Luận án: Opera trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam
4,461
885
158
91
(Nguyễn Văn Thịnh), Lý Mầm (Nguyễn Văn Mầm) dạy tuồng; nghệ nhân Năm Ngũ,
Dịu Hƣơng, Minh Lý dạy Chèo...
Sau khi ra đời nền nhạc mới Việt Nam, bên cạnh ca hát cổ truyền, chúng ta có
thêm ca hát nhạc mới theo phong cách châu Âu. Lúc đầu đội ngũ những ngƣời hát
nhạc
mới đƣợc đào tạo trong các trƣờng học của Pháp hoặc là những ca sĩ ca hát trong
các
quán bar, các phòng trà, tiệm nhảy. GS. Nghệ sĩ nhân dân Mai Khanh và nghệ sĩ
nhân
dân Thƣơng Huyền là những ngƣời đã từng hát ở quán Thiên Thai, quán Tân Nghệ
Sĩ...
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đội ngũ hát nhạc mới là những ngƣời đã từng ca
hát ở
trƣớc đó, họ tham gia phục vụ kháng chiến; là những diễn viên của các đoàn nghệ
thuật
kháng chiến hoặc là những ngƣời nổi lên trong các phong trào nghệ thuật quần
chúng.
Dần dần, họ có kinh nghiệm trong ca hát, trở thành lực lƣợng nòng cốt của nền
thanh
nhạc mới Việt Nam. Nhiều ngƣời thành những ca sĩ có tên tuổi nhƣ Thƣơng Huyền,
Mai Khanh, Quốc Hƣơng, Khánh Vân... Sau khi hòa bình lập lại ở Miền Bắc, Nhà
nƣớc
thành lập các trƣờng Âm nhạc thì ca hát nhạc mới đƣợc đào tạo chủ yếu ở các
trƣờng
lớp chuyên nghiệp từ trung ƣơng tới địa phƣơng nhƣ Trƣờng Âm nhạc Việt Nam,
Trƣờng Nghệ thuật Quân đội, các trƣờng Văn hóa nghệ thuật của các tỉnh... Khoa
Thanh nhạc trong các trƣờng này đào tạo ca hát nhạc mới theo mô hình của châu
Âu, có
chƣơng trình, giáo trình, đội ngũ giáo viên là những ca sĩ nổi danh từ những
thời kỳ
trƣớc cách mạng hoặc là ngƣời đƣợc đào tạo từ trong hoặc ngoài nƣớc.
Với chiến lƣợc phát triển đồng bộ nền âm nhạc Việt Nam trên tất cả các mặt đào
tạo, sáng tác, biểu diễn, nghiên cứu phê bình trong đó ƣu tiên cho đào tạo đi
trƣớc, nền
thanh nhạc Việt Nam, đặc biệt là ca hát nhạc mới từ sau khi hòa bình lập lại
1954 đã
phát triển nhanh chóng chƣa từng có.
Về opera, khi vở “Evgeni Onegin” do các nghệ sĩ Việt Nam biểu diễn với sự
giúp đỡ của chuyên gia thanh nhạc Liên Xô tại Nhà hát lớn ngày 15 tháng 5 năm
1961
thì mới có thể coi là chúng ta chính thức có biểu diễn thể loại này. Điều đó còn
đƣợc
khẳng định chắc chắn hơn qua thành công của vở “Núi rừng lên tiếng” do Nhà hát
Giao
hƣởng - Hợp xƣớng Nhạc Vũ kịch Việt Nam biểu diễn năm 1964. Đến khi các opera
Việt Nam “Cô Sao”, “Người tạc tượng” của Đỗ Nhuận, “Bên bờ Krông Pa” của Nhật
92
Lai... đƣợc dàn dựng và biểu diễn càng cho thấy Việt Nam thực sự có thể có một
nền
nghệ thuật opera của riêng mình.
