Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao khả năng thanh toán tại Công ty Cổ phần Thép công nghiệp Á Châu
3,436
368
90
11
Tỷ lệ thanh toán hiện hành =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Tỷ lệ này cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu
đồng TSNH.Tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp có được đảm bảo hay không, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp
hoàn
toàn đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Tuy nhiên tỷ lệ này quá cao cũng không hẳn là tốt, nó chỉ cho thấy sự dồi dào
đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhưng có thể dẫn đến việc quản lý
và
sử dụng không hiệu quả các loại tài sản của mình và điều này có thể làm cho tình
hình
tài chính của doanh nghiệp không lành mạnh.
Nguyên tắc cơ bản cho thấy tỷ lệ này là 2:1, tức là tỷ lệ này bằng 2 thì doanh
nghiệp đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính bình
thường
(Nguồn: http://www.bfinance.vn/). Tuy nhiên sự biến động của tỷ lệ này còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau của doanh nghiệp như: Loại hình
kinh
doanh chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp.Một tỷ lệ thanh toán hiện hành quá thấp
sẽ
là gánh nặng cho việc trả các khoản nợ ngắn hạn, lúc này doanh nghiệp không đủ
khả
năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn, tình trạng mất khả năng thanh toán có
thể
xẩy ra.Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý loại trừ những tài sản khó hoán
chuyển
thành tiền: Nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hàng tồn kho
kém
phẩm chất, các thiệt hại chờ xử lý…Vì thực chất những tài sản này chúng ta khó,
thậm
chí không thể sử dụng nó để trả nợ chúng ta không chắc chắn rằng các khoản nợ
khó
đòi sẽ đòi được, thời gian đòi được là bao lâu, hàng kém phẩm chất chúng ta chưa
chắc
chắn bán được, thậm chí bán hạ giá…
- Tỷ lệ thanh toán nhanh
Tỷ lệ thanh toán nhanh biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa tiền và các khoản
tương đương tiền so với các khoản nợ ngắn hạn. Các khoản tương đương tiền được
xem là những tài sản có tốc độ luân chuyển thành tiền nhanh: Đầu tư tài chính
ngắn
hạn, các khoản phải thu ngắn hạn.
Cần lưu ý khi tính chỉ tiêu này cũng nên loại bỏ những tài sản tồn kho, vì đây
là
bộ phận phải dự trữ thường xuyên đảm bảo cho quá trình kinh doanh mà giá trị
cũng
như thời gian hoán chuyển thành tiền của nó không chắc chắn.
Tỷ lệ thanh toán nhanh =
TSNH Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
12
Tỷ lệ này thể hiện khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, tỷ lệ này cho biết
khi không tính đến yếu tố hàng tồn kho thì 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo
thanh
toán bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao.
- Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt
Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt chỉ tính đến các tài sản có khả năng hoán chuyển
thành tiền nhanh nhất, đó là vốn bằng tiền.
Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt =
Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Từ số trong chỉ tiêu này có thể bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán ngắn
hạn, nếu sự chuyển hoá thành tiền của các khoản đầu tư chứng khoán là thuận lợi
và
nhanh chóng. Các hệ số trên đây có ý nghĩa riêng biệt của nó, nhưng nó không
cung
cấp được đầy đủ những thông tin cần thiết, trong nhiều trường hợp chỉ tiêu này
không
còn ý nghĩa, vì việc xác định thời gian cấp thiết để trả nợ cũng như khả năng
hoán
chuyển thành tiền không rõ ràng, không chắc chắn. Thời gian vòng quay vốn thực
sự
của nợ ngắn hạn là không thể xác định, cũng như khả năng hoán chuyển thành tiền
của
một số tài sản, hàng tồn…rất khó đánh giá.
Chỉ tiêu này đòi hỏi phải có sẵn tiền để thanh toán các khoản nợ bất kỳ thời
điểm nào xem doanh nghiệp có đủ nguồn lực sẵn có để thanh toán khoản nợ hay
không. Nguyên tắc cơ bản có thể để đưa ra để đánh giá mức độ thanh toán ngay
bằng
tiền mặt là 0,5:1, nghĩa là tỷ lệ này phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì khả năng
thanh toán
tức thời mới đảm bảo.
