Luận án Tiến sĩ: Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục dinh dưỡng và bổ sung viên sắt trên phụ nữ độ tuổi 20 đến 35 tuổi người dân tộc Tày tại một số xã huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

2,287
590
153
19
- ng dn nhng nhóm hoạt động cn thiết đối tượng nghiên cu
để phân nhóm như đã dự định.
- La chn các nhóm và viết mc tiêu truyn thông cho tng nhóm.
c 4: Phát trin chiến lược truyn thông và cách thc thc hin
- Hoàn chnh và tóm tt nhng kế hoch thc hin truyn thông.
- Phát trin nhng hoạt động những thông điệp chính s s dụng để
tiếp cn và gây ảnh hưởng cho mi nhóm.
- Biết nhng hoạt động nào tài liu nào s s dng cho kế hoch
truyn thông và đâu bạn có kế hoch tiếp cn với các nhóm đối tượng đích.
c 5: Kế hoch phát triển và đánh giá
Khi xác định nhng thông tin của đối tượng cn:
- Quyết định loại đánh giá nào là cn thiết và tho mãn nhu cu thông tin
của đối tượng.
- Xác định ngun thông tin và la chọn phương pháp thu thập d liu.
- Công thc hoá thiết kế ng giá nhm minh họa phương pháp nào sẽ
đưc áp dụng để thu thập được thông tin đáng tin cậy.
- Phân tích s liu và lp kế hoch báo cáo.
- Hoàn thin và tóm tt ngn gn kế hoch thc hiện đánh giá.
c 6: Công b, phn hi
- Lng ghép, nm bt, qun lý truyn thông và các kế hoạch đánh giá.
- Ý kiến phn hi và nhng bài học thu được.
- B sung, thay đổi cấu trúc chương trình dựa trên sở nhng ý
kiến phn hi.
- Tho lun v nhng bài học thu được và nhng s liệu đánh giá vi các
nhóm đối tượng [53].
19 - Hướng dẫn những nhóm hoạt động cần thiết và đối tượng nghiên cứu để phân nhóm như đã dự định. - Lựa chọn các nhóm và viết mục tiêu truyền thông cho từng nhóm. Bước 4: Phát triển chiến lược truyền thông và cách thức thực hiện - Hoàn chỉnh và tóm tắt những kế hoạch thực hiện truyền thông. - Phát triển những hoạt động và những thông điệp chính sẽ sử dụng để tiếp cận và gây ảnh hưởng cho mỗi nhóm. - Biết những hoạt động nào và tài liệu nào sẽ sử dụng cho kế hoạch truyền thông và ở đâu bạn có kế hoạch tiếp cận với các nhóm đối tượng đích. Bước 5: Kế hoạch phát triển và đánh giá Khi xác định những thông tin của đối tượng cần: - Quyết định loại đánh giá nào là cần thiết và thoả mãn nhu cầu thông tin của đối tượng. - Xác định nguồn thông tin và lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu. - Công thức hoá thiết kế lượng giá nhằm minh họa phương pháp nào sẽ được áp dụng để thu thập được thông tin đáng tin cậy. - Phân tích số liệu và lập kế hoạch báo cáo. - Hoàn thiện và tóm tắt ngắn gọn kế hoạch thực hiện đánh giá. Bước 6: Công bố, phản hồi - Lồng ghép, nắm bắt, quản lý truyền thông và các kế hoạch đánh giá. - Ý kiến phản hồi và những bài học thu được. - Bổ sung, thay đổi cấu trúc chương trình dựa trên cơ sở những ý kiến phản hồi. - Thảo luận về những bài học thu được và những số liệu đánh giá với các nhóm đối tượng [53].
20
1.2.1.4. Các giai đoạn thay đổi hành vi v dinh dưỡng
Mc tiêu cui cùng ca TTGDDD là thay đổi một hành vi theo hướng ci
thin tình trạng dinh dưỡng có li cho sc kho, phòng chống được bnh tt.
S thay đổi này là kết qu ca một quá trình tác động lâu dài qua các giai đoạn
khác nhau.
Quá trình thay đổi hành vi diễn qua 5 giai đoạn [54]:
Giai đoạn 1: Đối tượng cn nhn ra hành vi ca mình là hi cho sc
kho bn thân và có th cho c cộng đồng. Vic này không phi là d, vì con
người thường xu hướng t cho rng các hành vi của mình đúng đắn,
không cn thiết phải thay đổi. Cn phi có dp tri qua các kinh nghim không
có li cho bn thân mi có th nhn ra.
Giai đoạn 2: Đối tượng phải quan tâm đến hành vi mi lành mạnh để
thay thế hành vi cũ có li cho sc kho ca mình, ri tìm kiếm các thông
tin v hành vi mới đó nhưng đến lúc này vẫn chưa ý định thay đổi. Bước
này th kéo dài vài tháng hoc ti vài năm thực tế những người
không bao gi ợt qua được giai đoạn này.
Giai đoạn 1 và 2 thuc v nhn thc cảm tính nên các phương tiện thông
tin đại chúng có tác dng tt nht.
Giai đoạn 3: Chun b cho s thay đổi. Đây là bước ngot chuyn tiếp t
quá trình nhn thc cm tính sang nhn thức tính, khi nhân đi đến
quyết tâm đặt mục đích thay đổi sn sàng thc hin việc thay đổi. Trong
c này cá nhân chịu tác động mnh bi các yếu t bên trong (lo s b bnh
hoặc coi thưng các tác hi ca bệnh ...) các tác động bên ngoài (thái độ
ca những người trong gia đình và của bn bè...). Lúc này vai trò s giúp
đỡ trc tiếp ca nhân viên truyn thông rt quan trọng. Các phương tiện
thông tin đại chúng không còn tác dng tốt như trước na.