Cảnh trong vở “Cô Sao” do Nhà hát Giao hưởng - Hợp xướng
Nhạc Vũ kịch Việt nam biểu diễn
Cảnh trong vở “Người tạc tượng” do Nhà hát Giao hưởng - Hợp xướng
Nhạc Vũ kịch Việt nam biểu diễn
93
Từ khoảng sau năm 1980, tuy sáng tác opera đi vào chiều hƣớng trầm lắng
nhƣng nghệ thuật biểu diễn opera lại có phần khởi sắc. Nhiều opera của nƣớc
ngoài
đƣợc Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam dàn dựng và biểu diễn nhƣ “Orféo ed Eurydice”
(W.Gluck), “Madame Butterfly” (G.Puccini), “La Boheme” (G. Puccini)... Theo nhạc
trƣởng Phạm Hồng Hải - Phó giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam, từ thời điểm
1984 (khi tách khỏi Nhà hát Giao hƣởng - Hợp xƣớng Nhạc Vũ kịch Việt Nam), Nhà
hát dàn dựng khoảng gần 10 opera, chủ yếu dàn dựng từ năm 2002 đến nay. Năm 2005
vở “Cây sáo thần” do Nhạc viện Hà Nội dàn dựng và biểu diễn gây tiếng vang lớn ở
trong nƣớc. Từ năm 2005, khi bắt đầu dự án hợp tác 5 năm (2005 - 2009) với Nhà
hát
Norrlands Opera của Thụy Điển, Việt Nam tiếp tục dàn dựng “Cosi Fan Tute -
Trường
học Tình yêu” (W.A.Mozart) công diễn tại Việt Nam vào tháng 9/2006, tại Thụy
Điển
vào tháng 11 năm 2006 với sự tham gia của ba diễn viên chính là ngƣời Việt Nam
(Thăng Long, Vành Khuyên và Phan Đức). Sau đó, vào năm 2007, vở “Flying
Dutchman - Người Hà Lan bay” (R.Wagner) đƣợc diễn tại Thụy Điển với sự tham gia
của 12 nghệ sĩ Việt Nam vào các vai chính. Có một điều đáng tiếc là trong số
những vở
opera biểu diễn thời gian gần đây không có vở nào của các nhạc sĩ Việt Nam.
Cảnh trong vở opera “Cây sáo thần” do Nhạc viện Hà Nội biểu diễn.
94
Hoạt động biểu diễn opera chỉ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn nhƣ Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Khán giả đi xem chủ yếu là những ngƣời hoạt động
trong các lĩnh vực nghệ thuật, một số ít là trí thức thuộc các ngành khoa học
khác và
ngƣời nƣớc ngoài. Điều này cũng thật dễ hiểu bởi opera là nghệ thuật mới mẻ, kén
khán
giả, đòì hỏi ngƣời thƣởng thức phải có trình độ về âm nhạc. Tuy nhiên, với những
thành
công trong biểu diễn opera từ năm 1961 đến nay cho thấy các nghệ sĩ Việt Nam có
khả
năng biểu diễn đƣợc opera và hoạt động biểu diễn opera đang ngày càng đƣợc công
chúng Việt Nam đón nhận.
Hiện nay, Nhà hát Nhạc - Vũ kịch là đơn vị chuyên đảm nhiệm biểu diễn opera.
Số lƣợng diễn viên của Nhà hát là 175 ngƣời (bao gồm diễn viên hát, múa và nhạc
công
trong dàn nhạc giao hƣởng), chủ yếu họ đƣợc đào tạo tại Học viện Âm nhạc Quốc
gia
Việt Nam, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh hoặc ở nƣớc ngoài nhƣ Liên Xô (cũ)...
Do sự cấp bách đòi hỏi số lƣợng diễn viên nên có một số ngƣời đã đƣợc chính Nhà
hát
đào tạo. Theo Phó giám đốc Nhà hát - NSƢT. Mạnh Chung, từ khi thành lập đến nay,
Nhà hát tự đào tạo đƣợc 3 khóa diễn viên opera. Khóa đầu, năm 1961 - 1964 đào
tạo
120 ngƣời; các khóa II năm 1978 - 1981 và khóa III năm 1997 - 2000, mỗi khóa đào
tạo
45 ngƣời, nhƣng chủ yếu các diễn viên này đƣợc đào tạo để hát hợp xƣớng. Nhà hát
đã
mời các giảng viên của Nhạc viện Hà Nội đến để giảng dạy cho các khóa học này.
