Luận án Tiễn sĩ Âm nhạc học: Nghệ thuật hợp xướng trong sự phát triển nền âm nhạc Việt Nam
4,660
983
167
86
Chương 3
NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN HỢP XƯỚNG Ở VIỆT NAM
3.1. Các hình thức tổ chức biểu diễn hợp xướng ở Việt Nam
Bất kỳ tác phẩm âm nhạc nào cũng chỉ đến được với công chúng trọn vẹn khi thông
qua biểu diễn. Với nghệ thuật hợp xướng thì dàn hợp xướng thực sự trở thành
người sáng
tạo thứ hai của tác phẩm. Trên thế giới, các loại hình biểu diễn hợp xướng rất
đa dạng và
được chuyên hoá cao: dàn hợp xướng tôn giáo và dàn hợp xướng thế tục; dàn hợp
xướng
có nhạc đệm và dàn hợp xướng không nhạc đệm; dàn hợp xướng dân gian và dàn hợp
xướng chuyên nghiệp… Biểu diễn hợp xướng ở nước ta cũng gồm những hình thức
tương
tự, tất nhiên chưa phát triển đầy đủ mà thường ở ba dạng chính: dàn hợp xướng
chuyên
nghiệp, dàn hợp xướng bán chuyên nghiệp và dàn hợp xướng nghiệp dư.
3.1.1. Các dàn hợp xướng chuyên nghiệp tiêu biểu
Dàn hợp xướng chuyên nghiệp, dựa theo quan niệm “chuyên nghiệp là chuyên sinh
sống bằng một nghề gì” [48:190] có thể được hiểu là tập thể một đội ngũ diễn
viên được
đào tạo bài bản, có khả năng chuyên sâu, tinh thông về lĩnh vực hợp xướng, công
việc cũng
như lĩnh vực hoạt động âm nhạc hợp xướng (chủ yếu là hát) như là phương thức
sống của
họ. Các dàn hợp xướng chuyên nghiệp có chức năng lao động nghệ thuật làm giàu
đời sống
tinh thần xã hội, và do đó được Nhà nước trả lương.
Dàn hợp xướng Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị - dàn hợp xướng chuyên
nghiệp đầu tiên của Việt Nam
Dàn hợp xướng của Đoàn văn công Lục quân - tiền thân của Đoàn Văn công Tổng cục
Chính trị - ra đời cuối thập niên 50 của thế kỷ XX. Lúc này, đa số các dàn hợp
xướng ở
Việt Nam chỉ hát 2 bè khá đơn giản, không khác là bao so với hợp ca nam nữ, diễn
viên có thể chuyển bè này qua bè khác. Tới đầu thập niên 60, việc mở các lớp đào
tạo
tại chỗ do chuyên gia nước ngoài giúp đỡ đã dần dần hình thành các dàn hợp xướng
chính quy với đầy đủ bè giọng. Phong cách thể hiện lúc này thuần túy bằng giọng
hát
của hợp xướng viên, mang tính kể chuyện, ngợi ca, tạo hiệu quả âm hưởng hùng
tráng, hình thức diễn xuất “bức tường người”, chưa chú trọng kết hợp với hình
thể…
nhất là các hợp xướng có quy mô lớn. Theo lời kể của Phó giáo sư, Tiến sĩ Vũ Tự
Lân:
87
năm 1954, Đoàn văn công Lục quân đang đóng tại Trung Quốc về tham gia Liên hoan
văn
nghệ toàn quân cùng với các đoàn trong nước là Đoàn Văn công Sư đoàn 308, Đoàn
Văn
công Sư đoàn 316, Đoàn Văn công Sư đoàn 312. So với các đoàn trong nước thường
phải
tham gia phục vụ chiến đấu, ít có thời gian tập luyện, thì Đoàn Văn công Lục
quân được
trang bị về kỹ năng biểu diễn tốt hơn, nhiều tiết mục hay hơn. Sau đó, Đảng và
Chính phủ đã
ra quyết định thành lập Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị, tuyển dụng diễn viên
chủ yếu từ
Đoàn Văn công Lục quân, với đầy đủ loại giọng của các bè tới hơn 100 người. Có
thể nói,
đây là đơn vị biểu diễn hợp xướng chính quy đầu tiên của Việt Nam. Chương trình
biểu diễn
của Đoàn thường xuyên có các bài Du kích sông Thao của Đỗ Nhuận, Hắc Long Giang
(Trung
Quốc) và các bài a cappella trích trong nhạc kịch Carmen của Bizet.