Tuy nhiên tỷ lệ này không được quá cao, vì khi tỷ lệ này quá cao đồng nghĩa
với việc sử dụng không hiệu quả quỹ tiền mặt, doanh nghiệp luôn sẵn tiền để trả
nợ,
nhưng thời điểm trả nợ xảy ra không liên tục nguồn tiền sẽ đứng im không vân
động,
như vậy sẽ lãng phí
- Hệ số dòng tiền/nợ ngắn hạn
Hệ số dòng tiền/nợ ngắn hạn =
Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh
Nợ ngắn hạn bình quân
Hệ số dòng tiền/ nợ ngắn hạn cho biết khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng tiền
của doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng có khả năng
thanh
toán nợ ngắn hạn bằng tiền, doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh khoản.
Hệ số dòng tiền/nợ vay đến hạn phải trả =
Lưu chuyển thuần từ kinh doanh
Nợ vay đến hạn trả cuối kỳ
Thang Long University Library
13
Chỉ tiêu “Hệ số dòng tiền/nợ vay đến hạn trả” phản ảnh khả năng đảm bảo việc
thanh toán các khoản vay đến hạn trả của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn
chứng
tỏ khả năng đảm bảo thanh toán càng cao.
- Hệ số thanh toán lãi nợ vay
Chỉ tiêu hệ số thanh toán lãi nợ vay biểu thị mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận
trước thuế và lãi nợ vay so với lãi nợ vay
Hệ số thanh toán lãi nợ vay =
LNTT + Lãi nợ vay
Lãi nợ vay
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng đảm bảo chi trả lãi nợ vay, đối với các
khoản nợ dài hạn và mức độ an toàn có thể chấp nhận của người cung cấp tính
dụng.
Khả năng trả nợ lãi nợ vay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao lợi
nhuận tạo ra được sử dụng để thanh toán nợ vay và tạo phần tích luỹ cho quá
trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua kinh nghiệm phân tích người ta rút ra rằng: Khi hệ số này lớn hơn 2 thì
doanh nghiệp được đánh giá là có khả năng đảm bảo cho việc thanh toán các khoản
nợ
dài hạn. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 2 (khi mà nhỏ hơn hoặc bằng 1) chứng tỏ doanh
nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả và doanh nghiệp phải sử dụng hết vốn chủ sở
hưu
để trả lãi nợ vay. Tuy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc vào khả năng tạo ra lợi
nhuận
lâu dài của doanh nghiệp và chỉ tiêu này cũng có thể dùng để đánh giá hiệu quả
hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, tỷ xuất nợ các doanh
nghiệp
nhà nước là rất cao có doanh nghiệp lên tới 80% đến 90% đây là tỷ suất nợ mang
quá
nhiều rủi ro và vấn đề mất khả năng thanh toán có thể xảy ra, việc thanh toán
lãi vay
cũng là một trong những cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Tuy
nhiên khả năng này xuất phát từ việc doanh nghiệp sử dụng hiệu quả vốn vay vào
hoạt
động sản xuất kinh doanh và nguồn để thanh toán lãi nợ vay chính là lơi nhuận
của
doanh nghiệp
- Phân tích cân đối khả năng thanh toán ngắn hạn và nhu cầu thanh toán
ngắn hạn
Để phân tích cân đối khả năng thanh toán ngắn hạn các nhà phân tích thường lập
bảng cân đối nhu cầu và khả năng thanh toán như sau:
14
Bảng 1.1: Bảng cân đối khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán ngắn hạn
Đơn vị tính: triệu đồng
Khả năng thanh toán
ngắn hạn
Năm
N
Năm
N+1
Nhu cầu thanh toán
Năm
N
Năm
N+1
I. TS có thể huy động
ngay
1. Vay và nợ ngắn hạn
1. Tiền
2. Trả người bán
2. Chứng khoán NH
3. Thuế và nộp NN
II. TS huy động khác
4. Trả người lao động
1. PTKH
2. Hàng tồn kho
(Nguồn: Báo cáo KQHĐSXKD, Phòng Tài chính – Kế toán)
Bảng cân đối khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết doanh nghiệp có đủ khả
năng đáp ứng cho nhu cầu thanh toán hay không. Nếu các tài sản có thể huy động
ngay
đáp ứng đủ hoặc dư thừa các nhu cầu thanh toán tức là doanh nghiệp có khả năng
tài
chính hay khả năng thanh toán rất tốt. Ngoài ra, dựa vào bảng cân đối khả năng
thanh
toán ngắn hạn, ta có thể thấy cơ cấu về tài sản có thể huy động ngay và tài sản
huy
động khác cũng có thể đưa ra đánh giá về khả năng thanh toán của doanh nghiệp
trong
ngắn hạn là lành mạnh hay chưa.