Có thể nói, đến nay chúng ta chƣa có trƣờng chuyên đào tạo ca sĩ opera. Các
nghệ sĩ tham gia vở “Evgeni Onegin” (là opera đƣợc dàn dựng đầu tiên ở Việt Nam)
nhƣ Ngọc Dậu, Quý Dƣơng, Quang Hƣng, Trung Kiên... phần nhiều đƣợc đào tạo tại
khoa Thanh nhạc Trƣờng Âm nhạc Việt Nam. Tại khoa Thanh nhạc của Trƣờng Âm
nhạc Việt Nam, họ đƣợc đào tạo chung về thanh nhạc, do có khả năng về opera nên
đƣợc đầu tƣ nhiều vào mảng này và sau đƣợc tu nghiệp thêm ở nƣớc ngoài hoặc đƣợc
học với các chuyên gia nƣớc ngoài. NSƢT Ngọc Dậu đã đóng nhiều vai trong các
opera nhƣ “Cô Sao”, “Người tạc tượng”, “Bên bờ K’rông Pa”, “Evgeni Onegin”,
“Núi rừng lên tiếng”... nhƣng chị không đƣợc học tập chính quy về opera mà chủ
yếu
là học ở các khóa bồi dƣỡng với các chuyên gia Trung Quốc, Triều Tiên, Liên Xô.
95
Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam là nơi đào tạo đỉnh cao các nghệ sĩ trong
nƣớc, nhƣng theo PGS. NSND Trung Kiên thì đến nay vẫn chƣa có Tổ bộ môn opera
trong Khoa Thanh nhạc. Các sinh viên có chất giọng tốt, phù hợp với opera và có
sức
khỏe tốt đƣợc các giảng viên của Khoa chọn lựa đào tạo riêng cho opera nhƣng
không
thành lớp riêng. Đó là một thực tế cho thấy, đào tạo opera ở nƣớc ta chƣa chính
quy,
chƣa thực sự đƣợc chú ý. Đây cũng là điều mà nhiều giảng viên thanh nhạc của Học
viện còn trăn trở. Họ mong muốn có một chuyên ngành biểu diễn riêng cho opera,
muốn đƣợc sự đầu tƣ thích đáng cho nghệ thuật này bởi những ảnh hƣởng quan trọng
của nó tới một nền thanh nhạc chuyên nghiệp mang tính quốc tế. Song, thực tế và
mong
muốn vẫn còn có những khoảng cách quá xa.
Kỹ thuật hát bel canto trong opera Ý cũng đƣợc áp dụng vào giảng dạy thanh
nhạc ở Việt Nam không chỉ cho các ca sĩ có khả năng hát opera mà cho cả những ca
sĩ
hát các bài ca khúc nhạc mới. Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Nhạc viện
Thành
phố Hồ Chí Minh, các trƣờng giảng dạy thanh nhạc khác trên toàn quốc đều có sự
vận
dụng phƣơng pháp dạy hát bel canto. Trong cuốn Phương pháp sư phạm thanh nhạc
của PGS.Trung Kiên đƣợc sử dụng cho chƣơng trình đào tạo đại học thanh nhạc của
Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam có nhiều nội dung về phƣơng pháp hát opera.
Nhiều giảng viên thanh nhạc áp dụng cách hát bel canto trong giảng dạy nhƣ
GS.NSND
Mai Khanh, NSND Quý Dƣơng, Nhà giáo ƣu tú Thúy Huyền, PGS.NSND Trung Kiên,
NSND Quang Thọ... và họ đã đào tạo đƣợc nhiều thế hệ ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng.
Các nghệ sĩ có tên tuổi đóng góp nhiều thành tích trong lĩnh vực biểu diễn của
nƣớc ta nhƣ Thanh Huyền, Quý Dƣơng, Trần Hiếu, Trung Kiên, Lê Dung, Quang Thọ...
là những ngƣời đã vận dụng cách hát bel canto vào ca khúc Việt Nam, tạo nên sự
thành
công của mình. NSND Quý Dƣơng nổi tiếng với nhiều bài hát nhƣ Đào công sự
(Nguyễn Đức Toàn), Bình ca (Nguyễn Đình Phúc), Khúc hát đảo quê hương (Phạm
Đình Sáu)... và ông là nghệ sĩ tham gia biểu diễn nhiều opera nhƣ “Evgeni
Onegin”,
“Núi rừng lên tiếng”, “Ruồi trâu” (Spadavesky), “Madame Butterfly”, “Cô Sao”,
“Người tạc tượng”, “Bên bờ K’rông Pa”. Gần đây, nhiều ca sĩ trẻ vận dụng cách
hát
bel canto vào ca khúc nhạc mới Việt Nam rất thành công nhƣ Anh Thơ, Bích Thủy,
Lan
96
Anh, Trọng Tấn, Đăng Dƣơng, Việt Hoàng... Họ đã thể hiện đƣợc cách hát nhẹ
nhàng,
âm thanh sáng, đẹp, tròn vành rõ chữ và giọng hát của họ đƣợc sự mến mộ của khán
thính giả trong cả nƣớc.
