Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa tại xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
5,774
450
82
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
2
lúa đạt được không ngừng tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng này còn chậm, chưa
tương xứng với tiềm năng mà xã đang có. Cùng với khí hậu nhiệt đới gồm hai mùa
rõ
rệt một mùa nắng nóng gay gắt và một mùa đông lạnh kéo dài đã chi phối rất lớn
đến
tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã. Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành
nghiên cứu
đề tài: "Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa tại xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương,
tỉnh Nghệ An" làm đề tài khoá luận của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung
Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa
bàn xã, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới năng suất và hiệu quả của
cây
lúa. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế hợp
lý các
yếu tố đầu vào cho việc sản xuất lúa ở xã Thanh Tiên.
- Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
nói chung và sản xuất lúa nói riêng.
+ Nghiên cứu thực trạng đầu tư và đánh giá hiệu quả sản xuất lúa của các hộ trên
địa bàn xã qua 3 năm (2009-2011), từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng
suất lúa của các hộ nông dân.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa trên địa bàn xã Thanh
Tiên.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
+ Chọn địa điểm điều tra
+ Chọn mẫu
Để đảm bảo hiệu quả sản xuất lúa được thể hiện rõ, tránh những sai số hoặc do
lấy ngẫu nhiên, không phản ánh rõ được thực trạng đầu tư sản xuất lúa ở đây, tôi
chọn
60 mẫu tương ứng với 60 hộ thuộc trên địa bàn xã. Các hộ điều tra được lấy ngẫu
nhiên từ danh sách của xóm trưởng.
+ Số liệu
Số liệu sơ cấp: Thông qua số liệu điều tra phỏng vấn trực tiếp các nông hộ.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
3
Số liệu thứ cấp: Được lấy từ các nguồn: Phòng NN&PTNN huyện Thanh
Chương, UBNN xã Thanh Liên, sách báo, internet…
- Phương pháp phân tổ thống kê
Với mục đích là dùng để phân tổ số liệu điều tra, xác định mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố tới năng suất và hiệu quả sản xuất lúa.
- Sử dụng phương pháp hoạch toán chi phí và kết quả sản xuất
Để tính các chỉ tiêu: Giá trị sản xuất (GO), chi phí ttrung gian (IC), giá trị
gia
tăng (VA).
Sử dụng phương pháp so sánh
Để so sánh tình hình sản xuất lúa của xã Thanh Tiên qua 3 năm (2009 – 2011), so
sánh kết quả, hiệu quả sản xuất lúa giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu.
Giới hạn nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc sản
xuất lúa của xã Thanh Tiên năm 2011.
- Về mặt không gian: Nghiên cứu trên địa bàn các xóm thuộc xã Thanh Tiên.
- Về mặt thời gian: Nghiên cứu hiệu quả về việc sản xuất lúa năm 3 năm
2009–2011.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
4
PHẦN HAI
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một khái niệm được xem như là một tiêu chuẩn để đánh giá
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên xung quanh vấn đề này vấn còn
tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.
Theo quan điểm của tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh: “Hiệu quả kinh tế là một phạm
trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có hạn để đạt được kết quả
cao
nhất với mức chi phí thấp nhất”.
Sản xuất lúa là quá trình sử dụng các yếu tố nguồn lực có giới hạn như: giống,
tiền vốn, lao động, phân bón, kỹ thuật… để tạo ra các sản phẩm phục vụ các mục
đích
của con người.
Trước đây khi nền kinh tế nước ta còn ở chế độ bao cấp thì người ta thường đồng
nhất giữa kết quả và hiệu quả. Trên thực tế thì đây là hai phạm trù khác nhau
nhưng lại
có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Kết quả sản xuất là toàn bộ lượng sản phẩm hoặc giá trị bằng tiền của toàn bộ
lượng
sản phẩm mà hộ sản xuất thu được sau một thời gian hay chu kỳ sản xuất nhất
định.