Những tư liệu băng ghi âm các bài hợp xướng được biểu diễn cho thấy chủ yếu sử
dụng phương pháp hát bel canto phổ biến trên thế giới, chứng tỏ hợp xướng viên
được
đào tạo bài bản. Các nhạc sĩ Việt Nam thường gửi gắm tác phẩm đến Đoàn để dàn
dựng.
Năm 1957, Dàn hợp xướng Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị đã được Chính phủ cử đi
tham
dự Festival lần thế giới lần thứ VI tại Mát-xcơ-va, tiếp đó biểu diễn ở một số
nước Triều Tiên,
Trung Quốc, Mông Cổ...
Dàn hợp xướng đã đóng góp xuất sắc cho phong trào văn hoá
văn nghệ của Quân đội và nhân dân cả nước bằng các cuộc biểu diễn khắp nơi, kể
cả
các tuyến đầu, biên cương của Tổ quốc. Năm 1965 để phục vụ bộ đội, diễn viên của
đoàn được phân chia về các quân khu: Tả Ngạn, Hữu Ngạn, Tây Bắc, Việt Bắc… Sau
này, do điều kiện khách quan nên biên chế Dàn hợp xướng của Đoàn chưa được khôi
phục như trước, chỉ còn số lượng diễn viên đủ để hát tốp ca.
Dàn hợp xướng Đoàn Ca múa Nhân dân Trung ương
Cùng thời với Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị
là
Đoàn Ca múa Nhân dân Trung
ương (nay là Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam), Dàn hợp xướng của Đoàn xuất hiện
sau.
Theo Giáo sư, Nghệ sĩ nhân dân Trọng Bằng kể lại, Đoàn được thành lập ngày 16
tháng 11
năm 1951 tại chiến khu Việt Bắc, hoạt động trong quan hệ giao lưu văn hoá với bè
bạn
quốc tế. Đây là đoàn nghệ thuật Việt Nam đầu tiên được Đảng và Chính phủ cử đi
dự Liên
hoan Thanh niên Thế giới ở Warszawa năm 1955. Trong chương trình, Đoàn đã giới
thiệu
các bài dân ca và bài hát mới của Việt Nam bằng biểu diễn hợp xướng, thể hiện rõ
sức
88
vươn về mặt kỹ thuật, được bạn bè quốc tế hoan nghênh. Chính điều đó đã khích lệ
các
nhạc sĩ tự tìm tòi, sáng tạo để phối âm những bài dân ca, ca khúc mới cho dàn
hợp xướng
như “Inh lả ơi” dân ca Thái, “Yêu nhau cởi áo cho nhau” dân ca Quan họ Bắc Ninh,
‘Suối
đàn T’rưng” của Nhật Lai, “Du kích Sông Thao” của Đỗ Nhuận, “Ca ngợi nữ anh hùng
Dôi-a” của Nguyễn Văn Tý. Sau này, biên chế của Đoàn chỉ còn tốp ca nam - nữ.
Dàn hợp xướng Đoàn Ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam
Đoàn ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam được thành lập ngày 15 tháng 12 năm 1949,
song dàn hợp xướng về sau mới được biên chế từ 20 đến 60 người, thu thanh và
biểu diễn
trên các sân khấu trong và ngoài nước nhiều bản hợp xướng của Việt Nam, gây được
tiếng
vang trong công luận và thu hút công chúng, góp vai trò không nhỏ quảng bá âm
nhạc Việt
Nam ra thế giới. Trong những năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, những sự kiện hào hùng nhất của đất nước luôn được Dàn hợp xướng của
Đài thể hiện thành lời ca, tiếng hát nhằm cổ vũ tinh thần chiến đấu bằng những
tác
phẩm hợp xướng như: Lửa rực cháy của Hồng Đăng, Chim sẻ đồng của Đỗ Dũng,
Tiến lên! Giành toàn thắng (nhiều tác giả), Bão nổi lên rồi của Trọng Bằng, Mùa
xuân
đại thắng của Đoàn Phi (thơ Tố Hữu)… Có nhiều “cây đại thụ hợp xướng” trong làng
âm nhạc Việt Nam thường xuyên gắn bó với Đài. Cố nhạc sĩ Thuận Yến từng tâm sự:
“Đài Tiếng nói Việt Nam là mái nhà chung của nhiều nghệ sĩ, là nơi nâng đỡ nhiều
tài
năng âm nhạc Việt Nam”. Chính từ đây, các tác phẩm hợp xướng Việt Nam đến với
đông đảo khán thính giả cả nước. Các nghệ sĩ, ca sĩ của Đài đã tạo nên một kho
âm
thanh kỳ vĩ, sau này được đầu tư số hóa. Trong giai đoạn mới, Dàn hợp xướng Đoàn
Ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục vươn lên, hòa mình vào công cuộc đổi mới
đất nước. Tuy nhiên, sự quan tâm đầu tư hiện nay cũng có hạn.