Nhìn chung, trong nền thanh nhạc Việt Nam, opera là một thành tố. Cùng với các
nghệ thuật sân khấu cổ truyền; các thể loại ca cảnh, ca kịch, thanh xƣớng kịch,
opera là
một bộ phận làm nên diện mạo hoàn chỉnh cho nền sân khấu Việt Nam. Bên cạnh
phong cách hát các thể loại âm nhạc cổ truyền và hát ca khúc nhạc mới, kỹ thuật
hát bel
canto của opera góp phần tạo nên tính phong phú cho kỹ thuật thanh nhạc của ca
hát
Việt Nam. Là một thể loại âm nhạc có nhiều hình thức thanh nhạc nhƣ đơn ca, hợp
ca,
hợp xƣớng đòi hỏi những kỹ thuật thanh nhạc từ đơn giản nhất tới phức tạp nhất,
sự có
mặt của opera nói lên một tầm vóc phát triển của một nền thanh nhạc chuyên
nghiệp.
Đối với nhiều nƣớc châu Âu, opera càng phát triển càng chứng tỏ sự đi lên của
nền
thanh nhạc đất nƣớc họ và họ tự hào vì điều đó. Với Việt Nam, tuy opera không
phát
triển nhƣ các nƣớc châu Âu nhƣng chúng ta đã có một số tác phẩm opera của mình.
Hoạt động biểu diễn opera không đến đƣợc với đông đảo công chúng, nhƣng cho đến
nay những gì mà các nghệ sĩ opera Việt Nam làm đƣợc đã góp phần khẳng định trình
độ
của nền thanh nhạc Việt Nam.
3.2. Opera trong mối quan hệ với một số thể loại âm nhạc chuyên nghiệp khác.
Sự phát triển opera có mối quan hệ với một số thể loại âm nhạc khác nhƣ giao
hƣởng, hợp xƣớng...
Giao hƣởng có cội nguồn từ opera, trong sự nghiệp của các nhạc sĩ ngƣời Ý. Họ
viết các khúc mở màn (symphonie) gồm ba phần nhanh - chậm - nhanh cho dàn nhạc.
Các khúc mở màn đƣợc tách ra biểu diễn riêng trên sân khấu hòa nhạc, sau đó ba
phần
nhanh - chậm - nhanh đƣợc xây dựng thành giao hƣởng ba chƣơng. Về sau, chƣơng
thứ
tƣ đƣợc thêm vào và thể loại giao hƣởng chính thức đƣợc hoàn thiện ở trƣờng phái
cổ
điển Viên. Lịch sử phát triển opera châu Âu cho thấy, vai trò của khí nhạc giao
hƣởng
ngày càng đƣợc chú trọng trong opera. Nhƣ vậy, giữa hai thể loại này có mối quan
hệ
tƣơng hỗ. Giao hƣởng phát triển tốt góp phần đẩy mạnh hoạt động biểu diễn và
sáng
tác opera. Ngƣợc lại, opera phát triển mạnh thì chỉ riêng trong opera, nghệ
thuật giao
97
hƣởng cũng đã có điều kiện để phát triển. Thông qua các cảnh trí sân khấu, các
hành
động kịch, tình huống kịch mà ngƣời nghe có thêm phƣơng tiện trực quan để hiểu
hình
tƣợng của khí nhạc trong opera, từ đó họ có thể đến với nhạc không lời dễ dàng
hơn.
Một trong những điều kiện cần cho sự ra đời opera Việt Nam là phải có một nền
khí nhạc giao hƣởng. Đến thời kỳ 1954 - 1975, khi nền âm nhạc Việt Nam đƣợc phát
triển đồng bộ trên tất cả các mặt từ sáng tác tới biểu diễn, từ thanh nhạc tới
khí nhạc...
thì opera có đủ điều kiện để ra đời.
Từ những phân tích nhƣ trên cho thấy, việc phát triển opera sẽ tạo thêm điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển một thể loại âm nhạc chuyên nghiệp là giao
hƣởng.
