Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty rau quả, nông sản (Vegetexco)
9,696
617
100
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty Rau quả, nông sản
Nguyễn Thị Thu Hà Anh 5 - K42B - KTNT
81
đến khả năng tiêu thụ của các dòng sản phẩm khác, các dòng sản phẩm tiếp
theo của TCT. Do đó, trƣớc mắt, TCT nên cân nhắc và xem xét những sản
phẩm nào có thế mạnh thì nên gắn nhãn hiệu VEGETEXCO. Làm nhƣ thế
vừa phát huy đƣợc thế mạnh của mình, vừa tận dụng đƣợc ảnh hƣởng, uy tín
của các nhà phân phối trong việc tiêu thụ sản phẩm.
3.3.3. Giải pháp tổ chức lƣu thông xuất khẩu rau quả
* Tổ chức kinh doanh xuất khẩu
Giải pháp về tổ chức kinh doanh xuất khẩu nhằm thiết lập hệ thống
kênh xuất khẩu rau quả có hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Đặc biệt tránh tình
trạng lƣu thông chồng chéo qua nhiều tầng nấc trung gian, đẩy chi phí lên
cao, tranh mua tranh bán gây thiệt hại chung cho ngành rau quả, ngƣời kinh
doanh. Để đạt đƣợc yêu cầu nói trên, cần thiết lập đƣợc kênh sản xuất- kinh
doanh xuất khẩu rau quả với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, trong đó
các doanh nghiệp Nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo.
Tổng công ty Rau quả, nông sản và các tổ chức kinh doanh xuất khẩu
rau quả nhà nƣớc là các tổ chức có nhiều kinh nghiệm, bằng vốn, bằng thực
lực và khả năng tổ chức kinh doanh, cần có những biện pháp cụ thể tổ chức
tiêu thụ với khối lƣợng lớn nguồn rau quả của các vùng tập trung, chuyên
canh, là đầu mối thu gom hàng tổ chức xuất khẩu từ các tổ chức trung gian.
Để duy trì và phát triển hoạt động xuất khẩu rau quả, TCT Rau quả,
nông sản cần làm tốt những công việc sau:
Xây dựng đƣợc chiến lƣợc xuất khẩu lâu dài, trong đó xác định rõ mục
tiêu, phƣơng hƣớng, biện pháp thực hiện. Xây dựng kế hoạch năm, 6 tháng,
quí để có căn cứ phấn đấu thực hiện mục tiêu đề ra. Thƣờng xuyên tổ chức
kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
Tích cực chủ động mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, đầu tƣ cho hoạt động
tiếp thị, thƣờng xuyên cử các đoàn cán bộ ra nƣớc ngoài tham gia hội thảo,
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty Rau quả, nông sản
Nguyễn Thị Thu Hà Anh 5 - K42B - KTNT
82
triển lãm ... thông qua đó học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt đƣợc nhu cầu thực tế,
tìm kiếm bạn hàng trong kinh doanh xuất nhập khẩu.
Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở một số thị
trƣờng chính để xúc tiến kí kết hợp đồng, đồng thời tổ chức tiêu thụ sản
phẩm.
Tổ chức nguồn hàng ổn định, nắm vững giá cả, hƣớng dẫn ngƣời sản
xuất.
Tăng cƣờng hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tƣ nhằm tranh
thủ vốn, kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật của bạn hàng trong và ngoài nƣớc.
Đặc biệt, trong điều kiện vốn kinh doanh còn hạn chế, kêu gọi đầu tƣ nƣớc
ngoài vào các lĩnh vực sản xuất - chế biến - bao tiêu sản phẩm để thực hiện
những dự án lớn tại những vùng nguyên liệu tiềm năng.
Tổ chức mạng lƣới kinh doanh rộng khắp, tăng cƣờng hợp tác với các
địa phƣơng sản xuất kinh doanh rau quả khác để tổ chức kinh doanh xuất
khẩu có hiệu quả.
