Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa tại xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
5,809
450
82
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
62
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
3.1. Định hướng chung
Xuất phát từ thực tế sản xuất lúa trên địa bàn xã, muốn nâng cao hiệu quả kinh
tế
hơn nữa thì đòi hỏi chính quyền xã cũng như bà con nông dân trong thời gian tới
cần
phối hợp làm tốt các mục tiêu sau:
- Phấn đấu ổn định diện tích gieo trồng, trong đó có sự dịch chuyển sao cho phù
hợp với quá trình sản xuất và nhu cầu hiện tại, chuyển một số diện tích trồng
khoai
màu có vị trí tương đối thấp nhưng do trước đây không đảm bảo về thuỷ lợi thì
nay có
thể trồng lúa.
- Tiếp tục thực hiện dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng
máy
móc vào đồng ruộng. có chính sách ưu đãi cho bà con vay vốn, tham gia sản xuất.
Các tổ
chức HTX dịch vụ nông nghiệp cần chủ động nguồn vốn vật tư cho người nông dân.
- Chính quyền xã, cán bộ khuyến nông, bà con nông dân cần chủ động theo dõi
tình hình thời tiết, sâu bệnh để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Tiếp tục tu bổ hoàn thiện hệ thống kênh mương, đảm bảo nguồn nước được đưa
về tận ruộng đồng.
- Làm tốt công tác bố trí lịch thời vụ.
3.2. Những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa
bàn xã Thanh Tiên
Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất lúa đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ, bổ
sung cho nhau. Các giải pháp này phải có tính khả thi, xuất phát từ thực tế ở
địa
phương. Sau khi nghiên cứu, xem xét nhu cầu nguyện vọng của người dân, tôi đưa
ra
một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của việc sản xuất
lúa
trên địa bàn xã như sau:
3.2.1. Giải pháp về kỹ thuật
Vận dụng các thành tựu KH – KT vào sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong việc
nâng cao năng suất cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Qua phân tích ta
thấy,
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
63
người dân ở xã đã sử dụng các yếu tố đầu vào nhưng chưa mang lại hiệu quả cao
nhất.
Vì vậy tôi xin đề xuất một số giải pháp kỹ thuật sau:
- Đối với giống lúa
Giống là yếu tố quyết định đến năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm. Hiện
trên địa bàn xã chủ yếu dùng giống lúa Tạp Dao, Khang Dân, QT
2
… mà những giống
này khả năng kháng bệnh chưa cao nên dẫn đến năng suất lúa không cao. Vì vậy,
cần
đưa vào sản xuất những giống lúa có năng suất cao hơn, khả năng chống chịu sâu
bệnh
tốt hơn.
- Đối với phân bón
Phân bón có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa, nếu bón phân cân đối thì khả
năng chống chịu sâu bệnh của lúa sẽ cao hơn, đòng thời cho năng suất tốt hơn.
Hầu hết
các hộ đều bón phân đúng thời điểm nên mang lại năng suất khá cao. Tuy nhiên một
số
hộ thường lạm dụng quá nhiều phân hoá học, đặc biệt là phân đạm làm cho đất ngày
càng xấu đi, đồng thời gây ra nhiều dịch bệnh cho cây lúa. Vì vậy, để đảm bảo
nâng cao
năng suất lúa một cách có hiệu quả thì việc bón phân đúng và đủ là hết sức quan
trọng.
Phân chuồng là loại phân hữu cơ chứa đầy đủ chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali
và các vi lượng khác cần thiết cho cây. Nó cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, cải
tạo
đất, làm tăng lượng mùn, tăng khả năng giữ ẩm cho đất, đồng thời chi phí cho
loại
phân này lại thấp vì thường các hộ tận dụng từ chăn nuôi, sinh hoạt gia đình.
Nhưng
một số hộ gia đình lại ít sử dụng loại phân này, một phần do chưa nhận thức được
tầm
quan trọng của nó, phần nữa là do lượng phân mà gia đình có được là ít, lại khó
vận
chuyển ra ruộng. Vì vậy trong thời gian tới các nông hộ cần tăng cường sử dụng
loại
phân này.