- Tác động của chu kỳ kinh doanh vận động của tiền đến khả năng thanh
toán ngắn hạn
Thời gian quay vòng tiền = chu kỳ kinh doanh thời gian trả nợ
Chu kỳ kinh doanh = Thời gian quay vòng hàng tồn kho
+ Thời gian quay vòng thu khách hàng
Khi thời gian quay vòng tiền cao, nghĩa là chu kỳ kinh doanh lớn hơn thời gian
trả nợ; hàng tồn kho và phải thu khách hàng có thời gian quay vòng nhiều; doanh
nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều; đồng thời các khoản
phải thu khách hàng cũng được thu hồi nhanh, doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn.
Từ
đó, có thể thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt. Ngoài ra, hàng tồn kho
ít,
các khoản phải thu khách hàng được thu hồi nhanh chóng giúp khả năng thanh toán
của doanh nghiệp được đảm bảo.
Doanh nghiệp nên để thời gian quay vòng tiền ngắn, cho thấy khả năng quản lý
vốn lưu động tốt. Trong trường hợp, thời gian quay vòng tiền dài, cho thấy lượng
tiền
mặt của doanh nghiệp khan hiếm cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho các hoạt
động đầu tư khác; doanh nghiệp phải đi vay thêm vốn trong khi vẫn chờ khách hàng
Thang Long University Library
15
trả nợ tiền hàng cho mình, doanh nghiệp không chủ động được trong việc thanh
toán
các nhu cầu về sản xuất kinh doanh, không chớp được các cơ hội đầu tư; khả năng
thanh toán không được đảm bảo.
1.2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn
Bên cạnh những chỉ tiêu phân tích khả năng đảm bảo thanh toán ngắn hạn được
trình bày ở phần trên chúng ta cần phải xem xét triển vọng của doanh nghiệp
trong
tương lai. Mặc dù việc thanh toán các khoản nợ dài hạn có thời gian trả nợ lâu
hơn các
khoản nợ ngắn hạn, doanh nghiệp ít bị sức ép hơn của việc thanh toán các khoản
nợ
ngắn hạn. Tuy nhiên, các khoản nợ dài hạn rồi cũng đến lúc doanh nghiêp phải
chịu
thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Để đánh giá khả năng thanh toán dài hạn của doanh
nghiệp ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ tự tài trợ, tỷ lệ nợ
Nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu hình thành từ hai nguồn vốn vay nợ và
nguồn vốn chủ sở hữu.
- Đối với nguồn vốn vay nợ: Thì doanh nghiệp phải cam kết thanh toán với các
chủ nợ gồm nợ gốc và lãi vay nợ theo thời hạn quy định trong hợp đồng.
- Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: Doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán
đối với người góp vốn với tư cách là người chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu thể hiện
phần
tài trợ của người chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Nội dung
phân
tích này thể hiện năng lực vốn có của người chủ sở hữu trong việc tài trợ cho
hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tỷ lệ tự tài trợ. Tỷ lệ tự tài trợ thể hiện mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn
chủ sở hữu với tổng nguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng.
Tỷ lệ tự tài trợ =
NVCSH×100%
Tổng nguồn vốn
- Tỷ lệ nợ biểu mối quan hệ so sánh giữa nợ phải trả với tổng nguồn vốn doanh
nghiệp đang sử dụng.