20 1.2.1.4. Các giai đoạn thay đổi hành vi về dinh dưỡng Mục tiêu cuối cùng của TTGDDD là thay đổi một hành vi theo hướng cải thiện tình trạng dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ, phòng chống được bệnh tật. Sự thay đổi này là kết quả của một quá trình tác động lâu dài qua các giai đoạn khác nhau. Quá trình thay đổi hành vi diễn qua 5 giai đoạn [54]: Giai đoạn 1: Đối tượng cần nhận ra hành vi của mình là có hại cho sức khoẻ bản thân và có thể cho cả cộng đồng. Việc này không phải là dễ, vì con người thường có xu hướng tự cho rằng các hành vi của mình là đúng đắn, không cần thiết phải thay đổi. Cần phải có dịp trải qua các kinh nghiệm không có lợi cho bản thân mới có thể nhận ra. Giai đoạn 2: Đối tượng phải quan tâm đến hành vi mới lành mạnh để thay thế hành vi cũ và có lợi cho sức khoẻ của mình, rồi tìm kiếm các thông tin về hành vi mới đó nhưng đến lúc này vẫn chưa có ý định thay đổi. Bước này có thể kéo dài vài tháng hoặc tới vài năm và thực tế có những người không bao giờ vượt qua được giai đoạn này. Giai đoạn 1 và 2 thuộc về nhận thức cảm tính nên các phương tiện thông tin đại chúng có tác dụng tốt nhất. Giai đoạn 3: Chuẩn bị cho sự thay đổi. Đây là bước ngoặt chuyển tiếp từ quá trình nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính, khi mà cá nhân đi đến quyết tâm đặt mục đích thay đổi và sẵn sàng thực hiện việc thay đổi. Trong bước này cá nhân chịu tác động mạnh bởi các yếu tố bên trong (lo sợ bị bệnh hoặc coi thường các tác hại của bệnh ...) và các tác động bên ngoài (thái độ của những người trong gia đình và của bạn bè...). Lúc này vai trò và sự giúp đỡ trực tiếp của nhân viên truyền thông là rất quan trọng. Các phương tiện thông tin đại chúng không còn tác dụng tốt như trước nữa.
21
Giai đoạn 4: Hành động để khc phc các vấn đề cn tr s thay đổi.
Đối tượng phi t th nghim hành vi sc kho mi ri t đánh giá xem kết
qu tác động ảnh hưởng đến sc kho bản thân ra sao. Đây giai đon
làm thật để t kim nghim trên chính bn thân mình, giai đoạn khó khăn
quan trng nht, cn s giúp đỡ tích cc ca truyn thông viên
những người thân có kinh nghim.
Giai đoạn 5: Cuối cùng, đối tượng đi đến ch chp nhn hay t chi
thc hin hành vi sc kho mới đó.
- Nếu chp nhn thì đối tượng cn có s h tr v mi mặt đểth duy
trì được hành vi sc kho mới đó trong một thời gian đ dài để tr thành
mt thói quen mi, mt nếp sng mi. Duy trì hành vi mới đạt được bng
cách t kim soát, nâng cao và cng c các kết qu đạt đc vi s h tr t
bên ngoài.
- Nếu t chối thì đối tượng li quay tr lại bước trước đó hoặc thm chí t
c 1, ri tiến lên từng bước như đã làm. Tht bi có th xy ra bt c giai
đoạn nào trong quá trình thay đổi, vì vy đối tượng phi kiên trì, có quyết tâm
cao và luôn đưc s h tr t bên ngoài trong quá trình thay đổi.
Để thay đổi được mt hành vi sc khe có hại đến mt hành vi sc kho
có li, bản thân đối tượng nhiu khi phi trải qua chu trình trên đây nhiều ln.
Đối tượng th chống đối li s thay đổi do thiếu hiu biết, không được
động viên, thiếu các phương tiện để gii quyết khó khăn.
1.2.1.5. Mt s yếu t ảnh hưởng đến kết qu ca truyền thông thay đổi hành
vi v dinh dưỡng
* Yếu t bên ngoài
- Yếu t kinh tế: Yếu t kinh tế đóng vai trò rt quan trng trong quá
trình thay đổi và duy trì hành vi. Ví d: Mt bà m mc dù biết khi mang thai
cần ăn uống bồi dưỡng hơn đặc bit các thức ăn động vt giàu cht st
nhưng vì không có tiền mua nên luôn phi tiết kiệm, ăn uống kham kh..