- Đối với thuốc bảo vệ thực vật
Việc phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời giúp cây lúa sinh trưởng và phát
triển tốt. Qua thực tế cho thấy, hầu hết các hộ đều gặp khó khăn trong sản xuất
là tình
hình sâu bệnh phá hoại mùa màng. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như con dao
hai lưỡi, có thể mang lại sản lượng cao nhưng lại ảnh hưởng tới sức khoẻ con
người và
môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt cho người dân. Vì vậy nếu trên
ruộng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
64
xuất hiện sâu bệnh mà mức độ còn nhẹ thì có thể sử dụng các biện pháp như rắc
vôi,
bón tro cho ruộng còn nếu bị nặng thì phải khoanh vùng để điều trị.
- Về lao động
Lao động là yếu tố đầu vào ảnh hưởng tích cực tới năng suất lúa. Việc đảm bảo
nguồn lao động trong mùa gieo cấy, thu hoạch góp phần làm tăng tính hiệu quả của
sản xuất. Khi đầu tư lao động trong việc làm cỏ, chăm sóc, thường xuyên thăm
đồng
ruộng để kịp thời phát hiện dịch bệnh, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời thì
cũng
giúp tăng năng suất lúa. Một tình trạng đang xảy ra ở hầu hết các vùng nông thôn
là
lực lượng lao động ở đây đang thất nghiệp vào thời điểm nông nhàn là rất nhiều.
Vì
thế việc tạo ra ngành nghề phi nông nghiệp trong thời gian đó là rất cần thiết,
hơn nữa
để giữ chân người lao động, tránh tình trạng di cư ra thành thị, gây tệ nạn xã
hội đồng
thời thiếu nguồn nhân lực lúc thời vụ. Thực tế thì vụ Đông Xuân việc gieo trồng
lực
lượng lao động còn đảm bảo vì vào thời điểm này đội ngũ lao động đi làm thuê ở
xa về
đang trong thời gian nghỉ tết, nhưng vào lúc thu hoạch, thời điểm giao nhau giữa
vụ
Đông Xuân và Hè Thu thì lại thiếu. Ngoài ra để giải phóng sức lao động, tăng
tính
hiệu của công việc thì việc đưa máy móc vào sản xuất là rất cần thiết. Do điều
kiện địa
hình khó khăn và qui mô ruộng đồng không thuận lợi cho việc áp dụng máy móc
nhưng trong tương lai cần có những biện pháp thích hợp để nhanh chóng đẩy nhanh
cơ
giới hoá vào sản xuất nông nghiệp – nông thôn.
Ngoài ra trình độ của người lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản
xuất lúa. Các hộ có trình độ văn hoá cao thì sẽ có kế hoạch sản xuất, chi phí
đầu tư hợp
lý. Tuy nhiên, hầu hết người dân thường mang tính bảo thủ, chưa mạnh dạn đầu tư.
Do vậy trước mắt và lâu dài cần nâng cao dân trí bằng cách tăng cường các buổi
tập
huấn, họp xóm để phổ biến kiến thức, đưa ra dẫn chứng thực tế mô hình sản xuất
kinh
doanh giỏi.
3.2.2. Giải pháp về đất đai
Đất đai có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao năng suất và sản lượng lúa.
Quỹ đất trồng lúa mà xã đang có đều được sử dụng hết, biện pháp nâng cao sản
lượng
bằng cách mở rộng diện tích là điều không thể thực hiện được, vì vậy cần phải có
biện
pháp thâm canh phù hợp. Cần phải thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa đồng
thời
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
65
thu hồi đất của những hộ không có nhu cầu sử dụng để tạo điều kiện cho những hộ
có
nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất.
3.2.3. Giải pháp về vốn
Có thể nói rằng vốn là yếu tố đầu vào quyết đính tới năng suất và sản lượng lúa.
Nhưng nguồn vốn đến với người dân hiện nay còn hạn chế do thủ tục vay vốn rườm
rà, thời gian cho vay ngắn nên người dân rất lo ngại họ sợ không đủ khả năng chi
trả.
Vì vậy, chính quyền xã cần phải xem xét lại thủ tục và thời hạn cho vay nhằm
giúp bà
con mạnh dạn vay vốn, đầu tư máy móc thiết bị vào phục vụ cho việc sản xuất lúa.