Tăng cƣờng các biện pháp giao tiếp, khuyếch trƣơng nhƣ quảng cáo sản
phẩm thông qua các hội chợ, triển lãm quốc tế, hội nghị khách hàng nhằm
tăng lƣợng thông tin về rau quả Việt Nam tới khách hàng. Tổ chức các hoạt
động chào hàng nhƣ cử nhân viên chào hàng đến tận nơi tiêu, chào hàng
thông qua sách, báo, tạp chí cung cấp các thông tin cho khách hàng. Đồng
thời, tăng cƣờng hoạt động xúc tiến bán hàng nhƣ thay đổi hình thức làm cho
sản phẩm hấp dẫn hơn, khuyến khích mua hàng và giới thiệu sản phẩm...
Giải pháp tổ chức kinh doanh xuất khẩu nhằm hình thành các kênh kinh
doanh xuất khẩu một cách hợp lý, có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh
xuất khẩu rau quả phát triển.
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty Rau quả, nông sản
Nguyễn Thị Thu Hà Anh 5 - K42B - KTNT
83
* Phát triển dịch vụ xuất khẩu
Để tổ chức hoạt động xuất khẩu có hiệu quả, cần phát triển các loại
hình dịch vụ có liên quan nhƣ dịch vụ bảo quản, vận chuyển, chế biến, tiêu
thụ sản phẩm... hỗ trợ cho quá trình kinh doanh xuất khẩu rau đƣợc thông
suốt.
Đối với các vùng chuyên canh rau quả xuất khẩu nên tổ chức các hoạt
động dịch vụ sau:
Dịch vụ chế biến đối với sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật chế biến phức tạp,
quy trình công nghệ hiện đại, khối lƣợng sản phẩm lớn, phải cần các xí
nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã thực hiện (đối với sản phẩm dứa hộp, vải
hộp, chuối sấy, cà chua cô đặc…). Còn đối với những sản phẩm yêu cầu sơ
chế với qui trình đơn giản, lƣợng sản phẩm nhỏ có thể do các tổ, nhóm làm
dịch vụ thực hiện.
Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm có thể thực hiện dƣới nhiều hình thức nhƣ
các tổ chức dịch vụ thông tin thƣơng mại, giới thiệu khách hàng, xuất khẩu uỷ
thác cho các hộ xã viên, các nông trại hoặc tổ chức dịch vụ vận tải chuyên vận
chuyển, bốc dỡ, tổ chức thu gom, đóng gói sản phẩm.
3.3.4. Giải pháp về vốn và tài chính
Yêu cầu về vốn để phát triển kinh doanh xuất khẩu rau quả là rất lớn.
Để đủ vốn đầu tƣ đồng bộ vào các khâu quan trọng, quyết định hiệu quả kinh
doanh xuất khẩu rau quả, cần phải có các giải pháp về tài chính.
Tăng cƣờng huy động vốn tự có của TCT, tăng nguồn vốn lƣu động
Huy động vốn trong cán bộ công nhân viên toàn TCT với lãi suất hợp
lý không những đáp ứng nhu cầu về vốn cần thiết mà còn tạo ra sự gắn bó
trách nhiệm của cán bộ với TCT.
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty Rau quả, nông sản
Nguyễn Thị Thu Hà Anh 5 - K42B - KTNT
84
Vay vốn tín dụng của Nhà nƣớc thông qua hệ thống ngân hàng phát
triển nông thôn, ngân hàng thƣơng mại. Ngoài ra còn vay vốn của các tổ chức
tín dụng khác nhƣ hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân.
Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức trong nƣớc, của chính
phủ và các tổ chức nƣớc ngoài khác.
Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài và tham gia hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
kinh doanh, đặc biệt là hợp tác đầu tƣ liên doanh liên kết. Đây là giải pháp
quan trọng tháo gỡ về tài chính vì để thúc đẩy xuất khẩu phải sử dụng vốn đầu
tƣ vào từng công đoạn của quá trình kinh doanh xuất khẩu. Tuy nhiên, chủ
yếu dựa vào nội lực thì ta không thể đáp ứng yêu cầu ngay đƣợc mà đòi hỏi
phải tranh thủ vốn và công nghệ nƣớc ngoài thông qua đầu tƣ và hợp tác quốc
tế. Thông qua đầu tƣ và hợp tác hai bên cùng có lợi ta sẽ tranh thủ đƣợc một
phần thị trƣờng thông qua các hình thức bao tiêu, cho sử dụng các kênh phân
phối, sử dụng nhãn hiệu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Mặt khác, cũng cần
tăng cƣờng sự đầu tƣ hợp tác trong nƣớc.
