Luận án Tiến sĩ: Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục dinh dưỡng và bổ sung viên sắt trên phụ nữ độ tuổi 20 đến 35 tuổi người dân tộc Tày tại một số xã huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
2,456
590
153
109
thụ hàng ngày thấp có liên quan tới thiếu máu [33]. Do mức năng lượng ăn
vào thấp đồng nghĩa với việc lượng thực phẩm cung cấp hàng ngày chưa được
đầy đủ vì vậy có thể dẫn tới thiếu các chất dinh dưỡng không sinh năng lượng
trong đó có những chất tham gia vào chu trình tạo máu đặc biệt là sắt. Nguyên
nhân sâu xa của vấn đề này do điều kiện kinh tế hộ gia đình còn thấp dẫn đến
khẩu phần hàng ngày của đối tượng nghèo nàn, trong khi muốn cải thiện tình
trạng kinh tế địa phương cần một thời gian tương đối dài với sự tham gia,
phối hợp của nhiều ban ngành đoàn thể. Thêm vào đó, khi phân tích về mức
độ thiếu máu cho thấy thiếu máu nhẹ, trung bình ở phụ nữ người dân tộc Tày
có thiếu năng lượng trường diễn (27,1% và 6,2%) cao hơn ở những đối tượng
không thiếu năng lượng trường diễn (20,7% và 3,2%). Vì vậy, giải pháp trước
mắt truyền thông giáo dục dinh dưỡng để nâng cao sự hiểu biết và hướng dẫn
đối tượng về khẩu phần hợp lí, cân đối từ nguồn thực phẩm sẵn có tại địa
phương; từ đó cải thiện được chế độ ăn, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng
thiếu máu của đối tượng nghiên cứu cũng như cộng đồng người dân địa
phương là cần thiết.
4.2. Giải pháp truyền thông giáo dục và bổ sung viên sắt phù hợp cho
phụ nữ trong độ tuổi 20 – 35 người dân tộc Tày
Trên địa bàn nghiên cứu phụ nữ tuổi sinh đẻ người dân tộc Tày nhận
biết một người khi thiếu máu thường hay có những biểu hiện như hoa mắt
chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi và những đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu máu
là phụ nữ tuổi sinh đẻ, trẻ em vị thành niên. Những thông tin này đối tượng
được biết chủ yếu từ cán bộ y tế (thông qua các lần đi khám sức khỏe, khám
thai, đưa con đi tiêm phòng…). Và khi thấy bản thân có biểu hiện chóng mặt,
hoa mắt một số đối tượng còn tự mua viên sắt về uống theo kinh nghiệm, thời
gian mỗi đợt uống và thời gian uống trong ngày không theo chỉ dẫn dẫn đến
việc cải thiện tình trạng thiếu máu kém hiệu quả (Uống viên sắt ngay sau khi
ăn, mỗi đợt uống hết vỉ 10 viên thì thôi). Nhìn chung các thông tin đối tượng
110
thu nhận được mang tính thụ động và chưa đầy đủ. Vì vậy theo kết quả
nghiên cứu thì kiến thức về thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ trên địa bàn
nghiên cứu về dự phòng thiếu máu dinh dưỡng còn tương đối thấp.
Trang bị kiến thức đầy đủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình quyết
định thay đổi hành vi cũ và cách thức thực hành hành vi mới có lợi cho sức
khỏe của mỗi cá nhân. Kiến thức tốt thường đi kèm với thực hành tốt. Tuy
nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, kiến thức của đối tượng nghiên cứu
còn thiếu nhưng hành vi thực hành những hoạt động phòng chống thiếu máu
dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ nơi đây khá tốt. Một số hành vi thực hành
chưa được các đối tượng nghiên cứu làm tốt chiếm tỷ lệ khá thấp như dùng
phân tươi trồng rau 18,8%; không rửa tay với xà phòng 12,5%; không tẩy
giun định kì 40,6%; uống nước chè ngay sau bữa ăn 12,5%.