Dàn hợp xướng Nhà hát Giao hưởng hợp xướng Nhạc Vũ Kịch Việt Nam.
Những năm đầu hòa bình ở miền Bắc, do phương tiện và khả năng biểu diễn của các
đơn
vị nghệ thuật có hạn, nên việc trình bày tác phẩm âm nhạc Việt Nam trình độ cao
cũng như
giới thiệu tinh hoa âm nhạc thế giới gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó,
Đảng và Chính
phủ đã chỉ đạo thành lập Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam vào ngày 6/8/1959 và Dàn
hợp
89
xướng Việt Nam trực thuộc vụ Nghệ thuật ngày 5/6/1961. Dàn nhạc Giao hưởng có
trách
nhiệm trực tiếp giúp đỡ xây dựng Dàn hợp xướng. Nhiệm vụ của Dàn hợp xướng là:
“Giao hưởng hóa và hợp xướng thanh nhạc hóa vốn âm nhạc dân tộc cổ điển dân ca
và
dân ca của các dân tộc thiểu số. Trình bày những bản nhạc nổi tiếng cả Liên Xô
và các nước
xã hội chủ nghĩa anh em để tăng cường thêm sự trao đổi văn hóa, đồng thời tiếp
thu kinh
nghiệm tiên tiến của các nước đó để áp dụng sáng tạo trong công cuộc phát triển
nền âm nhạc
dân tộc hiện đại của Việt Nam. Nâng cao trình độ âm nhạc quần chúng nhân dân và
trình bày
những bản nhạc có tư tưởng nghệ thuật cao để phục vụ động viên quần chúng phấn
khởi xây
dựng xã hội chủ nghĩa…” [49:116].
Ngày 16 tháng 9 năm 1962, Dàn hợp xướng ra mắt chương trình biểu diễn tại Nhà
hát
Lớn Hà Nội và qua mấy năm hoạt động đã được Bộ Văn hóa tặng Bằng khen vì“Đã góp
phần xây dựng và phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam, đem lời ca tiếng hát ca
ngợi sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và công cuộc đấu tranh thống nhất
nước nhà
của nhân dân ta nhiều thành tích” [49:124]; Hội Nhạc sĩ Việt Nam tặng Bằng khen
vì “Đã
có thành tích nâng cao chất lượng biểu diễn âm nhạc, góp phần thúc đẩy sáng tác”
[49:137].
Năm 1964, Bộ Văn hóa quyết định thành lập Nhà hát Giao hưởng Hợp xướng Việt Nam
với biên chế trên 200 người, đầy đủ 4 bè: soprani, alti, tenori, bassi. Nhà hát
đã dàn dựng
nhiều vở nhạc kịch, tiêu biểu là: Núi rừng lên tiếng của Triều Tiên (năm 1964),
Cô Sao của
Đỗ Nhuận (năm 1965), Bên bờ K’rông Pa của Nhật Lai (năm 1968)… Những giọng lĩnh
xướng lúc này như Thương Huyền, Trần Khánh, Trần Thụ, Kim Oanh... được nhiều
người
yêu âm nhạc hâm mộ hơn cả nghệ sĩ đơn ca. Dàn nhạc dân tộc được sử dụng với sự
đóng
góp sáng tạo của Nghệ sĩ nhân dân Trần Quí.
