Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (CVC) của Trung Quốc trong ngành may mặc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
7,890
908
90
37
phối. Trở lại năm 2007 là năm xuất khẩu mạnh nhất của Trung Quốc, theo dữ
liệu từ tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007 Trung Quốc xuất khẩu
vào thị trường may mặc của Hoa Kỳ và EU chiếm tới 64% thương mại toàn
cầu về may mặc. Năm 2007 và 2008 thị phần nhập khẩu EU về hàng may mặc
của Trung Quốc chiếm tới 38,5 và 44,8% tổng giá trị nhập khẩu hàng may
mặc của EU. [9].
Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào 6 tháng cuối năm 2008, kinh tế
EU phục hồi chậm hơn so với sự phục hồi kinh tế của Mỹ. Đây cũng là thời
điểm mà Mỹ và EU loại bỏ các hạn chế về một số sản phẩm dệt may đối với
Trung Quốc. Vì vậy, nhập khẩu may mặc trong quý 1 và 2 năm 2008 của EU
từ Trung Quốc vẫn tăng trưởng cao. Đến quý 3 và 4 năm 2008, khi kinh tế
thế giới khủng hoảng trầm trọng đã tác động mạnh đến việc xuất nhập khẩu
của các quốc gia trên thế giới. Vì vậy hàng dệt may và may mặc của Trung
Quốc xuất khẩu sang EU cho thấy xu hướng tăng trưởng yếu. Năm 2008
Trung Quốc xuất khẩu sang EU đã giảm 4,2% so năm 2007, năm 2009 Trung
Quốc xuất khẩu sang EU đã giảm 6,2% so năm 2008. [9]. Trong 2 tháng đầu
năm 2010 Trung Quốc đã xuất khẩu hàng dệt may tới thị trường EU đạt gần
24% trên tổng kim ngạch xuất khẩu. [7].
2.2.2.3. Thị trường Nhật Bản:
Trong những năm qua Trung Quốc là nhà xuất khẩu hàng may mặc
chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường Nhật Bản. Năm 2009, Nhật Bản là thị
trường lớn thứ hai trên thế giới về tiêu thụ hàng dệt may, trong đó thị trường
thời trang hàng ngày cho tầng lớp phụ nữ trẻ chiếm khoảng 60% trong tổng
thể thị trường quần áo và có trị giá khoảng 28 tỷ USD. Từ những năm 2000
Trung Quốc là nước chiếm độc quyền về xuất khẩu thị trường quần áo giá rẻ
38
sang Nhật. Nhưng mảng quần áo cao cấp hiện vẫn còn nhiều đất trống và đây
chính là cơ hội tốt cho Trung Quốc xây dựng thương hiệu và gia tăng xuất
khẩu.
Năm 2007, Nhật Bản đã nhập khẩu hơn 82% tổng giá trị nhập khẩu
may mặc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng
bởi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nên tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
chậm lại, do đó nhu cầu thị trường hàng may mặc giảm. Nhưng Trung Quốc
vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tại thị trường tại Nhật Bản. Xuất khẩu sang thị
trường Nhật Bản trong năm 2008 và 2009 vẫn ổn định. Năm 2009 Trung
Quốc xuất khẩu sang Nhật đã tăng trưởng 1,2% so năm 2008. Trong 2 tháng
đầu năm 2010 Trung Quốc đã xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản đạt 10,43%
trên tổng kim ngạch xuất khẩu.
2.2.2.4. Thị trường Châu Á:
Có thể nói Trung Quốc đã xuất khẩu hàng dệt may sang Hiệp hội Các
nước Đông Nam Á (ASEAN) đã tăng mạnh vì kể từ khi Trung Quốc
và ASEAN thực hiện lộ trình giảm thuế bắt đầu từ ngày 1/7/2005 trên cơ sở
thoả thuận mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Từ 1/7/2005, Thái Lan và
Malaixia đã giảm thuế đánh vào hàng dệt may Trung Quốc, lần lượt từ 21,5%
và 16,8% xuống 16,9% và 15%, và sẽ tiếp tục giảm xuống 10,6% và 9,2%.