3.2.4. Giải pháp về khuyến nông
Công tác khuyến nông có vai trò rất lớn, thông qua các buổi tập huấn, họp xóm
thì các tiến bộ KH – KT được truyền đến người dân. Hiện nay, dân ta thường sản
xuất
dựa theo kinh nghiệm chứ đang còn bỡ ngỡ, tâm lý lo sợ khi ứng dụng giống mới
đầu
tư đúng kỹ thuật. Vì thế, chính quyền xã cần phối hợp với các cấp huyện, tỉnh
thường
xuyên mở lớp khuyến nông, có hình thức khuyến khích bà con tham gia, phổ biến
kiến
thức. Một thuận lợi mà theo chúng ta đang có là ở hầu hết các xóm đều có loa
phát
thanh, chúng ta có thể phổ biến kiến thức vào những khoảng thời gian phù hợp để
người dân hiểu, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất.
3.2.5. Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn
Cơ sở hạ tầng nông thôn là điều kiện hết sức quan trọng cho phát triển sản xuất
nông ghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Trong thời gian qua xã đã rất cố
gắng
để xây dựng kiên cố hoá kênh mương, phát triển hệ thống giao thông nội đồng,
song
chưa đồng bộ và chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất hiện nay. Do đó trong thời
gian
tới các dự án về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là quy hoạch, xây dựng
hệ
thống kênh mương thuỷ lợi, giao thông nội đồng, nhất là các kênh chính phải được
ưu
tiên hàng đầu.
3.2.6. Các giải pháp khác
- Giải pháp về thị trường tiêu thụ: Giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ là
động
lực cho sản xuất lúa trong thời gian tới. Trong thời gian qua sản xuất lúa của
xã chủ
yếu mang tính tự cung tự cấp, thị trường tiêu thụ không ổn định. Hầu hết các đầu
mối
thu mua là tư thương, người buôn bán nhỏ nên các hộ sản xuất bị ép giá. Đặc biệt
là
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
66
các hộ thuộc nhóm hộ nghèo thường bán lúc vừa thu hoạch xong để thanh toán các
khoản nợ vay nên giá lúa lúc mùa màng thu hoạch vốn đã thấp lại bị tư thương ép
giá,
làm cho cuộc sống của nông dân vốn đã nghèo khổ lại càng khốn khó hơn. Để đảm
bảo mở rộng thị trường tiêu thụ cho người nông dân, việc nghiên cứu các loại
giống
mới có năng suất cao, chất lượng tốt là hết sức cần thiết. Hơn nữa nếu mở các
điểm thu
mua để ổn định giá lúa cho bà con nông dân là rất quan trọng.
- Cải tiến công nghệ thu hoạch: Thu hoạch là khâu cuối cùng của quá trình sản
xuất, bên cạnh đó việc bảo quản chất lượng sau thu hoạch là rất quan trọng. Hai
khâu
quan trọng này cho đến nay vẫn chưa được quan tâm thấu đáo không chỉ tại địa
phương mà trên cả nước ta. Để giảm bớt mức độ thiệt hại ở khâu thu hoạch cần ưu
tiên
đầu tư phát triển vào hệ thống giao thông nội đồng, khuyến khích phát triển các
phương tiện vận chuyển cơ giới, tất cả để rút ngắn thời gian thu hoạch, tránh
được
thiệt hại do thiên tai gây ra và chuẩn bị kịp thời cho vụ tiếp theo.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
67
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Qua nghiên cứu phân tích thực trạng sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa
bàn xã Thanh Tiên, tôi rát ra được một số kết luận sau:
Trong những năm gần đây xã Thanh Tiên đã đạt được những thành tựu đáng kể
trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Đây là kết quả
đáng tự
hào không chỉ đối với chính quyền xã mà còn cả với bà con nông dân. Cây lúa đã
dần
khẳng định được vai trò của mình, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống cho
người nông dân.
Trong nguồn thu nhập hàng năm mà nông nghiệp mang lại cho hộ nông dân thì
nguồn thu từ sản xuất lúa chiếm một tỷ trọng lớn. Bình quân mỗi năm riêng sản
xuất lúa
mang lại 2739.3 nghìn đồng/hộ, trong khi đó các cây trồng khác chỉ mang lại
5108.3
nghìn đồng/hộ. Điều này khẳng định được tầm quan trọng của việc sản xuất lúa.
Trong cơ cấu đầu tư của nông hộ thì chi phí về phân bón và giống chiếm tỷ trọng
lớn. Để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa thì người dân nên sử dụng lượng giống và
phân
bón hợp lý. Đặc biệt, tránh tình trạng lạm dụng quá nhiều phân hóa học. Đây là
điều
kiện quan trọng để giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận trong sản xuất.