3.3.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Hầu hết các giải pháp đƣợc nêu ra có đƣợc thực hiện hiệu quả hay
không, về cơ bản đều phụ thuộc vào trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn.
Ngay cả với hoàn cảnh môi trƣờng chính sách, môi trƣờng pháp lý cởi mở
thuận lợi, thì việc khai thác triệt để những thuận lợi đó, biến những thuận lợi
đó thành sức sản xuất cụ thể, là phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ. Trong phần
đầu của khoá luận này đã trình bày và phân tích những lợi thế cơ bản của sản
xuất và xuất khẩu rau quả nƣớc ta, lợi thế cơ bản nhất là lợi thế về điều kiện
tự nhiên. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng, tài nguyên thiên nhiên không có
gì là vô hạn, và một vấn đề đặt ra đó là xu hƣớng giảm sút nhanh chóng các
lợi thế về điều kiện tự nhiên. Ngày nay, với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty Rau quả, nông sản
Nguyễn Thị Thu Hà Anh 5 - K42B - KTNT
85
học và công nghệ, với xu thế toàn cầu hoá kinh tế, những lợi thế về điều kiện
tự nhiên sẽ mất dần, dù ta có khai thác hay không.
Đối với Việt Nam nói chung và TCT Rau quả, nông sản nói riêng,
trong tƣơng lai gần rất cần tranh thủ khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên để
tạo thế ban đầu cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. Việc
khai thác những lợi thế đó có đạt đƣợc yêu cầu mong muốn hay không cũng
tuỳ thuộc vào trình độ của đội ngũ cán bộ kinh doanh. Về lâu dài, chúng ta có
tái tạo đƣợc lợi thế đó nữa hay không cũng tuỳ thuộc vào đội ngũ cán bộ. Tựu
trung lại, ngành rau quả có phát triển bền vững hay không, TCT Rau quả,
nông sản có thành công hay không là tùy thuộc vào đội ngũ cán bộ. Đội ngũ
cán bộ sẽ là lợi thế cơ bản, lâu dài của đất nƣớc nói chung và của mỗi doanh
nghiệp nói riêng.
Ngành rau quả là một ngành kinh tế kỹ thuật nên cán bộ sau khi ra
trƣờng muốn làm tốt công việc trong ngành cần đƣợc đào tạo thêm về chuyên
ngành rau quả. Mặt khác, với các sinh viên mới ra trƣờng, thƣờng mới chỉ
đƣợc trang bị hệ thống kiến thức kinh tế và kinh doanh cơ bản. Song thực tế
kinh doanh lại muôn hình vạn trạng, do vậy TCT cần giành thời gian thoả
đáng để đào tạo bổ sung những cán bộ trẻ đƣợc đào tạo chính quy và đƣợc
tuyển dụng vào doanh nghiệp.
Trong tình hình chung của nƣớc ta, đội ngũ cán bộ đƣơng chức có ít
nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, đa phần lại đƣợc đào tạo theo hệ thống
kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Những kiến thức về kinh doanh trong điều
kiện kinh tế thị trƣờng thƣờng chƣa đƣợc bổ sung, hoặc nếu có thì cũng chắp
vá, không hệ thống. Tình trạng đó cũng ảnh hƣởng ít nhiều đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Do vậy, để tăng hiệu quả kinh doanh, tăng kim
ngạch xuất khẩu rau quả, TCT phải tạo điều kiện cho số cán bộ này đƣợc đi
đào tạo lại tại các trƣờng lớp cơ bản.