Từ năm 1964, do điều kiện chiến tranh khốc liệt nên việc dàn dựng các tác phẩm
hợp
xướng quy mô lớn bị ngừng lại, dễn viên được phân bổ về nhiều nơi để phục vụ
chiến đấu
với các hình thức biểu diễn nhỏ, gọn, có thể đến tận chiến hào, mâm pháo, cơ sở
sản xuất…,
gắn với phong trào “Tiếng hát át tiếng bom”. Sau khi đất nước thống nhất, các
cuộc biểu diễn
giao hưởng hợp xướng liên tục được tổ chức, gắn với hoạt động của các nhà chỉ
huy đi đầu
tiên học tại Liên Xô về như Trọng Bằng, Trần Quí, Quang Hải, Đỗ Dũng, Cao Việt
Bách…
Chuyến lưu diễn của Nhà hát Giao hưởng Hợp xướng Nhạc Vũ Kịch Việt Nam do nhạc
sĩ
Trọng Bằng chỉ huy dàn nhạc và nhạc sĩ Đỗ Dũng chỉ huy hợp xướng đã góp thêm
không
90
khí tưng bừng của Ngày hội toàn thắng. Chào mừng ngày 2 tháng 9 năm 1975, tác
phẩm Sử
thi Việt Nam của nhạc sĩ Nguyễn Đình Tấn, kịch bản Phạm Đình Sáu đã được công
diễn, có
sự kết hợp các loại hình nghệ thuật hợp xướng, vũ kịch, giao hưởng do nhạc sĩ
Trọng Bằng
chỉ huy. Tuy nhiên, sau đó, “cơn sốt” nhạc nhẹ, pop, rock, nhạc khí điện tử… lan
tràn
đã làm cho dàn hợp xướng chuyên nghiệp lớn này hầu như tan rã.
Dàn hợp xướng của Nhà hát Giao hưởng - Nhạc Vũ Kịch Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9 năm 2004 Nhà hát Giao hưởng - Nhạc Vũ Kịch Thành phố Hồ Chí Minh được
thành lập với ba chuyên ngành: Đoàn Giao hưởng, Đoàn Nhạc Kịch, Đoàn Vũ Kịch.
Nhà hát
có chức năng xây dựng và tổ chức biểu diễn các chương trình âm nhạc hàn lâm nhằm
đáp
ứng nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của nhân dân và du khách quốc tế. Tuy
nhiên, hoạt
động của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng
không nằm ngoài những khó khăn chung. Nhạc trưởng Trần Nhật Minh - Phó trưởng
đoàn
phụ trách âm nhạc cho biết: Biên chế chính thức khoảng 15 diễn viên hát, trong
đó có 12
solist. Những chương trình biểu diễn có hợp xướng đều phải mời thêm cộng tác
viên nên
việc tập luyện không được thường xuyên, trình độ diễn viên không đều, nhiều
chương trình
chưa đáp ứng được về chuyên môn… Mặc dù có khó khăn, nhưng ở Thành phố Hồ Chí
Minh cũng có thuận lợi cho hoạt động hợp xướng như: khán giả đón nhận những thử
nghiệm mới một cách cởi mở, không khắt khe bảo thủ. Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Thành
phố
Hồ Chí Minh là đơn vị chuyên nghiệp duy nhất hiện nay nên có nhiều cơ hội để
diễn viên
tham gia chương trình lớn, thường xuyên học tập với nhiều chỉ huy nước ngoài.
3.1.2. Các dàn hợp xướng bán chuyên nghiệp và nghiệp dư tiêu biểu
Dàn hợp xướng bán chuyên nghiệp là tập thể đội ngũ diễn viên được học tập tại
các
cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp, có kỹ năng biểu diễn. Hoạt động của các dàn
hợp
xướng này chủ yếu theo đuổi giá trị tinh thần; diễn viên đều có công việc riêng,
không lấy
nghệ thuật hợp xướng làm phương thức sống.
