Luận án Thạc sĩ Giáo dục học: Tìm hiểu tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
7,215
788
101
63
nể lời ông bà tôi đồng ý nhận cháu ở lại để dạy - dù ông bà hai lần vi phạm quy
ƣớc đã hợp
đồng. Xin ông bà nhớ: "đúng một năm sau kể từ hôm nay" nghĩa là không tính sáu
tháng sáu
ngày đã qua, ông bà mới đƣợc lên thăm cháu. Hai ông bà một lần nữa bóp bụng ra
về, tự nhủ
sẽ cố gắng theo lời thầy dặn. Song hình nhƣ là một "quy luật tâm lý" không thể
cƣỡng lại
đƣợc: dù đã hết sức cố gắng nén lòng hai ông bà chỉ chịu đựng đƣợc chỉ ba tháng
ba ngày
nữa thôi! Lại dắt díu nhau lên thăm con. Chỉ cần nhìn thấy nó rồi quay về cũng
cam! Lần này
chƣa kịp leo lên núi đã trông thấy thằng bé nhảy thoăn thoắt từ núi cao xuống,
trên vai là
chiếc đòn gánh với hai thùng nƣớc con con. Hỏi: Con làm gì thế? Thƣa: Con đi
gánh nƣớc!
Gánh ở đâu? - Ở dƣới suối sâu! - Gánh đi đâu? -Gánh lên núi cao! - Để chi? - Cho
thầy tắm
giặt và tƣới cây kiểng, tƣới cả cây rừng! - Gánh bao lâu rồi ? - Đã ba tháng ba
ngày; mỗi ngày
từ sáng tinh mơ đến tối mịt! -... ?!
Lần này ông bà nhất quyết bắt con về. Ai đời "học" hết chín tháng chín ngày mà
chỉ
có khóc la, bắt ruồi, rồi gánh nƣớc. Thật là "đầy tớ không tính công!" Đành kiếm
thầy khác
thôi! Thầy lại nói: Lần này ông bà không bắt nó về tôi cũng "đuổi học" nó, vì
ông bà đã ba
lần vi phạm hợp đồng! "Nhất quá tam" rồi!
Thế là hai ông bà mỗi ngƣời nắm lấy một tay con trai xuống núi. Đến lƣng chừng
núi
bỗng một toán cƣớp rừng chặn đƣờng yêu cầu ông bà bỏ hết tài sản ra nếu muốn
toàn mạng.
Ông bà càng nắm chặt tay thằng bé, bởi tài sản duy nhất của ông bà lúc ấy là
thằng bé. Phải
quyết tâm bảo vệ nó. Bỗng thằng bé vụt khỏi tay bố mẹ và đẩy hai ông bà vào hốc
núi bảo
nấp đó, để mặc con. Khi thấy bố mẹ đã trú thân an toàn thằng bé đột nhiên thét
lên một tiếng
kinh hoàng làm núi rừng rung động. Tiếng thét kinh thiên động địa làm bọn cƣớp
kinh hoàng
sợ hải. Định thần nhìn kỹ lại chỉ thấy thằng bé 3 tuổi 9 tháng 9 ngày. Đúng là
tiếng
64
thét của nó ! Đầu lĩnh toán cƣớp lập tức ra lệnh bắt sống thằng bé. Chúng nghĩ
rằng toán
cƣớp có thêm thằng bé với giọng hét ấy sẽ lợi hại vô cùng. Chỉ cần thằng bé thét
lên một
tiếng "đối tượng" sẽ riu ríu nghe theo! Nhƣng do đâu thằng bé chƣa đầy 4 tuổi
lại có giọng
thét to và vang nhƣ vậy? Chúng nó hoàn toàn không biết rằng thằng bé đã bỏ ra ba
tháng ba
ngày ròng rã "luyện giọng" bằng cách khóc la thảm thiết! Bọn cƣớp gƣơm giáo tuốt
trần lăm
le tiến đến quyết bắt sống thằng bé. Bố mẹ hồi hộp nhìn ra, bất lực! Bỗng thoắt
một cái thằng
bé đã nhảy lên cành cây cao chót vót một cách nhẹ nhàng, nhanh nhẹn nhƣ ngày nào
nó đã
từng nhảy thoăn thoắt từng bậc đá để gánh nƣớc! Giờ đây không còn sức nặng của
gánh
nƣớc, nó càng nhảy cao hơn, xa hơn. Rồi, từ trên cây cao, một tay vịn cành, tay
còn lại chỉ
việc thò xuống thóp từng tên cƣớp một mà thảy xuống núi, hết tên này đến tên
khác, cũng
nhẹ nhàng và nhanh nhẹn nhƣ ngày nào nó thộp ruồi bỏ vô bao vậy!
