Luận án: Opera trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam
4,460
885
158
41
tạo ở Hoa Kỳ đã biến chất thành tay sai cho giặc, giết ngƣời không ghê tay. Bên
cạnh
hình ảnh cao đẹp của Nga là Tuấn, ngƣời chiến sĩ giải phóng, anh đã giác ngộ một
ngƣời lính Ngụy theo cách mạng, sau anh đã bị Huỳnh bắn chết. Kết thúc opera là
sự bi
thƣơng với cái chết của Nga và sự điên dại của Huỳnh, nhƣng niềm tin vào chính
nghĩa
thắng bạo tàn, tinh thần bất khuất của ngƣời chiến sĩ cánh mạng, vạch trần tội
ác kẻ xâm
lƣợc là ý nghĩa trọng tâm của tác phẩm.
Opera duy nhất phản ánh đề tài quá khứ lịch sử chống xâm lƣợc phƣơng Bắc là
“Nguyễn Trãi ở Đông Quan” của Đỗ Nhuận. Dựa trên câu chuyện về cuộc đời Nguyễn
Trãi, tác giả xây dựng vở opera khá đồ sộ để nói lên công đức của ngƣời anh hùng
dân
tộc và truyền thống chống ngoại xâm của đất nƣớc ta.
Nhƣ vậy, trong số sáu opera thì vở “Cô Sao” viết về đề tài kháng chiến chống
Pháp, “Nguyễn Trãi ở Đông Quan” là opera phản ánh quá khứ lịch sử chống xâm lƣợc
phƣơng Bắc, các vở còn lại đều viết về đề tài chống Mỹ. Hai vở cùng viết về Tây
Nguyên là “Người tạc tượng” và “Bên bờ K’rông Pa”.
Ba vở thuộc thể loại sử thi là “Cô Sao”, “Bên bờ K’rông Pa” và “Người tạc
tượng”, đồng thời do chính các tác giả viết nội dung kịch bản. Vở “Bông sen” do
Nguyễn Vũ viết kịch bản. Nguyễn Đình Tấn viết kịch bản cùng Hải Nhƣ và Văn Hà
cho
vở “Tình yêu của em”. Nội dung kịch bản của “Nguyễn Trãi ở Đông Quan” đƣợc dựa
vào kịch thơ của Nguyễn Đình Thi.
Phần lớn các opera có kết thúc lạc quan, chỉ có “Tình yêu của em” kết thúc bi
thƣơng bằng cái chết của nhân vật chính. Dù lạc quan hay bi thƣơng, tất cả các
opera
đều khẳng định thắng lợi tất yếu của dân tộc và niềm tin vào chính nghĩa.
Những vấn đề to lớn về vận mệnh dân tộc, chủ nghĩa yêu nƣớc, ý chí quật
cƣờng, bất khuất, truyền thống chống ngoại xâm... đƣợc các tác giả miêu tả thông
qua
những hoàn cảnh, số phận cụ thể của các nhân vật với những tình tiết hợp lý,
sinh động.
Bên cạnh những trang miêu tả khí thế quật cƣờng là những trang thi ca đẹp đẽ của
tình
yêu cao thƣợng, tình ngƣời ấm áp... làm nên một kịch bản vừa hùng tráng vừa lãng
mạn
cho các opera.
42
2.2. Đặc điểm về cấu trúc:
Đa số các opera Việt Nam có cấu trúc theo mẫu hình opera cổ điển châu Âu,
theo lối màn, cảnh và cấu trúc số mục. Ngoại trừ vở “Bông sen” đƣợc xây dựng
theo lối
xuyên suốt không chia thành màn và có quy mô nhỏ hơn cả, các opera khác đều đƣợc
chia thành ba màn:
Cô Sao gồm 36 tiết mục. Màn I từ tiết mục 1 đến số 15, màn II từ số 16 đến số
25, màn III từ số 26 đến số 36.