Trong opera, hợp xƣớng đƣợc sử dụng là một hình thức thanh nhạc. Hợp xƣớng
đƣợc sinh ra và phát triển mạnh ở châu Âu. Từ thời kỳ cổ đại, các nƣớc nhƣ Hy
Lạp, La
Mã đã dùng hợp xƣớng để mở màn cho các vở bi kịch đồ sộ. Đó cũng là cội nguồn
sâu
xa của sự ra đời opera. Đến thời kỳ trung cổ, khi nhà thờ có uy lực ở châu Âu
thì hợp
xƣớng đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng tiện hữu hiệu trong việc truyền bá tƣ tƣởng
của
đạo Thiên chúa. Với đặc điểm có thể sử dụng nhiều thủ pháp sáng tác âm nhạc từ
chủ
điệu tới phức điệu, từ một bè tới nhiều bè, hợp xƣớng đƣợc các nhạc sĩ opera rất
chú ý
khai thác. Trong opera châu Âu, nhiều tiết mục hợp xƣớng là những mẫu mực cho
thể
loại này nhƣ hợp xƣớng mục đồng trong “Orféo ed Euridice” (C.W. Gluck), các tiết
mục hợp xƣớng trong “Carmen” (G. Bizet), “Cây sáo thần” (W.A. Mozart), “William
Tell” (G. Rossini)...
Hợp xƣớng là thể loại đƣợc phát triển ở nƣớc ta bắt đầu từ sau Cách mạng tháng
Tám với tác phẩm đầu tiên là “Đông Nam Á châu” của Lƣu Hữu Phƣớc. Thời kỳ 1945 -
1954 có một số bản hợp xƣớng khác nữa là “Ngọn cờ dân chủ” cũng của Lƣu Hữu
Phƣớc và “Trường chinh ca” của Lƣơng Ngọc Trác. Đến thời kỳ 1954 - 1975 thì ca
khúc hợp xƣớng phát triển khá rực rỡ, và ở chƣơng 2 chúng tôi đã nêu “tƣ duy đa
thanh
trong các tác phẩm hợp xƣớng khẳng định bút pháp sáng tác của các nhạc sĩ Việt
Nam
đã chuyên nghiệp hơn. Và đó là cơ sở để sáng tác các tiết mục hợp xƣớng cho
opera”
(Tr 37). Sự phát triển của hợp xƣớng ở thời kỳ chống Pháp và thời kỳ chống Mỹ
cũng là
yếu tố góp phần vào điều kiện đủ để opera Việt Nam ra đời.
98
Trong các opera Việt Nam, có khá nhiều tiết mục hợp xƣớng đặc sắc nhƣ hợp
xƣớng fugue số 2 và hợp xƣớng số 5 màn I vở “Bên bờ K’rông Pa”; hợp xƣớng mở
màn, hợp xƣớng số 16 màn II vở “Cô Sao”...
Nhƣ vậy, cũng nhƣ giao hƣởng, giữa opera và hợp xƣớng có mối quan hệ khá
mật thiết. Hợp xƣớng phát triển làm cơ sở nền tảng cho opera. Opera phát triển
tạo điều
kiện cho hợp xƣớng phát triển.
Opera Việt Nam đã có vị trí trong nền âm nhạc Việt Nam. Cùng với các thể loại
âm nhạc giao hƣởng, thính phòng, thanh xƣớng kịch, vũ kịch... và nhiều thể loại
âm
nhạc khác, opera góp phần xây dựng nền nhạc mới chuyên nghiệp Việt Nam. Số lƣợng
sáu vở còn là rất ít ỏi, song sự có mặt của opera đã tạo thêm sự toàn diện, sự
bề thế cho
nền âm nhạc mới mang tính quốc tế.