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty Rau quả, nông sản
Nguyễn Thị Thu Hà Anh 5 - K42B - KTNT
86
Để tất cả cán bộ của TCT có thể tiếp cận đƣợc tình hình thị trƣờng thế
giới, rất cần có sự hỗ trợ của TCT để họ đƣợc cập nhật thông tin. Đó là điều
kiện để họ có thể có đƣợc những quyết định sắc bén trong kinh doanh. Nhƣ
vậy, TCT tuỳ thuộc vào điều kiện của mình có thể cung cấp cho đội ngũ cán
bộ các loại báo chí, thông tin thị trƣờng, thậm chí thời gian và phƣơng tiện để
truy cập vào mạng thông tin toàn cầu Internet. Có nhƣ thế mới cải thiện đƣợc
tình trạng thiếu thông tin, mới nâng cao đƣợc trình độ nhận thức cũng nhƣ tay
nghề của cán bộ trong TCT.
Tóm lại, đào tạo đội ngũ cán bộ là công việc thƣờng xuyên, lâu dài của
TCT. Tuy nhiên, làm đƣợc nhƣ vậy sẽ phải tốn một khoản chi phí đầu tƣ. Và
để tránh tình trạng cán bộ sau khi đƣợc đào tạo sẽ chuyển sang một doanh
nghiệp khác (đặc biệt là với các sinh viên mới ra trƣờng), do vậy, cũng rất cần
có cơ chế thích hợp để ràng buộc các cán bộ đã đựơc TCT đào tạo phải làm
việc cho doanh nghiệp trong một thời hạn tối thiểu nào đó. Trong trƣờng hợp
cán bộ không thực hiện đúng cam kết, họ sẽ phải bồi hoàn chi phí đào tạo cho
doanh nghiệp. Đó là cách đặt vấn đề họp lý để bảo vệ quyền lợi cho cả hai
bên: doanh nghiệp và ngƣời lao động có trình độ chuyên môn.
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC
Để phát huy lợi thế của rau quả xuất khẩu nƣớc ta, đồng thời thúc đẩy
xuất khẩu đòi hỏi phải xuất phát từ động lực của ngƣời sản xuất - kinh doanh
thông qua lợi ích vật chất và tạo đƣợc nhu cầu phát triển của chính họ. Thông
qua các chính sách ban hành hợp lý thì sẽ vừa thúc đẩy đƣợc hoạt động sản
xuất - kinh doanh - xuất khẩu, vừa có tác dụng quản lý Nhà nƣớc chặt chẽ mà
vẫn đảm bảo đƣợc lợi ích của tất cả các bên, của toàn xã hội. Để các doanh
nghiệp khi tham gia vào thị trƣờng xuất khẩu rau quả đƣợc thuận lợi, Nhà
nƣớc cần phải hoàn thiện chính sách thúc đẩy kinh doanh xuất khẩu rau quả.
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty Rau quả, nông sản
Nguyễn Thị Thu Hà Anh 5 - K42B - KTNT
87
3.4.1. Chính sách hỗ trợ sản xuất, bảo quản và chế biến rau, hoa, quả
xuất khẩu
- Phát huy mọi nguồn lực đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất, kinh
doanh và nâng cao hiệu quả đầu tƣ.
- Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính, thực hiện chƣơng trình cải cách
chế độ thuế đi đôi với chấn chỉnh tổ chức và cải tiến phƣơng thức thu thuế,
đổi mới cơ chế tín dụng, quy chế và thủ tục cho vay.
Chính sách thuế: Để khuyến khích phát triển cây ăn quả trong các vùng
quy hoạch, Nhà nƣớc nên có các chính sách ƣu đãi về thuế cho các hoạt động
sản xuất và kinh doanh trái cây nhƣ miễn thuế VAT cho các hợp tác xã và cơ
sở kinh doanh trái cây (hiện nay mức thuế này là 5% và chỉ các hộ kinh doanh
cá thể thì đƣợc miễn); Miễn thuế nông nghiệp cho các hộ trồng mới hoặc cải
tạo vƣờn cây ăn quả trong thời gian trồng mới, kiến thiết cơ bản và 3 năm đầu
cho thu hoạch.