Rõ ràng là câu chuyện hoàn toàn hƣ cấu. Không có thực. Nhƣng bên trong lớp vỏ
không có thực ấy, câu chuyện nhằm phản ánh một sự thật có thực, một sƣ thật rất
thực. Đó là
hãy hành động và hành động bền bỉ, cứ kiên trì lặp đi lặp lại thì đến một lúc
nào đó nó sẽ
thấm sâu vào tiềm thức và vô thức, trở thành một "thuộc tính" nhân cách thực sự.
Thế mới biết phƣơng pháp "Học bằng cách làm: Learning by doing" của nhà giáo dục
Mỹ John Dewey là có cơ sở. Phƣơng pháp này chẳng những đúng với học trò trong
phƣơng
châm "học đi đôi với hành", "học đồng thời với tập" mà còn đúng với những ai làm
công tác
giáo dục. Bởi nhà giáo dục lớn trƣớc hết phải thực hành những điều mình muốn dạy
ngƣời
khác. Để trở thành một nhà giáo lớn có khi còn khó hơn là để trở thành một nhà
tƣ tƣởng lớn.
Cả hai đều cần sự sân sắc. Nhƣng trong khi nhà tƣ tƣởng chỉ cần sự nhất quán
trong tƣ tƣởng
của
65
mình thì nhà giáo lại cần, rất cần, tuyệt đối cần, sự nhất quán giữa tƣ tƣởng
với đời sống, với
hành động của mình.
Tuy nhiên trong lúc nhấn mạnh phƣơng pháp thực hành, Khổng tử vẫn không quên sử
dụng phƣơng pháp dùng lời, đặc biệt là phƣơng pháp đàm thoại.
6). Phương pháp đàm thoại - "bất sỉ hạ vấn"
Toàn bộ sách Luận ngữ là những lời đối thoại giữa Khổng tử và và học trò của ông
cũng nhƣ giữa các học trò với nhau hay giữa Khổng tử và những ngƣời đàm đạo cùng
ông. Ở
đó luôn luôn có hỏi - đáp, đặt vấn đề và giải thích vấn đề... Ở đó Khổng tử luôn
luôn xuất
phát từ nội dung nhu cầu của ngƣời học để có câu trả lời phù hợp. Xa hơn, Khổng
tử còn nắm
bắt đƣợc nhu cầu mà ngƣời học chƣa nói, hoặc không thể hỏi, để giải đáp. Nói
cách khác ông
đã "gãi đúng chỗ ngứa" trong tâm tƣ ngƣời khác. Khổng tử còn biết khuyến khích
ngƣời học
phải cố gắng phát biểu ý kiến của mình. Ông nói: "Bất phẫn, bất khải; bất phỉ,
bất phát !"