“Bên bờ K’rông Pa” gồm 30 tiết mục. (Vở này không đánh số từ đầu tới cuối
mà đánh số theo màn). Màn I gồm 15 tiết mục, màn II gồm 6 tiết mục, màn III gồm
9
tiết mục.
“Người tạc tượng” gồm 29 tiết mục. Màn I từ số 1 đến số 8, màn II từ số 9 đến
số 20, màn III từ số 21 đến số 29.
“Nguyễn Trãi ở Đông Quan” gồm 27 tiết mục. Màn I từ số 1 đến số 11, màn II
từ số 12 đến số 19, màn III từ số 20 đến số 27.
“Tình yêu của em” gồm ba màn nhƣng có quy mô nhỏ, chỉ gồm 14 tiết mục
(không kể khúc mở màn). Màn I từ khúc mở màn tới số 7, màn II từ số 8 đến số 13,
màn III chỉ có một tiết mục là số 14.
“Bông sen” là opera duy nhất có một màn và bốn cảnh, đƣợc xây dựng theo cấu
trúc xuyên suốt mà không theo số mục nhƣ các vở trên.
Mở đầu các opera là khúc mở màn của dàn nhạc, tuy nhiên một số vở nhƣ “Cô
Sao” mở màn bằng đọc thơ trên nền nhạc và thêm phần hợp xƣớng, “Bên bờ K’rông
Pa” cũng có hai phần: dàn nhạc và hợp xƣớng. Trƣớc khi vào các màn hai, màn ba
cũng đều có nhạc dạo đầu.
Phần thanh nhạc gồm hát và hát nói. Nhiều vở có thêm nói thƣờng, Nguyễn Đình
Tấn gần nhƣ chỉ sử dụng nói thƣờng trong “Tình yêu của em”, còn Nhật Lai hầu nhƣ
không dùng hình thức này trong “Bên bờ K’rông Pa”. Các vở “Cô Sao”, “Người tạc
tượng”, “Nguyễn Trãi ở Đông Quan” đều có nói thƣờng và chủ yếu đƣợc Đỗ Nhuận
viết ở dạng nói theo tiết tấu. “Bông sen” có nói thƣờng song chỉ có tính chất
điểm xuyết
ở một vài cảnh.
43
Các tiết mục thanh nhạc sử dụng nhiều hình thức
3
của opera châu Âu: đơn ca,
hợp ca, hợp xƣớng.
Các tiết mục đơn ca chủ yếu là aria và ca khúc, một số tác phẩm có ariozo
(“Người tạc tượng”, “Bên bờ K’rông Pa”), romance (“Cô Sao”, “Bên bờ K’rông Pa”,
“Tình yêu của em”), ballade (“Bên bờ K’rông Pa”).
Hợp ca có các tiết mục duo (song ca) là chủ yếu, ngoài ra còn có trio (tam ca)
và
tốp ca.
Hợp xƣớng đƣợc dùng ở nhiều hình thức: Phân chia theo giọng ngƣời có hợp
xƣớng nam nữ, hợp xƣớng nam, hợp xƣớng nữ. Phân chia theo bè chủ yếu có hợp
xƣớng bốn bè, ba bè; ngoài ra, một số vở có hợp xƣớng hai bè.
Hát nói đƣợc các nhạc sĩ sử dụng ở dạng có đệm, giai điệu uyển chuyển gần với
hát và thanh điệu tiếng nói của ngƣời Việt Nam. Nhiều vở có hát nói theo kiểu
nói lối,
nói vè trong âm nhạc truyền thống nhƣ “Cô Sao”, “Nguyễn Trãi ở Đông Quan”.
