năm 2020,
trong đó:
- Xây dựng và bảo vệ đề cương nghiên cứu trước Hội đồng phê duyệt
đề cương, thông qua Hội đồng đạo đức trường Đại học Y Hà Nội; chuẩn bị
triển khai nghiên cứu tại hai xã Hợp Thành và Phủ Lý, huyện Phú Lương từ
tháng 8/2016 đến tháng 4/2017.
- Điều tra cắt ngang trước can thiệp được tiến hành từ tháng 5 đến
tháng 6/2017.
- Tổng hợp, phân tích số liệu, xây dựng nội dung, giải pháp can thiệp
phù hợp cho đối tượng nghiên cứu tại địa bàn nghiên cứu từ tháng 6/2017 đến
tháng 7/2017.
- Tiến hành triển khai các giải pháp can thiệp tại cộng đồng từ tháng
8/2017 đến tháng 1/2018.
- Đánh giá sau can thiệp được tiến hành vào tháng 2/2018.
- Hoàn thiện, nhập số liệu, phân tích số liệu, viết và đăng bài báo trên
các tạp chí, hoàn thành luận án từ tháng 3/2018 đến tháng 9/2020.
45
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Sơ đồ 2.1. Tóm tắt nghiên cứu
Đánh giá sau can thiệp
(n=188)
So sánh 2 xã sau can thiệp
Nghiên cứu can thiệp
(n=188)
Chọn chủ đích 2 xã Hợp Thành
(297 phụ nữ) và xã Phủ Lý (288
phụ nữ) huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên
Xã Hợp Thành (trƣớc can thiệp)
(n = 96)
Xã Phủ Lý (trƣớc can thiệp)
(n = 92)
Xã Hợp Thành (sau 6 tháng can thiệp)
(n=96)
Xã Phủ Lý (sau 6 tháng)
(n=92)
So sánh
trước sau
của xã
Phủ Lý
So sánh
trước sau
của xã
Hợp Thành
Xây dựng giải pháp can thiệp phù hợp
với cộng đồng dựa trên kết quả thu
thập, đánh giá ban đầu
Giải pháp can thiệp:
- Truyền thông trực tiếp theo nhóm, thăm hộ gia
đình và tổ chức Hội thi “Tuyên truyền viên giỏi
về phòng chống thiếu máu dinh dưỡng ở phụ
nữ trong độ tuổi sinh đẻ”.
- Uống bổ sung viên sắt.
Nghiên cứu cắt ngang
(n=585)
46
2.2.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo hai giai đoạn: Giai đoạn một là thiết kế
nghiên cứu mô tả cắt ngang, giai đoạn hai là thiết kế nghiên cứu can thiệp:
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định tính và định
lượng nhằm đánh giá tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn, thiếu máu, kiến thức về
thiếu máu và thực hành dự phòng thiếu máu, khẩu phần 24 giờ qua của phụ nữ
người dân tộc Tày. Đồng thời tìm kiếm và xây dựng phương pháp truyền thông
giáo dục dinh dưỡng phù hợp cho đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu can thiệp cộng đồng được thiết kế can thiệp
có nhóm đối chứng và so sánh trước sau.
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.2.2.1. Cỡ mẫu
* Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho 1
tỷ lệ [99]:
n =
Z
2
(1- /2)
x p x (1-p)
∆
2
Trong đó:
n: Cỡ mẫu
α: Mức ý nghĩa thống kê
Z
1-α/2
: Hệ số giới hạn tin cậy, với độ tin cậy là 95% mức ý nghĩa α = 0,05
=> Z
(1- /2)
= 1,96
∆: Là khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu (p) và tỷ lệ
của quần thể (P), chọn ∆ = 0,04
Điều tra tình trạng thiếu năng lượng trường diễn: Với p là tỷ lệ PNTSĐ
thiếu năng lượng trường diễn từ 1 nghiên cứu trước p = 29,2% [34]. Số đối tượng
ước tính cho điều tra tình trạng thiếu năng lượng trường diễn là 496.
Điều tra tình trạng thiếu máu: với p là tỷ lệ PNTSĐ thiếu máu từ 1 nghiên
cứu trước p = 31,9% [10]. Số đối tượng ước tính cho điều tra tình trạng thiếu
năng
lượng trường diễn là 522.