Chính sách tín dụng: Các doanh nghiệp có dự án đầu tƣ sản xuất, chế
biến - bảo quản và tiêu thụ trái cây ở vùng sâu, vùng xa chƣa đƣợc hƣởng các
hỗ trợ tài chính nhƣ thông tƣ của Bộ Tài chính; Lãi suất cho vay đầu tƣ quá
cao (5,4 – 9,0%/năm) thời gian trả nợ quá ngắn (3 - 5 năm). Cần phải sửa đổi
các chính sách tín dụng hiện hành theo hƣớng mở rộng đối tƣợng đƣợc vay
vốn với lãi suất ƣu đãi; tăng thời gian trả nợ (lên tới 12 - 15 năm) và giảm
mức lãi suất vay (xuống 3%/năm).
Chính sách hỗ trợ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng: theo Luật khuyến
khích đầu tƣ, Nhà nƣớc cam kết sẽ đầu tƣ cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khu
công nghiệp (có thể hiểu là cơ sở chế biến bảo quản rau quả), nhƣng thực tế
hầu hết các doanh nghiệp đều phải tự đầu tƣ cơ sở hạ tầng dẫn đến khó khăn
về tài chính cho các doanh nghiệp.
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty Rau quả, nông sản
Nguyễn Thị Thu Hà Anh 5 - K42B - KTNT
88
3.4.2. Chính sách về chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đất đai, khuyến nông
- Nghiên cứu điều chỉnh các chính sách về đất đai, trong đó việc xây
dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao cũng đƣợc hƣởng các chế độ ƣu đãi
nhƣ đối với khu công nghiệp, nhằm khuyến khích các tổ chức trong và ngoài
nƣớc tăng cƣờng đầu tƣ vào nông nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, các doanh
nghiệp mở rộng hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào sản xuất;
khuyến khích ngƣời nông dân tích tụ đất, phát triển một cách ổn định và lâu
dài việc sản xuất rau quả hàng hoá trên quy mô lớn, có chất lƣợng cao, đáp
ứng yêu cầu thị trƣờng.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống khuyến nông phù hợp với chiến lƣợc phát
triển nông nghiệp, nông thôn.
- Cần có các chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tƣ vào
ngành giống; đầu tƣ nâng cấp và hoàn thiện các cơ sở sản xuất giống; chú
trọng việc ứng dụng công nghệ sinh học; tiếp tục đầu tƣ cho các Viện, Trung
tâm nghiên cứu rau, hoa, quả; gắn kết chƣơng trình giống quốc gia với
chƣơng trình khuyến nông.
3.4.3. Chính sách phát triển các Hiệp hội ngành hàng
Chính phủ tạo điều kiện để phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội Trái
cây, Hiệp hội rau, hoa, quả Việt Nam. Các tổ chức này là đầu mối giao lƣu
với các tổ chức quốc tế, thống nhất điều hành kinh doanh sản xuất và xuất
khẩu rau quả. Hiệp hội đƣợc thành lập còn nhằm mục đích xúc tiến sự liên kết
giữa khu vực Nhà nƣớc và tƣ nhân. Nhiệm vụ của Hiệp hội là:
+ Tƣ vấn giúp Chính phủ trong việc xác định các chính sách có liên
quan tới sản xuất, thị trƣờng, vấn đề chế biến, xuất- nhập khẩu, vận chuyển và
một số lĩnh vực khác có liên quan tới sự phát triển của ngành rau quả.
+ Phổ biến các tiến bộ kỹ thuật
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty Rau quả, nông sản
Nguyễn Thị Thu Hà Anh 5 - K42B - KTNT
89
+ Thu thập, phân tích, thống kê một cách có hệ thống, phổ biến những
thông tin có liên quan tới ngành rau quả.
+ Tổ chức, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc xâm nhập,
tìm kiếm thị trƣờng mới, tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế...