(LN. VII, 8). Ông còn khuyên không nên lấy làm xấu hổ khi phải hỏi han kẻ dƣới
mình "Bất
sỉ hạ vấn!" (LN. V, 14). Khổng tử luôn biết lắng nghe học trò một cách đầy đủ,
thậm chí biết
chấp nhận lời trách của họ nữa. Ngƣợc lại học trò tuy kính ông nhƣng không nhút
nhát sợ sệt,
có điều gì thắc mắc, họ thẳng thắn hỏi ông một cách tự nhiên và ông cũng thẳng
thắn trả lời
họ một cách tự nhiên - đến nỗi đôi lúc tƣ tƣởng của ông có vẻ nhƣ mâu thuẫn
nhau.
Lớp học do Khổng tử dạy đúng là một lớp học của một triết nhân: Thầy trò cùng
nhau
bàn luận, trao đổi với nhau một cách bình đẳng, tự nhiên để cùng tìm ra đạo lý,
chứ không
phải lớp học của một triết gia đem thuyết của mình ra mà rao giảng một cách độc
thoại thao
thao bất tuyệt!
Học giả Nguyễn Hiến Lê đã từng thích thú khi tƣởng tƣợng ra hình ảnh: Khổng tử
ngồi ở dƣới hiên một buổi chiều đẹp trời gảy đàn từng tƣng, rồi cao hứng hát lên
một điệu
hát, còn Nhan Hồi, Tử Lộ, Tử cống, Mẫn Tử Khiên...
66
các đệ tử ông, thì ngồi chung quanh chăm chăm nhìn nét mặt thầy, lặng tai nghe
và mỉm cƣời.
Thình lình ông bảo họ:
- Các con hãy kể ý chí, hoài bão của mình cho thầy nghe với!
Tử Lộ thì mong có xe để đi, có ngựa để cƣỡi, có ao lông cừu để mặc và chia xẻ
cho
bạn. Nhan Uyên thì khiêm tốn, chỉ mong không khoe khoang những việc thiện của
mình. Tử
cống thì mong buôn bán để làm giàu. Tử Du mong đƣợc cai trị một ấp nhỏ mà thực
hiện đƣợc
đạo của thầy. Họ kể xong, Tử Lộ hỏi lại Khổng tử :
- Chúng con xin đƣợc nghe chí nguyện của thầy !
Khổng tử đáp:
- Thầy mong muốn cho ngƣời già cả đƣợc yên vui, bạn bè tin nhau, còn bọn trẻ thì
đƣợc nuôi nấng dạy dỗ. (LN. V, 25)
Thật là thú vị. Và thật là nhân hậu!
Bàn luận để làm sáng tỏ đạo lý, theo Khổng tử là một phƣơng pháp hữu hiệu đồng
thời là một niềm vui, một lạc thú trí tuệ khó có gì sánh kịp! Ông nói: "Có bạn
bè cùng chí
hướng từ xa tìm đến để đàm đạo là một niềm vui lớn!" (LN. I, 1)
Nhƣ vậy học phải hỏi và hỏi để mà học. Không đƣợc giấu dốt! Nhƣng hỏi những gì
và
hỏi nhƣ thế nào? Khổng tử nói: "Hỏi những điều thiết yếu, suy tư về những gì gần
gũi, thiết
thân, đức nhân nằm ở chỗ đó" (LN. XIX, 6). Tại sao vậy? Bởi chân lý vốn giản dị:
"Dị giản
nhi đắc thiên lý" (Hệ từ). Nhƣng để đạt chân lý phải có ý thức.
7). Làm cho người học có ý thức cầu học, cầu tiến - "mưu đạo bất mưu thực"
- Học không phải để cầu bổng lộc (LN. VIII, 12)
Khổng tử nói: "Người quân tử mưu cầu đạt đạo chứ không mưu
67
cầu cái ăn. Người quân tử lo không đạt đạo chứ không lo nghèo !" (LN. V, 31)
Thật vậy, tiền
của, cái ăn cái mặc, bổng lộc... chỉ là phƣơng tiện. Cứu cánh của ngƣời học
không nằm ở đó.
