Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (CVC) của Trung Quốc trong ngành may mặc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
7,918
908
90
17
Hồng Kông sẽ sản xuất trực tiếp cho thị trường Mỹ. Khi doanh thu giảm do
hàng may mặc xuất khẩu bị áp đặt hạn ngạch thì các hãng lại thay đổi chức
năng hoạt động trong chuỗi bằng cách ký các hợp đồng sản xuất với các nước
thứ 3 đầu tiên là Trung Quốc đại lục và sau đó là Mauritius – rồi xuất khẩu
sản phẩm sang thị trường tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên gần đây hai hãng
Pringle và Tommy Hilfiger đã bán những sản phẩm có nhãn hiệu của riêng
mình hoặc là mua những gian hàng bán lẻ ở Châu Âu và Nam Mỹ.
Tóm lại, việc tham gia vào chuỗi giá trị sẽ tăng khả năng chuyên môn
hoá từ đó tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn
thực hiện chiến lược tìm kiếm nguồn cung cấp với chi phí rẻ ở những nước
đang và chậm phát triển còn những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ sản xuất sản
phẩm tốt hơn để cung ứng và thu lợi nhuận nhiều hơn.
1.1.4.3 Tăng thu nhập cho các chủ thể trong chuỗi
Khi tiến trình toàn cầu hoá ngày càng phát triển, thì mô hình phân phối
thu nhập giữa các quốc gia và các công ty đã ngày càng trở nên phức tạp. Mối
liên hệ giữa các hoạt động kinh tế ở qui mô toàn cầu với khả năng đáp ứng
nhu cầu khiến cho thu nhập phát sinh từ những hoạt động kinh tế này đã ngày
càng trở nên lỏng lẻo. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang rất năng động
hiện nay, sự chuyên môn hoá vào từng khâu của công đoạn trong chuỗi sẽ làm
tăng hiệu quả sản xuất của các chủ thể và từ đó giúp gia tăng thu nhập của
doanh nghiệp. Tuy nhiên các doanh nghiệp khác nhau ở phạm vi quốc gia
hoặc toàn cầu thì thu nhập của họ tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp đó có khả
năng chiếm lĩnh khâu nào trong chuỗi. Trong chuỗi giá trị của một ngành kinh
doanh nào đó, các doanh nghiệp, khu vực hoặc quốc gia đều có khả năng liên
kết và hoạt động như một mạng lưới toàn cầu. Nhìn ở phạm vi toàn cầu thì sự
liên kết giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau sẽ ảnh hưởng đến
mức thu nhập của toàn bộ hệ thống và là cơ sở của những nỗ lực gia tăng giá
18
trị của các chủ thể. Hơn nữa, việc tham gia vào chuỗi giá trị sẽ tạo động lực
gia tăng thu nhập của các chủ thể trong chuỗi.
Việc gia tăng thu nhập của doanh nghiệp khi tham gia chuỗi giá trị toàn
cầu cũng bị ảnh hưởng bởi các rào cản thương mại bởi vì rào cản cũng làm
hạn chế năng lực cạnh tranh nhưng rào cản càng lớn thì doanh nghiệp càng có
khả năng tăng lợi nhuận. Vì vậy, lợi nhuận phản ánh hình thức nhu nhập của
doanh nghiệp trong mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Thu nhập được phân phối trong chuỗi giá trị toàn cầu có thể được thực
hiện bằng các nguồn vốn đầu tư khác nhau như vốn đầu tư mạo hiểm, vốn
công nghệ, vốn lao động, nguồn tài nguyên và các nguồn cung cấp nguyên
liệu đầu vào cho quá trình gia tăng giá trị. Việc tham gia chuỗi giá trị của
doanh nghiệp sẽ giúp gia tăng thu nhập ở các công đoạn. mức sản lượng do
lao động tạo ra chính là nhân tố quan trọng duy trì thu nhập của doanh nghiệp
khi tham gia chuỗi.