Tỷ lệ nợ =
Nợ phải trả × 100%
Tổng nguồn vốn
Cả hai tỷ lệ này đều cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, khi
khả năng tự tài trợ cao (tỷ lệ nợ thấp) cho thấy năng lực tự chủ về tài chính
của doanh
nghiệp cao, ít bị sức ép từ các chủ nợ, hầu hết các tài sản của doanh nghiệp
được đầu
tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Và doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để tiếp
nhận
các khoản tín dụng bên ngoài. Ngược lại, khi tỷ lệ nợ càng cao cho thấy hoat
động
kinh doanh của doanh nghiêp ngày càng phu thuộc vào các chủ nợ và khả năng tiếp
16
nhận các khoản nợ vay ngày càng khó khăn hơn, một khi mà tỷ lệ nợ quá cao doanh
nghiệp không đủ nguồn lực tài chính để thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn
tình
trạng mất khả năng thanh toán có thể xảy ra và doanh nghiệp có khả năng phá sản.
- Khả năng thanh toán nợ dài hạn
Hệ số thanh toán TSDH so với nợ dài hạn =
TSDH
Nợ dài hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn cho biết khả năng thanh toán nợ dài hạn
đối với toàn bộ giá trị thuần của tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Bên cạnh
đó, hệ số
này còn phản ánh thông tin hữu ích về mức độ tài trợ cho tài sản bằng nợ dài
hạn, dùng
để đánh giá hiệu ứng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao,
thể
hiện các khoản nợ dài hạn càng được đảm bảo an toàn.
Hệ số nợ trên tài sản đảm bảo =
Nợ phải trả
Tổng TS-TS vô hình + Quyền sử dụng đất
Hệ số nợ/ tài sản đảm bảo thể hiện khả năng thanh toán nợ phải trả bằng tất cả
tài sản đảm bảo của doanh nghiệp; được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ
doanh
nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn.
Thông thường các chủ nợ muốn tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số này
càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá
sản.
Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp lại muốn tỷ số này cao vì họ muốn lợi
nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Tỷ số này cao
thể
hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn
được
sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản
quá
cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Để có nhận xét đúng đắn về tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản cần phải kết hợp với
các tỷ số khác, nhưng nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản cao, chúng ta có thể
kết luận
trong tương lai doanh nghiệp sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành kinh doanh,
sản
xuất.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Đối với mỗi doanh nghiệp, để quản lý khả năng thanh toán một cách có hiệu
quả, không những phải kiểm soát chính mình mà còn phải hiểu rõ những nguyên nhân
và những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp:
Thứ nhất: Năng lực của bản thân doanh nghiệp: Trong nhiều trường hợp, phía
người mua trả chậm (doanh nghiệp vay nợ) có những sai sót chủ quan, thậm chí cố
ý
không hoàn trả món nợ; các khoản nợ này thuộc nhóm rủi ro đạo đức. Một số công
ty
Thang Long University Library
17
trong ngành xây dựng trúng thầu công trình với giá bỏ thầu quá thấp, bị thua lỗ
và
không thể trả nợ đúng hạn, thậm chí có nguy cơ phá sản. Nhiều doanh nghiệp không
dự đoán đúng thị trường, mức bán hàng và doanh số; quyết định mua một khối lượng
hàng hoá, dịch vụ quá lớn, thanh toán trả chậm; nhưng không thể bán được hàng,
hoặc
các nguyên nhân khác làm ứ đọng hàng hoá, dẫn tới việc không thể thanh toán các
khoản nợ phải trả. Nhiều doanh nghiệp chưa có khả năng kiểm soát luồng tiền
(cash
flows) của doanh nghiệp, mất cân đối về luồng tiền, dẫn đến mất khả năng thanh
toán.
Thứ hai: Sự biến động của thị trường và các rủi ro trong kinh doanh trong điều
kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt làm cho doanh nghiệp không có khả năng thích
ứng
kịp thời, kinh doanh khó khăn dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Trong
điều
kiện hội nhập và cạnh tranh quốc tế hiện nay, cần đặc biệt chú ý đến những biến
động
trong ngoại thương, chẳng hạn như sự biến động của tỷ giá xăng dầu, vật liệu xây
dựng, nguyên liệu, v.v...
Thứ ba: Thiếu vốn do đầu tư dàn trải. Theo số liệu thống kê, ở nước ta, tình
trạng đầu tư dàn trải thể hiện ngay trong kế hoạch hàng năm: năm 2004 có 12.355
dự
án, năm 2005 có 13.134 dự án và năm 2006 có 14.791 dự án. Số vốn bố trí cho một
dự
án, nhất là dự án nhóm B và nhóm C hàng năm rất nhỏ, không đủ và không khớp giữa
kế hoạch đầu tư và kế hoạch vốn. Do bố trí quá nhiều dự án, công trình xây dựng
không tương xứng với nguồn vốn đầu tư cho nên thi công kéo dài, khối lượng đầu
tư
dở dang nhiều.