Qua điều tra, phân tích cho thấy kiến thức về thiếu máu, thực hành dự
phòng thiếu máu dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ người dân tộc thiểu số
trên địa bàn nghiên cứu còn bất hợp lý. Điều này cho thấy công tác truyền
thông về thiếu máu dinh dưỡng nơi đây chưa được chú trọng, những kiến thức
đối tượng có được mang tính thụ động từ nhiều nguồn khác nhau (Từ các can
thiệp về sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng…). Điều kiện kinh
tế thấp, trình độ học vấn hạn chế cũng là những nguyên nhân khiến đối tượng
khó khăn trong việc tiếp cận kiến thức về dinh dưỡng, thiếu máu. Thực hành
của phụ nữ tuổi sinh đẻ nơi đây tốt hơn kiến thức còn do đối tượng được nghe,
tiếp nhận thông tin từ nguồn nào đó hoặc thấy mọi người xung quanh làm như
vậy nên về thực hành theo chứ chưa phải là kết quả mà đối tượng có được nhờ
có kiến thức đúng. Thêm vào đó, kết quả hình 3.3 cho thấy 62,5% đối tượng
không được truyền thông về thiếu máu dinh dưỡng. Vì vậy, công tác truyền
thông giáo dục dinh dưỡng cần được đẩy mạnh nhiều hơn nữa để nâng cao
kiến thức để từ đó có những hành vi thực hành dinh dưỡng đúng cho phụ nữ
tuổi sinh đẻ người dân tộc Tày nơi đây.
111
Để cải thiện tình trạng thiếu năng lượng trường diễn ở cộng đồng thì mỗi
cá nhân cần có kiến thức đúng về dinh dưỡng, từ đó lựa chọn thực phẩm, cách
thức chế biến các món ăn một cách phù hợp cho mỗi bữa ăn trong gia đình và
lan tỏa tới cộng đồng. Mỗi bữa ăn cần cung cấp đủ bốn nhóm thực phẩm: nhóm
thực phẩm cung cấp chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng
hoặc mỗi ngày ăn trên 15 loại thực phẩm khác nhau. Trên thực tế, trong nghiên
cứu của chúng tôi thực đơn hàng ngày của mỗi đối tượng phần lớn ăn dưới 10
loại thực phẩm mỗi ngày và mức năng lượng do khẩu phần cung cấp thấp.
Từ những hạn chế về kiến thức cũng như điều kiện kinh tế khác dẫn
đến việc thực hành tính toán, chuẩn bị thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày của
đối tượng còn thiếu cả về số lượng và chất lượng dẫn đến chưa đáp ứng được
nhu cầu năng lượng, các chất dinh dưỡng so với nhu cầu của cơ thể. Điều này
thể hiện qua khẩu phần 24 giờ của phụ nữ tuổi sinh đẻ trên địa bàn nghiên
cứu: Về giá trị dinh dưỡng của khẩu phần mức năng lượng bình quân chỉ đạt
1653kcal/người/ngày thấp hơn mức trung bình chung của phụ nữ trưởng
thành cả nước 1944kcal và cũng thiếu so với nhu cầu năng lượng khuyến nghị
cho người trưởng thành Việt Nam (2300kcal/người/ngày) [30],[103]. Trong
đó: Protein đạt 70,8g/người/ngày; nguồn Protein được cung cấp từ những thức
ăn động vật như thịt, cá, trứng…đạt trên 50% (xấp xỉ 37g). Lipid tổng số đạt
38,6g/người/ngày; Lipid nguồn gốc thực vật chưa đạt mức nhu cầu khuyến
nghị. Glucid đạt 256,7g/người/ngày [103].
Đối với vitamin và chất khoáng: Hàm lượng sắt trong khẩu phần đối
tượng nghiên cứu tiêu thụ hàng ngày ở mức thấp chỉ đạt 11,3mg/người/ngày,
thấp hơn so với nhu cầu khuyến nghị (Để cơ thể có được 2,5mg
sắt/người/ngày thì cần phải có 24mg sắt/người/ngày từ khẩu phần hàng ngày).
Tuy nhiên, hàm lượng vitamin C trong khẩu phần của đối tượng đáp ứng nhu
cầu khuyến nghị 60mg/ngày (hàm lượng vitamin C trong khẩu phần là
95,6mg/người/ngày) và là điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy quá trình hấp
thu sắt của cơ thể [103].