1.2. Tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành may mặc
1.2.1. Khái niệm về chuỗi giá trị toàn cầu ngành may mặc
Khái niệm: “chuỗi giá trị may mặc toàn cầu là quá trình sản xuất sản
phẩm hàng may mặc được tạo ra bởi nhiều quốc gia hợp lại, qua nhiều công
đoạn trong chu trình của chuỗi giá trị từ khâu sản xuất nguyên liệu, thiết kế,
may thành sản phẩm rồi phân phối đến các nhà bán buôn, bán lẻ...”
Chuỗi giá trị toàn cầu ngành may mặc được hình thành và phát triển từ
những thậo niên 70 của thế kỷ 20 khi mà các công ty đa quốc gia và xuyên
quốc gia bắt đầu nhận ra sự cần thiết phải tái cơ cấu và hợp lý hóa lại sản xuất
và phân phối hàng may mặc, tìm nguồn lao động nhiều và rẻ ở những nước
đang và chậm phát triển. ngành công nghiệp may mặc trước đó chỉ hoạt động
trên phạm vi địa lý hẹp. [4]. Những hãng lớn thường tiến hành từ khâu
nguyên liệu đầu vào, thiết kế, sản xuất đến marketing ở cùng một địa điểm
19
hoặc những địa điểm lân cận đó để tạo điều kiện cho việc đi lại thuận lợi. Đối
với những hãng có nhiều nhà máy thì khâu thiết kế và marketing được tiến
hành tại trụ sở chính còn khâu sản xuất vẫn cùng một nơi, một sản phẩm may
mặc từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thiện đều được sản xuất tại một địa điểm.
Vào những năm 1980 các nước trong khối EU, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ là
những nước dẫn đầu về xuất khẩu hàng may mặc nhờ tận dụng được lợi thế
về của chuỗi giá trị may mặc toàn cầu do người mua chi phối. Ví dụ như
Trung Quốc tận dụng được nguồn nhân công và nguyên liệu rẻ, mỹ thì có lợi
thế về khả năng tiên tiến của công nghệ và thiết kế sản phẩm, họ đã vượt ra
ngoài quốc gia để tìm lợi thế từ các nguồn lực ở các quốc gia khác.
1.2.2 Vai trò của ngành may mặc trong thương mại quốc tế
May mặc là một ngành công nghiệp điển hình của cuộc cách mạng
công nghiệp nổ ra đầu tiên ở Anh từ thế kỷ thứ 18 và Lancashire đã trở thành
trung tâm sản xuất sản phẩm may mặc của thế giới. Đến thế kỷ thứ 19, các
nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Đức, Pháp, Hà Lan cũng đã phát triển
ngành công nghiệp rộng lớn này và thuê hàng trăm nghìn người lao động,
thường ở những khu công nghiệp rất phát triển.
Hầu hết các nước đang phát triển đều có giai đoạn coi may mặc là
ngành công nghiệp chủ chốt của mình điển hình như Trung Quốc, Ấn Độ,
Hàn Quốc... và hiện nay là Bangladesh, Việt Nam. Hơn nữa, đây là một
ngành kinh tế đòi hỏi vốn đầu tư công nghệ, máy móc và trang thiết bị không
quá lớn vì vậy rất thích hợp với tiến trình công nghiệp hoá của các nước
nghèo cần vốn để đầu tư nhưng lại có tỷ lệ tăng trưởng sản lượng may mặc rất
cao như Bangladesh, Sri Lanka và Việt Nam. [13].