Phần dàn nhạc cũng đƣợc sử dụng theo mẫu hình opera châu Âu, gồm bốn bộ
trong dàn nhạc giao hƣởng: dây, gỗ, đồng, gõ. Bên cạnh đó, các opera đều sử dụng
thêm các nhạc cụ dân tộc. Bộ phận khí nhạc, ngoài khúc mở màn và dạo đầu các
màn,
bao gồm nhạc đệm, nhạc nền, nhạc dẫn vào tiết mục, nhạc chen (gian tấu) có vai
trò
quan trọng trong việc thể hiện tình huống kịch và xây dựng hình tƣợng kịch...
Bên cạnh các tiết mục thanh nhạc và phần viết cho dàn nhạc, còn phải kể đến sự
có mặt của các tiết mục múa. Múa là thành tố quan trọng trong opera, góp phần
cho vở
diễn phong phú, sinh động. Ngôn ngữ các động tác cơ thể con ngƣời của múa bổ
sung
và làm cho ngôn ngữ âm nhạc trong opera trở nên rõ ràng, gần gũi hơn. Trong các
opera
Việt Nam, các tiết mục múa chủ yếu có màu sắc dân gian nhƣ các vũ điệu Tây
Nguyên
trong “Bên bờ K’rông Pa”, múa theo điệu Xòe của dân tộc Thái trong “Cô Sao”...
Vở
“Cô Sao” có ba tiết mục múa (số 11, 19 và 29). Vở “Bên bờ K’rông Pa” có các tiết
mục múa là số 3, số 6, số 13 ở màn I; số 5 ở màn III. “Người tạc tượng” có múa ở
tiết
mục số 6 và 15. “Tình yêu của em” có các tiết mục múa số 3, số 5 .v.v.
3
Hình thức chúng tôi dùng ở đây là hình thức trình diễn, không phải là hình thức
tác phẩm âm nhạc.
44
2.3. Phƣơng thức xây dựng khúc mở màn (Ouverture).
Ouverture là khúc mở màn cho opera, có chức năng chuẩn bị và dẫn dắt trƣớc
khi vào vở diễn. Ở nhiều opera, ouverture còn báo trƣớc nội dung kịch hoặc tập
trung
những chủ đề chính đƣợc sử dụng trong opera.
Ouverture trong các opera Việt Nam đƣợc xây dựng theo mẫu hình của opera
châu Âu, do dàn nhạc hoặc hợp xƣớng đảm nhiệm. Các ouverture đều là tiết mục số
1
của vở opera (Trừ vở “Tình yêu của em” có ouverture tách riêng không đánh số
tiết
mục)
“Cô Sao” có khúc mở màn dài 100 nhịp, chia hai phần.
Phần một:
Đầu tiên, dàn nhạc tấu một chủ đề ở giọng gis-moll hòa thanh, tính chất bi
thƣơng, giai điệu chính do bè violon I đảm nhiệm. Tham gia dàn nhạc lúc này gồm
các
nhạc cụ của bộ dây; bộ gỗ có 2 flute, 2 hautbois, 2 clarinette, cor anglais, 2
basson; bộ
đồng có cor, tuba; bộ gõ có timpani và một nhạc cụ dân tộc Việt Nam đƣợc sử dụng
là
cồng. Hai nhịp đầu, các nhạc cụ gồm gõ, tuba, basson đi giai điệu thƣa và mỏng,
sau đó
là bộ dây và chủ đề xuất hiện ở violon I (xem thí dụ 1 và phụ lục số 1).
Hai câu thơ của Hồ Chủ Tịch “ Trên đời ngàn vạn điều cay đắng/ Cay đắng chi
bằng mất tự do” đƣợc đọc trên nền của nhạc. Sau đó là bản hợp xƣớng gồm ba chủ
đề.
Ba chủ đề này đƣợc phát triển trong nhiều tiết mục ở các màn sau.
Chủ đề 1 viết ở gis-moll tự nhiên, là âm hìmh chủ đạo của nhân vật Hà, do một
giọng basse solo, tính chất bi hùng, xúc động. (xem thí dụ 2).
