Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa tại xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
5,806
450
82
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
22
Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai của xã Thanh Tiên năm 2011
Chỉ tiêu
Diện tích (Ha)
%
Tổng diện tích tự nhiên
893,13
100,00
1. Đất nông nghiệp
665,85
74,55
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp
527,26
59,04
- Đất trồng cây hàng năm
369,35
41,38
+ Đất trồng lúa
192,64
21,57
+ Đất trồng cây hàng năm khác
176,71
19,80
- Đất trồng cây lâu năm
157,91
17,68
1.2. Đất lâm nghiệp
125,14
14,01
1.3. Đất NTTS
13,45
1,51
2. Đất phi nông nghiệp
210,79
23,60
3. Đất chưa sử dụng
16.49
1,85
(Nguồn UBND xã Thanh Tiên)
Theo thống kê, tổng diện tích đất tự nhiên và cơ cấu sử dụng đất đai của toàn xã
trong vài năm trở lại đây thay đổi không đáng kể. Qua bảng số liệu ta thấy, tổng
diện
tích đất tự nhiên của toàn xã năm 2011 là 893,13 ha và trong cơ cấu đất đai của
xã thì
diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 665,85 ha tương ứng 74,55%.
Trong
diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm vị trí chủ
đạo đặc
biệt là cây lúa. Đây là điều tất yếu đối với một xã thuần nông như xã Thanh
Tiên, tuy
nhiên hình thức sản xuất chủ yếu là lúa và hoa màu như: ngô, lạc, đậu… Trong cơ
cấu
đất sản xuất nông nghiệp thì đất trồng cây lâu năm cũng chiếm diện tích khá lớn
157,91 ha tương ứng 17,68% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất lâm nghiệp cũng
chiếm
diện tích khá lớn trong cơ cấu diện tích đất nông nghiệp với diện tích 125,14 ha
góp
phần quan trọng trong việc chống xói mòn, phủ xanh đồi trọc, điều hòa khí hậu
đặc
biệt đem lại thu nhập cho người dân. Còn đất nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm một
phần
rất nhỏ chủ yếu là các ao, hồ, đầm lầy tự nhiên trước đây do hợp tác xã quản lý
nay đã
được giao cho các hộ gia đình quản lý nên thu được hiệu quả cao hơn. Đất phi
nông
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
23
nghiệp tăng và ở mức cao với 210,79 ha chiếm 23,6% là do dân số của xã hiện nay
rất
cao nên một diện tích lớn đất nông nghiệp được chuyển sang đất ở. Một phần khác
được sử dụng để sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó thì đất chưa sử dụng của xã còn
khá lớn 16,49 ha chiếm 1,85%, như vậy xã cần phải tập trung khai thác đưa vào sử
dụng để trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, làm ao thả cá, chăn nuôi gia cầm nhằm làm
giảm
diện tích đất này và tăng diện tích đất nông nghiệp.
Nhìn chung cơ cấu sử dụng đất của xã đã được phân bổ một cách tương đối hợp
lý. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất, tỉ lệ đó là phù hợp đối với
một xã
thuần nông như Thanh Tiên. Diện tích đất phi nông nghiệp cũng chiếm một tỉ lệ
tương
đối lớn và có xu hướng tăng lên để đáp ứng được nhu cầu trước sự gia tăng dân số
và
phát triển của nền kinh tế.
1.2.3.2. Tình hình dân số và lao động
Dân số và lao động ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp ở hai mặt:
Vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp, vừa là nguồn tiêu thụ nông sản. Các cây
trồng, vật
nuôi cần nhiều công chăm sóc đều phải phân bố ở những khu vực đông dân, có nhiều
lao động. Bên cạnh đó, dân số và lao động cũng ảnh hưởng lớn đến sự chuyển dịch
cơ
cấu kinh tế nông thôn. Nhất là hiện nay, khi chúng ta đã gia nhập Tổ Chức Thương
Mại Quốc Tế (WTO) thì yếu tố dân cư lao động cực kỳ quan trọng, không chỉ xét về
diện tích và số lượng mà còn xét đến cả yếu tố chất lượng. Để thấy rõ tình hình
biến
động dân số và lao động của xã ta xem xét Bảng 5.
Năm 2011, toàn xã có 1672 hộ gia đình với tổng dân số là 6620 người. Trong đó
dân
số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là 5368 người tăng 15 người so với năm
2009.