May mặc cũng là ngành sản xuất đầu tiên thực hiện chiến lược mở rộng
qui mô toàn cầu ở các nước phát triển và đang phát triển. Ngành may mặc tạo
nhiều công ăn việc làm cho người lao động ở cả những nước phát triển với
20
những nước đang và chậm phát triển đặc biệt là lao động nữ. Trung bình hàng
năm ngành may mặc thế giới đã thu hút khoảng 20 triệu lao động chính thức
mỗi năm. Tại Việt Nam, đây là ngành sản xuất đứng đầu về tạo công ăn việc
làm cho khoảng 2 triệu lao động mỗi năm. Do thu hút phần lớn lao động đặc
biệt là lao động ở những nước đang phát triển mà ngành này đang ngày càng
tham gia sâu rộng vào sân chơi toàn cầu.
Trong thời đại toàn cầu hoá, may mặc là một trong những ngành kinh tế
điển hình của việc khó kiểm soát đang phải đối mặt với những bất đồng
thương mại. Khi các quốc gia phát triển mở rộng qui mô sản xuất sang các
nước đang và chậm phát triển thì dệt may trở thành mục tiêu của những cuộc
tranh luận chính trị gay gắt giữa các nước phát triển với những nước đang và
chậm phát triển và thậm chí là với những nước phát triển với nhau. Không
phải ngẫu nhiên mà dệt may trở thành ngành kinh tế duy nhất đặt ra các qui
tắc thương mại thông qua hiệp định đa sợi.
1.2.3. Các công đoạn tham gia vào chuỗi giá trị hàng may mặc thế giới
Chuỗi giá trị hàng dệt may về cơ bản gồm 5 giai đoạn chính: nguyên vật
liệu, thiết kế, sản xuất, xuất khẩu và mạng lưới marketing; mỗi một giai đoạn
đều có những đặc điểm về tổ chức và kỹ thuật riêng. Trong những thập kỷ gần
đây, mỗi giai đoạn đều có những thay đổi cơ bản.
1.2.2.1. Công đoạn cung cấp nguyên liệu cho ngành may mặc
- Cung cấp nguyên liệu thô
Nguyên liệu thô chính là khâu đầu tiên tạo giá trị cơ bản trong chuỗi giá
trị hàng may mặc toàn cầu là việc sản xuất nguyên liệu. Nguyên liệu cơ bản
của ngành may mặc có thể được sản xuất dựa trên hai phương pháp cơ bản đó
là nguyên liệu tự nhiên là sản phẩm của ngành nông nghiệp như sợi cô tông,
len và tơ tằm và sợi nhân tạo được sản xuất từ dầu thô và khí tự nhiên.
Ngành sản xuất sợi đã phát triển từ rất nhiều năm và đem lại những
21
thay đổi căn bản trên thế giới. Ngành sản xuất vải bông ở Trung Quốc đã ra
đời cách đây 2000 năm, Mỹ là 1000 năm. Những khu vực trồng bông chủ yếu
ở trung quốc có thể kể đến là thung lũng Sông hoa vàng và Dương tử (yellow
và yangtzi). Đầu tiên chính phủ độc quyền về ngành này và cơ quan của chính
phủ thu mua bông của các hộ nông dân với giá rất thấp. Họ kiểm soát và quản
lý toàn bộ quá trình sản xuất và kinh doanh sợi bông. Chính sách này được
duy trì cho đến những năm 80 khi mà nền kinh tế Trung Quốc phát triển theo
định hướng thị trường. Sau Trung Quốc thì Mỹ là quốc gia thứ hai về sản xuất
sợi bông, chiếm 20% sản lượng bông của thế giới. Cho đến nay thì Mỹ vẫn
đang là quốc gia lớn nhất về xuất khẩu bông, chiếm 1/4 kim ngạch xuất khẩu
bông của thế giới. Qui mô các trang trại trồng bông cũng rất đa dạng, sản
lượng bông trên một héc ta cũng giảm qua các năm. [13].
Trước đây khi ngành hoá dầu chưa phát triển thì nguyên liệu thô chủ
yếu của ngành dệt là bông xơ hoặc len. Ngày nay, khi khoa học công nghệ
phát triển mạnh thì các sản phẩm của ngành hoá dầu, gỗ và khí tự nhiên đã
cung cấp cho ngành dệt nguyên liệu tốt.