Về phần dàn nhạc: flute, hautbois và cor anglais đi mô phỏng theo giai điệu
chính, các nhạc cụ khác đệm theo thƣa và mỏng hơn. Bộ gõ lúc này chỉ có
campanelli
đi các nốt staccato. Bộ dây cũng đi một số nốt trắng, đen và đƣợc lặp đi lặp lại
(xem phụ
lục số 1).
Chủ đề 2 xuất hiện ở bè soprano và alto, sau đó cả bốn bè hợp xƣớng cùng trình
bày, nhịp 3/4, tính chất da diết nhƣ miêu tả thảm cảnh nghèo đói của ngƣời dân
Tây Bắc
dƣới chế độ thực dân (xem thí dụ 3). Dàn nhạc lúc này chủ yếu là bộ gỗ và bộ dây
tham
gia (xem phụ lục số 1).
45
Chủ đề 3 đƣợc chuyển sang tiết tấu hành khúc, điệu tính câu một là gis-moll,
sang câu hai là Gis-dur, tƣơng phản với các chủ đề trên nên giai điệu sáng, mạnh
mẽ,
thể hiện niềm tin vào tƣơng lai và cũng là tƣ tƣởng chủ đạo của tác phẩm: cách
mạng
giải phóng con ngƣời (xem thí dụ 4).
Phần hai: Do dàn nhạc diễn tấu, đƣợc xây dựng từ chủ đề 1 của hợp xƣớng nhằm
nhấn mạnh tính chất bi hùng xúc động và hình ảnh của nhân vật Hà. Trên nền nhạc
bi
thƣơng, bóng của những ngƣời tù chính trị ở nhà tù Sơn La bị xích xiềng nặng nề
bƣớc
trong màn sƣơng khói. Phần này đƣợc phát triển theo thủ pháp phức điệu của thể
loại
fugue, chủ yếu do bộ dây đảm nhiệm. (xem thí dụ 5).
“Bên bờ K’rông Pa” có khúc mở màn gồm hai phần: dàn nhạc và hợp xƣớng; có
độ dài 78 nhịp, nội dung diễn tả ba chủ đề: Quê hương, thù hận, đợi chờ. Chủ đề
Quê
hương ở phần dàn nhạc
4
, các quãng giai điệu có âm hƣởng của dân ca Tây Nguyên (xem
thí dụ 6).
Chủ đề Thù hận do giọng nam trung (baryton) solo, có hợp xƣớng a-cappella
đệm theo. Tuy viết ở giọng e-moll nhƣng các bè hợp xƣớng ít sử dụng hợp âm ba
châu
Âu mà chủ yếu là các chồng quãng 4 và quãng 5. Tiết tấu của phần hợp xƣớng thể
hiện
sự dứt khoát, mạnh mẽ và lời ca là các hƣ từ hê, hê (một cách hát của ngƣời Tây
Nguyên). Trong khi đó, bè solo gồm nhiều chùm ba và các nốt ngân dài (xem thí dụ
7).
Chủ đề Đợi chờ do hợp xƣớng a-cappella trình bày. Ở câu một, soprano cùng bè
với tenor, alto cùng bè cùng bè với basse và chỉ cách nhau quãng 8, đƣợc viết
chiều dọc
là những quãng trong các hợp âm ba chính (t, D) của hai giọng a-moll hòa thanh
và e-
moll hòa thanh. Câu hai có chen thủ pháp phức điệu nhƣng có bè hát các âm ê, ê
là cách
hát của Tây Nguyên (xem thí dụ 8).
“Người tạc tượng” có khúc mở màn chỉ gồm 40 nhịp, diễn tả chủ đề Nước, một
trong những chủ đề chính của tác phẩm, tƣợng trƣng cho tình yêu và quê hƣơng.
Chủ đề
này còn đƣợc phát triển ở tiết mục của nhân vật H’Nuôn và sử dụng thành âm hình
chủ
đạo cho nhân vật này (xem thí dụ 9).