Đến năm 2010 hàng dệt may Trung Quốc xuất sang hai nước này sẽ chỉ còn
chịu thuế 0%. Lộ trình giảm thuế với hàng dệt may Trung Quốc của
Philipines cũng tương tự. Trong khi đó, hàng dệt may Trung Quốc xuất sang
Inđônêxia, hiện đang chịu mức thuế chưa đến 5%, sẽ giảm xuống 0% vào
năm 2009. Trước kia Việt Nam đánh thuế 36,6% đối với hàng dệt may Trung
Quốc, nhưng từ 1/7/2005 đã giảm xuống 31% và năm 2006 sẽ giảm xuống
39
27,2%, và sẽ giảm dần hằng năm cho tới 0% vào năm 2015. Theo kế hoạch
đến năm 2010, Trung Quốc và 6 nước thành viên cũ của ASEAN sẽ áp dụng
mức thuế 0% đối với các sản phẩm thông thường. Thời hạn thực hiện cho 4
nước chậm phát triển hơn trong ASEAN sẽ kéo dài tới năm 2015. Đây là
thuận lợi lớn để Trung Quốc xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Đông
Nam Á. [2].
Năm 2009 đã có 28% lượng hàng may mặc của Trung Quốc được bán
vào thị trường Châu Á. [19]. Một điểm đáng chú ý trong xuất khẩu dệt may
Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2010 là sự tăng cường xuất khẩu của nước
này trong vùng Châu Á tăng gần 26% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2009.
[6]. Dù mức tăng trưởng về xuất khẩu này không nhiều bằng mức tăng tới các
thị trường truyền thống, nhưng cũng đáng ghi nhận nỗ lực của Trung Quốc
trong công tác đa dạng hoá thị trường.
2.2.3. Giá cả:
Trong chuỗi giá trị hàng may mặc thế giới, các doanh nghiệp Trung
Quốc tham gia rất tốt vào mạng lưới sản xuất. Theo xu hướng phát triển hiện
nay thì Trung Quốc đang là nhà cung cấp phụ cho các đối tác như Hồng
Kông, Đài Loan, Hàn Quốc…Trung Quốc là nước được hưởng lợi nhiều nhất
nhờ toàn cầu hóa. Nhờ sản xuất giá rẻ, Trung Quốc đã trở thành nhà vô địch
đối với một số lĩnh vực sản xuất, từ đồ chơi đến máy thu hình và nhất là hàng
may mặc. Theo số liệu thống kê mới nhất từ Cục thống kê Quốc gia Trung
Quốc, doanh số bán lẻ các sản phẩm tiêu dùng tại Trung Quốc trong 2 tháng
đầu năm 2010 đã đạt 2.502 tỷ Tệ. Trong đó, doanh số các sản phẩm dệt may
đạt 110,5 tỷ Tệ, tăng 23,3%. Tuy nhiên, đơn giá các sản phẩm may mặc giảm
0,9% trong 2 tháng đầu năm 2010, so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 2,
40
giá các sản phẩm may mặc giảm 1,3%. Năm 2009 doanh số bán trong nước
chiếm 79,89% trong tổng doanh thu, tăng 3,15%. [6]. Như vậy chính thị
trường nội địa lớn mạnh đã giúp cho các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc
có thể tham gia tốt hơn trong chuỗi giá trị hàng dệt may thế giới bởi vì khả
năng phát triển thượng nguồn sẽ khiến cho giá trị gia tăng hàng dệt may tăng
mạnh của Trung Quốc khi tham gia chuỗi.
Nhờ chiến lược phát triển quy mô ở phạm vi rộng, Trung Quốc sớm trở
thành xưởng sản xuất dệt may thế giới. Ưu điểm lớn của ngành dệt may
Trung Quốc là chi phí nhân công rẻ, chất lượng sản phẩm cao và khả năng
đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường hàng may mặc thế giới đặc biệt là những
thị trường khó tính như Mỹ, EU, Canada. Trong số những quốc gia xuất khẩu
hàng may mặc vào thị trường Mỹ, thì giá hàng may mặc xuất khẩu của Trung
Quốc từ năm 2005 đến 2009 có thể nói là thấp nhất, chỉ cao hơn giá xuất khẩu
của Bangladesh.
Năm 2008 suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn cầu cũng ảnh hưởng tới
giá cả xuất nhập khẩu của các nước trên thế giới. Trong vòng một năm từ
30/6/2008 đến 30/6/2009, nhập khẩu hàng may mặc của EU đã giảm 2,5% về
khối lượng xuống 4,4 triệu tấn, nhưng lại tăng 2,9% về giá trị lên tổng cộng
60,08 tỷ Euro (khoảng 82,00 tỷ USD). Như vậy, giá nhập khẩu trung bình đã
tăng 5,6%. [9]. Người mua EU có nhu cầu ngày càng tăng đối với hàng của
Trung Quốc, một phần do các nhà sản xuất Trung Quốc đã xử lý thành công
việc tăng giá trị của đồng Nhân dân tệ và giảm được áp lực về tiền lương bằng
cách đẩy mạnh thị trường và sản xuất quần áo chất lượng tốt hơn trong khi
chuyển sản xuất cơ bản sang các khu vực có chi phí thấp hơn ngay trong nội
địa hoặc ra nước ngoài.
