Luận án Thạc sĩ Giáo dục học: Tìm hiểu tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
7,150
788
101
23
Hình 2. Khổng Tử và các môn sinh
24
"Nhà sƣ phạm chân chính, không chấp nhận một xã hội không có kỷ cƣơng" [41,15].
Giáo dục trƣớc hết là đức dục.
... Ngoài xã hội, Khổng tử dạy phải lấy lòng nhân ái mà đối đãi với mọi ngƣời;
phải
cẩn thận và thành thực, thƣơng yêu mọi ngƣời và gần gũi ngƣời nhân đức! (LN. I.
6)
Khổng tử chủ trƣơng trƣớc hết phải tu thân rồi mới tề gia, trị quốc... Nghĩa là
phải có
đạo đức đã rồi mới làm chính trị. Ông nói: "Để hết tâm trí vào đạo lý, cố giữ
đức hạnh, theo
điều nhân ái... còn việc học lục nghệ là phụ". (LN. VU .6)
Ông đòi hỏi học trò phải luôn luôn tự xét mình, làm chủ lấy mình: Ngƣời quân tử
có 9
mối xét nét để tự tu sửa bản thân (LN. XVI, 10). Và tu thân là nhiệm vụ trọng
yếu cơ bản của
mỗi ngƣời không phân biệt đẳng cấp hay địa vị xã hội "tự thiên tử dĩ chí ƣ thứ
dân, nhất thị
giai dĩ tu thân vi bản"
CHƢƠNG III. KHỔNG TỬ VỚI MỤC TIÊU XÂY DỰNG MẪU
NGƢỜI QUÂN TỬ
Đối với Khổng tử:
1. Học trƣớc hết là để biết, để làm - ngƣời - có - tri - thức.
Ông nói:
"Ngọc bất trác bất thành khí
Nhân bất học bất tri đạo"
Ngọc không mài giũa không nên vật trang sức quý; Ngƣời không học không có tri
thức (đạo thời bấy giờ là tri thức, là hiểu biết quy luật vận hành của vạn vật).
Tức là thành
ngƣời trí thức (TRÍ). Muốn vậy phải tìm hiểu cho thấu triệt ngọn nguồn sự vật
(cách vật trí
tri). Có tri chân mới có thể hành thiện. Đó là chữ trí. Bên cạnh chữ Trí, Khổng
tử còn nhấn
mạnh đến chữ NHÂN.
2. Học để làm ngƣời - có lòng nhân:
Hạt nhân trong tƣ tƣởng của Khổng tử là "Nhân ". Nhân là quan hệ lẫn nhau giữa
ngƣời với ngƣời trong sinh hoạt xã
25
hội. Chữ nhân gồm chữ nhân bên trái là người, và chữ nhị bên phải là hai,
tƣợng trƣng cho số nhiều… Vậy là nhân là quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trong cộng
đồng xã
hội. Nội dung của chữ Nhân bao hàm cả: Hiếu, đễ và trung, thứ. Ông nói: "Hiếu,
đễ là cái
gốc để làm người "
Học trò ông lại nói: "Tư tường của thầy nói tóm lại một từ, chẳng qua là TRUNG
THỨ mà thôi". TRUNG biểu đạt tình cảm chân thành xuất phát từ trong lòng mình.
Theo
Phan Bội Châu thì chữ TRUNG bao gồm chữ Trung là trong trên chữ Tâm là
lòng." Nghĩa là nhất thiết xử việc, tiếp người, đều móc ở trong lòng mình ra,
không một tí gì
dối lòng, ấy là TRUNG, là cái "thể" của chữ NHÂN" [2]. Nghĩa là hết lòng, nghĩa
là "quên
mình" vì ngƣời, là TRUNG THÀNH vậy.