21 Giai đoạn 4: Hành động để khắc phục các vấn đề cản trở sự thay đổi. Đối tượng phải tự thử nghiệm hành vi sức khoẻ mới rồi tự đánh giá xem kết quả có tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ bản thân ra sao. Đây là giai đoạn làm thật để tự kiểm nghiệm trên chính bản thân mình, là giai đoạn khó khăn và quan trọng nhất, cần có sự giúp đỡ tích cực của truyền thông viên và những người thân có kinh nghiệm. Giai đoạn 5: Cuối cùng, đối tượng đi đến chỗ chấp nhận hay là từ chối thực hiện hành vi sức khoẻ mới đó. - Nếu chấp nhận thì đối tượng cần có sự hỗ trợ về mọi mặt để có thể duy trì được hành vi sức khoẻ mới đó trong một thời gian đủ dài để nó trở thành một thói quen mới, một nếp sống mới. Duy trì hành vi mới đạt được bằng cách tự kiểm soát, nâng cao và củng cố các kết quả đạt đợc với sự hỗ trợ từ bên ngoài. - Nếu từ chối thì đối tượng lại quay trở lại bước trước đó hoặc thậm chí từ bước 1, rồi tiến lên từng bước như đã làm. Thất bại có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình thay đổi, vì vậy đối tượng phải kiên trì, có quyết tâm cao và luôn được sự hỗ tr ợ từ bên ngoài trong quá trình thay đổi. Để thay đổi được một hành vi sức khỏe có hại đến một hành vi sức khoẻ có lợi, bản thân đối tượng nhiều khi phải trải qua chu trình trên đây nhiều lần. Đối tượng có thể chống đối lại sự thay đổi do thiếu hiểu biết, không được động viên, thiếu các phương tiện để giải quyết khó khăn. 1.2.1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của truyền thông thay đổi hành vi về dinh dưỡng * Yếu tố bên ngoài - Yếu tố kinh tế: Yếu tố kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thay đổi và duy trì hành vi. Ví dụ: Một bà mẹ mặc dù biết khi mang thai cần ăn uống bồi dưỡng hơn đặc biệt là các thức ăn động vật giàu chất sắt nhưng vì không có tiền mua nên luôn phải tiết kiệm, ăn uống kham khổ..
22
- Thói quen, truyn thống văn hóa: Truyn thống văn hóa đặc bit
phong tc tp quán lc hu nhng yếu t ảnh hưởng rt lớn đến vic thay
đổi hành vi của đối tượng như tập quán cho tr ăn bột khi tr mi 3 4 tháng
để tr cng cáp,....
- Dch v xã hi: S sn có ca các dch v xã hội như hệ thng thông tin,
giáo dc giúp nâng cao nhn thc, s tiếp cn d dàng với cơ sở y tế cũng ảnh
ng rt ln ti việc thay đổi hành vi. Ví d, mc dù bà m mang thai biết li
ích ca vic ung b sung viên st/folic nhưng trạm y tế, các hiu thuc quá xa
nhà các bà m s khó khăn để có th mua viên sắt/folic….
* Yếu t bên trong
- Tình trng v th cht: Là yếu t bên trong mỗi cá nhân đâyth
là yếu t thúc đẩy hoc kìm hãm s thay đổi hành vi. Ví d, mt bà mth
cht và sc khe tốt thì quá trình mang thai, sinh đẻ thun li d dàng nên d
dàng có suy nghĩ coi thường, khó khăn chuyển t kiến thức thành thái đ
hành vi đúng.
- Yếu t tâm lý, tình cm: Người ph n đưc chng và gia đình thương
yêu, động viên chăm sóc tốt s d dàng chp nhn duy trì các hành vi
li trong quá trình mang thai.
- Kiến thc k năng: Là năng lực cn thiết đ thc hin mt hành vi
li cho sc khỏe. Người ph n và người thân trong gia đình không hiu
được các du hiu nguy him khi mang thai hoc khi chuyn d s không tìm
đến cơ sở y tế kp thi nếu có các du hiu bất thường [55].
1.2.1.6. Vai trò ca truyn thông giáo dc sc khe trong ci thin tình trng
dinh dưỡng và thiếu máu ph n tui sinh đẻ
Thiếu năng lượng trường din và thiếu máu hiên nay vẫn đang là vấn đề
ý nghĩa sức khe cộng đồng tại các nước nghèo và các nước đang phát
trin. Nhn thc của người dân nơi đây về mức độ ảnh hưởng ca tình trng
22 - Thói quen, truyền thống văn hóa: Truyền thống văn hóa đặc biệt là phong tục tập quán lạc hậu là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc thay đổi hành vi của đối tượng như tập quán cho trẻ ăn bột khi trẻ mới 3 – 4 tháng để trẻ cứng cáp,.... - Dịch vụ xã hội: Sự sẵn có của các dịch vụ xã hội như hệ thống thông tin, giáo dục giúp nâng cao nhận thức, sự tiếp cận dễ dàng với cơ sở y tế cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc thay đổi hành vi. Ví dụ, mặc dù bà mẹ mang thai biết lợi ích của việc uống bổ sung viên sắt/folic nhưng trạm y tế, các hiệu thuốc quá xa nhà các bà mẹ sẽ khó khăn để có thể mua viên sắt/folic…. * Yếu tố bên trong - Tình trạng về thể chất: Là yếu tố bên trong mỗi cá nhân và đây có thể là yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự thay đổi hành vi. Ví dụ, một bà mẹ có thể chất và sức khỏe tốt thì quá trình mang thai, sinh đẻ thuận lợi dễ dàng nên dễ dàng có suy nghĩ coi thường, khó khăn chuyển từ kiến thức thành thái độ và hành vi đúng. - Yếu tố tâm lý, tình cảm: Người phụ nữ được chồng và gia đình thương yêu, động viên chăm sóc tốt sẽ dễ dàng chấp nhận và duy trì các hành vi có lợi trong quá trình mang thai. - Kiến thức và kỹ năng: Là năng lực cần thiết để thực hiện một hành vi có lợi cho sức khỏe. Người phụ nữ và người thân trong gia đình không hiểu được các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai hoặc khi chuyển dạ sẽ không tìm đến cơ sở y tế kịp thời nếu có các dấu hiệu bất thường [55]. 1.2.1.6. Vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe trong cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ Thiếu năng lượng trường diễn và thiếu máu hiên nay vẫn đang là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng tại các nước nghèo và các nước đang phát triển. Nhận thức của người dân nơi đây về mức độ ảnh hưởng của tình trạng
23
CED và thiếu máu ti sc khỏe còn chưa đầy đủ đúng mực. Việc thay đổi
hành vi để có mt li sng hp là vấn đề rt quan trng trong vic phòng,
chng bnh thiếu máu nhưng việc áp dng trong thc tế lại không đơn gin vì
nhng thói quen sinh hot không hợp lý đã tồn ti t khá lâu và nhn thc ca
người dân cũng còn những hn chế nhất định.
