Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH Phước Lộc_Đại lý ủy quyền của Hyundai Thành Công Việt Nam tại Huế
5,557
251
137
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
SVTH: Dương Văn Dưỡng
1
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Có thể xem ngành công nghiệp ô tô là thước đo cho sự phát triển kinh tế của đất
nước. Nếu như chỉ vài năm trước đây, ngành công nghiệp này được xem là “xa xỉ” ở
nước ta thì giờ đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của đất nước, ngành công
nghiệp ô tô đang bùng lên mạnh mẽ.
Việt Nam đang được xem là một vùng đất màu mỡ cho các nhà sản xuất ô tô với
tỷ lệ người dân sở hữu ô tô khá thấp trong khu vực chỉ với 16 xe/1000 dân. Trong
khi
thị trường xe ở các nước láng giềng Thái Lan, Indonesia đang đi dần vào bão hoà
như
là một kết quả của chính sách kích cầu ô tô. Vài năm trước đây, người dân Việt
Nam
bắt đầu đổ xô đi mua ô tô theo đúng quy luật cung cầu khi mà kinh tế đất nước đã
phát
triển đáng kể. Xu thế này dự đoán sẽ tiếp tục trong một thời gian dài nữa cộng
với lộ
trình gia nhập AEC của Việt Nam khiến các hãng ô tô ra sức chạy đua vào thị
trường
nước ta (một thị trường trước đây được cho là đắt đỏ nhất thế giới cùng các
chính sách
thuế và chính sách đầu tư), mà ngay cả các hãng xe sang cũng tham gia tích cực
vào
cuộc đua này. Như một kết quả tất yếu, thị trường xe ô tô Việt Nam trở nên đa
dạng cả
về mẫu mã, phân khúc lẫn đối tượng khách hàng. Tình hình đó khiến cho thị trường
ô
tô trở nên một cuộc chiến khốc liệt hơn bao giờ hết. Các hãng ô tô ra sức tung
ra các
chiến lược cạnh tranh để có một chỗ đứng trong thị trường được xem là ngày càng
trở
nên khó tính.
Hiện nay, ngành công nghiệp ô tô nước ta không chỉ giữ một vị trí quan trọng
trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển thông qua đáp ứng nhu cầu
giao
thông vận tải, góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại mà còn là
một
ngành kinh tế mang lại lợi nhuận rất cao nhờ sản xuất ra những sản phẩm có giá
trị
vượt trội, đóng góp rất lớn vào GDP của quốc gia.
Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế Việt Nam trong thời kì hội nhập
toàn cầu thu nhập bình quân đầu người của người dân không ngừng tăng lên từ đó
nhu
cầu sống của họ cũng tăng theo và phương tiện đi lại cũng dần được người dân
thay
thế họ bắt đầu chuyển đổi từ phương tiện xe máy sang phương tiện an toàn và cao
cấp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
SVTH: Dương Văn Dưỡng
2
hơn là ô tô, chính vì lẽ đó mà các hãng ô tô lớn trên thế giới đã bước chân vào
kinh
doanh tại thị trường ô tô Việt Nam, nơi chưa thể nội địa hóa ô tô 100%, nhận
thấy nhu
cầu của người dân tăng cao về sản phẩm ô tô chất lượng giá cả phải chăng tháng
10/2017 chính chủ đã ban hành Nghị định 116 nhằm đưa Thuế nhập khẩu ô tô nguyên
chiếc trong khối Asean về mức 0% nhằm tạo điều kiện cho người dân Việt được mua
xe với giá ưu đãi nhất, đây cũng chính là rào cản của các hãng xe nằm ngoài khu
vực
Đông Nam Á khi phải chịu mức thuế cao hơn hiển nhiên là mức giá sẽ đội lên và
không ai ngoài chính khách hàng sẽ là người phải chi trả, chính vì vậy sân chơi
sẽ là
của các nước sản xuất xe trong khu vực Đông Nam Á. Nghị định 116 còn quy định rõ
doanh nghiệp nhập khẩu ô tô từ nước ngoài về kinh doanh trong nước phải có cơ sở
bảo dưỡng, bảo hành xe điều này giúp cho khách hàng khi mua xe sẽ được hưởng
những quyền lợi mà họ xứng đáng được hưởng như mua xe nhập khẩu chính hãng, quy
định thứ 2 quy định là Doanh nghiệp nhập khẩu xe phải có văn bản xác nhận hoặc
tài
liệu chứng minh được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước
ngoài
thực hiện lệnh triệu hồi khi xe sảy ra sự cố, và hiển nhiên điều này là bất khả
thi vì
trước đến nay chỉ những nhà nhập khẩu chính hãng mới được cấp những giấy tờ này
việc đưa ra nghị định này nhằm siết chặt thị trường ô tô Việt Nam và tạo điều
kiện
thông thoáng cho nhà nhập khẩu chính hãng và đảm bảo quyền lợi của người tiêu
dùng.