3.4.4. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực
Nhà nƣớc, tuỳ điều kiện và tình hình cụ thể có thể hỗ trợ một phần hay
toàn bộ kinh phí cho hoạt động đào tạo cán bộ quản lý và kinh doanh của các
doanh nghiệp, tổ chức xuất rau quả hoặc hƣớng dẫn, giúp đỡ để các doanh
nghiệp tiếp cận đƣợc các nguồn tài trợ khác cho hoạt động đào tạo cán bộ.
Các cơ quan Nhà nƣớc đứng ra tổ chức (và hỗ trợ một phần kinh phí) các lớp
đào tạo ngắn hạn hay dài hạn, tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học về xuất
khẩu rau quả cho doanh nghiệp, mời các chuyên gia của Việt Nam, chuyên
gia quốc tế giảng dạy về nghiệp vụ xuất khẩu.
Nhà nƣớc sẽ áp dụng các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ các hoạt
động đào tạo nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp sản xuất
rau quả xuất khẩu, Nhà nƣớc cũng có thể đàm phán với Chính phủ các nƣớc để
hỗ trợ hoạt động đào tạo thông qua các dự án ODA. Các hoạt động phát triển
lĩnh vực đào tạo ngành nghề ở Việt Nam cũng nhƣ gửi cán bộ đào tạo ở nƣớc
ngoài, đặc biệt là những thị trƣờng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Nhà
nƣớc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham quan, khảo sát thị trƣờng rau
quả chính, học hỏi kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các nƣớc xuất khẩu
rau quả thành công nhƣ Thái Lan, Australia...
Khuyến khích nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chuyển giao công nghệ và đào tạo
quản lý cho các doanh nghiệp Việt Nam. Khuyến khích các doanh nghiệp tự
đào tạo thông qua các chính sách về hỗ trợ tài chính xây dựng quỹ đào tạo ở
doanh nghiệp. Khuyến khích các hình thức hợp tác đào tạo giữa các doanh
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty Rau quả, nông sản
Nguyễn Thị Thu Hà Anh 5 - K42B - KTNT
90
nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề của cả khu vực Nhà nƣớc và tƣ nhân, cả
trong nƣớc và quốc tế.
3.4.5. Chính sách xúc tiến xuất khẩu
Rau quả đƣợc đƣa vào danh sách các mặt hàng trong Chƣơng trình xúc
tiến thƣơng mại trọng điểm quốc gia. Đây là một thuận lợi lớn để đẩy mạnh
hoạt động xúc tiến thƣơng mại, quảng bá hình ảnh rau quả Việt Nam trên thị
trƣờng quốc tế. Mức độ hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến thƣơng mại trọng điểm
quốc gia theo Thông tƣ 86 của Bộ Tài chính khá toàn diện (từ 50 – 70% tuỳ
theo từng hoạt động). Chính vì vậy, cần tận dụng chƣơng trình này ở mức tối
đa. Tuy nhiên, trong ngành rau quả mới chỉ có Tổng công ty Rau quả Việt
Nam và Hiệp hội trái cây Việt Nam đƣợc phê duyệt chƣơng trình này. Và
hoạt động của hai đơn vị này mới chỉ giới hạn hỗ trợ cho các đơn vị thành
viên của họ là chính. Đặc thù của ngành hàng rau quả là đại bộ phận các
doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Các đơn vị này không đƣợc hƣởng lợi từ
chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại trọng điểm quốc gia. Trên cơ sở xác định
đƣợc cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chủ lực và cơ cấu thị trƣờng trọng điểm, cần
xây dựng một chiến lƣợc xúc tiến thƣơng mại cho toàn ngành, tập trung vào
các nội dung chính nhằm nâng cao chất lƣợng; quảng bá hình ảnh rau quả
Việt Nam và tạo độ tin cậy đối với khách hàng; nghiên cứu khả năng xây
dựng một số trung tâm giới thiệu sản phẩm ở một số thị trƣờng trọng điểm.
Chiến lƣợc này cần phải đƣợc phê duyệt trong Chƣơng trình xúc tiến thƣơng
mại trọng điểm quốc gia để thu hút nhiều doanh nghiệp cùng tham gia.