Mà là cái gì đó cao cả hơn. Cao cả hơn cuộc sống của riêng mình!
Học trƣớc hết là vì sự tiến bộ của bản thân mình. "Vì mình" ngƣời đi học luôn
nghiêm
túc tự kiểm điểm xem mình hôm nay có hơn chính mình hôm qua không. Thật chất của
sự
học là sửa mình cho mỗi ngày một tiến bộ, "mỗi ngày một thêm những kiến thức
mới" (LN.
XIX, 5) để mình tự vƣợt lên bản thân mình. Ngƣợc lại "đạo đức không sửa tiến,
học vấn
không giải tập, nghe được điều nghĩa mà không làm theo, có lỗi mà không sửa đổi,
đó là
những mối lo của ta" (Khổng tử - (LN. VII, 3).
Trình tử (960 - 1276) cũng nối tiếp đƣờng lối của Khổng tử mà nói rằng: "Bác học
(học rộng), thẩm vấn (hỏi kỹ), thận tư (suy nghĩ cẩn thận), minh biện (phân biệt
rõ ràng), đốc
hành (dốc lòng thực hành), nếu bỏ một trong năm điều ấy thì không phải lo học
vậy."
Để học trò có thể tự học nhƣ vậy, ngƣời thầy cần khơi dậy ý thức trƣớc. Để học
trò ý
thức đƣợc điều thầy dạy, trƣớc hết lời dạy của thầy phải phù hợp từng trình độ
ngƣời nghe.
Khổng tử nói: "Người có tư chất từ bậc trung trở lên thì có thể bảo ban những
điều cao xa.
Người có tư chất từ bậc trung trở xuống không thể dạy bảo những điều cao xa
được" (LN.
VI,19). Nghĩa là cách dạy của thầy tùy theo từng trình độ ý thức của trò cao hay
thấp mà dạy
bảo, lời nói nhƣ vậy mới dễ hiểu, mới đánh thức dậy lý trí ngƣời học. Và, do đó,
tránh đƣợc
cái tệ dạy vƣợt bậc, quá sức học trò .
Thậm chí ngay từ đầu, Khổng tử đã đòi hòi ngƣời đi học phải dốc lòng chứng tỏ
lòng
hâm mộ học. "Lễ văn lai học, bất văn vãng giáo": Theo Lê thì chỉ nghe có chuyện
môn sinh
tìm đến thầy cầu học, chứ không nghe chuyện thầy
68
phải đi tìm trò để dạy (Kinh Lễ). Hoàn toàn khác với lối ra đƣờng tìm môn sinh
kiểu Mạc
Địch hay kiểu Socrate .
Cũng khác với Mặc tử thƣờng dùng lời hứa tìm việc để lôi kéo môn sinh theo học,
Khổng tử không làm nhƣ vậy, dù ông biết rằng đấy chỉ là một thứ "lừa đảo - đạo
đức" (pia
fraus) để lôi kéo ngƣời ta đi học thôi. Quả thực đó là kiểu đánh lừa có ý tốt.
Nhƣng sao
Khổng tử không làm? Ông không kéo lƣới (ép buộc) cũng không bắn chim lúc nó đang
ngủ
(LN. VII, 26) tức là không nhân lúc đối tƣợng vô thức mà làm! Ngƣợc lại ông bắt
môn sinh
phải ý thức, ý thức đầy đủ giá trị và ý nghĩa của sự học và ý thức ngay từ đầu,
từ lúc làm lễ
"nhập môn", dù lễ vật chỉ là một chục nem! Điều quan trọng là ngƣời đi học phải
tự ý, tự
nguyện đến cùng thầy với một tấm lòng muốn cầu học, cầu tiến, còn tâm hồn thì
trong sạch,
không, nhằm tƣ lợi.