Tổng số lao động trên địa bàn xã năm 2011 là 3698 lao động, trong đó lao dộng
nông nghiệp là 2657 lao động, chiếm 71,86% tổng số lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ
lao
động nông nghiệp đang có xu hướng giảm năm 2009 lao động nông nghiệp chiếm
72,90% tổng số lao động nhưng đến năm 2011 chỉ chiếm 71,86%. Nguyên nhân của
tình trạng này là do sự phát triển của ngành nghề phi nông nghiệp ở xã, hơn nữa
số
thanh niên đủ tuổi lao động đi học nghề ngày càng tăng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
24
Bảng 5: Tình hình dân số và lao động của xã Thanh Tiên qua 3 năm 2009 - 2011
(Nguồn: UBND xã Thanh Tiên)
Chỉ tiêu
ĐVT
2009
2010
2011
2011/2009
SL
%
SL
%
SL
%
+/-
%
1. Tổng số hộ
Hộ
1645
100
1664
100
1672
100
27
1,64
- Hộ NN
Hộ
1313
79,82
1322
79,45
1324
79,20
11
0,84
- Hộ phi NN
Hộ
332
20,18
342
20,55
348
20,80
16
4,82
2. Tổng NK
NK
6587
100
6607
100
6620
100
33
0,5
- NK NN
NK
5353
81.27
5365
81,21
5368
81,09
15
0,28
- NK phi NN
NK
1234
18,73
1242
18,79
1252
18,91
18
1,46
3. Số LĐ
LĐ
3608
100
3630
100
3698
100
90
2,49
- LĐ NN
LĐ
2630
72,90
2641
72,78
2657
71,86
27
1,03
- LĐ phi NN
LĐ
978
27,10
989
27,22
1041
28,14
63
6,44
4. Chỉ tiêu BQ
- NK/hộ
NK/hộ
4,00
-
3,97
-
3,96
-
-0,04
-1
- LĐNN/hộ NN
LĐ/hộ
2,00
-
1,99
-
2,01
-
0,01
0,5
- NK/LĐ
NK/LĐ
1,83
-
1,82
-
1,79
-
-0,04
-2,19
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
25
Bên cạnh đó ngành nghề phi nông nghiệp trên địa bàn xã phát triển chậm, chủ
yếu là thuộc phạm vi gia đình, những gia đình nào có nghề truyền thống thì có
thể tận
dụng thời gian nông nhàn, còn những gia đình khác thì không có việc làm hoặc
việc
làm không ổn định. Đây cũng chính là tiềm năng cũng như thách thức lớn đối với
xã
trong việc giải quyết việc làm cũng như phân bổ sử dụng nguồn lao động hợp lý.
Trong thời gian tới, xã nên có những kế hoạch để tập trung phát triển các ngành
nghề
khác phù hợp với thế mạnh của địa phương, nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống
cho người dân.
Về các chỉ tiêu bình quân, bình quân nhân khẩu/hộ qua các năm đang có xu
hướng giảm, năm 2009 là 4,00 nhân khẩu/hộ nhưng năm 2011 giảm xuống chỉ còn
3,96 nhân khẩu/hộ. Như vậy, mỗi gia đình có 4 người hoặc ít hơn 4 người chứng tỏ
công tác tuyên truyền và ý thức của người dân về kế hoạch hóa gia đình là rất
tốt. Điều
này là rất thuận lợi cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và khả năng tiếp cận các
phương tiện khác… Số lao động nông nghiệp/hộ nông nghiệp năm 2011 là 2,01, mỗi
hộ nông nghiệp có xấp xỉ 2 lao động nông nghiệp trong khi nhân khẩu/hộ gần bằng
4.
Do vậy, nó cũng tạo ra một số khó khăn nhất định cho hộ nông nghiệp khi mà thu
nhập
mang lại còn thấp, quy mô gia đình vẫn đang còn cao. Về số nhân khẩu/lao động có
giảm nhưng không đáng kể, năm 2009 tỷ lệ này là 1,83 nhưng đến năm 2011 con số
này cũng chẳng giảm xuống được bao nhiêu, chỉ giảm được 0,04 nhân khẩu/lao động.
Như vậy, cứ một lao động nông nghiệp thì phải làm việc nuôi gần 2 nhân khẩu đi
cùng. Điều này gây khó khăn trong vấn đề tích lũy của cải.