3.3. Nguyên nhân của sự đi xuống trong sáng tác opera Việt Nam hiện nay.
Opera Việt Nam đã ra đời với vở đầu tiên là “Cô Sao” (Đỗ Nhuận) năm 1965,
tiếp sau đó là các opera “Bên bờ Krông Pa” (Nhật Lai) năm 1968, “Bông sen”
(Hoàng
Việt - Lƣu Hữu Phƣớc) năm 1968, “Người tạc tượng” (Đỗ Nhuận) năm 1971, “Nguyễn
Trãi ở Đông Quan” (Đỗ Nhuận) năm 1980, “Tình yêu của em” (Nguyễn Đình Tấn)
năm 1981. Sau năm 1975, sân khấu nhạc mới Việt Nam chuyển sang xu hƣớng kịch hát
mới, một dạng có hình thức thể hiện gọn nhẹ hơn opera. Năm 2005, nhạc sĩ An
Thuyên
đã sáng tác và cho ra mắt vở “Đất nước đứng lên” do dàn diễn viên của Đại học
Văn
hóa - Nghệ thuật Quân đội biểu diễn. “Đất nước đứng lên” có sáu màn, nội dung ca
ngợi chiến công của anh hùng Núp và ngƣời dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống
Pháp. “Đất nước đứng lên” có nhiều tiết mục thanh nhạc và một số màn múa đặc
sắc,
đậm chất Tây Nguyên. Khán giả Hà Nội đã đón nhận vở này với một sự mong chờ và
hy vọng opera khởi sắc trở lại sau một thời gian dài không có tác phẩm nào đƣợc
sáng
tác sau opera “Tình yêu của em”. Tuy nhiên, “Đất nước đứng lên” đã gây không ít
tranh cãi, đó có phải là opera hay vẫn chỉ là kịch hát mới? Với các tiết mục
aria,
ballade, duos, trios và các màn hợp xƣớng; với các phần múa tham gia vào xây
dựng
nội dung hình tƣợng kịch, “Đất nước đứng lên” có dáng dấp của một vở opera.
Song,
nhiều ý kiến cho rằng khí nhạc của vở này chƣa phải là khí nhạc giao hƣởng của
opera.
99
Phần dàn nhạc chủ yếu là nhạc cụ điện tử, phối khí theo ngôn ngữ nhạc nhẹ. Phần
hát
cũng dùng hệ thống phóng thanh và vì vậy vở này gần với kịch hát.
Nhƣ vậy, thực sự Việt Nam có sáu opera, sau đó sân khấu nhạc mới sang xu
hƣớng kịch hát. Và đến nay, sáng tác cho opera hầu nhƣ vắng bóng. Nguyên nhân
nào
dẫn đến sự trầm lắng nhƣ vậy?
Nhƣ chúng tôi đã phân tích, opera đòi hỏi tay nghề cao của nhạc sĩ sáng tác và
ngƣời biểu diễn, nhạc sĩ phải thông thạo cả thanh nhạc lẫn khí nhạc giao hƣởng.
“Đất
nước đứng lên” là một dẫn chứng cho thấy, sở dĩ vở này còn có sự bàn cãi là
opera hay
kịch hát chỉ vì khí nhạc chƣa ở tầm giao hƣởng. Opera còn rất kén ngƣời thƣởng
thức,
không phải ai cũng có thể xem và hiểu đƣợc nghệ thuật này. Ở Việt Nam, số lƣợng
khán giả xem opera ít hơn nhiều so với các chƣơng trình biểu diễn ca khúc hoặc
ca
múa nhạc tổng hợp. Đó là một thực tế khiến opera không có nhiều “đất” để biểu
diễn.
Một nguyên nhân không thể không tính đến là đầu tƣ cho opera rất tốn kém bởi
tính đồ sộ của vở diễn (bao gồm cả thanh nhạc và khí nhạc). Nếu so với biểu diễn
giao
hƣởng thì opera còn cần đầu tƣ về vật chất nhiều hơn. Đó cũng là một trong những
trở
ngại cho sự phát triển của opera khi mà đất nƣớc ta còn rất nghèo sau khi ra
khỏi cuộc
kháng chiến chống Mỹ. Đến nay, chiến tranh đã kết thúc 35 năm, đất nƣớc đã nhiều
đổi
thay, kinh tế đã phát triển hơn trƣớc đây rất nhiều nhƣng Việt Nam vẫn là nƣớc
nghèo
trên thế giới. Trong một số năm gần đây, biểu diễn opera ở nƣớc ta có sự khởi
sắc một
phần vì có sự hợp tác hỗ trợ của nƣớc ngoài. Thời kỳ 1954 - 1975, kinh tế đất
nƣớc
theo cơ chế bao cấp, việc hạch toán lỗ lãi của một đơn vị nghệ thuật không đặt
lên hàng
đầu mà nhiệm vụ chính trị mới là quan trọng. Cả nhạc sĩ sáng tác lẫn ngƣời biểu
diễn
làm việc theo tinh thần xã hội chủ nghĩa là chính mà ít nghĩ đến quyền lợi vật
chất, đến
công sức mà họ bỏ ra. Có phải vì vậy mà các nhạc sĩ đã viết opera và nhiều vở
opera
của Việt Nam đã đƣợc dàn dựng chăng? Có lẽ không hoàn toàn nhƣ vậy, song đó cũng
là một thực tế. Sau năm 1975, đất nƣớc thực sự vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế.