Nhận thấy được nhu cầu tăng cao về sản phẩm ô tô cũng như tỉ lệ sở hữu ô tô cá
nhân còn thấp vì vậy hiện nay đã có một tập đoàn lớn tại Việt Nam bước chân vào
việc
nội địa hóa Ô tô, sản xuất xe cho người Việt đó chính là tập đoàn VinGroup với
công
ty con là VinFast hoạt động tại Nhà máy Cát Hải, Hải Phòng với năm 2018 là bước
ngoặc quan trọng khi ra mắt 2 dòng xe SUV và Sedan tại triển lãm Paris Motor
Show
tại Pháp gây bất ngờ cho giới mộ xe trên thế giới cũng như chao đảo thị trường ô
tô
Việt Nam, sau đó người Việt đã được tận mắt chiêm ngưỡng khi VinFast trình làng
3
sản phẩm ô tô mới tại nhiều điểm trên cả nước và VinFast bắt đầu nhận đơn đặt
hàng
của khách hàng, nửa cuối năm 2019 những chiếc xe đầu tiên sẽ được giao đến tay
người tiêu dùng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
SVTH: Dương Văn Dưỡng
3
Thị trường ô tô Việt Nam năm 2018 chính là năm bùng nổ và đối với lĩnh vực
kinh doanh sản phẩm ô tô thì bán hàng chính là nguồn sống của doanh nghiệp hiện
nay
với rất nhiều hãng ô tô tham gia vào thị trường từ phân khúc cao cấp đến phân
khúc
bình dân với nhiều sự lựa chọn về đẳng cấp giá cả, môi trường kinh doanh trở nên
cạnh tranh gay gắt chính vì lẽ đó ngoài chất lượng sản phẩm, hệ thống phân phối,
giá
cả, dịch vụ sau bán, thì hoạt động bán hàng nói chung và nhân viên bán hàng nói
riêng
là một trong những tiêu chí quan trọng mang khách hàng đến cho doanh nghiệp,
thông
qua việc đánh giá hiệu quả bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra những điểm mạnh
cần phát huy và những điểm chưa tốt cần cải thiện từ đó gia tăng doanh số và
mang lại
kết quả kinh doanh tốt cho doanh nghiệp.
Xuất phát từ những lý do trên đề tài “Đánh giá hoạt động bán hàng tại Công ty
TNHH Phước Lộc_Đại lý ủy quyền của Hyundai Thành Công Việt Nam tại Huế”
được thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH Phước Lộc_Đại lý ủy quyền của
Hyundai Thành Công Việt Nam tại Huế
2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa các kiến thức lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng tại
doanh nghiệp thương mại
Tìm hiểu được thực trạng công tác bán hàng đối với sản phẩm xe ô tô Hyundai
tại Công ty TNHH Phước Lộc
Thu thập ý kiến của khách hàng từ đó khắc phục những điểm hạn chế và cải
thiện hoạt động bán hàng
Đề xuất định hướng giải pháp cho hoạt động bán hàng của Công ty TNHH
Phước Lộc
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
SVTH: Dương Văn Dưỡng
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động bán hàng đối với sản phẩm ô tô
Hyundai tại Công ty TNHH Phước Lộc
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung:
Nghiên cứu hoạt động bán hàng đối với sản phẩm ô tô tại cửa hàng ô tô Hyundai
Huế- Đại lý ủy quyền của Hyundai Thành Công Việt Nam
Phạm vi thời gian:
Các số liệu hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh, phân bổ nguồn nhân sự,
tài liệu thu thập được của công ty từ năm 2016 đến 2018 từ các phòng ban liên
quan
đặc biệt là số liệu đến từ phòng kế toán và phòng kinh doanh.