Rồi tiếp theo, trong suốt quá trình giảng dạy của Khổng tử, trò phải đặt vấn đề
ra
trƣớc, chứ không phải là thầy. Thầy sẽ không thể dạy nếu trò không biết tự đặt
vấn đề: "Nếu
người nào không biết tự hỏi phải làm sao? Làm sao đây? Thì ta cũng chẳng biết
phải dạy
người đó như thế nào nữa!" (LN. XV, 15). Bắt buộc phải có điều kiện ấy vì nếu
không thì
tâm trạng chƣa nghĩ tới việc đặt vấn đề, tức là chƣa có tâm thế để học. Đó là
dấu hiệu "chưa
đói". Ngƣời không đói, có nhét thức ăn vào cũng vô bổ, sẽ khó tiêu hoặc nôn ói
ra. Sách Đại
học nói "Tâm bất tại thị chi bất kiến" Khi tâm hồn còn ở đâu đâu thì có xem cũng
không thấy
gì. Có nghe cũng không hiểu. Có hiểu cũng không thấu...
Mặt khác khi trò đặt vấn đề, đã hỏi rồi thì thầy cũng chỉ gợi ý, hoặc chỉ ra một
khía
cạnh nào đó phù hợp với tâm thế của trò, rồi trò phải nhàn đấy mà tự tìm ra "'ba
góc kia". Đó
là nguyên tắc khơi mào nhƣng không nói hết cố t để cho trò phải suy nghĩ, phải
động não mà
độc lập giải quyết vấn đề.
69
Lý luận dạy học ngày nay cũng đi đến kết luận nhƣ vậy: Ảnh hƣởng giáo dục sâu xa
nhất là ảnh hƣởng khơi gợi cho học trò tự đi tìm kiếm. Đồng thời với Khổng tử,
từ bên trời
Tây, Héraclite (530 - 470 TCN) cũng nói: giáo dục không phải là rót kiến thức
vào đầu nhƣ
ngƣời ta rót chất lỏng vào phễu mà là thắp lên một ngọn đuốc để soi đƣờng cho
ngƣời ta tự
đi! Và Mạnh tử về sau cũng trung thành với đƣờng lối ấy khi viết: "Quân tử dẫu
chỉ bất phát,
dược như dã": Ngƣời quân tử dạy học nhƣ dạy bắn: giƣơng cung mà không nẩy cò.
Coi nhƣ
nhẩy vƣợt qua vậy.
Nhƣ thế vấn đề sẽ đƣợc giải đáp tùy câu hỏi và tùy sự khám phá của trò. Vì vậy
cùng
một vấn đề mà mỗi lúc một khác. Thí dụ điển hình nhƣ chữ "nhân chữ "hiếu ", chữ
"chính"...
Không hề có một định nghĩa chung mà chỉ có với mỗi học trò một câu trả lời khác
nhau.
Theo Kim Định thì làm nhƣ thế cốt để sa thải những ngƣời "hiện diện - vắng mặt"
(présents
absents) tức là hiện diện nhƣng tâm bất tại: Nghe mà không chịu suy nghĩ tìm
tòi; không tìm
tòi thì làm sao bắt gặp chân lý!
Tóm lại, Khổng tử muốn dạy cho môn sinh trở nên hiền triết chứ không dạy cho
biết
một nền triết học. Lối giáo dục đào tạo con ngƣời mà ngày nay ta gọi là Dạy
Ngƣời chứ
không chỉ dừng lại ở dạy chữ. Kết quả của lối giáo dục này là vắng bóng hẳn mệnh
lệnh bắt
phải vâng phục ngƣời này hay ngƣời khác hoặc sách này sách nọ. Nếu có trung
thành thì là
không phải với thầy mà là đối với chính mình, với tính bản nhiên của mình ""Doãn
chấp kỳ
trung" (LN. XX. 1). Không bắt học trò theo mình, Khổng tử chỉ nói: Tiến lên!