- Sản xuất nguyên liệu cho ngành may
Dệt vải là một khâu quan trọng của mạng lưới cung cấp nguyên phụ
liệu cho ngành may bao gồm hai công đoạn chính là kéo sợi và dệt vải. Cả hai
khâu này đều có thể được thực hiện bởi mọi loại hình doanh nghiệp từ những
doanh nghiệp siêu nhỏ đến những chi nhánh lớn hơn của các tnc. Tuy nhiên
xu hướng chung đối với ngành dệt là nguồn vốn đầu tư cho các công ty lớn
ngày càng trở nên quan trọng. Sản phẩm của ngành dệt cũng có thể trở thành
nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất đồ nội thất, thảm của các hộ gia
đình, cho ngành may hoặc các ngành công nghiệp khác để tạo nên nhiều
chuỗi giá trị khác nhau, tuy nhiên thì may mặc vẫn là ngành sản xuất chủ yếu
sử dụng nhiều nhất nguyên liệu của ngành dệt.
22
1.2.2.2. Công đoạn thiết kế - sản xuất sản phẩm cho ngành may mặc
Trong hệ thống thiết kế - sản xuất quốc tế nói chung và hệ thống thiết
kế - sản xuất hàng may mặc nói riêng, các hãng sản xuất lớn của thế giới hay
các nhà cung cấp phụ có thể áp dụng các chiến lược thiết kế - sản xuất phù
hợp với năng lực của mình trong chuỗi giá trị hàng dệt may thế giới đó là:
- Khu chế xuất - epzs (export processing zones): đây là một loại hình
sản xuất hàng hoá dưới dạng các hợp đồng phụ trong đó các nhà máy sản xuất
hàng may mặc nhập khẩu toàn bộ nguyên phụ liệu để lắp ráp thành sản phẩm
hoàn chỉnh.
- Sản xuất bằng thiết bị của nƣớc ngoài – OEM (Originnal
Equipment Manufacturing): đây là một loại hình sản xuất hàng hoá dưới
dạng các hợp đồng thầu phụ. Theo hình thức này một công ty sẽ nhận các hợp
phần của các công ty khác để sản xuất sản phẩm của mình hoặc nhận phân
phối sản phẩm của các công ty khác dưới thương hiệu của mình.
- Sản xuất theo thiết kế riêng – ODM (Originnal Design
Manufacturing): là hình thức công ty nhận sản xuất những sản phẩm để phân
phối theo thương hiệu của một công ty khác. Công ty cung cấp thương hiệu
không bắt buộc phải tham gia vào quá trình sản xuất. Do công ty ODM chịu
trách nhiệm thiết kế nên mang lại giá trị gia tăng nhiều hơn so với công ty
OEM. Đối với hình thức ODM quyền sở hữu trí tuệ về thiết kế sản phẩm
thuộc về nhà sản xuất ODM cho tới khi người mua chọn mua toàn bộ quyền
sử dụng những thiết kế này. Cho tới khi người mua nắm toàn quyền sử dụng
thì nhà sản xuất ODM không có quyền sản xuất các thiết kế tương tự như vậy
nếu không được bên mua ủy quyền.
- Sản xuất theo thƣơng hiệu riêng - OBM (Original Brandname
Manufacturing: đây là một loại hình sản xuất được nâng cấp bởi các nhà sản
xuất OEM mà ở đó các hãng sản xuất sẽ tự thiết kế, ký các hợp đồng sản xuất
23
với nhà cung cấp nước ngoài và tự tiến hành phân phối sản phẩm. OBM là
hình thức tham gia GVC ở mức độ cao nhất.