- TTGDDD phòng chng thiếu máu là một quá trình tác đng mc
đích, kế hoch đến suy nghĩ tình cảm ca người dân trong cng
đồng, nhm nâng cao kiến thc v bnh thiếu u, thay đi nhn thc
thc hành cácnh vi li sng lành mạnh đ bo v và nâng cao sc khe
cho cá nhân, gia đìnhcộng đồng [56].
- Trong TTGDDD phòng chng thiếu máu, chúng ta quan tâm nhiu nht
đến vấn đề là làm thế nào để mọi người hiểu được v bnh thiếu máu, nguyên
nhân, hu qu các bin pháp phòng chng v thiếu máu t đó khuyến
khích, h tr nhân dân thc hành hành vi li cho sc khe t b các
hành vi có hi cho sc khe [57].
* Phương pháp TTGDDD trong ci thin tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu
ph n tuổi sinh đẻ:
- Phi hp với đài truyền hình, Đài phát thanh từ Trung Ương tới địa
phương xây dựng và phát sóng các chương trình giáo dục sc khe ph biến
kiến thc v bnh thiếu máu nhm cung cp thông tin, ph biến kiến thc
(Thế nào thiếu máu, thiếu máu dinh dưỡng; nguyên nhân, hu qu các
bin pháp phòng chng) v bnh thiếu máu đến với đại đa số ngưi dân vì
mục tiêu đảm bo sc kho cho cộng đồng đặc biệt là các đối tượng có nguy
cao như phụ n trong thi mang thai, cho con bú, PNT, tr em.
Chương trình được xây dng mt cách ngn gọn sinh động thông qua các
bài phng vn, nói chuyn vi chuyên gia, các tiu phm - tình huống…
Ngoài định hướng tuyên truyn nâng cao hiu biết v bnh, các chương trình
23 CED và thiếu máu tới sức khỏe còn chưa đầy đủ và đúng mực. Việc thay đổi hành vi để có một lối sống hợp lý là vấn đề rất quan trọng trong việc phòng, chống bệnh thiếu máu nhưng việc áp dụng trong thực tế lại không đơn giản vì những thói quen sinh hoạt không hợp lý đã tồn tại từ khá lâu và nhận thức của người dân cũng còn những hạn chế nhất định. - TTGDDD phòng chống thiếu máu là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của người dân trong cộng đồng, nhằm nâng cao kiến thức về bệnh thiếu máu, thay đổi nhận thức và thực hành các hành vi lối sống lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng [56]. - Trong TTGDDD phòng chống thiếu máu, chúng ta quan tâm nhiều nhất đến vấn đề là làm thế nào để mọi người hiểu được về bệnh thiếu máu, nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng chống về thiếu máu từ đó khuyến khích, hỗ trợ nhân dân thực hành hành vi có lợi cho sức khỏe và từ bỏ các hành vi có hại cho sức khỏe [57]. * Phương pháp TTGDDD trong cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ: - Phối hợp với đài truyền hình, Đài phát thanh từ Trung Ương tới địa phương xây dựng và phát sóng các chương trình giáo dục sức khỏe – phổ biến kiến thức về bệnh thiếu máu nhằm cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức (Thế nào là thiếu máu, thiếu máu dinh dưỡng; nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng chống) về bệnh thiếu máu đến với đại đa số người dân vì mục tiêu đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao như phụ nữ trong thời kì mang thai, cho con bú, PNTSĐ, trẻ em. Chương trình được xây dựng một cách ngắn gọn và sinh động thông qua các bài phỏng vấn, nói chuyện với chuyên gia, các tiểu phẩm - tình huống… Ngoài định hướng tuyên truyền nâng cao hiểu biết về bệnh, các chương trình
24
đưc phát sóng còn phi mang ý nghĩa giáo dục sâu sc, giúp mọi người nhn
thức đúng đắn v li sống, quan điểm chưa đúng, tiến ti t b nhng thói
quen xu và thc hin li sng lành mạnh để phòng chng thiếu máu [6].
- Ti cộng đồng, t chc các bui nói chuyện và tư vấn v thiếu máu vi
s hp tác của các quan, đoàn thể các t chc hộị như Hội Ph n,
Hội nông dân, trường học … Các buổi nói chuyện và tư vấn được t chc vi
s hp tác cht ch ca ngành Y tế và các B, Ban, ngành khác… [6].
Tại các địa phương, tổ chc các bui nói chuyn sc khe v thiếu máu
cho đối tượng có nguy cao trong cộng đồng, giúp đối tượng điều kin
trao đổi vi các chuyên gia v bnh thiếu máu.
TTGDDD kết hp với các quan truyền thông báo chí: Các bài giáo
dc sc khe, ph biến kiến thc v thiếu máu, tìm hiu v bnh thiếu máu…
Các báo có s ợng độc gi ln, c trên báo viết và báo mạng. Đặt các bng
tuyên truyn Pano, áp phích v thiếu máu ti các v trí công cộng như: Tại các
đim công cng đông người qua li, ti các bnh vin tnh/thành ph; ti các
bnh vin và trung tâm y tế qun/huyn; ti các trm y tế xã/phường….