Tiến lên bao
hàm việc phải tự ý thức đƣờng hƣớng, ngƣợc với "hãy theo" có thể nhắm mắt chạy
theo
không cần ý thức, suy nghĩ. Vì mục đích chính là giúp trở nên ngƣời
i
quân tử, mà quân tử thì
cầu nơi mình "quân tử cầu chư kỷ", ngƣợc
với tiểu
nhân "cầu chư nhân" (LN. XV, 20).
70
Với lối giáo dục nhƣ vậy, Khổng tử đã xây dựng nên một nền dân chủ thực sự trong
học tập: Ngƣời học hoàn toàn tự do trong suy nghĩ, trên con đƣờng đi tìm chân
lý.
Nhờ tự do và tự giác, ngƣời học dễ tìm ra hạnh phúc học tập .
8). Lấy niềm vui, nguồn hạnh phúc kích thích sự phát triển ở người học - "lạc
học"
Trong giáo dục, cũng nhƣ trong nhiều lĩnh vực khác ở đời, niềm vui vừa là kết
quả,
vừa là điều kiện để kích thích sự hƣng phấn hoạt động của con ngƣời. Chính niềm
vui, nguồn
hạnh phúc có khả năng giúp con ngƣời thêm phấn chấn, thêm tin yêu và thêm nghị
lực để
vƣợt khó, để tiến lên, để phát triển...
Ý thức đƣợc giá tri ấy, Khổng tử thƣờng khơi dậy niềm vui và dẫn truyền cho nó
nẩy
nở. Mở đầu Luận ngữ, ngay chƣơng đầu, dòng đầu là lời Khổng tử: "Học nhi thời
tập chi,
bất diệc duyệt hồ; hữu bằng Tự viễn phương lai bất diệc lạc hồ. Nhân bất tri nhi
bất uấn, bất
diệc quân tử hồ?!" (LN. I, 1): Học mà mỗi buổi mỗi tập thì không vui thú lí? Có
bạn cùng chí
hƣớng ở xa tìm đến (để đàm đạo) thì không vui thích ƣ? Nhƣng nếu không ai biết
tới mình
mà mình không hờn giận (vẫn vui học) thì chẳng là quân tử ƣ? Có ba niềm vui
trong một câu
nói ấy.
- Thứ nhất: "duyệt" là vui bên trong, là sự thích thú trong lòng, với chính
mình, nhờ
"tập" .
- Thứ hai: "lạc" là vui tỏa ra bên ngoài, là sự vui vẻ khi bàn bạc với ngƣời,
nhờ "bạn".
- Thứ ba: "bất uấn : Không tức giận, dỗi hờn, tức là niềm vui đã đƣợc thử thách,
đã
bền vững và chiến thắng nỗi buồn, nhờ "có nghịch cảnh"
Cả ba đều là niềm vui nhƣng ở những cung bậc khác nhau và có tác dụng không
giống nhau. Song đều cần cho ngƣời học.
71
Bởi lẽ đỉnh cao của thái độ học tập đúng đắn là vui học. Khổng tử nói: "Tri chỉ
giả bất
như hiếu chi giả. Hiếu chi giả bất như lạc chi giả" (LN. VI, 18) Biết mà học
không bằng
thích mà học. Thích mà học cũng không bằng vui mà học. "Vui học" là biểu hiện
của "lạc thú
- trí tuệ", là cánh cửa dẫn vào "Hạnh phúc học tập" mà muốn đạt tới ít nhất
ngƣời học phải
trải nghiệm qua bốn yếu tố ngày nay gọi là "4H":
- Head : cái đầu - trí tuệ .
- Heart: trái tim - tình cảm
- Hand : Bàn tay - thực hành, tập luyện .
- Happiness : Niềm vui - Hạnh phúc .
Sự say mê trau giồi học vấn chỉ có thể có đƣợc từ niềm vui, nguồn hạnh phúc ấy.