Ngoài ra thì ở địa phương vấn đề thủy lợi vẫn làm chưa tốt, vào mùa khô một số
diện tích vẫn chư được đảm bảo cung cấp nước kịp thời vào lúc vào thời kỳ đẻ
nhánh,
làm đòng hoặc trổ bông. Điều này ảnh hưởng đáng kể tới năng suất lúa.
Nhìn chung trên địa bàn xã vẫn còn sự chênh lệch về năng suất lúa giữa các xóm
do tính chất đất giữa các vùng, do tập quán canh tác và mức độ đầu tư đầu vào
không
giống nhau.Vì vậy mà kết quả và hiệu quả thu được có sự chênh lệch.
Qua quá trình phân tổ cho thấy, các yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất lúa. Trong cơ cấu đầu tư của các nông hộ thì phân hóa học, giống, thuốc
BVTV
chiếm tỷ trọng cao nhất. Tuy nhiên, giá cả các yếu tố đầu vào không ổn định nên
việc
sử dụng phân bón hợp lý và hiệu quả là điều hết sức cần thiết nhằm giảm chi phí
nâng
cao lợi nhuận. Nhìn chung, việc đầu tư các yếu tố đầu vào càng nhiều thì cho
năng
suất lúa càng cao.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
68
Tóm lại, người dân ở xã thường dựa vào kinh nghiệm và sản xuất bằng các dụng cụ
thô sơ, chưa mạnh dạn đầu tư thâm canh và áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Vì
vậy,
người lao động vẫn phải bỏ ra công sức rất nhiều và năng suất, hiệu quả của việc
sản xuất
lúa là chưa cao. Từ thực tế đó, tôi có một số kiến nghị như sau:
II. Kiến nghị
- Đối với chính quyền xã
Mặc dù trong thời gian qua xã đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm, áp dụng
giống mới vào sản xuất. Tuy nhiên, việc giám sát và quản lý thị trường lúa giống
chưa
được quan tâm đúng mức. Ngoài ra việc giám sát, hướng dẫn người dân sản xuất
đúng
quy trình kỹ thuật vẫn đang còn hạn chế.
Xã cần chú trọng hơn nữa công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi
phục vụ cho việc đi lại và sản xuất của người dân.
Trong thời gian tới xã cần thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng
trên địa bàn huyện, tỉnh phối hợp với nhà nước tạo nguồn tín dụng cho hộ nông
dân,
mạnh dạn vay vốn tham gia sản xuất.
Xã cần có những chính sách như dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho
bà con trao đổi diện tích để thuận tiện cho việc gieo trồng, chăm sóc nhằm tăng
tính
hiệu quả của việc sản xuất lúa.
Chính quyền xã cần theo dõi sát sao bản tin thời tiết, thời tiết nông vụ nhằm bố
trí mùa vụ hợp lý, chủ động trong công tác phòng chống rét, hạn hán, phòng trừ
sâu
bệnh, thủy lợi nhằm mang lại hiệu quả sản xuất lúa cao nhất cho người dân.
- Đối với hộ nông dân
Các hộ nông dân cần học hỏi, tập huấn kiến thức về sản xuất, sử dụng giống mới.
Nắm
bắt tình hình thời tiết, thực hiện đúng lịch thời vụ mà xã đã đề ra. Sử dụng
phân bón
hóa học một cách hợp lý đồng thời phải sử dụng phân chuồng để tăng độ tơi xốp
cho
đất. Người dân nên mạnh dạn đầu tư thâm canh, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất
để
tăng năng suất và sản lượng lúa trong cả hai vụ.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. UBND xã Thanh Tiên (20/12/2010) “Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội năm 2010 và phương hướng mục tiêu nhiệm vụ năm 2011”.
2. UBND xã Thanh Tiên (20/12/2011) “Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội năm 2011 và phương hướng mục tiêu nhiệm vụ năm 2012”.
3. UBND xã Thanh Tiên, Báo cáo hiện trạng sử dụng đất đai của xã Thanh Tiên,
năm 2011.
4. Phòng thống kê huyện Thanh Chương “Niên giám thống kê năm 2005-2009”.
5. PGS.TS Phạm Đình Vân, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB nông nghiệp
Hà Nội, năm 2002.
6. Th.S Nguyễn Văn Vượng, Giáo trình thống kê kinh tế, Đại Học Huế, năm
1997.
7. PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà, Bài giảng quản trị kinh doanh nông nghiệp, Đại
Học Kinh Tế Huế, năm 2011.
8. T.S Trần Văn Đạt, chánh chuyên gia FAO, Lúa gạo thế giới 2011-2012 (Chủ
nhật, 22/01/2012).
9. Tác giả Vũ Thành, Nhìn lại năm 2011: Sản xuất lúa đạt thắng lợi lớn (Thứ
Tư, 9/5/2012)
10.Từ Kim - Sở Nông nghiệp và PTNT, Sản xuất, tiêu thụ lúa gạo ở Nghệ An
những vấn đề cần quan tâm (27/09/2011).
11. Website: http://sonnptnt.nghean.vn
12. Website: http://nongnghiep.vn
13. Website: http://www.na.gov.vn.
14. Website: www.gso.gov.vn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
PHỤ LỤC
Phiếu điều tra tình hình sản xuất lúa của các hộ tại xã Thanh Tiên
năm 2011
Người được điều tra:………………………………………………………
Ngày điều tra: …………………………………………………………….
Tên chủ hộ:……………………………Tuổi:…………………………….
Địa chỉ: Xóm: ……., xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
1. Tình hình nhân khẩu và lao động
- Tổng số nhân khẩu:………………………………………..
- Tổng số lao động:………………………………………….
2. Tình hình sử dụng đất đai của hộ
Chỉ tiêu
Diện tích (m2)
Nguồn hình thành
Cấp (m
2
)
Đấu thầu (m
2
)
Tổng
1. Đất nông nghiệp
-Đất trồng lúa
- Đất trồng cây hàng năm
khác
- Đất lâm nghiệp
2. Đất khác (vườn, ở)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
3. Tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật của hộ phục vụ cho việc trồng
lúa
Tình hình trang bị tư liệu sản xuất
Chỉ tiêu
ĐVT
Số lượng
Giá Trị (1000đ)
1. Trâu bò cày kéo
Con
2. Máy tuốt
Chiếc
3. Bình phun
Cái
4. Bừa tay
Cái
6. Cày tay
Cái
7. Xe kéo
Chiếc
8. Khác
Vốn
Trong quá trình sản xuất lúa hộ gia đình có phải vay vốn không?
Có Không
Nếu vay thì vay dưới hình thức nào?
Mua chịu Tiền mặt
Số tiền vay: ……………………………………………………………………
Vay từ nguồn nào:………………………, lãi suất vay………………………..
Thời hạn vay…………………………………………………………………
4. Tình hình thu nhập của hộ (1000đ)
Tổng thu nhập của hộ:……………………………………………………
- Thu nhập từ lúa Đông Xuân:……………………………………………..
- Thu nhập từ lúa Hè Thu:…………………………………………………
- Thu nhập từ các cây trồng khác:…………………………………………
- Thu nhập từ chăn nuôi:…………………………………………………..
- Thu nhập từ các dịch vụ nông nghiệp, ngành nghề khác:……………….
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
5. Chi phí sản xuất lúa của các hộ bỏ ra
`
Chi phí
Vụ Đông Xuân
Vụ Hè Thu
SL
(Kg)
Đơn giá
(1000đ)
Tổng tiền
(1000đ)
SL
(Kg)
Đơn giá
(1000đ)
Tổng tiền
(1000đ)
1. Giống
2. Phân hóa học
- NPK
- Đạm
- Kali
- Vôi
3. Phân chuồng
4. BVTV
5. Thủy lợi phí
6. Thuê làm đất
7.LĐ thuê ngoài
8. Chi phí khác
Tổng
6. Kết quả mà hộ đạt được
Vụ Đông Xuân
- Năng suất:……………………………………………………..
- Sản lượng:…………………………………………………….
- Giá trị sản lượng:……………………………………………..
Vụ Hè Thu
- Năng suất:……………………………………………………..
- Sản lượng:…………………………………………………….
- Giá trị sản lượng:……………………………………………..
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
7. Tình hình tiêu thụ lúa
- Gia đình sử dụng lúa vào mục đích gì?
Sử dụng trong gia đình Bán Để giống
Biếu người thân Khác
- Nếu bán thì bán cho ai?
Thương lái lớn Người thu mua nhỏ
Giá bán lúa:…………………………………………………………
8. Ông (Bà) có ý kiến gì nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Xin cám ơn ông (bà) đã cung cấp thông tin!
Trường Đại học Kinh tế Huế