Nhìn chung, tình hình dân số và lao động trên địa bàn xã đang có sự chuyển dịch
theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chậm. Trong những năm gần đây, có một hiện
tượng đang diễn ra khá phổ biến ở xã là tình trạng học sinh tốt nghiệp trung học
phổ
thông nếu không tiếp tục học lên cũng rời bỏ quê nhà lên thành phố tìm việc làm,
gây
tình trạng thiếu lao động trong mùa vụ, và một đội ngũ lao động đông đảo đã được
đào
tạo qua các trường đại học, cao đẳng nhưng vẫn chưa có chính sách hợp lý để thu
hút
họ về làm việc phục vụ quê hương. Đa số đều đi tìm việc làm ở nơi xa, điều này
ảnh
hưởng lớn đến năng suất, chất lượng lao động của xã trong tương lai.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
26
1.2.3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của xã
Trong những năm vừa qua, nhờ công tác chỉ đạo của chính quyền xã và sự ủng
hộ nhiệt tình của bà con nông dân mà cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của xã đạt
được
những thành tựu sau:
- Hệ thống giao thông
Với vị trí thuận lợi là xã có đường quốc lộ 33 chạy qua với chiều dài gần 3km
nối liền xã với thị trấn Dùng, giúp người dân dễ dàng giao lưu, trao đổi hàng
hóa, văn
hóa với các vùng trung tâm. Đồng thời, với sự nỗ lực của bà con nông dân và sự
hỗ trợ
của chính quyền địa phương nên hệ thống đường thôn, xóm đã được bê tông hóa gần
100% còn các tuyến đường liên xã cũng được nâng cấp, nhựa hóa nên rất thuận lợi
cho
việc đi lại và vận chuyển. Ngoài ra, nhờ chủ trương của xã tập trung đầu tư xây
dựng
hệ thống giao thông nội đồng nên giờ đây máy móc có thể đi vào tận ruộng, thực
hiện
cơ giới hóa một cách dễ dàng, góp phần giải phóng sức lao động cho người nông
dân.
- Hệ thống thủy lợi
Thủy lợi có vai trò quan trọng đối với đời sống, sinh hoạt của người dân nói
chung và của sản xuất nông nghiệp nói riêng. Hệ thống thủy lợi giúp người dân
đảm
bảo được nguồn nước cho cây trồng lúc nắng hạn và tiêu nước lúc ngập úng. Từ đó
giúp nâng cao năng suất cây trồng. Hiện nay, trên toàn xã hệ thống kênh mương đã
được xây dựng hoàn chỉnh và kiên cố, đảm bảo việc tưới tiêu nước dễ dàng. Xã đã
có
2 trạm bơm điện với 6 máy đảm bảo tưới tiêu cho khoảng 300ha diện tích đất nông
nghiệp của xã.
- Hệ thống điện
Trên địa bàn xã, hệ thống điện được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, điện được
đưa đến từng hộ gia đình. Vì thế , 100% hộ gia đình đều đã dùng điện để phục vụ
nhu
cầu sinh hoạt cũng như quá trình sản xuất của mình. Đặc biệt xã luôn đảm bảo đủ
điện
phục vụ cho các trạm bơm hoạt động hiệu quả giúp tưới tiêu cây trồng kịp thời
vụ.
- Hệ thống giáo dục, y tế và văn hóa
Về giáo dục: Xã có hai trường mầm non, một trường tiểu học và một trường
trung học cơ sở. Các trường đều được xây dựng khang trang đáp ứng được nhu cầu
dạy và học của giáo viên, học sinh. Ở xã không còn tình trạng trẻ em không được
đến
trường và đã tiến hành phổ cập tiểu học. Hàng năm, có từ 10 đến 15 em đậu vào
các
trường Đại Học và khoảng hơn 25 em đậu vào các trường cao đẳng, trung cấp. Tỷ lệ
học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh ngày càng tăng và có những em đạt giải cao.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
27
Về y tế: Xã có một trung tâm y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Trung tâm y tế nằm ở vị trí trung tâm của xã được xây dựng khang trang sạch sẽ
và đã
được đón nhận bằng chuẩn quốc gia năm 2008. Đội ngũ cán bộ y tế 100% đã qua đào
tạo, nhưng hiện nay trung tâm vẫn chưa được trang bị đầy đủ những thiết bị cần
thiết.
Về văn hóa: tất cả các thôn, xóm đều có loa phóng thanh, trang truyền hình địa
phương kịp thời phản ánh các thông tin KT – XH, các mô hình sản xuất giỏi để
nhân
dân nắm bắt và học hỏi. Hàng năm, xã đều tổ chức giải bóng đá, bóng chuyền được
thanh, thiếu niên và nhân dân trên toàn xã tham gia và ủng hộ nhiệt tình. Đoàn
xã cũng
tham gia các phong trào thể dục thể thao do huyện đoàn tổ chức và đã đạt được
giải
cao.