47
Kết hợp cỡ mẫu của 2 chỉ số: Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (493),
tỷ lệ thiếu máu (522) chọn chỉ số có cỡ mẫu cao nhất. Cỡ mẫu cho điều tra
ban đầu sau khi cộng 10% dự phòng bỏ cuộc 575. Trên thực tế chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu trên 585 phụ nữ từ 20 – 35 tuổi người dân tộc Tày (297
phụ nữ ở xã can thiệp và 288 phụ nữ ở xã đối chứng).
* Cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp: Áp dụng công thức Hassard [100]:
n=
2x[
(Z
α
+ Z
β
)
*
δ
]
2
µ
1
- µ
2
Trong đó:
n: Cỡ mẫu cần thiết
Z
α
: Với độ tin cậy của nghiên cứu 95%, α = 0,05 => Z
α
= 1,96
Z
β
: Với lực nghiên cứu là 90% => Z
β
= 1,28
: Độ lệch chuẩn ước lượng dựa vào nghiên cứu trước
µ
1
- µ
2
: Chênh lệch trung bình mong muốn theo các chỉ số giữa hai
nhóm nghiên cứu sau can thiệp
- Cỡ mẫu ước tính theo nồng độ Hb: Cỡ mẫu được tính dựa vào sự khác
biệt về nồng độ Hb giữa các nhóm tại thời điểm sau can thiệp:
µ
1
- µ
2
: Chênh lệch Hb mong muốn giữa hai nhóm sau can thiệp (Ước
tính 3,9 g/l).
: Độ lệch chuẩn từ nghiên cứu trước: 8 g/l [101].
Thay vào các giá trị vào công thức ta có: n = 88 cho mỗi nhóm. Cộng
thêm khoảng 10% dự phòng bỏ cuộc, cỡ mẫu là 96 đối tượng cho mỗi nhóm.
Trên thực tế chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 96 đối tượng ở xã can
thiệp và 92 đối tượng ở xã đối chứng (4 đối tượng không thu thập được số
liệu ban đầu về kiến thức, thực hành dự phòng thiếu máu dinh dưỡng, khẩu
phần 24 giờ).
48
- Điều tra thay đổi nồng độ Ferritin huyết thanh trung bình; điều tra kiến
thức về thiếu máu, thực hành dự phòng thiếu máu dinh dưỡng; khẩu phần 24 giờ
qua: Tiến hành ở tất cả những đối tượng nghiên cứu đã xét nghiệm Hemoglobin
ở giai đoạn can thiệp.
2.2.2.2. Cách chọn mẫu
* Cách chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang: Chọn mẫu theo nhiều
giai đoạn:
Giai đoạn 1 (Chọn huyện): Chọn chủ đích huyện Phú Lương.
Giai đoạn 2 (Chọn xã): Chọn chủ đích 2 xã Hợp Thành và Phủ Lý. Đây
là hai xã có người dân tộc Tày sinh sống chiếm đa số và có điều kiện kinh tế -
xã hội tương đối tương đồng.
Giai đoạn 3 (Chọn đối tượng nghiên cứu): Áp dụng phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên đơn lấy 575 trên tổng số 711 phụ nữ dân tộc Tày 20 – 35 tuổi
của hai xã.
* Cách chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp
Chọn xã vào can thiệp: Từ hai xã tiến hành nghiên cứu mô tả chúng tôi
tiến hành bắt thăm ngẫu nhiên, kết quả là:
+ Nhóm 1: Nhóm chứng: Không can thiệp (xã Phủ Lý)
+ Nhóm 2: Nhóm can thiệp: Truyền thông giáo dục dinh dưỡng kết hợp
bổ sung viên sắt/acid folic (xã Hợp Thành)
Chọn đối tượng: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống
theo các bước dưới đây để lấy ra được 96 mẫu trong tổng số 297 mẫu ở nhóm
can thiệp và 96 mẫu trong số 288 mẫu ở nhóm chứng:
+ Bước 1: Lập danh sách những phụ nữ người dân tộc Tày trong độ tuổi
20 – 35 đã điều tra ban đầu (gọi là danh sách chọn) ở nhóm can thiệp và nhóm
đối chứng theo thứ tự từ 01 đến hết.
+ Bước 2: Tìm khoảng cách chọn mỗi nhóm nghiên cứu (k), ( k = N/n)
Nhóm can thiệp: k = 297/96 = 3,1