112
Nhìn chung, khẩu phần hàng ngày của phụ nữ tuổi sinh đẻ người dân
tộc Tày chưa đáp ứng được nhu cầu năng lượng, các chất dinh dưỡng chưa
cân đối, hợp lý đặc biệt là khoáng chất sắt một yếu tố quan trọng tham gia vào
quá trình tạo tế bào hồng cầu. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu nơi đây vẫn cần
được bổ sung các vi chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt đồng thời cần thúc đẩy
việc đối tượng được tiếp cận với nguồn thực phẩm phong phú hơn. Cần có
những giải pháp truyền thông tích cực phù hợp với địa phương giúp phụ nữ
tuổi sinh đẻ có kiến thức về cơ cấu bữa ăn cân đối để từ đó tính toán được
lượng thực phẩm cần tiêu thụ một cách đa dạng, hợp lý nhằm cung cấp đầy đủ
các chất dinh dưỡng sinh nhiệt, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, thông qua
truyền thông giúp cho đối tượng nhận thức được tầm quan trọng và tuân thủ
nghiêm ngặt trong suốt quá trình can thiệp uống bổ sung viên sắt/acid folic để
phòng chống thiếu máu.
Về yếu tố vệ sinh môi trường: Môi trường không đảm bảo vệ sinh có
liên quan tới các bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa, bệnh kí sinh trùng đặc
biệt là nhiễm giun sán tác nhân chủ yếu gây thiếu máu do mất máu mạn tính
(nhiễm giun móc), mất chất dinh dưỡng [33]. Trên địa bàn nghiên cứu, tuy
chưa có nghiên cứu chuyên sâu về tình trạng vệ sinh môi trường nhưng qua
phỏng vấn sâu trạm trưởng trạm y tế cho thấy địa phương đã triển khai những
hoạt động vệ sinh nhằm đảm bảo môi trường sống sạch sẽ như: “Hàng năm có
những đợt tuyên truyền cho các hộ dân xây dựng 3 công trình đảm bảo về vệ
sinh môi trường theo đúng tiêu chuẩn, tuyên truyền cho các hộ thu gom rác
thải đưa về nơi quy định của xóm để chôn, đốt; tuyên truyền hướng dẫn các
hộ không xử dụng phân tươi, cần ủ kỹ đủ thời gian quy định mới đưa vào sử
dụng; thực hiện huy động các hộ dân khơi thông cống rãnh, phát quang bụi
rậm hàng tháng theo quy định của từng xóm”. Đồng thời, phụ nữ tuổi sinh đẻ
mỗi năm được uống thuốc tẩy giun một lần vào dịp cuối năm.
113
Phụ nữ người dân tộc Tày tham gia nghiên cứu đã được truyền thông về
thiếu máu dinh dưỡng chiếm tỷ lệ tương đối thấp 37,5%. Những thông tin về
chăm sóc sức khoẻ và thiếu máu dinh dưỡng được đối tượng tìm hiểu chủ yếu
thông qua cán bộ y tế địa phương chiếm 89,6%. Ít có đối tượng nào tìm hiểu
thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như trên sách báo, ti vi còn
truyền thanh địa phương thì không phải khu vực nào cũng tiếp cận được và
nội dung chủ yếu để thông báo các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của xã.
Các buổi họp của đoàn thể xóm thường chỉ để kỉ niệm những ngày lễ lớn hoặc
họp về các hoạt động chung mà chưa kết hợp với những chủ đề chăm sóc dinh
dưỡng và sức khoẻ cho người dân nói chung và phụ nữ đặc biệt phụ nữ tuổi
sinh đẻ nói riêng. Vì vậy cán bộ y tế tại địa phương đóng vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo chất lượng của truyền thông giáo dục sức khỏe nói chung và
truyền thông giáo dục dinh dưỡng nói riêng nhằm thay đổi hành vi hướng người
dân thực hành các hành vi có lợi, dần dần thay thế và loại bỏ những hành vi chưa
đúng, có hại với sự hỗ trợ từ các ban ngành đoàn thể địa phương.
Ở địa phương các chương trình y tế thực hiện đều có sự tham gia của
nhân viên y tế thôn bản dưới sự chỉ đạo chung của trạm trưởng trạm y tế.
Nhân viên y tế thôn bản được đào tạo, tập huấn kiến thức về các chương trình
y tế thực hiện tại cơ sở vì vậy, họ là người có kiến thức cơ bản về những vấn
đề sức khỏe thông thường mà người dân quan tâm. Đồng thời họ cũng là
người đi sâu sát, hàng ngày gần gũi với dân, hiểu và đồng cảm với người dân,
được người dân tin tưởng và dễ chia sẻ những vấn đề liên quan tới sức khỏe
của họ. Bởi vậy giải pháp can thiệp được xây dựng dựa trên lực lượng nhân
viên y tế thôn bản làm nòng cốt để thực hiện công tác truyền thông giáo dục
dinh dưỡng, phát viên sắt hàng tháng và giám sát, hỗ trợ giải quyết những khó
khăn gặp phải trong suốt quá trình uống viên sắt của đối tượng nghiên cứu.
Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đã xây dựng được giải
pháp can thiệp phù hợp với những nội dung thiết thực cho đối tượng nghiên
114
cứu tại địa phương. Giải pháp đưa ra đã huy động được nguồn lực sẵn có ở
địa phương tham gia vào hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng đó là
cán bộ y tế cùng với sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể, điều này tạo nên
sức mạnh khối đại đoàn kết góp phần vào sự phát triển kinh tế - văn hóa, xã
hội của địa phương.
Với sự tham gia trực tiếp của đối tượng nghiên cứu vào công tác truyền
thông giáo dục thông qua hội thi “Tuyên truyền viên giỏi về phòng chống
thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ” giải pháp can thiệp đã
có tác động sâu sắc tới nhận thức dẫn đến sự thay đổi kiến thức về thiếu máu
và thực hành các biện pháp dự phòng thiếu máu dinh dưỡng từ đó góp phần
giảm tỷ lệ thiếu máu trong cộng đồng người dân tộc Tày một cách hiệu quả.
Đây cũng là điểm mới trong nghiên cứu của chúng tôi khi so sánh với một số
nghiên cứu can thiệp có truyền thông giáo dục dinh dưỡng đã tiến hành trước
đây [34],[68].
Với những lợi ích từ hoạt động can thiệp đem lại cho đối tượng nghiên
cứu giải pháp đã được cộng đồng người dân cũng như chính quyền địa
phương hưởng ứng và chấp nhận cao. Điều này góp phần duy trì tính bền
vững của giải pháp cũng như có thể áp dụng đối với các hoạt động y tế tương
tự khác trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tại địa phương và trên
những địa bàn có điều kiện địa dư, kinh tế - xã hội tương tự.
4.3. Hiệu quả can thiệp bằng truyền thông giáo dục dinh dưỡng và bổ
sung viên sắt trên phụ nữ 20 – 35 tuổi người dân tộc Tày tại xã Hợp
Thành, huyện Phú Lương
Từ kết quả điều tra ban đầu về kiến thức thiếu máu, thực hành các biện
pháp dự phòng thiếu máu, về khẩu phần 24 giờ, tình trạng dinh dưỡng, thiếu
máu của phụ nữ người dân tộc Tày độ tuổi 20 – 35 trên địa bàn hai xã Hợp
Thành và xã Phủ Lý (tỷ lệ thiếu máu của hai xã lần lượt là 28,1% và 23,9%)
cho thấy các đối tượng nghiên cứu nơi đây khá tương đồng về các chỉ số. Vì
115
vậy, có thể tiến hành giải pháp can thiệp truyền thông giáo dục dinh dưỡng và
bổ sung viên sắt/acid folic với phác đồ 1 viên/tuần để so sánh hiệu quả cải
thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu của các đối tượng nghiên cứu. Trước
khi tiến hành các giải pháp can thiệp, chúng tôi tiến hành tẩy giun cho các đối
tượng tại xã can thiệp nhằm loại bỏ yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng thiếu máu
từ đó nâng cao hiệu quả của can thiệp.
Nghiên cứu được tiến hành trên 188 đối tượng bao gồm 96 đối tượng ở
nhóm can thiệp và 92 đối tượng ở nhóm đối chứng là phụ nữ trong độ tuổi 20
– 35 người dân tộc Tày. Những đối tượng nghiên cứu này có trình độ học vấn
chủ yếu từ trung học phổ thông trở xuống 88,8%; nghề nghiệp chính của đối
tượng nghiên cứu nơi đây là làm ruộng chiếm 58,5%. Đối tượng nghiên cứu ở
xã đối chứng và xã can thiệp khá tương đồng về độ tuổi, trình độ học vấn và
nghề nghiệp, kiến thức thiếu máu – thực hành dự phòng thiếu máu, các chỉ số
nhân trắc, chỉ số sinh hóa, đặc điểm khẩu phần hàng ngày, tình trạng thiếu
năng lượng trường diễn, thiếu máu, dự trữ sắt cạn kiệt.