Thứ tư: Rủi ro về cơ cấu tài trợ: Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp không cân
đối, mức độ rủi ro tài trợ cao, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, chi
phí
sử dụng vốn cao hơn mức trung bình của ngành. Nguyên nhân này thường có vai trò
tiềm tàng nhưng rất nguy hiểm vì sau một thời gian rủi ro sẽ bộc lộ và doanh
nghiệp
không có khả năng cân bằng về tài chính.
18
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THÉP CÔNG NGHIỆP Á CHÂU
2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần thép công nghiệp Á Châu
Tên giao dịch :A CHAU INDUSTRY STEEL JOINT STOCK
COMPANY
Tên viết tắt : A CHAU IS.,JSC
Chủ sở hữu theo luật pháp :Giám đốc Trần Đình Đán
Địa chỉ trụ sở : 53 phố Đức Giang, phường Đức Giang, quận
Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại :04. 22188268
Fax :046. 2661589
Vốn điều lệ của Công ty :25.000.000.000
Thành lập vào năm 2005, Công ty cổ phần thép công nghiệp Á Châu hiện nay là
một trong những nhà máy sản xuất thép lớn tại Miền Bắc, với tổng công suất mỗi
năm
là 1,1 triệu tấn thép xây dựng và 1,5 triệu tấn phôi.
Với mục tiêu mang lại những sản phẩm là “Cốt lõi sự sống”, Á Châu luôn là nhà
sản xuất tiên phong trong việc đầu tư vào các dây chuyền, công nghệ sản xuất
hiện đại
nhất thế giới từ các nhà cung cấp thiết bị sản xuất hàng đầu như Techint,
Tenova, SMS
Concast, Siemens – VAI. Á Châu là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam áp dụng hệ thống
nạp liệu liên tục ngang thân lò Consteel® - một hệ thống sản xuất thân thiện với
môi
trường, mức tự động hóa cao, đảm bảo an toàn trong sản xuất và tiết kiệm nhiên
liệu.
Với sự đầu tư đồng bộ, Á Châu tự hào mang lại những sản phẩm thép chất lượng ổn
định, an toàn và bền vững.
Á Châu - chất lượng sản phẩm cao và giá thành cạnh tranh – đã đạt được sự tín
nhiệm của khách hàng trong nhiều năm qua. Mang lại giá trị gia tăng cho xã
hội, không ngừng phấn đấu là niềm tự hào của ngành công nghiệp nặng Việt Nam.
Thang Long University Library
19
2.2. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thép
công nghiệp Á Châu từ năm 2011– 2013
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Giá trị
2011
2012
2013
Tổng doanh thu
6.438.154
4.341.348
3.103.369
Tổng chi phí
6.335.515
4.171.328
3.075.805
Tổng lợi nhuận
102.639
29.641
27.62
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011 - 2013)
Tổng doanh thu của công ty giảm đều từ năm 2011 đến 2013. Năm 2011,
doanh thu đạt 6.438.154 triệu đồng; đây cũng là giá trị tổng doanh thu cao nhất
trong
ba năm; giảm xuống còn 4.341.348 triệu đồng vào năm 2012; tương đương giảm
32,57%; tiếp tục giảm xuống còn 3.103.369 triệu đồng vào năm 2013, tương đương
giảm 28,52%. Tổng doanh thu của công ty giảm chủ yếu do doanh thu từ hoạt động
tài
chính giảm mạnh, doanh thu từ hoạt động bán hàng cũng giảm đáng kể. Công ty chịu
ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, ngành bất động sản trong nước gặp nhiều khó
khăn và chưa có dấu hiệu phục hồi, khiến cho ngành thép nói chung và công ty nói
riêng gặp khó khăn trong việc tiêu thụ và bán sản phẩm. Doanh thu từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, trung bình trên 90%;
do đó
khi doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm dẫn tới tổng doanh thu của
công
ty giảm sút. Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến tổng doanh thu của công ty giảm
còn
do chính sách bán hàng trong thời gian qua chưa mang lại hiệu quả cho hoạt động
kinh
doanh mặc dù công ty đã áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng song vẫn chưa cải
thiện
được tình hình. Hơn nữa, công ty cũng chưa triệt để trong việc phát triển khách
hàng
mới cũng như hợp đồng mới, vì thế doanh thu của công ty không những không tăng
mà còn giảm sút.