Các thông tin sơ cấp thông qua việc phỏng vấn chuyên sâu trực tiếp và điều tra
khách hàng thông qua các bảng khảo sát trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 3
năm
2019.
Phạm vi không gian
Tại công ty TNHH Phước Lộc- Hyundai Huế đại lý Ủy quyền của Hyundai
Thành Công Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
SVTH: Dương Văn Dưỡng
5
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Thiết kế nghiên cứu
Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu
4.2 Nghiên cứu định tính
Mục đích: Nhằm tìm hiểu về hoạt động bán hàng của công ty và đánh giá của
khách hàng về hoạt động bán hàng của công ty.
Dữ liệu được thu thập thông qua: phỏng vấn trực tiếp từ trưởng phòng kinh
doanh và khách hàng đã mua xe và dữ liệu thứ cấp mà công ty đã cung cấp
Phỏng vấn các khách hàng đang sử dụng sản phẩm ô tô của công ty khi đến
bảo dưỡng xe tại Khu dịch vụ. Nội dung phỏng vấn là các câu hỏi thu thập các ý
kiến khác nhau của khách hàng về hoạt động bán hàng của công ty.
Nêu ý kiến của khách hàng về sản phẩm ô tô của công ty
Khách hàng cảm nhận như thế nào với giá cả các loại xe của công ty?
Đưa ra kết luận và báo cáo
Tiến hành điều tra
Tìm hiểu các vấn đề liên
quan đến đề tài nghiên cứu
Xây dựng, thiết kế bảng
hỏi
Thu thập xử lý và phân
tích số liệu
Xác định đề tài nghiên cứu
Xây dựng, thiết kế đề
cương nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
SVTH: Dương Văn Dưỡng
6
Đánh giá của khách hàng về dịch vụ bảo hành của công ty.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn lấy ý kiến của những người thường xuyên tiếp
xúc với khách hàng.
Sơ đồ 2: Mô hình nghiên cứu đề xuất về hoạt động bán hàng của công ty
4.3 Nghiên cứu định lượng
4.3.1 Thiết kế bảng hỏi
Từ kết quả thu được từ nghiên cứu định tính, tiến hành thiết kế bảng câu hỏi để
phục vụ cho việc đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng, tác động
đến
hoạt động bán hàng của công ty.
Mỗi câu hỏi là một phát biểu về một tiêu chí được xem là cơ sở để khách hàng
lựa chọn cửa hàng và đi đến quyết định chốt đơn hàng đặt cọc chờ ngày nhận xe và
hoàn tất thủ tục thanh toán.
Thang đo được sử dụng cho đề tài nghiên cứu là thang đo Likert 5 mức độ, từ 1
điểm - thể hiện mức độ hoàn toàn không đồng ý đến 5 điểm - thể hiện mức độ hoàn
toàn đồng ý
Sau quá trình điều chỉnh và sửa bảng hỏi, thì bảng hỏi chính thức sẽ được xuất
ra
và tiến hành điều tra đại trà với số lượng mẫu phù hợp với đề tài nghiên cứu
nhằm đem
lại độ tin cậy cao.