4. Vì chỉ sƣu tầm đƣợc bản piano của “Bên bờ K’rông Pa” và một số vở khác nên
chúng tôi chỉ trích dẫn phần
piano.
46
Biên chế dàn nhạc của khúc mở màn chủ yếu là các nhạc cụ trong dàn nhạc giao
hƣởng: Bộ dây có đủ các nhạc cụ. Bộ gỗ gồm 2 flute, 2 hautbois, 2 clarinette, 2
basson.
Bộ đồng có 4 cor, 2 trompette, 2 trombone, 1 tuba. Bộ gõ có timpani, campana.
Các
nhạc cụ dân tộc có 2 t’rƣng, 5 cồng và 1 đàn bầu điện. Vào đầu, chủ đề chính do
bộ gỗ
đảm nhiệm, có thêm dàn dây, cor, t’rƣng, cồng và timpani tham gia. Sau đó mới có
các
nhạc cụ khác nhƣ nêu trên. (xem phụ lục số 2)
Khúc mở màn của “Nguyễn Trãi ở Đông Quan” rất ngắn gọn với 60 nhịp. Vào
đầu là chủ đề Nguyễn Trãi với âm hƣởng hào hùng nhƣ lời hịch. Đó cũng là âm hình
chủ đạo, đƣợc sử dụng nhiều lần ở phần dàn nhạc của các màn (xem thí dụ 10).
“Tinh yêu của em” có khúc mở màn dài 79 nhịp, cấu trúc hai phần.
Phần một trình bày hai chủ đề tƣơng phản, tƣợng trƣng cho các nhân vật chính
của opera. Đầu tiên, dàn nhạc đi 4 nhịp với cƣờng độ mạnh: f và sf (xem phụ lục
số 3).
Sau đó là hình tƣợng 1 do hautbois diễn tấu, giai điệu êm đềm nhẹ nhàng, tƣợng
trƣng
cho tính cách dịu dàng của Nga.
Hình tƣợng 2 xuất hiện ở bè trầm, do trombone diễn tấu. Giai điệu có những
quãng bán cung đi xuống, tiết tấu nhấn lệch, tính chất căng thẳng, miêu tả thế
lực độc
ác, bạo tàn.
Trombone đƣợc sử dụng hãm tiếng (con sordino) và bộ dây dùng thủ pháp trille
càng tăng thêm tính căng thẳng cho hình tƣợng 2 (xem phụ lục số 4).
Phần hai chuyển sang tốc độ chậm (andante espressivo), do bộ dây đảm nhiệm,
tính chất trữ tình du dƣơng (xem thí dụ 11). Về cuối có thêm vibraphone tham
gia, nhạc
thƣa mỏng dần, chuẩn bị cho khung cảnh ngôi chùa tĩnh mịch ở màn I (xem phụ lục
số
5) .
47
Phần mở màn của opera “Bông sen” dài 81 nhịp, chủ đề là một motif nhạc có
âm hƣởng của điệu thức ngũ cung. Âm hình này đƣợc phát triển quán xuyến trong
suốt
phần mở màn. Tác giả sử dụng nhiều nhạc cụ của dàn nhạc giao hƣởng. Ngoài ra,
còn
có thêm piano (xem phụ lục số 6). Cuối khúc mở màn xuất hiện chủ đề Bông sen
trong
phần hát của nhân vật em gái, làm bắc cầu vào phần chính của vở. Chủ đề Bông sen
đƣợc phát triển nhiều ở các phần sau trong opera, giai điệu có màu sắc dân ca
Nam Bộ
(xem thí dụ 12).
Nhìn chung, cấu trúc ouverture của các opera Việt Nam đều ngắn gọn, cô đọng
hình tƣợng của vở hoặc màn I, các chủ đề tƣợng trƣng cho các nhân vật chính.