Tổng chi phí: cũng giảm đều qua các năm, đặc biệt là năm 2012, tổng chi phí
giảm 29,97% so với năm 2011, tiếp tục giảm 1.235.900 triệu đồng vào năm 2013.
Tổng chi phí giảm do chi phí từ lãi vay giảm mạnh từ năm 2012 đến năm 2013. Năm
2013, tổng chi phí của công ty là 3.075.805 triệu đồng, thấp nhất trong ba năm
vừa
qua. Chi phí giảm do trước đây công ty phải trả nhiều chi phí cho lãi vay ngân
hàng và
các chủ nợ, chỉ số này giảm đều với mức độ giảm lớn dẫn tới tổng chi phí giảm
sút.
Trong chỉ tiêu tổng chi phí, chi phí bán hàng thay đổi không đồng đều qua các
năm,
20
giảm từ 47.031 triệu đồng năm 2011 xuống còn 34.192 triệu đồng năm 2012; sau đó
tăng lên 40.657 triệu đồng năm 2013. Chi phí bán hàng thay đổi như vậy là do năm
2012, kinh tế cả nước vô cùng khó khăn, ngành thép cũng ở trong giai đoạn khó
khăn
nhất, công ty buộc phải cắt giảm toàn bộ các chi phí; kể cả chi phí bán hàng để
đảm
bảo tài chính duy trì hoạt động của công ty. Tuy nhiên, đến năm 2013, công ty
thay đổi
định hướng, tập trung hơn vào việc bán hàng; hàng tồn kho cũng tăng lên; công ty
mất
thêm chi phí cho việc quản lý hàng tồn kho; do đó chi phí bán hàng tăng lên. Bên
cạnh
đó, một phần do doanh thu giảm qua các năm. Chi phí cho giá vốn hàng bán cũng là
một trong những nguyên nhân khiến tổng chi phí có xu hướng giảm. Chi phí giá vốn
hàng bán giảm đều qua các năm, từ 6.157.775 triệu đồng năm 2011 và cũng là giá
trị
cao nhất trong ba năm, giảm xuống còn 4.171.329 triệu đồng vào năm 2012, tiêp
tục
giảm còn 2.960.648 triệu đồng năm 2011. Phân tích tỷ lệ GVHB/ Doanh thu trong ba
năm vừa qua ta thấy tỷ lệ này giảm đều lần lượt như sau 97,23%; 96,76% và
95,58%.
Điều này cho thấy chi phí cho các nguyên liệu đầu vào đã giảm đáng kể, tác động
tích
cực tới việc tiết kiệm chi phí đồng nghĩa với việc tác động làm gia tăng lợi
nhuận cho
công ty. Ngoài ra, để đảm bảo tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm
bảo
công ty có thể trụ vững để vượt qua khủng hoảng, công ty đã cắt giảm nhiều chi
phí lãi
vay ngân hàng để bù đắp cho chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
Tổng lợi nhuận trước thuế: Tuy lợi nhuận trước thuế của công ty giảm đều
trong vòng 3 năm qua, nhưng lợi nhuận vẫn ở mức cao, cho thấy hoạt động kinh
doanh
của công ty đạt hiệu quả. Lợi nhuận trước thuế năm 2011 đạt 102.639 triệu đồng,
là
giá trị cao nhất trong ba năm, sau đó giảm xuống còn 29.641 triệu đồng vào năm
2012,
tiếp tục giảm xuống còn 27.62 triệu đồng vào năm 2013. Chỉ tiêu này giảm cho
tổng
doanh thu giảm đều, chỉ tiêu về lợi nhuận khác cũng giảm đều qua các năm.
2.2. Thực trạng khả năng thanh toán tại Công ty cổ phần thép công nghiệp Á
Châu
2.2.1. Phân tích cơ cấu và biến động của tài sản
2.2.1.1. Cơ cấu và biến động của tài sản ngắn hạn
Thang Long University Library