Còn chữ Thứ viết chữ "như" ở trên chữ "tâm ở dƣới, nghĩa là ứng phó
với nhất thiết ngƣời nào tất thảy xem ngƣời nhƣ mình. Suy ở trong lòng mình mà
đo lƣờng
đến lòng ngƣời thời biết đƣợc lòng ngƣời cũng nhƣ lòng mình mà đối đãi bằng một
cách bình
đẳng, bác ái. Ấy là nghĩa chữ THỨ mà chính là cái "dụng" của chữ NHÂN vậy (1).
Nói cách
khác, theo lời Khổng tử "thứ" là "việc mà mình không thích, chớ áp đặt cho người
".
Nhƣ vậy, mục tiêu giáo dục của Khổng tử là đào tạo con ngƣời vừa DŨNG, vừa TRÍ,
vừa NHÂN - ngƣời quân tử. Theo Vũ Đại Quang thì:
"Bồi dưỡng những chí sĩ thương người có tiết tháo cao thượng và những quân tử
Nho
gia có tri thức uyên bác, đó là mục đích giáo dục mà Khổng tử rất nhấn mạnh"
[25, 232]
Ông cho rằng kẻ sĩ phải có chí truy tìm chân lí, không xấu hổ vì phải ăn đói mặc
rách,
ngay cả tính mạng thậm chí cũng có thể coi nhẹ, "sáng nghe được đạo, chiều chết
cũng vui ".
(LN. IV, 8).
26
3. Chiều sâu trong mục đích giáo dục theo Khổng tử không phải chỉ là "biết" ,
chỉ là Tri thức, mà còn phải "làm ", phải "hành đạo" .
Ngƣời quân tử phải học để thấu đạo (tri đạo). Thấu đạo rồi mới hành đạo, giúp
đời,
cứu ngƣời. Tri chân, hành thiện: biết cho thấu triệt, sống cho tuyệt vời. Khổng
tử phê phán lối
học mà không hành: "người xưa thận trọng lời nói, sợ sẽ xấu hổ nếu nói mà không
làm được"
(LN. IV, 22)
Tức là tƣ tƣởng chính trị hoá giáo dục mà ta đề cập ở phần trên.
Trở lại với khái niệm Trung ở trên ta có thể nói thêm, đối với Khổng tử "Trung "
là
đạo đức thực hành, vừa hƣớng nội, vừa hƣớng ngoại. Hƣớng nội chỉ sự trung thành,
trung
thực, trung trinh; hƣớng ngoại chỉ sự hết lòng, hết sức, hết mình, vì ngƣời, vô
tƣ. Nhƣ vậy, để
đạt chữ trung, kẻ sĩ không thể không thực hành. Chính hành động mới bộc lộ lòng
trung.
Còn chữ "thứ"?. Chữ "thứ" cũng đƣợc Khổng tử định ranh giới rõ ràng. Trong Luận
ngữ, thiên Vệ Linh Công, có đoạn đối thoại lí thú giữa Khổng tử và Tử Cống, học
trò của
ông, nhƣ sau: "Tử cống hỏi: Có câu nói nào có thể suốt đời theo đuổi không?
Khổng tử đáp
rằng: Có. Đó là đạo "thứ" chăng ? Việc gì mình không thích, chớ áp đặt cho
người" . Tức là
nói đến hành vi việc làm
Chỗ khác, Khổng tử lại nói: "Việc gì mình muốn đạt tới, hãy giúp cho người khác
đạt
tới trước; Việc gì mình muốn lập nên, hãy giúp cho người lập nên trước" (LN. VI,
28)
Cũng ám chỉ giá trị ở hành động vậy. Mẫu con ngƣời, mẫu nhân cách mà Khổng tử
muốn đào tạo đã đƣợc ông tóm tắt trong câu nói:
"Chí ư đạo, cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ" (LN. VII, 6)
27
Đó là một mẫu ngƣời hiền tài thực sự, một nhân tài đích thực. Nhân cách ấy phải
gồm
đủ bốn yếu tố:
- Chí ư đạo: tức là xác định rõ mục đích của cuộc đời, hun đúc một lý tƣởng sống
và
vì lý tƣởng ấy mà hiến thân, lập chí.