Dàn hợp xướng Trường Âm nhạc Việt Nam
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Cầm, những năm đầu thập niên 60 của
thế kỷ XX, khi Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt
Nam) đào tạo thế hệ nghệ sĩ đầu tiên hệ Trung cấp, thì Dàn hợp xướng của Trường
91
được hình thành để đáp ứng công tác đào tạo. Trong thời kỳ chiến tranh, tại các
nơi sơ
tán, Dàn hợp xướng của Trường đã tổ chức nhiều cuộc biểu diễn, điển hình như bài
Anh vẫn làm ra ánh sáng, sáng tác và chỉ huy Đoàn Phi, biểu diễn ngày 2 tháng 9
năm 1967
tại nơi sơ tán Bắc Giang được đông đảo khán giả vỗ tay kéo dài, yêu cầu diễn
lại. Những
năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, Nhạc viện Hà Nội vì có bộ môn chỉ huy hợp
xướng
nên lập Dàn hợp xướng học sinh, sinh viên, song cũng chỉ tồn tại ít lâu. Từ cuối
thập niên 90,
do nền tảng thuận lợi từ việc mở rộng các hình thức đào tạo từ trước, Dàn hợp
xướng của
Trường tiếp tục xuất hiện trong nhiều chương trình hòa nhạc như: Chào mừng thiên
niên kỷ
mới, với các tác phẩm Đường chúng ta đi của Huy Du, Ca ngợi Hồ Chủ tịch của Tô
Vũ tại
Quảng trường 19/8 - Nhà hát Lớn Hà Nội; Chương trình Chào mừng Thăng Long - Hà
Nội
990 năm, với các tác phẩm Giao hưởng số 9 của nhà soạn nhạc thiên tài L.V.
Beethoven,
Fantasie chào thiên niên kỷ mới của Trọng Bằng... Việc biểu diễn hợp xướng ở Học
viện
Âm nhạc Quốc gia Việt Nam nay vẫn được duy trì nhưng còn mang tính thời vụ, chưa
thực
sự phát huy hết khả năng vốn có.
Dàn hợp xướng Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh
Sau ngày giải phóng miền Nam, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập. Do
có bộ môn Chỉ huy hợp xướng nên việc duy trì Dàn hợp xướng học sinh - sinh viên
nhằm
đáp ứng nhu cầu học tập và biểu diễn là không thể thiếu. Thêm vào đó, những nhạc
sĩ Minh
Cầm, Bình Trang và sau này là Hoàng Điệp đều được đào tạo ở nước ngoài về chuyên
ngành
này nên đã đóng góp nhiều công sức, khiến cho việc biểu diễn hợp xướng phát
triển mạnh
mẽ, được đông đảo công chúng biết đến.
Dàn hợp xướng Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (tiền thân là Trường Cao đẳng Sư
phạm Nhạc Họa Trung ương) những năm thập niên 90 của thế kỷ XX do có môn học hát
hợp xướng trong chương trình đào tạo giáo viên âm nhạc phổ thông nên đã duy trì
dàn hợp
xướng để phục vụ học tập và đáp ứng nhu cầu công chúng trong các ngày lễ lớn.
Song đến
năm 2006, Dàn hợp xướng mới chính thức được thành lập và luôn nhận được sự tín
nhiệm
trong giới chuyên môn thông qua nhiều chương trình biểu diễn hòa nhạc tại các sự
kiện và
lễ hội quốc gia như: “Ngày Âm nhạc Việt Nam - lần thứ nhất”, “Diệu pháp âm” -
đại Lễ
92
Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hòa nhạc “Giao hưởng hợp xướng
số
8 Gustav Mahler”… Dàn hợp xướng đã trở thành đơn vị nghệ thuật đầu tiên của nước
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đạt Huy chương Vàng trong cuộc thi Hợp xướng
Quốc tế lần thứ Nhất tại Hội An năm 2011.
Dàn hợp xướng nghiệp dư là dàn hợp xướng gồm những người yêu thích nghệ thuật
hợp xướng, tự thành lập và tổ chức hoạt động. Cũng như dàn hợp xướng bán chuyên
nghiệp, hoạt động âm nhạc hợp xướng của họ chủ yếu theo đuổi giá trị tinh thần,
không
nhằm mục đích theo đuổi phương thức sống. Họ cũng không nhất thiết phải được đào
tạo
âm nhạc chuyên nghiêp qua các trường lớp, bài bản.
Theo lời kể của nhạc sĩ Đoàn Phi, phong trào biểu diễn hợp xướng của thanh thiếu
niên
Hà Nội những năm cuối thập niên 50 đầu thập niên 60 của thế kỷ XX hết sức sôi
nổi, với
nhiều đội hợp xướng được thành lập chủ yếu từ học sinh các trường phổ thông và
tư thục.