1.2.3.4. Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của xã
Thanh Tiên là một xã thuần nông, vì vậy nguồn thu chính của người dân vẫn là
từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những năm vừa qua, giá trị từ sản xuất nông
nghiệp không ngừng tăng lên. Để thấy rõ điều này chúng ta xem xét bảng số liệu
sau:
Qua bảng số liệu ta thấy, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn xã
có biến động đáng kể. Năm 2009 là 24885.4 triệu đồng nhưng đến năm 2011 con số
này đạt 30078.1 triệu đồng, tăng 20.87%. Trong đó, năm 2009 thu nhập do nông
nghiệp mang lại đạt 17385.4 triệu đồng chiếm 69.86%, còn lâm nghiệp mang lại
7500
triệu đồng chiếm 30.14%. Xã không có nguồn thu từ ngư nghiệp, đây là một bất lợi
trong việc đa dang hóa các sản phẩm. Còn về lâm nghiệp xã chỉ có 125 ha rừng
trồng,
giá trị từ bước đầu thì chưa đáng kể chỉ đem lại củi đốt và một số cây làm gỗ
nên
nguồn thu là không lớn, chỉ chiếm 26.6% năm 2011. Trong nguồn thu từ nông nghiệp
thì tập trung chủ yếu vào các sản phẩm về hoa màu và chăn nuôi. Với dải đất dọc
sông
Lam hằng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn, đất đai lại tơi xốp nên rất tốt
cho
việc trồng các loại hoa màu như ngô, lạc, đậu xanh… Hơn nữa, nhờ sự chỉ đạo đúng
đắn của chính quyền địa phương trên toàn xã áp dụng đồng loạt các loại ngô, lạc
mới
nên năng suất đạt được là rất cao. Năm 2009, sản lượng cây có hạt mang lại là
2341
tấn, đến năm 2011 sản lượng này là 2723 tấn tăng 382 tấn, tương ứng với 16.32 %.
Còn về lĩnh vực chăn nuôi thì trong 3 năm qua có sự biến động thất thường là do
người dân chủ yếu nuôi trâu bò để sử dụng sức kéo nên mỗi gia đình chỉ nuôi một
con
là đủ dẫn đến số lượng trâu bò giảm nhiều. Còn đối với đàn gia cầm do tư tưởng
của
người dân lo sợ về dịch H5N1 nên không dám nuôi nhiều dẫn đên đàn gia cầm chỉ
tăng nhẹ so với các năm trước đó.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
28
Bảng 6: Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của xã qua 3 năm 2009 – 2011
Chỉ tiêu
ĐVT
2009
2010
2011
2011/2009
SL
%
SL
%
SL
%
+/-
%
1. Giá trị sản xuất N-L-NN
Tr.đ
24885.4
100
27873.6
100
30078.1
100
5192.7
20.87
- Nông nghiệp
Tr.đ
17385.4
69.86
20673.6
74.17
22078.1
73.40
4692.7
26.99
- Lâm nghiệp
Tr.đ
7500
30.14
7200
25.83
8000
26.60
500
6.67
1.1. Sản xuất NN
- Sản lượng cây có hạt
Tấn
2341
-
3042
-
2723
-
382
16.32
- Số lượng trâu bò
Con
1860
-
1858
-
1804
-
-56
-3.01
- Số lượng lợn thịt
Con
1655
-
1671
-
1905
-
250
15.11
- Số lượng gia cầm
Nghìn con
29.5
-
30
-
33
-
3.5
11.86
1.2. Sản xuất lâm nghiệp
Ha
125
-
125
-
125
-
0
0
(Nguồn: UBND xã Thanh Tiên)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
29
Tóm lại, trong thời gian qua chính quyền địa phương đã cố gắng rất lớn trong
việc áp dụng các giống mới vào sản xuất, tiêm phòng các dịch bệnh trên gia súc,
gia
cầm. Vấn đề là phải phát huy hơn nữa vai trò của ngành nông nghiệp để giá trị
mang
lại ngày càng cao, tăng thu nhập và nâng cao mức sống của người dân.
1.2.4. Đánh giá chung tình hình cơ bản của xã
1.2.4.1. Về thuận lợi
- Quỹ đất cho vùng sản xuất lúa không lớn chỉ khoảng 0.72 sào/NK NN, vì vậy
rất thuận lợi cho việc chủ động tưới tiêu.
- Nghề trồng lúa là nghề đã có từ lâu đời và là nghề chủ yếu của người dân, vì
vậy họ rất có kinh nghiệm trong sản xuất, đầu tư thâm canh.
- Lực lượng lao động dồi dào, cần cù chăm chỉ… là nền tảng lớn để phát triển
sản xuất.