Nhiều vở
có các chủ đề trở thành âm hình chủ đạo (leitmotiv), đƣợc khai thác trong quá
trình phát
triển ở các màn.
2.4. Phƣơng thức xây dựng các tiết mục thanh nhạc.
2.4.1. Aria.
Thanh nhạc là linh hồn của opera. Đặc biệt, các aria giữ vai trò quan trọng.
Aria
là thể loại có kết cấu và nghệ thuật hoàn chỉnh dành cho diễn viên đơn ca với
dàn nhạc
đệm. Aria làm nhiệm vụ giới thiệu cuộc sống nội tâm, tƣ tƣởng tình cảm của nhân
vật
hay nói cách khác nó khắc họa tính cách, vẽ lên “chân dung” của nhân vật và
thƣờng
đƣợc các nhạc sĩ dành cho các nhân vật chính trong các vở opera.
Trong các tiết mục đơn ca của opera Việt Nam, aria có số lƣợng nhiều nhất, thể
hiện tình huống kịch, diễn tả nội tâm, tính cách, số phận nhân vật và thƣờng
đƣợc xây
dựng theo lối phát triển âm hình chủ đạo (leitmotiv).
Sau đây, chúng tôi xin phân tích một số aria tiêu biểu.
a. Opera “Cô Sao”.
Đây là opera có các hình thức thanh nhạc khá phong phú: đơn ca, song ca, tam
ca, tứ ca, hợp xƣớng. Trong hình thức đơn ca, các thể loại chủ yếu là aria,
romance, ca
khúc...
Các tiết mục aria đƣợc dành toàn bộ cho nhân vật Sao (giọng nữ cao - soprano).
Tính cách và nội tâm của nhân vật Sao đƣợc miêu tả tỉ mỉ qua sự phát triển các
aria ở ba
màn. Đó là những giai điệu trữ tình, kịch tính sâu sắc, mang đậm âm hƣởng dân ca
miền
48
núi phía Bắc, thể hiện các tâm trạng khác nhau, đồng thời cho thấy Sao là ngƣời
con gái
dịu dàng, giàu tình cảm, số phận gặp nhiều đắng cay nhƣng không cam chịu.
Trong aria đầu tiên “Rừng núi muôn trùng...” (tiết mục số 2, màn I), hình ảnh
của Sao là cô gái bất hạnh, bị vu oan là ma cà rồng và bị bà con dân bản xa
lánh. Chủ đề
chính là âm hình chủ đạo (đƣợc phát triển ở nhiều aria khác và trong phần khí
nhạc, khi
Sao xuất hiện); sử dụng nhiều quãng 4, quãng 5 và thang 5 âm của dân ca miền núi
phía
Bắc: Es-F-As-B-Des; tính chất trữ tình, miêu tả tâm trạng day dứt, đau đớn của
Sao
(xem thí dụ 13). Dàn nhạc chủ yếu sử dụng dàn dây và gỗ, phần của bộ gỗ mỏng
nhẹ,
phù hợp với tính trữ tình của giai điệu (xem phụ lục số 7).
Bản aria này có cấu trúc ở hình thức ba đoạn đơn (aba’). Sự đau khổ, day dứt dần
chuyển thành nỗi căm hận với những kẻ đã vu oan cho cô. Ở cuối đoạn hai xuất
hiện
motif phản kháng chống lại định mệnh, nét nhạc này cũng trở thành chủ đạo đƣợc
khai
thác ở một số tiết mục sau của Sao.
Cũng thể hiện tình cảm xót xa cho thân phận đắng cay, nhƣng aria “Em nghĩ sao
không ra...” (số 12, màn I) còn bộc lộ tình yêu thầm kín giữa Sao với Hà. Đầu
tiên, âm
hình chủ đạo của Sao xuất hiện ở dàn nhạc (do flute diễn tấu), sau đó là đoạn a,
phần
đệm mỏng nhẹ, câu đầu violon I solo cùng giai điệu của Sao (xem phụ lục số 8).