Nổi trội nhất là hai đội: Đội hợp xướng Tuổi Xanh với diễn viên là học sinh của
trường Chu
Văn An cùng học sinh nữ của trường Trưng Vương; Đội hợp xướng Rạng Đông với diễn
viên là học sinh của trường Nguyễn Trãi. Đặc biệt, Đội hợp xướng Rạng Đông được
Sở Văn
hoá Hà Nội trực tiếp chỉ đạo, tổ chức, quản lý và bố trí địa điểm luyện tập, mời
các nhạc sĩ
giỏi tham gia hướng dẫn; với phần đệm bằng nhạc cụ Guitar, Banjo, Accordion…; kỹ
thuật
hát hợp xướng chưa cao, hát nhiều bè khó khăn, song với sự thông minh, ham học
hỏi và
hăng say luyện tập của các diễn viên học sinh, Đội đã đạt được kết quả nhất
định.
Năm 1956, Thành đoàn Hà Nội lập Đội hợp xướng học sinh của Thành đoàn và Đội hợp
xướng của Liên hiệp thanh niên Hà Nội, trong đó có một số sinh viên của các
trường đại học.
Đến năm 1957, hai đội hợp nhất thành Đội hợp xướng Thanh niên Hà Nội, đi phục vụ
nhiều
nơi như Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên… Biểu diễn chào mừng Đại hội Đảng lần
thứ
III tháng 8 năm 1960, Đội làm nòng cốt trong dàn hợp xướng do Thành đoàn Hà Nội
và Hội
nhạc sĩ Việt Nam tổ chức gồm 2000 học sinh, sinh viên với hai bài hợp xướng
“Chào mừng
Đảng Lao động” của Đỗ Minh và “Lãnh tụ ca” của Lưu Hữu Phước tại Công viên Bách
Thảo. Trong chương trình Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên vào tối
26 tháng
3 năm 1962, Đội đã biểu diễn hợp xướng cùng 500 thanh niên Hà Nội và Dàn nhạc
Giao
hưởng Trường Âm nhạc Việt Nam tại Câu lạc bộ Ba Đình. Tháng 6 năm 1962, Đội đã
cùng
93
Dàn nhạc trường Âm nhạc Việt Nam thu thanh và thu hình tác phẩm “Miền Nam anh
dũng,
bất khuất” của Phạm Tuyên. Tối 2 tháng 9 năm 1971, Đội đã biểu diễn tại Câu lạc
bộ Lao
động với tiết mục mở đầu “Mùa Xuân đại thắng” hợp xướng bốn chương, sáng tác và
chỉ
huy Đoàn Phi, có tiếng vang nhất định.
Hoạt động âm nhạc nghiệp dư còn có hai đội hợp xướng thiếu nhi sinh hoạt thường
xuyên là: Tốp Họa Mi của Đài phát thanh để thu tác phẩm phát trên đài và Tốp Sơn
Ca của
Câu lạc bộ Thiếu nhi Hà Nội. Nhiều dàn hợp xướng thuộc các trường đại học và cả
trường
phổ thông khác cũng phát triển mạnh mẽ. Những tiết mục mở màn trong các chương
trình
hội diễn thường là hợp xướng như: Sóng cuộn (Trường phổ thông Trung học cấp III
Việt
Đức), Bên bờ sông Công (Đại học Mỏ địa chất), Mái trường xưa (Trường Đại học
Kinh tế
Kế hoạch), Sóng Cửa Tùng (Đại học Mỹ Thuật Việt Nam)… Biểu diễn hợp xướng thường
mang tính quyết định chất lượng chương trình ca múa nhạc khi Ban Giám khảo trừ
điểm đơn
vị nào tham dự hội diễn mà không có tiết mục hợp xướng. Trên sân khấu hội diễn
lúc đó luôn
có bục để các dàn hợp xướng đứng hát, dàn nhạc đệm thường được sự hỗ trợ của các
đoàn
nghệ thuật chuyên nghiệp. Trong các cuộc biểu diễn lớn nhân sự kiện trọng đại