Phân phát các t rơi tuyên truyền v bnh thiếu máu cho các h gia
đình, tờ rơi có nội dung d hiểu như: Thiếu máu là gì? Nguyên nhân, hu qu
ca thiếu máu? Các cách phòng thiếu máu? Thc hin li sng lành mnh
phòng chng thiếu máu? [58].
Như vậy, vic nâng cao nhn thức cho người dân v các bin pháp d
phòng phát hin sớm, điều tr đúng thiếu máu gi vai trò quan trng trong
giảm nguy mắc cũng như gim thiu các hu qu do thiếu máu gây ra
nâng cao chất lượng cuc sng của người dân. Trong đó truyền thong đóng
vai trò quan trọng giúp người dân có được nhn thức, hành vi đúng trong việc
phòng, phát hin sm và thc hin các gii pháp ci thin tình trng thiếu máu.
Các tài liu truyn thông công c h tr đắc lc cho cán b y tế cũng như
truyn thông viên chuyn ti các kiến thc v thiếu máu đến vi cộng đồng.
24 được phát sóng còn phải mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mọi người nhận thức đúng đắn về lối sống, quan điểm chưa đúng, tiến tới từ bỏ những thói quen xấu và thực hiện lối sống lành mạnh để phòng chống thiếu máu [6]. - Tại cộng đồng, tổ chức các buổi nói chuyện và tư vấn về thiếu máu với sự hợp tác của các cơ quan, đoàn thể và các tổ chức xã hộị như Hội Phụ nữ, Hội nông dân, trường học … Các buổi nói chuyện và tư vấn được tổ chức với sự hợp tác chặt chẽ của ngành Y tế và các Bộ, Ban, ngành khác… [6]. Tại các địa phương, tổ chức các buổi nói chuyện sức khỏe về thiếu máu cho đối tượng có nguy cơ cao trong cộng đồng, giúp đối tượng có điều kiện trao đổi với các chuyên gia về bệnh thiếu máu. TTGDDD kết hợp với các cơ quan truyền thông báo chí: Các bài giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về thiếu máu, tìm hiểu về bệnh thiếu máu… Các báo có số lượng độc giả lớn, cả trên báo viết và báo mạng. Đặt các bảng tuyên truyền Pano, áp phích về thiếu máu tại các vị trí công cộng như: Tại các điểm công cộng đông người qua lại, tại các bệnh viện tỉnh/thành phố; tại các bệnh viện và trung tâm y tế quận/huyện; tại các trạm y tế xã/phường…. Phân phát các tờ rơi tuyên truyền về bệnh thiếu máu cho các hộ gia đình, tờ rơi có nội dung dễ hiểu như: Thiếu máu là gì? Nguyên nhân, hậu quả của thiếu máu? Các cách phòng thiếu máu? Thực hiện lối sống lành mạnh phòng chống thiếu máu? [58]. Như vậy, việc nâng cao nhận thức cho người dân về các biện pháp dự phòng – phát hiện sớm, điều trị đúng thiếu máu giữ vai trò quan trọng trong giảm nguy cơ mắc cũng như giảm thiểu các hậu quả do thiếu máu gây ra và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trong đó truyền thong đóng vai trò quan trọng giúp người dân có được nhận thức, hành vi đúng trong việc phòng, phát hiện sớm và thực hiện các giải pháp cải thiện tình trạng thiếu máu. Các tài liệu truyền thông là công cụ hỗ trợ đắc lực cho cán bộ y tế cũng như truyền thông viên chuyển tải các kiến thức về thiếu máu đến với cộng đồng.
25
1.2.2. Mô hình khuynh hướng hành vi, yếu tố có thế tác động đến thay đổi
hành vi và ứng dụng mô hình vào truyền thong giáo dục dinh dưỡng
Đã nhiều hình truyền thông giáo dục được áp dụng nhằm thay
đổi hành vi sức khỏe như: Mô hình niềm tin sức khỏe, mô hình các giai đoạn
của sự thay đổi, mô hình lý thuyết về hành động có lý do, mô hình về khuynh
hướng hành vi yếu tố thể tác động đến thay đổi hành vi [51],[59].
Nghiên cứu của chúng tôi vận dụng mô hình về khuynh hướng hành vi và yếu
tố thế tác động đến thay đổi hành vi vào giáo dục dinh dưỡng nhằm cải
thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở PNTSĐ.
- Các tình huống truyền thông đều khác nhau, tuy nhiên có những câu hỏi
chung được đặt ra cho bất kỳ một tình huống truyền thông nào. Những câu hỏi
đó sẽ giúp chúng ta đáp ứng tốt hơn với các tình huống cụ thể của truyền thông.
Những câu hỏi đặt ra để phân tích những tình huống truyền thông là:
+ Động cơ: Vì sao cần phải truyền thông (Why)?
+ Đối tượng: Ai là đối tượng truyền thông (Who)?
+ Loi: Loi truyn thông nào đưc s dng (What)?
+ Áp dng: Truyn thông như thế nào (How)?
V động cơ: Vì sao cần phi truyn thông trong tình hung này? Câu hi
được đặt ra để xem xét nhu cu cn thiết ca truyn thông hay vấn đề gì:
Thiếu ht trong kiến thc, niềm tin, thái độ hay hành động đã dẫn đến s cn
thiết phi truyền thông. Động cơ cũng sẽ giúp người truyền thông đặt ra mc
đích của truyn thông.
V đối tượng đích: Ai là đối tượng trong tình hung truyn thông này?