Đây là
aria hay nhất của opera bởi giai điệu đẹp, nên thơ, lời ca đằm thắm chứa chan
tình cảm.
Tình yêu trào dâng, trỗi dậy trong lòng Sao ở cao trào của đoạn hai nhƣng cô
phải kìm
nén, nghẹn ngào và để rồi lại chìm vào đau khổ tột cùng ở đoạn ba tái hiện: Một
tâm
trạng đầy mâu thuẫn đang giằng xé trong cô. Âm hình chủ đạo xuất hiện ở đoạn
hai,
cách phát triển tƣơng tự nhƣ aria số 2 nhƣng đƣờng tuyến giai điệu phong phú
hơn, do
đó thể hiện đƣợc nhiều sắc độ tình cảm khác nhau. Để thể hiện aria này, ca sĩ
phải có kỹ
thuật thanh nhạc điêu luyện bởi giai điệu viết ở tốc độ chậm, có nhiều nốt ở âm
khu cao
và ngân dài (xem thí dụ 14).
49
Dù rất dịu dàng, giàu tình cảm nhƣng Sao không chấp nhận số phận. Tính cách
này của cô đƣợc xây dựng qua aria “Ta men lên núi” (số 5, màn I). Giai điệu dùng
nhiều điệp nốt, thể hiện sự cƣơng nghị. Điệu thức a-moll, chuyển sang h-moll,
rồi lại về
a-moll. Các cung quãng khá phức tạp nhƣ quãng 5 giảm (f#-c) ở nhịp 12. Ở ô nhịp
21
có motif phản kháng của aria số 2. Aria này cũng đòi hỏi khá cao về kỹ thuật
thanh
nhạc bởi sự thể hiện nội tâm và giai điệu khá phức tạp (xem thí dụ 15).
Ở màn III, sau khi đất nƣớc đƣợc giải phóng, Sao đƣợc tự do. Trong aria “Mãi
sao chẳng gặp nhau...” (tiết mục số 32), cũng vẫn là giai điệu trữ tình, vẫn là
hình ảnh
ngƣời con gái dịu dàng xinh đẹp nhƣng không còn sự xót xa, khổ đau nữa mà là
tình
cảm trong sáng, nhớ thƣơng. Đoạn a đƣợc viết ở g-moll tự nhiên, sử dụng nhiều
quãng
liền bậc, tạo cho giai điệu nét buồn man mác; gần cuối câu đầu, giai điệu đang
bình ổn,
đột ngột nhảy quãng 7 từ a1 lên g2 và ngân dài, tạo ấn tƣợng về cảm xúc nhớ
nhung
mãnh liệt của Sao. Aria này có màu sắc âm nhạc châu Âu rõ nét hơn so với các
aria
khác (xem thí dụ 16).
b. Opera “Bên bờ K’rông Pa”.
Cũng nhƣ “Cô Sao”, “Bên bờ K’rông Pa” là opera đƣợc xây dựng ở nhiều hình
thức thanh nhạc: đơn ca (aria, romance, ballade, ca khúc), song ca, tam ca, hợp
xƣớng...
Các aria trong vở này không chỉ dành riêng cho một nhân vật nhƣ vở “Cô Sao”. Các
nhân vật chính: Y San, H’Lim, già Ma Lim (bố của H’Lim), Ma Tông (bạn chiến đấu
của bố Y San), Mi San (mẹ của Y San) đều có ít nhất một tiết mục aria. Riêng Y
San có
hai aria ở màn I và màn II. Ngoài thể hiện nội dung hình tƣợng kịch, các aria
của “Bên
bờ K’rông Pa” bộc lộ rõ nét tính cách cũng nhƣ tâm trạng nhân vật và đều sử dụng
chất
liệu dân ca Tây Nguyên đậm nét.