- Cứ ư đức : tức là căn cứ vào đạo đức mà làm việc, làm việc thực sự và hoàn
thành
tốt công việc trên cơ sở đạo đức.
- Y ư nhân : tức là gần điều nhân, nƣơng theo lòng nhân ái mà làm việc. Thực
hiện
điều nhân, yêu thƣơng con ngƣời, quan hệ tốt đẹp với con ngƣời và có thái độ
đứng đắn với
bản thân.
- Du ư nghệ : vui với lục nghệ. Thời Khổng tử, lục nghệ gồm: lễ, nhạc, xạ, ngự,
thƣ
(đọc sách và viết chữ) và số (toán pháp). Chủ yếu chỉ những kỹ thuật cụ thể, mà
theo Phan
Nải Việt so sánh thì:
"... du ư nghệ của Khổng tử theo quan điểm ngày nay mà nói thì, đó chính là chân
tài
thực học, có kỹ nghệ cao siêu, là chuyên gia giỏi. Đồng thời, “du ư nghệ” cũng
phản ánh
quan điểm của Khổng tử về nhân tài là cần phải có chuyên môn kỹ thuật sâu rộng''
[38, 381]
Trong thiên Vi chính sách Luận ngữ, Khổng tử lại nói:
"Quân tử bất khí" - Ngƣời quân tử không phải là khí cụ, mà phải có tài năng đa
phƣơng, có thể ứng phó với những nhu cầu đa dạng, trong những tình huống bất ngờ
của
cuộc sống. Ngày nay ta phát triển thành mẫu ngƣời năng động và sáng tạo, chứ
không máy
móc.
Tóm lại, mục đích giáo dục của Khổng tử là đào tạo con ngƣời tài, đức song toàn
để
xả thân đem lại an bình cho thiên hạ.
4. Mẫu ngƣời hành -động - vì - đời - mẫu ngƣời quân tử:
là ngƣời rất tốt nhƣ Phan Bội Châu đã phân tích: "vì cớ sao một ngƣời rất tốt
gọi là
quân tử? Bởi ngƣời ấy đạo đức đã cao, tài năng cũng giỏi, nhân cách lại rất hoàn
toàn, nếu
đem ra gánh việc xã hội thời
28
đáng làm một ngƣời chủ, nên có chữ "quân". Quân nghĩa là ông chủ. Nếu đem ra
gánh việc
loài ngƣời thời cung cấp đƣợc việc cho loài ngƣời cũng nhƣ con thờ cha, nên có
chữ "tử". Tử
nghĩa là con. Góp xắp cả hai ý nghĩa nhƣ trên ấy mới đặt tên bằng "quân tử" [2,
28].
Ngày nay, trong tâm thức của nhiều ngƣời, quân tử vẫn là ngƣời mẫu lý tƣởng, tài
đức
song toàn và phẩm cách cao thƣợng. Có thể so sánh "quân tử" với mẫu ngƣời "đại
trƣợng
phu" của Mạnh tử.
Để đạt mục đích ấy, Khổng tử đã dạy những gì?
CHƢƠNG IV : KHỔNG TỬ VỚI TƢ TƢỞNG TU - TỀ - TRỊ - BÌNH
Nội dung dạy học và giáo dục của Khổng tử rất phong phú và gắn chặt với tiến
trình
TU THÂN → TỀ GIA → TRỊ QUỐC → BÌNH THIÊN HẠ (Đại học). Muốn thiên hạ thái
bình thì trƣớc đó quốc gia phải thịnh trị; muốn quốc gia thịnh trị thì trƣớc đó
nhà nhà phải êm
ấm; muốn gia đình êm ấm thì trƣớc đó mọi ngƣời phải tu thân mình. Phật giáo cũng
đồng một
quan điểm nhƣ vậy. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói: "muốn đem lại hòa bình cho
thế giới,
trước hết mỗi người chúng ta phải tự chuyển hóa chính mình. Đó là con đường cam
go,
nhưng không còn con đường nào khác."