Hoạt động bán hàng
Đánh giá chung
Thương hiệu
Giá cả
Sản phẩm
Hoạt động quảng
cáo, khuyến mãi
Đội ngũ nhân viên
Dịch vụ bảo hành
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
SVTH: Dương Văn Dưỡng
7
Bảng hỏi sẽ được điều tra trên hai phương thức là khảo sát trực tiếp khách hàng
sử dụng xe Hyundai đến bảo dưỡng, sửa chữa tại khu dịch vụ và khách hàng đến bàn
giao xe tại khu trưng bày và khảo sát online khách hàng bằng cách gửi mail cho
khách
hàng thông qua dữ liệu khách hàng được bộ phận CSKH cung cấp.
4.3.2 Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu
4.3.2.1 Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các nguồn sau:
Website chính thức của Hyundai Thành Công Việt Nam và Hyundai Huế,
Fanpage chính thức của Hyundai Thành Công Việt Nam và Hyundai Huế
Nguồn thông tin: đến từ dữ liệu nội bộ của công ty Hyundai Huế bao gồm sản
lượng xe bán ra trong 12 tháng của 3 năm 2016-2018, doanh thu của phòng dịch vụ,
doanh thu của phòng kinh doanh và tổng doanh thu của Hyundai Huế.
Dữ liệu còn được lấy thông qua website của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt
Nam (http://vama.org.vn), các trang báo điện tử chính thống: vnexpress.vn,
autopro.com.vn…
4.3.2.2 Dữ liệu sơ cấp
Thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn có sử dụng bảng hỏi
Trên cơ sở mô hình nghiên cứu chính thức, tiến hành phác thảo cấu trúc bảng hỏi.
Tất cả các biến quan sát trong các tiêu chí đánh giá hoạt động bán hàng đều sử
dụng
thang đo Likert 5 mức độ với lựa chọn số 1 nghĩa là hoàn toàn không đồng ý với
phát
biểu và lựa chọn số 5 là hoàn toàn đồng ý với phátbiểu. Nội dung các biến quan
sát trong
các hoạt động bán hàng được hiệu chỉnh cho phù hợp với đặc thù tại công TNHH
Phước Lộc- Đại lý ủy quyền của Hyundai Thành Công tại Huế.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
SVTH: Dương Văn Dưỡng
8
Mẫu khảo xác được xác định như sau:
Kích thước mẫu
Kích thước mẫu nghiên cứu được xác định theo công thức Cochran (1977) như
sau:
n =
. .
=
, . , . ,
,
= 150(Khách hàng)
Trong đó:
- n: Số lượng mẫu cần cho nghiên cứu
- p: Tỷ lệ ước lượng 1 phân bố được hiện diện trong quần thể (Có một quần thể
lớn nhưng ta không biết được sự biến động trong tổng thể này, p được chọn là
0,5);
q=1-p= 0,5
- Z : là giá trị biến thiên chuẩn được tính sẵn trong bảng ứng với độ tin cậy
(P)
(confidence level). Với độ tin cậy 95%, ta có Z=1,96
- e : sai số chọn mẫu (sampling error) cho phép, nhóm nghiên cứu chọn e=10%
Theo công thức trên thì cỡ mẫu là 150 doanh nghiệp, chính vì vậy sinh viên thực
hiện đề tài sẽ tiến hành điều tra cho đến khi đạt được số lượng mẫu là 150
người, khi
nào đủ mới kết thúc quá trình khảo sát.
Phương pháp chọn mẫu
Tập khách hàng của Hyundai Huế có nhiều đối tượng khách hàng khách nhau,
với nhiều tầng lớp trong xã hội chính vì vậy trong quá trình khảo sát trực tiếp,
thông
qua sự quan sát của tác giả và điều kiện thực tế tại thời điểm khảo sát mà tác
giả chọn
ra khách hàng phù hợp với các yếu tố nằm trong bảng khảo sát để mang lại kết quả
phù hợp nhằm gia tăng mức độ tin cậy của thang đo và tăng giá trị của kết quả
nghiên
cứu chính vì vậy phương pháp chọn mẫu thuận tiện (convenience sampling) được sử
dụng.