Bởi
lẽ nếu thiếu niềm vui nhƣ là sự hòa hợp của cả tâm hồn, trí tuệ và hành động thì
chỉ mới dừng
lại ở sự thích thú mang tính xúc cảm, chứ chƣa là sự say sƣa mang tính tình cảm
thực sự .
Bởi mục tiêu ấy mà Khổng tử thƣờng khuyên học trò dù trong hoàn cảnh hay cảnh
ngộ nào cũng cần giữ lấy niềm vui để học và học - có - kết - quả: "An bần lạc
đạo": vui với
sự giàu có về tri thức, về tinh thần và đạo đức là chính. Nhờ có niềm vui nhƣ
vậy mà ngƣời
học "học không chán" (học bất yếm). Nhận xét về Nhan Hồi, học trò yêu quí của
mình,
Khổng tử nói: "Hiền thay, anh Hồi! Một giỏ cơm, một bầu nước, ở trong ngõ hẻm,
người
khác u sầu không chịu nổi cảnh khốn khổ đó. Anh Hồi thì vẫn không đổi niềm vui.
Hiền thay,
anh Hồi!" (LN. VI, 9).
Hạnh phúc sƣ phạm xuất phát tử bản thân công tác sƣ phạm: Khi thầy và trò cùng
khám phá ra cái mới, say mê quên cả những gì chung quanh - quên cả những lo toan
đời
thƣờng, để tận hƣởng "lạc thú - trí tuệ". Ngƣời thầy hay biết
72
chia xẻ lý tƣởng với trò. Thật là hạnh phúc. Có đƣợc hạnh phúc ấy rồi thì dù có
chết cũng
vui: "Triêu văn đạo tịch tử khả hỉ" (LN. IV, 8). Đó mới là cái học tự nguyện, tự
giác, tự lực,
tự chủ và sáng tạo không ngừng. Thật là thứ học "Say sưa đến quên ăn, vui sướng
đến quên
mọi lo buồn" (LN. VII, 18)
Tóm lại, Khổng tử luôn coi trọng và biết tạo ra niềm vui để có nguồn hạnh phúc
cho
ngƣời học. Đó là một trong những nguyên do sâu xa đã đƣa Ông đến vị trí hàng đầu
trong
nền giáo dục phƣơng Đông lúc bấy giờ. Và không chỉ bấy giờ. Cũng không chỉ
phƣơng
Đông. Ngày nay phƣơng Tây cũng đồng ý rằng "Niềm vui là linh hồn của giáo dục:
"La joie
est l'âme de l' éducation." Bởi lẽ "Một trái tim vui vẻ xoay sở đủ mọi chiều: "A
merry heart
goes all the ways." Các nhà tâm lý học hiện nay cũng có cùng nhận định, khi nói
rằng: "Nụ
cười luôn là trợ thủ đắc lực nhất cho mọi nhà giáo ở mọi tình huống giáo dục."
Phải chăng cũng chính là niềm vui mà Khổng tử luôn khen ngợi học trò, và khen
nhiều hơn chê ?
9 - Biết khuyến khích, động viên và tạo dư luận khi cần thiết.
Khổng tử thƣờng khuyến khích môn đồ bằng cách khen ngợi. Và khi khen thì khen
không tiếc lời. Nhan Hồi là ngƣời đƣợc thầy khen nhiều nhất (Riêng trong Luận
ngữ đã gần
mƣời lần). Khen trƣớc các môn sinh khác. Khen cả với ngƣời ngoài là: "Nhan Hồi
hiếu học,
không biết giận lây, rủi có lầm lỗi thì chỉ một lần thôi, không tái phạm". (LN.
VI, 2), "có thể
giữ được Đức nhân liên tiếp ba tháng, còn những trò khác thì chỉ một tháng là
cùng" (LN VI.
5). "nghèo mù không buồn, không đổi niềm vui" (LN. VI 9) "tiến hoài mà không
ngừng trên
đường Đạo lý (LN.IX, 20).