Sau thời gian 6 tháng can thiệp kiến thức về thiếu máu dinh dưỡng của
đối tượng nghiên cứu đã có những thay đổi tích cực: Tỷ lệ đối tượng nghiên
cứu có kiến thức đúng về biểu hiện của thiếu máu tăng lên có ý nghĩa thống
kê (p< 0,05). Kiến thức đúng về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp dự
phòng thiếu máu dinh dưỡng của phụ nữ trong độ tuổi 20 – 35 người dân tộc
Tày ở nhóm được truyền thông dinh dưỡng và bổ sung viên sắt cũng cải thiện
đáng kể có ý nghĩa sau can thiệp (p<0,01). Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến
thức đúng về các thực phẩm giàu sắt và các thực phẩm giúp tăng cường hấp
thu sắt ở nhóm can thiệp tăng lên có ý nghĩa thống kê sau can thiệp (p<0,01).
Kiến thức được nâng cao dẫn tới việc thực hành các hành vi phòng
chống thiếu máu dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu cũng được cải thiện.
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu rửa tay đúng thời điểm ở nhóm can thiệp cao hơn
116
so với nhóm chứng (63,5% ở nhóm can thiệp so với 43,5% ở nhóm đối
chứng). Sự chênh lệch tỷ lệ đối tượng rửa tay đúng thời điểm trước và sau can
thiệp ở nhóm can thiệp cũng có sự khác biệt (63,5% sau can thiệp so với
50,0% trước can thiệp). Về tỷ lệ đối tượng uống nước chè ngay sau bữa ăn ở
nhóm nhận can thiệp cũng giảm đi đáng kể so với nhóm chứng (giảm 5,2% ở
nhóm can thiệp so với 0,0% ở nhóm đối chứng) sau can thiệp. Tỷ lệ đối tượng
có hành vi thực hành không dùng phân tươi để trồng rau, rửa tay với xà phòng,
tẩy giun định kì cũng tăng lên sau can thiệp so với nhóm đối chứng, tuy nhiên
sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Nhờ sự thay đổi kiến thức, thực hành về phòng chống thiếu máu dinh
dưỡng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ đã dẫn tới những thay đổi tích cực trong khẩu
phần hàng ngày của đối tượng. Sau 6 thực hiện can thiệp giá trị dinh dưỡng
khẩu phần của phụ nữ 20 – 35 tuổi ở nhóm can thiệp đã có những cải thiện
đáng kể: Năng lượng khẩu phần tăng lên một cách có ý nghĩa thống kê ở
nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng (p < 0,001). Ở nhóm can thiệp năng
lượng trung bình tăng 46,0kcal người/ngày, nhóm đối chứng năng lượng trung
bình không thay đổi. Mức tiêu thụ Protein trung bình ở nhóm can thiệp tăng
3,1g/người/ngày và nhóm đối chứng chỉ tăng 0,3g/người/ngày sau can thiệp.
Mức tiêu thụ Lipid tại thời điểm T6 ở nhóm can thiệp tăng lên
5,5g/người/ngày và ở nhóm đối chứng giảm nhẹ 0,2g/người/ngày. Hàm lượng
sắt có trong thực phẩm đối tượng tiêu thụ hàng ngày ở nhóm can thiệp tăng
0,4mg/người/ngày, còn nhóm đối chứng mức tiêu thụ này giảm
0,8mg/người/ngày. Lượng vitamin C ở nhóm can thiệp tăng
21,8mg/người/ngày và giảm 7,3mg/người/ngày ở nhóm chứng. Sự tăng lên
của hàm lượng vitamin C trong khẩu phần là một trong những điều kiện thuận
lợi thúc đẩy quá trình hấp thu sắt bởi vì ở dạ dày ruột vitamin C hoạt động
như một chất khử, có thể giữ sắt dưới dạng ion sắt hóa trị II, giúp cho việc
117
hấp thu sắt không hem ở ruột non dễ dàng hơn do vitamin C hết hợp với sắt
tạo thành một hợp chất sắt chelate dễ dàng hòa tan hơn trong môi trường kiềm
ở ruột non; ngoài ra vitamin C còn giúp cho sắt di chuyển từ huyết tương đến
gan để dự trữ dưới dạng Ferritin cũng như giải phóng sắt từ Ferritin khi cần.
Đồng thời hàm lượng vitamin C cao giúp tăng lượng sắt hấp thu từ khẩu phần
lên tới 15% [37].
Từ những thay đổi về lượng các chất dinh dưỡng được tiêu thụ thông qua
nguồn thực phẩm hàng ngày dẫn tới thay đổi cơ cấu các chất dinh dưỡng trong
khẩu phần tại thời điểm T6 – T0 ở cả hai nhóm can thiệp và nhóm đối chứng.