Người truyền thông đã biết gì v đối tượng? Tr li câu hỏi này là cách để xác
định đối tượng đích và nhu cầu của đối tượng, h đã biết nhng gì và cn biết
nhng gì. Nghiên cứu đối tượng đích còn giúp xem xét mối quan h của đối
ợng đích với người truyn thông và ngược li.
25 1.2.2. Mô hình khuynh hướng hành vi, yếu tố có thế tác động đến thay đổi hành vi và ứng dụng mô hình vào truyền thong giáo dục dinh dưỡng Đã có nhiều mô hình truyền thông giáo dục được áp dụng nhằm thay đổi hành vi sức khỏe như: Mô hình niềm tin sức khỏe, mô hình các giai đoạn của sự thay đổi, mô hình lý thuyết về hành động có lý do, mô hình về khuynh hướng hành vi và yếu tố có thể tác động đến thay đổi hành vi [51],[59]. Nghiên cứu của chúng tôi vận dụng mô hình về khuynh hướng hành vi và yếu tố có thế tác động đến thay đổi hành vi vào giáo dục dinh dưỡng nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở PNTSĐ. - Các tình huống truyền thông đều khác nhau, tuy nhiên có những câu hỏi chung được đặt ra cho bất kỳ một tình huống truyền thông nào. Những câu hỏi đó sẽ giúp chúng ta đáp ứng tốt hơn với các tình huống cụ thể của truyền thông. Những câu hỏi đặt ra để phân tích những tình huống truyền thông là: + Động cơ: Vì sao cần phải truyền thông (Why)? + Đối tượng: Ai là đối tượng truyền thông (Who)? + Loại: Loại truyền thông nào được sử dụng (What)? + Áp dụng: Truyền thông như thế nào (How)? Về động cơ: Vì sao cần phải truyền thông trong tình huống này? Câu hỏi được đặt ra để xem xét nhu cầu cần thiết của truyền thông hay vấn đề gì: Thiếu hụt trong kiến thức, niềm tin, thái độ hay hành động đã dẫn đến sự cần thiết phải truyền thông. Động cơ cũng sẽ giúp người truyền thông đặt ra mục đích của truyền thông. Về đối tượng đích: Ai là đối tượng trong tình huống truyền thông này? Người truyền thông đã biết gì về đối tượng? Trả lời câu hỏi này là cách để xác định đối tượng đích và nhu cầu của đối tượng, họ đã biết những gì và cần biết những gì. Nghiên cứu đối tượng đích còn giúp xem xét mối quan hệ của đối tượng đích với người truyền thông và ngược lại.
26
V loi truyn thông: Nhng nhng khía cạnh đặc trưng quan
trọng được mô t i dng truyn thông cn thiết? Loi truyn thông nào
thích hp trong tình hung này? Nhng cấu trúc đặc trưng của loi
truyn thông này?
V áp dng: Làm thế nào để ngưi truyn thông s dng tt c các
thông tin này vào hành động để tạo được hiu qu trong tình hung truyn
thông c th?
Động cơ + Đối tượng + Loi truyn thông = Áp dng hiu qu.
Áp dng thc tế: Cân nhắc đến thc tiễn, đảm bo tính kh thi, p
hp với nhóm đích.
1.2.3. Tổng quan một số kết quả nghiên cứu về hiệu quả truyền thông giáo
dục sức khỏe đến cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu phụ nữ
tuổi sinh đẻ
1.2.3.1. Mt s nghiên cu v hiu qu ca truyn thông giáo dc sc khe
trên thế gii
Năm 1998 với mc tiêu ci thin chất lượng bữa ăn bằng thịt được
cung cp t cng đồng ti Peru, Carrasco và cng s đã tiến hành tiếp th
hi trên PNTSĐ cho thấy lượng st, vitamin C và mức năng lượng khu phn
tăng ý nghĩa thống kê. Kết qu cũng cho thấy t l thiếu máu gim mt
cách rõ rệt có ý nghĩa thống kê so với trước can thip [60].
Tại Ethiopia năm 1999 tiếp th hội đã làm tăng 72,0% thu nhp ca
các h gia đình tuy nhiên chi phí cho mua thực phm mi ch tăng 20,0%.
Đồng thời, lượng vitamin A st khu phn nhóm can thiệp tăng ý
nghĩa thống kê so vi nhóm chng [61].