- Hệ thống giao thông thôn xóm, nội đồng đã được nâng cấp, rất thuận tiện cho
việc đi lại, vận chuyển của người dân.
- Chính quyền địa phương rất quan tâm đến công tác phòng trừ sâu bệnh, vì vậy
khi có dấu hiệu bệnh thì xã kịp thời thông báo, mua thuốc về bán và hướng dẫn
cách
dùng cho người dân.
- Xã có một quỹ đất lớn dọc theo sông Lam, đất này rất tốt để trồng hoa màu như
ngô, lạc, đậu…
1.2.4.2. Về khó khăn
- Mang khí hậu gió mùa, nóng ẩm nên hàng năm thường chịu hạn hán, lũ lụt gây
ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất lúa. Đặc biệt là những vùng không chủ động được
trong công tác thủy lợi, mùa mưa thì ngập úng nếu đúng vào thời điểm lúa trổ
bông thì
coi như là mất trắng. Mùa hạn hán thì khó có thể đưa nước đến tận các cánh đồng
nếu
đúng vào thời kỳ lúa đẻ nhánh hoặc làm đòng thì cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
năng
suất, đặc biệt là trong vụ Đông Xuân vì đây là vụ chính đóng vai trò quan trọng.
- Cũng vì kiểu thời tiết này nên hàng năm thường xuyên xảy ra rất nhiều dịch
bệnh đạo ôn, khô vằn, rầy nâu… gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất của
người
nông dân.
- Trong cơ cấu đất của xã thì đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ khá cao, điều này gây
lãng phí rất lớn, xã cần có chủ trương chuyển đổi đất hợp lý, và có hiệu quả
nhất.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
30
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã có
những tiến triển nhất định nhưng sự chuyển biến vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được
nhu cầu công việc đang diễn ra.
- Hàng năm, lũ lụt thường xảy ra vào mùa mưa nên một số kênh mương, đường
giao thông bị phá hoại nghiêm trọng, điều này tạo kinh phí lớn cho xã trong việc
tu
sửa, nếu không sửa chữa kịp thời thì sẽ ảnh hưởng xấu đến vụ sản xuất tiếp theo,
nhất
là vụ Đông Xuân vì vụ này đóng vai trò quan trọng nhất và sản lượng lớn nhất.
- Lao động chủ yếu là lao động chân tay, không qua đào tạo, chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm sản xuất là chính, khả năng áp dụng tiến bộ KH – KT vào sản xuất còn
thấp, do vậy phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
31
CHƯƠNG II
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA XÃ THANH TIÊN, HUYỆN
THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
2.1. Tình hình sản xuất lúa của xã Thanh Tiên qua ba năm 2009 – 2011
Xem xét bảng số liệu sau để chúng ta thấy được tình hình sản xuất lúa trên địa
bàn xã, và cho thấy Thanh Tiên là một xã thuần nông.
Bảng 7: Tình hình sản xuất lúa của xã qua 3 năm 2009 - 2011
Chỉ tiêu
ĐVT
2009
2010
2011
2011/2009
+/-
%
1. Diện tích
Ha
319
319
309
-10
-3,13
- Đông Xuân
Ha
169
169
169
0
0
- Hè Thu
Ha
150
150
140
-10
-6,67
2. Năng suất
Tạ/ha
55,8
46,9
57
1,2
2,15
- Đông Xuân
Tạ/ha
65,5
47,4
71,5
6
9,16
- Hè Thu
Tạ/ha
46
46,4
42,5
3,5
7,61
3. Sản lượng
Tấn
1797
1497
1803,4
6,4
0,36
- Đông Xuân
Tấn
1107
801
1208,4
101,4
9,16
- Hè Thu
Tấn
690
696
595
-95
-13,77
(Nguồn: UBND xã Thanh Tiên)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tình hình sản xuất lúa trên địa bàn đã có sự biến
động qua 3 năm cả về mặt diện tích, năng suất và sản lượng. Về diện tích gieo
trồng
lúa cả năm ta thấy năm 2009 là 319 ha, nhưng đến năm 2011 thì diện tích này chỉ
còn
309 ha giảm 10 ha so với năm 2009. Như vậy, diện tích diện tích gieo trồng lúa
đã
giảm điều này đòi hỏi xã cần phải có một kế hoạch bố trí sử dụng đất như thế nào
cho
hợp lý để giảm thiểu tình trạng đất nông nghiệp bị thu hẹp hàng năm. Sở dĩ diện
tích
đất trồng lúa giảm là vì: một số diện tích trước đây là đất trồng lúa nhưng nay
xã lại
Trường Đại học Kinh tế Huế