Trƣớc hết phải tu thân, tức là sửa mình, tự chuyển hóa mình. Tu thân là xuất
phát
điểm của mọi quá trình giáo dục, ứng với mọi con ngƣời:
"Từ đấng thiên tử (vua) cho đến kẻ thứ dân, ai cũng phải lấy sửa mình làm gốc"
(Đại
học).
Trong Luận ngữ, Khổng tử lại nói "Bất hoạn vô vị, hoạn sở dĩ lập. Bất hoạn mạc
kỷ
tri, cầu vị khả tri dã" (LN. IV, 14): đừng lo không có chức vị, chỉ lo không đủ
tài đức để nhận
chức vị. Đừng lo không
29
ai biết mình, chỉ mong sao cho mình có tài đức để cho ngƣời ta biết đến. Nghĩa
là trƣớc hết
phải biết tu thân.
Nhƣng để tu thân đạt kết quả thì phải bắt đầu bằng "trí tri" nghĩa là phải học,
học cho
thấu suốt tới chỗ uyên thâm của sự vật thì sau mới biết chỗ cùng cực; biết đến
chỗ cùng cực
thì sau cái ý mới tinh thành; cái ý đã tinh thành thì sau cái tâm mới chính; cái
tâm có chính thì
sau cái thân mới tu; cái thân có tu thì sau cái nhà mới tề; nhà có tề thì sau
nƣớc mới trị, nƣớc
có trị thì sau thiên hạ mới bình. (Đại Học) [37, 82].
Nhƣ vậy biết – thấu - đáo sự vật (cách vật, trí tri) là yêu cầu đầu tiên mà cũng
là nội
dung sơ khởi trong quá trình học tập. Sự thiếu hiểu biết về mình và về ngƣời
khác là nguyên
nhân gây ra sự đau buồn, trái đạo.
Trong Triết học Cổ Đại Trung Hoa chữ "đạo " vừa là quy luật tự nhiên, nguyên lý
vũ
trụ, vừa là quy tắc sống của con ngƣời, quy tắc ứng xử xã hội. Nho giáo dạy rằng
con ngƣời
trƣớc hết là một nhân vật - xã hội, gắn bó với nhau bằng những ràng buộc xã hội:
Trung với
vua, hiếu với cha mẹ, đễ với anh em, thuận hòa với vợ chồng...
Các mối quan hệ xã hội ấy chỉ thật sự trở nên tốt đẹp khi và chỉ khi nó đặt trên
nền
tảng là "tu thân ", mỗi ngƣời tự hoàn thiện bản thân mình.
Để giúp học trò tu thân, Khổng tử dùng cách dạy theo trình tự nhất định: Trƣớc
hết
dùng Thi Thƣ mà Dạy, rồi lấy Hiếu đễ mà Đạo dẫn, lấy nhân nghĩa mà giảng dụ, lấy
lễ
nhạc mà khiến ngƣời ta xem xét, sau cùng lấy Văn lấy Đức mà làm cho nên ngƣời
[14, 64].
Trƣớc hết lấy Thi và Thƣ mà gây nuôi tính tình và mở mang trí thức cho học trò;
rồi lấy Hiếu
đễ - lễ nhạc mà sữa tâm tính cho ngay chính; cuối cùng lấy văn chƣơng, Đạo Đức
mà trang
sức cho thành vẻ cao quý. Trong Luận ngữ, Khổng tử nói: "Bất học thì vô dĩ ngôn.
Bất học lễ
vô dĩ
30
lập.": Không học Thi thì không lấy gì mà ăn nói; không học lễ thì không thể lập
thân"
(LN.XVI, 13)
Nhƣ vậy nội dung cụ thể để tu thân là học Thi - Thƣ, học Lễ và học Nhạc. Điều
này đã
đƣợc Khổng tử khái quát trong câu :
"Hưng ư Thi, lập ư Lễ,thành ư Nhạc" (LN.VIII, 7)
Nghĩa là làm hƣng khởi ý chí ở Thi; sửa sang phẩm cách cho đứng đắn ở Lễ; điều
hòa
nhân cách cho hoàn thành ở Nhạc.