Trung bình tỷ lệ phần trăm năng lượng do protein cung cấp ở hai nhóm tăng
lên và đều cao hơn mức khuyến nghị 12% – 14% (17,3% lên 17,5% ở nhóm
can thiệp so với 15,3% lên 15,4% ở nhóm đối chứng). Trung bình tỷ lệ phần
trăm năng lượng do lipid cung cấp tại thời điểm T6 – T0 ở nhóm can thiệp
tăng lên (20,5% lên 23,0%) và ở nhóm đối chứng giảm đi (27,6% lên 27,5%).
Tại thời điểm T6 – T0, trung bình tỷ lệ Protein động vật/Protein tổng số vẫn ở
mức cao hơn nhu cầu khuyến nghị 35% ở cả hai nhóm can thiệp và đối chứng.
Qua sự thay đổi về tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần của đối tượng
sau thời gian can thiệp chúng ta cũng thấy được các đối tượng đã tăng sử dụng
các thực phẩm giúp tăng cường hấp thu sắt (Thực phẩm nguồn gốc động vật,
thực phẩm giàu sắt) và hạn chế tiêu thụ các thực phẩm ức chế hấp thu sắt (Tỷ
lệ đối tượng uống nước chè một loại thực phẩm chứa tanin chất ức chế hấp thu
sắt trong thành phần dinh dưỡng ngay sau bữa ăn giảm 5,2% ở nhóm can thiệp
so với 0,0% ở nhóm đối chứng) trong bữa ăn hàng ngày. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi cũng tương tự nhận xét của một số tác giả. Nghiên cứu của Hồ
Thu Mai và cộng sự năm 2013 tại Hòa Bình cho thấy bằng giải pháp giáo dục
truyền thông phổ biến kiến thức về vai trò của những thực phẩm giàu sắt, cách
118
tạo nguồn thực phẩm giàu sắt tại hộ gia đình đã tăng mức tiêu thụ các chất
dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm hàng ngày: Protein trung bình khẩu phần đã
tăng từ 70,9g/người/ngày lên 82,6g/người/ngày; lượng sắt tăng từ
8,0mg/người/ngày lên 15,4mg/người/ngày; lượng vitamin C tăng từ
113,4mg/người/ngày lên 130,1mg/người/ngày [34]. Tác giả Carrasco và cộng
sự đã tiến hành tiếp thị xã hội trên đối tượng phụ nữ tuổi sinh đẻ cho thấy chất
lượng khẩu phần, lượng sắt, vitamin C và mức năng lượng khẩu phần tăng có
ý nghĩa thống kê [60]. Tiếp thị xã hội tại Ethiopia cũng đã làm tăng 72,0% thu
nhập của các hộ gia đình và chi phí cho mua thực phẩm tăng đã tăng thêm
20,0%. Đồng thời, hàm lượng vitamin A và sắt khẩu phần ở nhóm can thiệp
tăng có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng [61]. Nghiên cứu năm 2017 tại
Iran của tác giả Marzieh Araban và cộng sự dựa trên mô hình niềm tin sức
khỏe đã làm tăng lượng sắt và acid folic trong khẩu phần của đối tượng nghiên
cứu lên có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) [64].
Về các chỉ tiêu nhân trắc, kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự thay
đổi có ý nghĩa thống kê về các chỉ số nhân trắc ở phụ nữa tổi sinh đẻ người
dân tộc Tày ở hai nhóm nghiên cứu sau 6 tháng can thiệp truyền thông giáo
dục dinh dưỡng và bổ sung viên sắt/acid folic. Tại thời điểm T0 cân nặng
trung bình của cả hai nhóm không có sự khác biệt, lần lượt là 47,6 ± 5,9kg ở
nhóm can thiệp và 48,5 ± 6,1kg ở nhóm chứng, sau 6 tháng can thiệp cân
nặng trung bình ở nhóm can thiệp đã tăng 1,5kg còn ở nhóm chứng không
giảm 0,1kg, tuy nhiên sự khác biệt về cân nặng trung bình giữa hai nhóm
chứng và nhóm can thiệp tại thời điểm sau can thiệp chưa có ý nghĩa thống kê.
BMI trung bình của đối tượng nghiên cứu ở nhóm can thiệp và nhóm chứng
không có sự khác biệt tại thời điểm T0. Tại thời điểm T6, BMI trung bình của
nhóm can thiệp tăng 0,5kg/m
2
và so với nhóm chứng chưa có sự khác biệt có