của đất
nước luôn có sự kết hợp tham gia của các dàn hợp xướng chuyên nghiệp, bán chuyên
nghiệp và nghiệp dư. Chẳng hạn như sự kiện Bác Hồ lên bắt nhịp “Bài ca kết đoàn”
vào
ngày 03 tháng 9 năm 1960, chào mừng Đại hội Đảng quốc toàn lần thứ III với số
lượng
1.200 diễn viên với đầy đủ 4 bè, được huy động từ các đoàn nghệ thuật chuyên
nghiệp,
đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên các trường đại học…
Ở giai đoạn này, các dàn hợp xướng nghiệp dư và bán chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ
nhiều
hơn so với dàn hợp xướng chuyên nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi hợp xướng là
loại
hình nghệ thuật có tính phổ cập cao, dễ tổ chức, rất phù hợp với người hoạt động
ca hát
không chuyên. Tuy nhiên, thông qua các băng thu âm cho thấy, cách hát của các
dàn hợp
xướng nghiệp dư và bán chuyên nghiệp thể hiện từ âm sắc đến hiệu quả âm thanh
thường rất sơ giản, chưa cộng minh theo kiểu châu Âu; cách phát âm, nhả chữ đồng
đều
chưa được chú trọng, chưa nghiêm khắc khống chế âm lượng mà chỉ chú ý việc lấy
khí thế làm chủ đạo nên chất lượng hát hợp xướng chưa cao, chưa yêu cầu phải có
nhiều loại giọng hoặc phần đệm hoàn chỉnh, chủ yếu là lấy hình thức hát lĩnh
xướng - đồng
94
ca hợp xướng làm chủ đạo, có thể hát đồng ca ngay trên đường phố hoặc trên sân
khấu để
tạo không khí hứng khởi, thúc đẩy động lực tinh thần.
Bước sang thập niên 70, việc tổ chức các dàn hợp xướng vốn đòi hỏi phải tập
trung số lượng diễn viên đông đảo, có khả năng ca hát nhất định, mất nhiều công
phu
dàn dựng... trở nên kém hiệu quả so với phong trào ca khúc chính trị gồm các đơn
vị
biểu diễn được biên chế gọn nhẹ. Nhất là những năm cuối thập niên 80 các chương
trình biểu diễn hợp xướng hầu như “vắng bóng” trên sân khấu âm nhạc và phương
tiện truyền thông đại chúng. Phong trào quần chúng hát đồng ca, hợp xướng ở các
cơ
quan xí nghiệp, trường học dần dần lắng xuống. Sự đi xuống của nghệ thuật hợp
xướng còn có nguyên nhân bởi thiếu sự khuyến khích từ phía cơ quan quản lý nghệ
thuật. Đây thực sự là một nỗi trăn trở lớn, dường như trong khói lửa chiến tranh
ác liệt
thì âm nhạc hợp xướng lại phát triển, còn trong điều kiện thời bình, có thuận
lợi hơn
thì hợp xướng lại đi vào thoái trào.
Khi đất nước tiến hành đổi mới, mở cửa, hội nhập, hoạt động âm nhạc dần dần
thích ứng
và nghệ thuật hợp xướng cũng có nhiều khởi sắc. Việc mở rộng các hình thức đào
tạo trong
và ngoài các cơ sở đào tạo nghệ thuật âm nhạc đã tạo nền tảng thuận lợi để phát
triển loại
hình tổ chức biểu diễn hợp xướng. Các chương trình biểu diễn, liên hoan âm nhạc
đều có dàn
hợp xướng tham gia và luôn được sự hưởng ứng nhiệt tình của công chúng yêu nhạc.