Hưng ư thi: Thi là thơ. Khi tìm hiểu thái độ của Khổng tử về thơ ca chúng ta
thấy có
mấy vấn đề nhƣ sau:
- Khổng tử xem Thơ ca là quan trọng để giáo dục con ngƣời và dùng Thơ ca để mở
đầu cho đạo lý.
- Khổng tử lại dùng thơ ca - dân gian để đi vào đạo lý và triết lý
- Khổng tử lại dùng những lời hát hoa tình giữa trai gái dọ hỏi và trao gửi yêu
thƣơng... để giáo dục
Theo Khổng tử, triết lý không cao hơn tình ngƣời. Nếu tiếng nói của lý trí là lý
luận ,
là biện chứng thì tiếng nói của tâm tình là thơ ca và nhảy múa. Ông nói: "Sao
các trò không
học Kinh Thi? Kinh Thi có thể dùng để hứng khởi tình chí, quan sát suy tư , để
họp quần và
để kêu oan..." (LN.XVII,9)
Trong xã hội phƣơng Đông, mọi tầng lớp từ thứ dân đến Thiên tử đều yêu thơ. Có
thể
nói các nƣớc Viễn Đông là quê hƣơng của thơ, nghe thơ, làm thơ ... và đối thơ đã
trở thành
chìa khóa mở nhiều cửa trong xã hội cũ [8, 161].
Khổng tử chủ trƣơng "hữu giáo vô loại" với quan điểm "chuyển nền văn hóa từ trên
xuống dưới". Do đó, điều tiên quyết là phải lựa chọn phƣơng tiện vừa tầm đại
chúng. Vì vậy,
ông đã chọn thơ ca thƣ dễ nhất, cụ thể nhất, đó là ca dao , đồng dao, tục ngữ,
phƣơng ngôn...
thƣờng đƣợc ngâm nga khắp nơi trong nƣớc,
31
nhƣ gió thổi lƣớt qua mặt mọi ngƣời, vì thế mà gọi là "quốc phong" , ngƣời bình
dân đến đâu
cũng hiểu đƣợc, ngâm nga đƣợc và, nhờ đó, hứng khởi đƣợc.
Phần Quốc phong này, theo các nhà nghiên cứu, đƣợc tuyển chọn nhiều nhất, chiếm
quá nửa Kinh Thi. Trong khi ba phần thơ ca của trí thức chiếm có non nửa, mà lại
đặt ở sau,
thì một mình Quốc phong mở đầu với 160 bài: Tiểu nhã 94, đại nhã 31, Tụng 48. Đã
vậy còn
nhấn mạnh đến hai chƣơng đầu là Châu nam, Thiệu nam nói về tình ngƣời. Thật là
giản dị.
Có giản dị mới đắt thiên lý, mới đạt đạo. Khổng tử nói: "Hỏi những điều thiết
yếu;
suy tư về những việc gần gũi, nhân nằm ở đó "(LN. XIX, 6). Vì vậy ông cũng bắt
đầu dạy
bằng những điều gần gũi, thiết thực. Kinh Thi nói về việc "hái rau, tát nước,
sao mọc, gà
gáy, chim bay, hoa đào nở v.v... và những cảnh thiên nhiên đồng ruộng đó làm cái
khung
lồng trên những chuyện tâm tình, vui buồn, mừng tủi... ai ai cũng hiểu đƣợc, vì
lời vắn tắt, rất
giản dị, cụ thể." [8, 164]
Vậ y khi đọc Kinh Thi không nên tìm, học sự đẹp đẽ trang trọng trau chuốt. Cái
hay
của Kinh Thi không nằm ở đó, mà ở chỗ đẹp hồn nhiên, tự nhiên, mộc mạc, thuần
phác, nói
thẳng lòng mình, không có gì gọi là đẽo gọt, nhƣ để khỏi mất hơi ấm tình ngƣời,
tình đất, tình
trời thuần nhiên thôn dã. Mục đích là làm cho mọi ngƣời đều hiểu, đều cảm đƣợc.