Gii pháp giáo dc tp trung vào cách b sung sắt như thế nào là tt nht
và cách bo qun sắt như thế nào cho mt nhóm ph n mang thai khoa Sn
ti bnh vin Colombo South Teaching của đại hc Obstetric Unit ngoi ô
th đô Sri Lanka trong nghiên cu ca tác gi Hemantha M. Senanayake
cng s năm 2009 tại Sri Lanka cho kết qu s khác biệt đáng kể gia
26 Về loại truyền thông: Những gì là những khía cạnh đặc trưng quan trọng được mô tả dưới dạng truyền thông cần thiết? Loại truyền thông nào là thích hợp trong tình huống này? Những gì là cấu trúc đặc trưng của loại truyền thông này? Về áp dụng: Làm thế nào để người truyền thông sử dụng tất cả các thông tin này vào hành động để tạo được hiệu quả trong tình huống truyền thông cụ thể? Động cơ + Đối tượng + Loại truyền thông = Áp dụng hiệu quả. Áp dụng thực tế: Cân nhắc đến thực tiễn, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với nhóm đích. 1.2.3. Tổng quan một số kết quả nghiên cứu về hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe đến cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ 1.2.3.1. Một số nghiên cứu về hiệu quả của truyền thông giáo dục sức khỏe trên thế giới Năm 1998 với mục tiêu cải thiện chất lượng bữa ăn bằng thịt gà được cung cấp từ cộng đồng tại Peru, Carrasco và cộng sự đã tiến hành tiếp thị xã hội trên PNTSĐ cho thấy lượng sắt, vitamin C và mức năng lượng khẩu phần tăng có ý nghĩa thống kê. Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ thiếu máu giảm một cách rõ rệt có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp [60]. Tại Ethiopia năm 1999 tiếp thị xã hội đã làm tăng 72,0% thu nhập của các hộ gia đình tuy nhiên chi phí cho mua thực phẩm mới chỉ tăng 20,0%. Đồng thời, lượng vitamin A và sắt khẩu phần ở nhóm can thiệp tăng có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng [61]. Giải pháp giáo dục tập trung vào cách bổ sung sắt như thế nào là tốt nhất và cách bảo quản sắt như thế nào cho một nhóm phụ nữ mang thai ở khoa Sản tại bệnh viện Colombo South Teaching của đại học Obstetric Unit ở ngoại ô thủ đô Sri Lanka trong nghiên cứu của tác giả Hemantha M. Senanayake và cộng sự năm 2009 tại Sri Lanka cho kết quả là có sự khác biệt đáng kể giữa
27
nhóm được can thip mc 34 tun v các ch s Hb, nồng độ Ferritin huyết
thanh, t l thiếu máu (p<0,0001 đối vi tt c các thông s). Nghiên cu
cũng khẳng định TTGDDD phi mt phn không th thiếu trong các
chương trình b sung sắt, đc bittrong các qun th nhng thói quen
làm giảm đặc tính sinh hc ca st [62].
Mt phân tích tng quan h thng v vai trò ca giáo dc sc khe trong
gim tình trng thiếu máu thiếu st tr v thành niên đã được
Mohammadmahdi Hazavehei cng s tiến hành năm 2016. Nghiên cứu
nhm mục đích so sánh và phân tích hiệu qu ca gii pháp can thiệp để ngăn
nga hoc gim thiu các yếu t nguy thiếu máu do thiếu st da trên
phương pháp luận và s dng các mô hình lý thuyết v giáo dc sc khe. 11
nghiên cứu đã được chọn để phân tích và được chia thành ba loại tác động ca
giáo dục đối vi hành vi: Yếu t nguy dẫn ti thiếu máu thiếu st, nh
ng ca giáo dc lên các yếu t nguy cơ của thiếu máu do thiếu st và nh
ng ca giáo dục đối vi hành vi nguy cơ dẫn ti thiếu sắt. Trong đó, có 3
nghiên cu da trên mô hình lý thuyết v giáo dc sc khe và 8 nghiên cu
không s dng bt k hình thuyết nào. Kết qu cho thy giáo dc da
trên lý thuyết mô hình giáo dc sc khe hiu qu ln trong d phòng
thiếu máu thiếu st. Bên cạnh đó, thời gian hoạt động can thiệp, thay đổi môi
trường và s dụng các phương pháp thú vị ảnh hưởng rt lớn đến hiu qu
ca giáo dục để d phòng tình trng thiếu st [63].
Nghiên cứu năm 2017 tại Iran ca tác gi Marzieh Araban cng s
vi mục tiêu điều tra hiu qu ca giáo dục dinh dưỡng da trên hình
nim tin sc khỏe để tăng lượng calo, st lượng axit folic cho 76 ph n
mang thai ti bn trung tâm y tế thành ph ca Khuzestan. Hai bui học đã
đưc t chc vi nội dung dinh dưng trong thi mang thai. Kết qu sau
can thip cho thấy lượng st và acid folic trong khu phn ph n mang thai
đã tăng lên có ý nghĩa thống kê so với trước can thip (p< 0,05) [64].
27 nhóm được can thiệp ở mức 34 tuần về các chỉ số Hb, nồng độ Ferritin huyết thanh, tỷ lệ thiếu máu (p<0,0001 đối với tất cả các thông số). Nghiên cứu cũng khẳng định TTGDDD phải là một phần không thể thiếu trong các chương trình bổ sung sắt, đặc biệt là trong các quần thể có những thói quen làm giảm đặc tính sinh học của sắt [62]. Một phân tích tổng quan hệ thống về vai trò của giáo dục sức khỏe trong giảm tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ vị thành niên đã được Mohammadmahdi Hazavehei và cộng sự tiến hành năm 2016. Nghiên cứu nhằm mục đích so sánh và phân tích hiệu quả của giải pháp can thiệp để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt dựa trên phương pháp luận và sử dụng các mô hình lý thuyết về giáo dục sức khỏe. 11 nghiên cứu đã được chọn để phân tích và được chia thành ba loại tác động của giáo dục đối với hành vi: Yếu tố nguy cơ dẫn tới thiếu máu thiếu sắt, ảnh hưởng của giáo dục lên các yếu tố nguy cơ của thiếu máu do thiếu sắt và ảnh hưởng của giáo dục đối với hành vi nguy cơ dẫn tới thiếu sắt. Trong đó, có 3 nghiên cứu dựa trên mô hình lý thuyết về giáo dục sức khỏe và 8 nghiên cứu không sử dụng bất kỳ mô hình lý thuyết nào. Kết quả cho thấy giáo dục dựa trên lý thuyết và mô hình giáo dục sức khỏe có hiệu quả lớn trong dự phòng thiếu máu thiếu sắt. Bên cạnh đó, thời gian hoạt động can thiệp, thay đổi môi trường và sử dụng các phương pháp thú vị có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của giáo dục để dự phòng tình trạng thiếu sắt [63]. Nghiên cứu năm 2017 tại Iran của tác giả Marzieh Araban và cộng sự với mục tiêu điều tra hiệu quả của giáo dục dinh dưỡng dựa trên mô hình niềm tin sức khỏe để tăng lượng calo, sắt và lượng axit folic cho 76 phụ nữ mang thai tại bốn trung tâm y tế thành phố của Khuzestan. Hai buổi học đã được tổ chức với nội dung dinh dưỡng trong thời kì mang thai. Kết quả sau can thiệp cho thấy lượng sắt và acid folic trong khẩu phần ở phụ nữ mang thai đã tăng lên có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp (p< 0,05) [64].