1.2.2.3. Công đoạn xuất khẩu
Mặc dù không phải là công đoạn trong chuỗi sản xuất nhưng các nhà
phân phối hàng may mặc đặc biệt là những nhà bán lẻ có vai trò ngày càng
quan trọng đối với ngành sản xuất hàng may mặc và đối tất cả các giai đoạn
trong toàn bộ chuỗi giá trị. Các cửa hàng bán lẻ lớn thường có cả bộ phận
thiết kế, cắt may, bán hàng và marketing trong công ty để giao dịch trực tiếp
với các nhà thầu nước ngoài để thực hiện những đơn đặt hàng với các nhà
thầu phụ. Đối với những công ty qui mô nhỏ ở những nước phát triển đã sớm
trở thành các nhà sản xuất hàng may mặc, họ tổ chức kinh doanh bằng cách
kết hợp khâu thiết kế, cắt may với khâu marketing và bán hàng cho mạng lưới
bán lẻ.
1.2.2.4. Công đoạn Marketing
Mạng lưới marketing hàng may mặc thế giới đều do các hãng bán lẻ chi
phối. Ở phân đoạn thượng nguồn của chuỗi giá trị hàng dệt may thế giới, các
công ty sản xuất gián tiếp tiến hành lập chi nhánh mua tại nước ngoài và các
công ty thương mại sẽ chi phối toàn bộ hoạt động marketing để đưa sản phẩm
đến tay người tiêu dùng. Mạng lưới marketing chủ yếu được thực hiện thông
qua các cửa hàng tổng hợp, cửa hàng quần áo, dây chuyền thương mại qui mô
lớn, dây chuyền giảm giá...
24
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU
NGÀNH MAY MẶC CỦA TRUNG QUỐC
2.1. Tình hình hoạt động ngành may mặc của Trung Quốc
Công nghiệp dệt may có lịch sử lâu đời và là ngành công nghiệp truyền
thống của nền kinh tế quốc gia Trung Quốc. Dệt may cũng là một ngành công
nghiệp mũi nhọn được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ phát triển thông qua hoạt
động cấp vốn đầu tư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Công nghiệp dệt may của
nước này được đánh giá cao vì Trung Quốc đã biết tận dụng khai thác một
cách có hiệu quả những lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may.
Ngành dệt may Trung Quốc chú trọng vào thị trường nội địa và áp dụng các
biện pháp nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may để trở thành đối tác quan
trọng và chi phối lớn mạng lưới sản xuất trong chuỗi giá trị hàng dệt may thế
giới.
Ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc chủ yếu là các cụm công
nghiệp ở đồng bằng sông Dương Tử, khu vực ven biển Bột Hải và các khu
vực ven biển phía đông nam. Năm 2008 có gần 50 cụm may mặc với quy mô
lớn, đầu ra của các cụm công nghiệp này chiếm hơn 70% trong tổng số hàng
may mặc sản xuất tại Trung Quốc. Tổng sản lượng hàng may mặc năm 2008
của năm tỉnh Quảng Đông, Chiết Giang, Giang Tô, Sơn Đông và Phúc Kiến
đạt 80% tổng sản xuất hàng may mặc của Trung Quốc. [20]. Theo số liệu của
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2009 Trung Quốc có hơn 51.700
doanh nghiệp dệt may. Từ năm 1994 đến 2009 Trung Quốc là nước dẫn đầu
về sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc với sản lượng và quy mô lớn nhất
trên thế giới. Năm 2008 giá trị xuất khẩu ngành may mặc của Trung Quốc lên
tới 113 tỉ USD tăng 4% so với năm 2007. Tính đến năm 2009 ngành công
25
nghiệp dệt may của Trung Quốc xuất khẩu sang 226 quốc gia và khu vực,
chiếm 32,8% sản lượng xuất khẩu hàng may mặc của thế giới. [20].