Tự dân
gian xuất phát, đƣợc dân chúng vun trồng nuôi dƣỡng ... [8, 165].
Khổng tử muốn mƣợn tiếng nói trong sạch của tầng lớp đứng ngoài vòng danh lợi để
xây đời, để cải hóa xã hội đẳng cấp. Một trong những chủ điểm của Khổng giáo là
dùng tình
cảm để hoàn thiện con ngƣời (...) cho nên Khổng tử đặt Kinh Thi ngang hàng với
những sách
giáo dục khác trong tứ thƣ ngũ kinh.
Lập ư Lễ: Nếu Kinh Thi là "tay mặt" thì Kinh Lễ là "tay trái" đƣợc Khổng tử dùng
trong việc tô tạo đào luyện con ngƣời lý tƣởng [8, 187].
32
Ngày nay khi nghe nói đến "lễ" ngƣời ta liền nghĩ đến cái gì gò bó, câu thúc,
giả tạo,
cổ hủ... Tất cả những hình dung từ này đều có phần đúng là bởi chúng ta quen
chứng kiến
một thứ lễ ở thời hậu Nho, đƣợc quy định từ thời Hán về sau và ngày càng trở nên
chi li
phiền phức, chỉ còn có "nghi" mà hết "lễ" , chỉ còn hình thức mà đánh mất chất
chân thành.
Do vậy cần bình tâm xét lại chữ lễ của Khổng tử: Về mặt sƣ phạm, lễ là lợi khí
tốt
nhất để cụ thể hóa lời giáo huấn. Lời nói thƣờng trừu tƣợng, vô hình, không thể
nào hiệu
nghiệm bằng tấm gƣơng thiết thực kèm theo. "Trăm nghe không bằng một thấy". Dạy
phép
lịch sự xã giao, xử thế mà diễn ra bằng những cử chỉ đánh vào thị giác ngƣời học
thì công
hiệu hơn nhiều.
Sau này,. Montessory, J.Dewey ... cố cụ thể hóa nền giáo dục cũng là đáp ứng nhu
cầu
ấy, kể cả lối giáo dục bằng phim ảnh cũng vậy. Đạo Nho là một triết lý - hành vi
nên tất nhiên
phải coi trọng lễ, để cảm hóa con ngƣời, để giúp con ngƣời làm theo, noi theo.
Ngƣời xƣa ví lòng ngƣời giống nhƣ mảnh ruộng mà tình dục ví nhƣ cỏ dại tự mọc
lên
và lan tỏa, nếu không đƣợc cày và cấy giống cây lành. Giống cây lành ấy là Lễ.
Không có Lễ
con ngƣời sẽ sống buông thả, sa đọa theo dục vọng bản năng. Nhân tính, do đó, sẽ
nhƣờng
chỗ cho thú tính. Nietzsche, một triết gia lớn phƣơng Tây đã nói: "Không phải
tình cảm mãnh
liệt làm nên đại nhân, mà là sự lâu bền của tình cảm đó". Can đảm một lúc không
khó,
nhƣng can đảm lâu dài, đi theo một hƣớng bền bỉ, đó mới là chuyện khó và hiếm.
Khổng tử đã sớm nhìn thấy sự cần thiết nhƣ Nietzsche, nên ông chủ trƣơng dùng Lễ
để đào luyện con ngƣời. Nhờ đi theo Lễ lâu dài, bền bỉ nên các dân tộc Á Đông có
đƣợc các
đức tính đáng quý nhƣ ôn hòa, điềm tĩnh, mực thƣớc, là những đức tính làm cao
quý nhân
cách của tổ tiên chúng ta. [8, 192].