28
1.2.3.2. Mt s nghiên cu v hiu qu ca truyn thông giáo dc sc khe v
dinh dưỡng ti Vit Nam
c ta, các bnh mạn tính không lây có xu hướng ngày càng gia tăng
TTGDDD vn là mt trong nhng gii pháp hu hiu, quan trng nhất để
gii quyết các vấn đề sc khỏe liên quan đến dinh dưỡng. Các hoạt động
truyền thông đã đưc triển khai như: Tổ chc các chiến dch truyền thông đại
chúng; xây dựng tăng cường TTGDSK trên môi trường mng; biên son,
xut bn tài liu truyn thông; t chức vấn dinh dưỡng; t chc tp hun
công tác giáo dc truyn thông cho cng tác viên nhm nâng cao kiến thc và
thực hành dinh dưỡng hợp cho người dân [6]. Nhng nghiên cu v hiu
qu ca TTGDDD lên thay đổi hành vi của người dân v chăm sóc dinh
ỡng đã được nhiu tác gi thc hin t lâu.
Nghiên cu ca Anh Tun thc hin ti ba tỉnh Lâm Đồng, Vĩnh
Long và Trà Vinh t năm 1999 đến năm 2001 đánh giá hiệu qu của phương
pháp truyn thông trc tiếp đến vic ci thin thực hành chăm sóc trẻ ca
m con dưới 5 tui vi một phương pháp duy nhất là điều hành tho lun
nhóm. Kết qu cho thấy đã có sự thay đổi v hành vi chăm sóc trẻ ca các bà
m một cách có ý nghĩa thống kê khi so sánh với trước can thip [65].
Đến năm 2005, giải pháp tiếp th hi vận động hi da trên
cộng đồng vi nhng ni dung trong nghiên cu ca tác gi Nguyn Công
Khn và cng s đã nâng cao kiến thc s tham gia vào b sung st/acid
folic hàng tun PNTSĐ Vit Nam. T l t mua ung b sung hàng
tun viên st acid folic (60mg st nguyên t 3,5mg acid folic) ph n
không mang thai trong độ tuổi sinh đẻ tăng từ 55,0% đến 92,0% [66].
S huy động cộng đồng tích cc tham gia vào TTGDSK năm 2007 đã
làm thay đổi đáng kể v kiến thức chăm sóc thai nghén, chăm sóc trẻ nh ca
bà m có con dưới 5 tui huyện Đồng H, Thái Nguyên [52].
28 1.2.3.2. Một số nghiên cứu về hiệu quả của truyền thông giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng tại Việt Nam Ở nước ta, các bệnh mạn tính không lây có xu hướng ngày càng gia tăng và TTGDDD vẫn là một trong những giải pháp hữu hiệu, quan trọng nhất để giải quyết các vấn đề sức khỏe liên quan đến dinh dưỡng. Các hoạt động truyền thông đã được triển khai như: Tổ chức các chiến dịch truyền thông đại chúng; xây dựng và tăng cường TTGDSK trên môi trường mạng; biên soạn, xuất bản tài liệu truyền thông; tổ chức tư vấn dinh dưỡng; tổ chức tập huấn công tác giáo dục truyền thông cho cộng tác viên nhằm nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý cho người dân [6]. Những nghiên cứu về hiệu quả của TTGDDD lên thay đổi hành vi của người dân về chăm sóc dinh dưỡng đã được nhiều tác giả thực hiện từ lâu. Nghiên cứu của Lê Anh Tuấn thực hiện tại ba tỉnh Lâm Đồng, Vĩnh Long và Trà Vinh từ năm 1999 đến năm 2001 đánh giá hiệu quả của phương pháp truyền thông trực tiếp đến việc cải thiện thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ có con dưới 5 tuổi với một phương pháp duy nhất là điều hành thảo luận nhóm. Kết quả cho thấy đã có sự thay đổi về hành vi chăm sóc trẻ của các bà mẹ một cách có ý nghĩa thống kê khi so sánh với trước can thiệp [65]. Đến năm 2005, giải pháp tiếp thị xã hội và vận động xã hội dựa trên cộng đồng với những nội dung trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Khẩn và cộng sự đã nâng cao kiến thức và sự tham gia vào bổ sung sắt/acid folic hàng tuần ở PNTSĐ ở Việt Nam. Tỷ lệ tự mua và uống bổ sung hàng tuần viên sắt acid folic (60mg sắt nguyên tố và 3,5mg acid folic) ở phụ nữ không mang thai trong độ tuổi sinh đẻ tăng từ 55,0% đến 92,0% [66]. Sự huy động cộng đồng tích cực tham gia vào TTGDSK năm 2007 đã làm thay đổi đáng kể về kiến thức chăm sóc thai nghén, chăm sóc trẻ nhỏ của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên [52].