Để đạt được mẫu nghiên cứu này, sinh viên thực hiện đề tài tiến hành gửi khảo
sát đến khách hàng đã từng mua và sử dụng xe của Hyundai Huế trên địa bàn tỉnh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
SVTH: Dương Văn Dưỡng
9
Thừa Thiên Huế bằng cách gửi email cho khách hàng dựa trên tập khách hàng của
cửa
hàng ô tô Hyundai Huế và khảo sát trực tiếp khách hàng đến mua xe và bảo dưỡng
xe
tại showroom Huế.
4.3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Thống kê mô tả là kỹ thuật chính để xử lý số liệu thu thập được kết hợp với phân
tích dữ liệu sơ cấp trên phần mềm SPSS 20. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu còn thực
hiện
các phương pháp khác như phân tổ thống kê, so sánh…
Phương pháp thống kê, phân tích kinh tế
Trên cơ sở các tài liệu đã tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống
kê như số bình quân tuyệt đối, số tuyệt đối, tốc độ phát triển...để phân tích.
Phương pháp cân đối so sánh
Phương pháp này được sử dụng để phân tích và so sánh tình hình sử dụng nguồn
lao động, kết quả hoạt động kinh doanh, sản lượng tiêu thụ xe ô tô qua các năm
với
mục đích phân tích sự biến động của các tiêu thức nghiên cứu qua các thời kỳ.
Phương pháp xử lý số liệu bằng SPSS 20
Sử dụng phần mềm SPSS 20 để nhập, mã hóa, làm sạch, xử lý và phân tích số
liệu thu thập số liệu từ 150 khách hàng: Biểu diễn các số liệu thu thập được
thông qua
các bảng số liệu, bảng thống kê, có tần suất, tỉ lệ,..; Biểu diễn dữ liệu thành
các bảng
số liệu tóm tắt.
Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo
Độ tin cậy của thang đo được kiểm định thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ
số tương quan biến tổng. Thang đo được chấp nhận khi có hệ số Alpha từ 0,6 – 0,9
Hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) > 0,3; những biến < 0,3 sẽ
bị
loại( Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Thủy
SVTH: Dương Văn Dưỡng
10
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm hoạt động bán hàng
- Bán hàng là hoạt động liên quan đến việc bán một lượng hàng hóa hoặc dịch vụ
trong một khoảng thời gian định trước.
- Theo quan niệm cổ điển: “Bán hàng là hoạt động thực hiện sự trao đổi sản
phẩm hay dịch vụ của người bán chuyển cho người mua để được nhận lại từ người
mua tiền, vật phẩm hoặc giá trị trao đổi đã thỏa thuận”
- Bán hàng là một quá trình trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo và
đáp ứng nhu cầu của người mua, để cả hai bên nhận được quyền lợi thỏa đáng.
- Theo James M.Comer (2002), Quản trị bán hàng: “Quan điểm trước đây về bán
hàng chính là bán sản phẩm, còn bán hàng ngày nay chính là bán lợi ích của sản
phẩm, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng”. Hoạt động bán hàng là một
khâu quan trọng nhất, mấu chốt nhất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
nó
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
1.1.2 Đặc điểm của bán hàng
- Bàn hàng liên quan đến kỹ năng giao tiếp, trong đó cần chú ý các kỹ năng giao
tiếp không bằng lời.
- Bán hàng liên quan đến khả năng phải làm việc bên ngoài doanh nghiệp.
- Đối với khách hàng, người bán hàng là người đại diện cho doanh nghiệp. Người
bán hàng truyền đạt các lợi ích của sản phẩm, tiến hành các dịch vụ hỗ trợ cho
khách
hàng….trong hầu hết các công ty nhân viên bán hàng chính là cầu nối duy nhất,
quan
trọng với khách hàng.
- Người bán có khả năng giao tiếp với nhiều người và có điều kiện biết được thu
nhập của họ.
Trường Đại học Kinh tế Huế