41
Tuy nhiên, từ năm 2008, sau khi đạt đến tốc độ tăng trưởng cao điểm
thì tình hình xuất khẩu dệt may của Trung Quốc đã giảm. Về cơ bản, các
khách hàng lớn hiện nay ở châu Âu và Hoa Kỳ đang tìm nguồn cung ứng toàn
cầu, ngay cả một thương hiệu của cùng một trong cùng loại quần áo, nơi sản
xuất, bao gồm cả các quốc gia khác nhau, và họ đặt hàng cho những nước có
chi phí thấp giá thành rẻ. Vì vậy, các doanh nghiệp Trung Quốc có bất lợi về
chi phí, giá cả không cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Do khủng
hoảng kinh tế toàn cầu nên tình hình mua sắm trên toàn cầu giảm. Hầu hết các
doanh nghiệp may mặc Trung Quốc đã có các biện pháp khác nhau cạnh tranh
với các công ty nước ngoài. Các biện pháp này nhằm củng cố những khách
hàng cũ, và cố gắng giới thiệu một số sản phẩm có thương hiệu lớn để có thể
đảm bảo một số lợi nhuận, tiếp theo tìm một số thị trường tiêu thụ mới.
Những nguyên nhân dẫn đến việc giảm tỉ trọng xuất khẩu hàng dệt may
Trung Quốc chủ yếu là do những nguyên nhân chính sau đây:
Thứ nhất: do cuộc khủng hoảng tài chính từ 6 tháng cuối năm 2008 đến
nay ảnh hưởng lớn đến ba thị trường xuất khẩu lớn nói trên của Trung Quốc;
Thứ hai: đó là sự cạnh tranh của các nước xuất khẩu ngành dệt may
Châu Á trong việc giành thị phần xuất khẩu vào thị trường Mỹ và EU;
Thứ ba: là hiện nay, chi phí lao động của Trung Quốc cao hơn nhiều so
với các nước châu Á khác dẫn đến giá xuất khẩu bị cạnh tranh gay gắt trên
trường quốc tế.
Thứ tư: Trung Quốc đang cố gắng giảm bớt sự lệ thuộc vào thị trường
nước ngoài bằng cách đẩy mạnh tiêu dùng trong nước. Nhu cầu hàng dệt may
đang tăng lên trên thị trường nội địa Trung Quốc, hạn chế tỷ trọng xuất khẩu
trong tổng doanh thu.
42
Chính những nguyên nhân trên đã khiến cho giá cả của sản phẩm dệt
may Trung Quốc tăng lên. Mặc dù vậy, công nghiệp dệt may Trung Quốc vẫn
được đánh giá là những nhà xuất khẩu “giá rẻ” vì họ đã biết tận dụng và khai
thác một cách có hiệu quả những lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt
may để trở thành đối tác quan trọng và chi phối phần lớn mạng lưới sản xuất
trong chuỗi giá trị dệt may thế giới.
2.2.4. Các phương thức sản xuất hàng may mặc của Trung Quốc
Trong suốt hai thập kỷ 1980 và 1990 Trung Quốc chỉ đơn thuần là nhà
sản xuất hàng may mặc theo các đơn đặt hàng của các nhà thiết kế trên thế
giới. Cụ thể là các nhà sản xuất nước ngoài để thiết kế, cung cấp mẫu mã và
thuê các doanh nghiệp may mặc của Trung Quốc sản xuất sản phẩm theo yêu
cầu của họ (OEM).
Phải đến những năm 2000, Trung Quốc và các doanh nghiệp dệt may
mặc đã trưởng thành và tham gia vào thiết kế trang phục, phát triển mô hình
kinh doanh từ đơn đặt hàng OEM đến một mức độ cao hơn - ODM. Đồng
thời, người tiêu dùng trong nước tăng cao nhận thức về thương hiệu, đã sinh
ra các mô hình thương hiệu nhà sản xuất (tạo ra bởi các nhà sản xuất của các
thương hiệu như là nhãn hiệu nhà sản xuất).