Tiết mục số 9 (màn I) là aria của Ma Lim (giọng nam trung - baryton), miêu tả
nỗi đau thƣơng tột cùng của Ma Lim khi vợ ông là Mi Lim bị tên cố vấn Mỹ giết
hại.
Giai điệu có nhiều quãng nửa cung với trƣờng độ chủ yếu là nốt đen và nốt ngân
dài;
tính chất bi thƣơng sâu sắc. Trong sự đau thƣơng ấy còn chứa chất nỗi hờn căm và
lời
50
kêu gọi trả thù (xem thí dụ 17). Sau bản ballade ở tiết mục số 5 của Ma Lim
5
, aria này
khắc họa thêm tính cách già làng giàu tình cảm nhƣng nghị lực, thông minh và
quyết
đoán.
Để khắc họa hình ảnh Y San, Nhật Lai xây dựng aria của Y San (số 11 màn I,
viết cho giọng nam cao - tenor ) với nhiều thủ pháp phong phú. Y San vô cùng đau
xót
trƣớc cái chết của mẹ H’Lim. Ơi Teo nham hiểm đã mƣợn mũi tên của anh để giết
bà,
vì vậy ở đây, ngoài nỗi đau xót còn là tâm trạng giằng xé và sự căm thù tột độ.
Aria có
cấu trúc ở hình thức rondo: a - b - a’- c - c’- a’’. Vào đầu là một số câu hát
nói, Y San
dằn vặt, day dứt tƣởng nhƣ có kẻ cho anh uống bùa mê. Nhƣng anh đã khẳng định sự
trong sáng của tâm hồn mình qua giai điệu hùng tráng, tha thiết, đậm âm hƣởng
dân ca
Tây Nguyên ở đoạn a (xem thí dụ 18 và 19).
Đoạn b là nỗi đau thƣơng pha lẫn sự uất ức của Y San, giai điệu sử dụng nhiều
quãng 2 thứ và có cả quãng 2 tăng (D – Ces), tính chất kể lể (xem thí dụ 20).
Đoạn c và
c’ đƣợc viết ở nhịp 3/8, là những hồi ức kỷ niệm tình yêu của Y San với H’Lim.
Giai
điệu rất đẹp, trữ tình, trong sáng, uyển chuyển, có màu sắc của vũ khúc Tây
Nguyên.
Đoạn này đƣợc viết ở thang âm rất đặc trƣng của dân ca Tây Nguyên: F-A-B-C-E-F
(xem thí dụ 21) .
Cuối đoạn c’, giai điệu đƣợc chuyển lên quãng 8, tạo cao trào và nối vào một
phần hát nói trƣớc khi về đoạn a’’ (xem thêm phụ lục số 9). Giai điệu kịch tính
căng
thẳng: Lửa căm thù đang bốc cháy trong lòng Y San. Đoạn a’’ là tâm trạng dằn vặt
của
Y San vì anh đã không hoàn thành đƣợc nhiệm vụ già Ma Lim giao cho.
Qua tâm trạng phức tạp của Y San, hiện lên tính cách chân thành, nồng nhiệt và
quả cảm của anh. Tác giả đã xử lý các đoạn a, a’, a’’ không ở cùng một điệu
tính, tạo sự
phong phú cho aria: đoạn a viết ở thang âm B-D-Es-F-A-B đan xen với thang âm
F-A-
B-C-Es-F; đoạn a’ viết ở thang âm C-E-F-G-H-C; đoạn a’’ viết ở
Des-F-Ges-As-C-Des,
đều là thang âm đặc trƣng của dân ca Tây Nguyên. Bản aria thứ hai của Y San
(tiết mục
số 6, màn II) vẫn là giai điệu của aria số 11 màn I nhƣng khác thang âm và lời
ca. Sự
5. Bản ballade của Malim thuộc tiết mục 5, trƣớc aria số 12, sẽ đề cập đến ở
phần Ballade