Khi
chế độ bao cấp bị bãi bỏ, các đơn vị nghệ thuật cũng phải hoạt động dựa trên
hạch toán
kinh doanh. Vì vậy, một nghệ thuật quá tốn kém nhƣ opera sẽ gặp nhiều khó khăn
để
tồn tại nếu nhƣ không có sự tài trợ và bao cấp. Khi một vở opera đƣợc sáng tác
thì nó
100
cần phải đƣợc dàn dựng và biểu diễn. Liệu có phải vì sự tốn kém và vì opera ít
khán
giả mà thời kỳ sau năm 1975, các nhạc sĩ không quan tâm viết cho opera?
Theo chúng tôi, một nguyên nhân cơ bản của sự trầm lắng này là do hoàn cảnh
lịch sử xã hội thay đổi dẫn đến thay đổi quan điểm sáng tác. Trong hoàn cảnh
cuộc
sống mới, nhu cầu và thẩm mỹ của ngƣời dân Việt Nam có sự thay đổi khác các giai
đoạn trƣớc, trong âm nhạc xuất hiện thêm các loại nhạc mang tính giải trí nhƣ
Rock,
Pop, Rap... Có lẽ, sự gọn nhẹ dễ đến với quần chúng đƣợc các nhạc sĩ lựa chọn
cho phù
hợp với thời đại mới là một trong những nguyên nhân lý giải sự trầm lắng của
nghệ
thuật opera thời kỳ sau 1975. Kịch hát mới lúc đó tỏ ra phù hợp và dễ đƣợc đón
nhận
hơn. Sự nở rộ của các tác phẩm kịch hát mới ở thời kỳ này đã chứng tỏ điều đó.
Không
phải chỉ có âm nhạc sân khấu mà ngay các thể loại âm nhạc khác cũng đi vào xu
hƣớng
gọn nhẹ. Tâm lý thƣởng thức mới và thẩm mỹ mới phần nào đã dẫn đến sự ra đời
nhiều
thể loại âm nhạc mang tính giải trí, đơn giản mà nhạc nhẹ là một trong những thí
dụ.
Ngoài ra, một nguyên nhân nữa cần nêu ở đây là khi đất nƣớc ta trong thời kỳ
chiến tranh nhƣng có sự viện trợ của các nƣớc xã hội chủ nghĩa anh em. Nhiều
chuyên
gia nƣớc ngoài nhƣ Liên Xô, Trung Quốc... đã sang giúp đỡ Việt Nam đào tạo các
nghệ
sĩ nhạc sĩ, trong đó có các nghệ sĩ opera. Ngay cả đạo diễn opera cũng có sự
giúp đỡ
của các nƣớc bạn. Sau khi hết chiến tranh, thống nhất hai miền Nam Bắc, chúng ta
phải
tự lực cánh sinh, những khó khăn về kinh tế và cả về nhân lực dàn dựng opera
cũng làm
cho sự phát triển của opera không đƣợc nhƣ trƣớc đây.
3.4. Một số đề xuất giải pháp cho sự phát triển opera ở Việt Nam.
Đổi mới quan điểm và phát triển opera cần mang tính chiến lược:
Việt Nam đã có opera, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đất nƣớc đầy khó khăn
gian khổ nhƣng sáng tác opera lại khởi sắc. Đến nay, đất nƣớc đã ra khỏi chiến
tranh 35
năm, nghệ thuật có điều kiện thuận lợi để phát triển nhƣng sáng tác và biểu diễn
các tác
phẩm opera Việt Nam lại trầm lắng. Đó chính là điều mà không ít ngƣời làm công
tác
âm nhạc chuyên nghiệp quan tâm, suy nghĩ và thậm chí trăn trở. Có nên để cho
nghệ
thuật opera của Việt Nam lụi tàn?