Sau năm 2000, do các nhà sản xuất thu được nhiều kinh nghiệm và bí
quyết trong quá trình gia công sử dụng thiết bị của mình (OEM - Original
equipment manufacturing), các doanh nghiệp mạnh ở Trung quốc đang từng
bước cải thiện sức mạnh của mình nhằm xây dựng thương hiệu trong tương
lai. Điểm bắt đầu là ODM (Original design manufacturing), các nhà cung cấp
không chỉ cung cấp dịch vụ sản xuất mà còn cả dịch vụ thiết kế nữa. Phần lớn
các nhà sản xuất may mặc ở Trung quốc hiện nay đang làm các đơn hàng theo
43
phương thức OEM và chỉ có các công ty xuất sắc như Youngor có thể đạt
được trình độ cao của ODM. [34].
Các doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc hầu hết là các doanh nghiệp
tư nhân, các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, các công ty liên
doanh với nước ngoài và những doanh nghiệp nước ngoài đã trở thành những
nhà xuất khẩu hàng may mặc chủ yếu ở Trung Quốc và tham gia vào chuỗi
giá trị toàn cầu ngành may mặc. [10]. Những người nhập khẩu bao gồm:
- Các hãng sản xuất trong khu vực và trên thế giới, chủ yếu từ Mỹ, EU,
Nhật Bản, Canada, Nga, Hàn Quốc, tiến hành việc sản xuất từ các nhà máy
của họ hoặc từ các nhà cung cấp độc lập của Trung Quốc tạo thành chuỗi giá
trị toàn cầu hình tam giác với các nhà nhập khẩu ở các nước phát triển.
- Các hãng kinh doanh chủ yếu từ Mỹ, EU, Nhật Bản sản xuất hàng
theo ủy thác cho các nhà nhập khẩu nước ngoài.
- Các hãng bán lẻ nước ngoài sản xuất trực tiếp tại Trung Quốc dưới
nhãn hiệu của chính họ.
Trong số những đối tác nước ngoài nhập khẩu hàng may mặc Trung
Quốc thì một số các công ty kinh doanh hàng may mặc Mỹ, Eu, Nhật Bản,
Canada mở văn phòng đại diện tại Trung Quốc để tư vấn giám sát việc sản
xuất của các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc. Một số các doanh nghiệp
liên doanh với các doanh nghiệp Trung Quốc để sản xuất hàng may mặc xuất
khẩu và họ thành lập mạng lưới sản xuất như đặt nhà máy tại các quốc gia
khác như đặt nhà máy tại Campuchia, Việt Nam, Sri Lanka...có lợi thế so
sánh về nhân công, nguyên vật liệu đầu vào…[34].
Trong số các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc ở Trung Quốc thì có
một số các doanh nghiệp như Bosideng, Youngor, Sunshine…sản xuất theo
hình thức ODM, đã thiết lập mối quan hệ trực tiếp với các hãng bán lẻ nước
44
ngoài bằng cách mở văn phòng đại diện ở Mỹ, EU, Nhật Bản…Nhờ đó mà
hiệu quả kinh doanh những doanh nghiệp này cao hơn do lợi nhuận thu về cao
hơn so với làm hàng gia công xuất khẩu (OEM). Giá bán theo hình thức này
cao hơn giá gia công rất nhiều lần, trong đó giá xuất khẩu bao gồm giá
nguyên vật liệu, tiền gia công, lãi suất ngân hàng (vay để mua hoặc nhập khẩu
nguyên vật liệu), chi phí khác như vận chuyển… đặc biệt là lợi nhuận thu
thường chiếm tỉ lệ cao trong doanh thu xuất khẩu. Như vậy là lớn hơn rất
nhiều so với giá gia công thuần túy chỉ bao gồm tiền phí gia công và lợi
nhuận thu được. Bởi vì lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về từ gia công xuất
khẩu chỉ chiếm lượng rất nhỏ của giá gia công do đó làm giảm lợi nhuận của
doanh nghiệp dẫn đến hiệu quả xuất khẩu không cao. [34].
Doanh nghiệp sản xuất theo hình thức OEM thì việc xuất khẩu chịu sự
chi phối mạnh mẽ bởi những hãng mua hàng may mặc của thế giới. Họ chi
phối từ việc cung cấp vải để gia công hàng may mặc xuất khẩu đến việc chỉ
định nhà cung cấp hoặc ít nhất cũng thực hiện việc kiểm tra sản xuất theo
hàng mẫu. Trung Quốc là quốc gia có lợi thế về nguồn nguyên vật liệu nội
địa, chất lượng vải tốt chính vì thế sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc đã tận
dụng được nguyên liệu trong nước.