Các
dàn hợp xướng bán chuyên nghiệp và nghiệp dư trở nên phong phú, đa dạng và tiếp
cận tính
chuyên nghiệp, thậm chí làm cho việc phân định giữa chuyên nghiệp, bán chuyên và
nghiệp
dư trong biểu diễn hợp xướng chỉ là tương đối. Chẳng hạn như Dàn hợp xướng Quốc
tế Hà
Nội được giới chuyên môn coi là nghiệp dư, nhưng trình độ âm nhạc có thể sánh
ngang với
chuyên nghiệp, nhiều người đã được đào tạo âm nhạc rất bài bản, từng tham gia
biểu diễn tác
phẩm hợp xướng của các nhạc sĩ nổi tiếng thế giới với yêu cầu chuyên môn cao
như: Giao
hưởng số 9 của L.V. Beethoven, “Symphony No. 8” của Gustav Mahler…
3.1.3. Tổ chức giao lưu biểu diễn hợp xướng quốc tế
Việc tổ chức biểu diễn hợp xướng có lợi thế nhờ quá trình giao lưu, không chỉ bó
hẹp
ở phạm vi trong nước. Việc giao lưu biểu diễn hợp xướng những ngày đầu lập lại
hòa bình ở
miền Bắc (1954) chủ yếu là với các nước phe xã hội chủ nghĩa. Trên sóng phát
thanh của Đài
95
Tiếng nói Việt Nam, người yêu nhạc đã được nghe những dàn hợp xướng xuất sắc của
Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên... trình diễn nhiều tác phẩm hay như: Cuộc chiến
tranh
thần thánh, Nơi xa thẳm, Lên đường của Liên Xô; Vượt sông Đại Độ, Tổ quốc ta của
Trung Quốc, Sông Ô-ka của Ba Lan... Nhiều đoàn ca múa chuyên nghiệp của các nước
xã
hội chủ nghĩa sang Việt Nam biểu diễn, thường có tiết mục hợp xướng kết hợp với
múa,
tiêu biểu như Đoàn hợp xướng Hồng Kỳ (Liên Xô cũ) với Ca ngợi Tổ quốc, Lê Nin
sống
mãi; Đoàn hợp xướng Triều Tiên với Tướng quân Kim Nhật Thành và Hò kéo pháo
(Hoàng Vân)… Năm 1961, Đoàn ca múa Quân đội Anbani sang Hà Nội biểu diễn, đã dàn
dựng hợp xướng Anh vẫn hành quân của nhạc sĩ Huy Du rất thành công. Theo lời kể
của Phó
giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhung, cũng tác phẩm đó, tổng phổ đó nhưng họ đã thể
hiện cách
hát với trình độ cao. Thực tế sống động ấy giúp các nhạc sĩ Việt Nam hiểu rõ
thêm về hợp
xướng và vai trò của nó trong giáo dục âm nhạc đại chúng, trong cổ vũ phong trào
cách
mạng, thúc đẩy các nghệ sĩ Việt Nam say sưa tập luyện, trau dồi kỹ năng biểu
diễn.
Giao lưu biểu diễn quốc tế cũng đã tạo cơ hội cho các đoàn nghệ thuật của Việt
Nam biểu diễn ở nước bạn. Ấn tượng khó quên là chuyến lưu diễn đầu tiên của Đoàn
Ca múa Nhân dân Trung ương
tại Nhà hát Xanh trong triển lãm toàn Liên bang Xô-viết
vào ngày 29 tháng 9 năm 1955 do Hội Khuyến nhạc Moskva tổ chức. Tấm pano
quảng cáo chương trình của Đoàn rất trang trọng, đến nay Giáo sư, Nghệ sĩ nhân
dân
Trọng Bằng vẫn giữ được, ghi rõ “Chương trình hòa nhạc của các nghệ sĩ nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa”. Nhạc sĩ Trọng Bằng đã chỉ huy hợp xướng “Du kích sông
Thao” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận trình diễn xuất sắc, rất đông khán giả đến xem và
ngạc
nhiên trước tài năng nghệ thuật của các nghệ sĩ Việt Nam. Chương trình còn được
truyền khắp Liên bang Xô-viết, các học sinh, lưu sinh viên Việt Nam rất tự hào
khi
Đài phát thanh Moskva phát sóng chương trình này (xem phụ lục trang 302).
Kế thừa và phát huy giao lưu biểu diễn quốc tế, đến những năm thập niên 90 của
thế kỷ
XX, trong các chương trình giao lưu văn hóa âm nhạc thế giới, công chúng yêu
nhạc Việt
Nam đã được thưởng thức những tài nghệ, kỹ năng tinh tế, phong cách sáng tạo mới
lạ giữa
nghệ thuật hợp xướng truyền thống và nghệ thuật hợp xướng hiện đại có pha trộn
đường nét
nhạc Pop, Blue, Jazz… Đó là sự trình diễn của các dàn hợp xướng nước ngoài về
tác phẩm