2.1.1. Năng lực sản xuất và cung ứng nguyên liệu:
2.1.1.1. Sản xuất bông, sợi, vải
Trung Quốc là nước được hưởng lợi thế về khí hậu, địa lý và nhân công
rẻ. Do vậy, về nguyên liệu dệt may Trung Quốc có một lợi thế mạnh hơn so
với các nước khác về sản lượng bông, sợi hóa chất, các loại vải... Năm 2007,
sản lượng chất xơ chế biến của ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc là
35,3 triệu tấn, chiếm khoảng 40% của thế giới. Giá trị của các sản phẩm sợi
xuất khẩu 175,616 tỷ USD, chiếm khoảng 30% giá trị thế giới. Sản lượng xơ
hóa học trong nước của Trung Quốc là 23,9 triệu tấn, năng lực sản xuất đạt
25,72 triệu tấn, công suất sử dụng khoảng 93%, chiếm hơn 50% sản lượng thế
giới. Cũng trong năm 2007 sản lượng bông của Trung Quốc đạt 8 triệu tấn,
chiếm 30% sản lượng thế giới; sản lượng sợi là 20 triệu tấn, chiếm khoảng
46% của thế giới. Trung Quốc là một nước sớm đưa công nghệ tiên tiến vào
ngành công nghiệp dệt may nên từ năm 2000 trở lại đây năng lực sản xuất và
cung ứng nguyên liệu ngành dệt may tương đối ổn định. Ngoài ra, Trung
Quốc cũng có một số tài nguyên dệt độc đáo, tự nhiên, hiếm như lụa, tơ và
đây cũng là mặt hàng mà Trung Quốc sản xuất lớn nhất thế giới chiếm hơn
70% sản lượng của thế giới. [19].
Sau khi gia nhập WTO sản lượng cung ứng nguyên liệu như vải của
Trung Quốc trong nhiều năm có xu hướng phát triển nhanh chóng. Từ năm
2000 đến năm 2009 số lượng xuất khẩu vải tăng 35,2%. [20]. Sau nhiều năm
nỗ lực, Trung Quốc tiếp tục đổi mới công nghệ, dây chuyền thiết bị sản xuất,
nâng cao tay nghề lao động để tạo ra thương hiệu riêng của họ.
26
Bảng 2.1: Năng lực sản xuất của ngành dệt Trung Quốc
Năng lực sản xuất
Đơn vị tính
Năm 2007
Năm 2009
- Bông
- Sợi tổng hợp
- Xơ chế biến
- Hóa chất xơ
- Vải
Nghìn tấn
Nghìn tấn
Nghìn tấn
Nghìn tấn
Triệu m
2
8.000
20.000
35.300
23.900
98.577
9.729
21.700
43.690
29.870
138.000
Nguồn: Tổng cục thống kê Trung Quốc
Qua số liệu bảng trên, chúng ta có thể thấy năng lực sản xuất và cạnh
tranh của nguyên liệu thô của Trung Quốc tăng lên, các doanh nghiệp dệt may
trong nước đã đáp ứng được một khối lượng lớn nhu cầu nội địa và xuất khẩu
ra thị trường thế giới, chiếm một vị trí quan trọng trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2008, do kinh tế thế giới suy giảm và tác
động của các điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô trong nước đã ảnh hưởng
đến ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc. Sự phụ thuộc nguyên liệu
bông của Trung Quốc trên thị trường bông nước ngoài lên đến 35%. Năm
2009 Trung Quốc đã phải nhập khẩu tới 40% bông từ Mỹ. Tổng nhập khẩu
bông trong hai tháng đầu của năm 2010 đạt 520.000 tấn, tăng 208% so với
cùng kỳ năm ngoái. [33].
Theo khảo sát gần 4.000 hộ nông dân tại 16 tỉnh chủ yếu trồng bông
của Viện Nghiên cứu Bông Trung Quốc, diện tích gieo trồng bông trong năm
2010 của Trung Quốc có nguy cơ giảm khoảng 4,9%, xuống còn 4,78 triệu
ha. Vì chi phí đầu vào tăng cao hơn làm lợi nhuận thu về từ cây bông thấp
hơn 20% so với các loại cây trồng khác. Hơn nữa, người nông dân trồng lúa