Ngày 01/01/2005, Hiệp định ATC hết hiệu lực thì nhu cầu ở thị trường
xuất khẩu thế giới về hàng may mặc và thị hiếu tiêu dùng may mặc trong
nước bước vào một giai đoạn phát triển nhanh. Để đáp ứng nhu cầu đó một số
nhà sản xuất hàng may mặc Trung Quốc đã tập trung vào thiết kế sản phẩm,
nhãn hiệu thời trang (quần áo nhãn hiệu được tạo ra bởi nhà thiết kế), tập
trung vào tiếp thị thương hiệu kênh bán lẻ (của chính thương hiệu của các nhà
bán lẻ) và thương hiệu đại lý nhanh chóng phát triển. [11].
45
Trong năm 2008 và 2009 do ảnh hưởng sự suy thoái của nền kinh tế
toàn cầu, sự cạnh tranh của các nhà xuất khẩu may mặc Châu Á cùng với
chính sách vĩ mô Trung Quốc nên nguyên liệu ngành dệt nhất là sản lượng
bông giảm đáng kể, vì vậy sự phụ thuộc vào nguyên liệu nước ngoài tăng lên.
Ngành dệt may Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn vì một nguyên nhân
nữa do chi phí lao động trong nước tăng. Dường như xu hướng xuất khẩu gián
tiếp của Trung Quốc đặt nhà máy ở một số nước như Campuchia, Việt Nam,
Ấn Độ tăng lên vì họ hấp dẫn bởi môi trường đầu tư do nhân công và thuế
nhập khẩu nguyên liệu thấp. Lợi thế chủ yếu của các doanh nghiệp nội địa và
các nhà máy mà Trung Quốc đầu tư ở nước ngoài là chi phí nhân công rẻ. Vì
vậy họ có thể nhập khẩu nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc vào các nhà
máy sản xuất tại nước ngoài của mình.
Các nhà sản xuất hàng may mặc Trung Quốc từ là nhà sản xuất theo
đơn đặt hàng đã chuyển đổi sang mô hình quản lý thương hiệu, nhà sản xuất
đã chủ động được từ khâu sản xuất theo dây chuyền công nghiệp cho đến thiết
kế sản phẩm, quản lý thương hiệu và phân phối tới các hãng bán lẻ. Chính vì
vậy, giá trị của của sản phẩm cao hơn vì không phải trả tiền cho nhà thiết kế,
lợi nhuận của nhà sản xuất cũng được nâng cao vì giá trị thiết kế phải trả cho
nhà thiết kế nước ngoài từ 30 đến 50% lợi nhuận trên một sản phẩm. [34].
Tóm lại, để cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế về xuất khẩu hàng
may mặc, các doanh nghiệp Trung Quốc trong ngành dệt may cần phải tăng
cường sức mạnh về quy mô công ty, thiết kế sản phẩm, marketing và hệ thống
phân phối. Mặt khác, muốn thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và
tạo ra nhiều lượng giá trị gia tăng hơn nữa thì các doanh nghiệp Trung Quốc
cần phải nâng cao tỷ lệ sản xuất dưới dạng sản xuất theo thiết kế riêng (ODM
- Original Design Manufacture) và hướng tới sản xuất theo thương hiệu riêng
(OBM - Original Brandname Manufacture).
46
2.3. Vị trí của Trung Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu
Chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may là một trong những chuỗi giá trị
được hình thành sớm nhất trên thế giới. Ở hầu hết các quốc gia, việc tham gia
tốt vào tất cả các công đoạn trong chuỗi giá trị toàn cầu là một việc rất khó,
bởi vì mỗi một quốc gia có những lợi thế khác nhau. Ví dụ như Mỹ và EU có
ngành dệt may phát triển sớm nhưng hiện nay họ hầu như chỉ tham gia vào
những công đoạn ở phía hạ nguồn. Đó là các khâu ở mạng lưới xuất khẩu và
mạng lưới marketing, vì họ có đội ngũ phân phối sản phẩm, thiết kế được đào
tạo giỏi và chuyên nghiệp. Còn đối với những nước đang phát triển như
những nước Châu Á, Châu Phi là những nước có lợi thế về tài nguyên, khí
hậu, nhân công đông và rẻ thì mạnh về công đoạn ở phần thượng nguồn nhất
là ở khâu mạng lưới sản xuất.
Chính vì vậy trên thế giới đã hình thành những chuỗi giá trị để có thể
tận dụng được những lợi thế của các quốc gia từ đó sản xuất được ra những
sản phẩm rẻ nhất với chất lượng tốt nhất. Chuỗi giá trị dệt may là một trong
những chuỗi giá trị như vậy và nó đã tạo ra những lợi ích rất lớn cho tất cả các
quốc gia khi tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.