Chi phí sản xuất là tất cả những hao phí tạo ra và phát sinh trong quá trình
hình
thành, tồn tại và hoạt động của chu kỳ sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp, chi
phí
sản xuất nông nghiệp biểu hiện dưới các dạng chi phí vật tư nông nghiệp, chi phí
lao
động và các chi phí khác, trong đó chi phí vật tư chiếm tỷ lệ khá lớn và quan
trọng.
Còn theo quan điểm của Farrell (1957) cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là một phạm
trù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân
bổ”.
Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu
vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật
hay
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
5
công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong
kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này thường
được phản ánh trong mối quan hệ với các hàm sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị
nguồn lực dùng vào sản xuất thì đem lại bao nhiêu sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật
của
việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và
đầu
ra, giữa các sản phẩm khi nông dân ra các quyết định sản xuất.
Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố về giá sản phẩm và
giá đầu vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng
chi phí
về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có
tính
đến các yếu tố về giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra. Hay nói cách khác khi
nắm
được giá các yếu tố đầu vào người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo tỷ lệ
nhất
định để đạt được lợi nhuận tối đa. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định
các
điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hoá lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị
biên của
sản phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt
cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện
vật và
giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông
nghiệp. Nếu sản xuất chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả phân bổ thì mới chỉ
đạt
được điều kiện cần chứ chưa đạt được diều kiện đủ để đạt được hiệu quả kinh tế.
1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
- Nếu theo hiệu quả kinh tế toàn phần thì hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ
số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra (dạng thuận), hoặc ngược lại (dạng
nghịch).
Công thức: Dạng thuận: H = Q/C
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả thu được
C là chi phí bỏ ra
Công thức này cho biết: Để sản xuất một đơn vị sản phẩm thì cần bao nhiêu đơn
vị chi phí, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
6
Dạng nghịch: H = C/Q
Theo công thức này thì để đạt được một đơn vị kết quả thì cần tiêu tốn bao nhiêu
đơn vị chi phí.
- Nếu theo dạng hiệu quả cận biên thì hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách
so sánh phần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra.
Công thức:
Dạng thuận: H = Q/C
Trong đó: H là hiệu quả
Q là phần trăm tăng (giảm) của kết quả
C là phần trăm tăng (giảm) của chi phí
Công thức này cho biết: Cứ tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao nhiêu
đơn vị kết quả.
Dạng nghịch: H = C/Q
Công thức này cho biết: Để tăng thêm một đơn vị kết quả cần đầu tư thêm bao
nhiêu đơn vị chi phí.
Tuỳ theo các mục đích nghiên cứu khác nhau mà lựa chọn các phương pháp xác
định hiệu quả khác nhau sao cho phù hợp và mang lại kết quả có ý nghĩa.
Việc đánh giá hiệu quả kinh tế giúp người sản xuất thấy được rõ kết quả đầu tư
của mình. Với các chi phí đã bỏ ra thì kết quả mang lại đã tương xứng hay chưa?
Bên
cạnh đó thì người sản xuất còn thấy được rõ các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả
đạt
được, từ đó có quyết định đầu tư vào mô hình sản xuất này nữa không hay là
chuyển
sang mô hình sản xuất khác cho kết quả cao hơn.
Việc phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế còn giúp cho các nhà sản xuất thấy
được những mặt thuận lợi cũng như khó khăn dang còn tồn tại. Từ đó có định
hướng,
giải pháp nhằm khắc phục trong những chu kỳ sản xuất tiếp theo.
1.1.1.3. Điều kiện sinh thái và đặc điểm kỹ thuật của cây lúa
1.1.1.3.1. Điều kiện sinh thái
Đối với cây lúa, điều kiện sinh thái ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng
và phát triển, nó bao gồm 4 yếu tố sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
7
a. Điều kiện đất đai, địa hình
Đối với lúa nước: Ở nước ta, lúa được gieo trồng ở hầu hết các nhóm và các loại
đất. Nhưng muốn lúa có năng suất cao thì đất trồng cần phải đáp ứng một số yêu
cầu
như sau:
- Địa hình bằng phẳng, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng.
- Hàm lượng dinh dưỡng N, P, K tổng số khá.
- Độ pH từ 4,5 – 7,0.
- Độ mặn < 0,5% tổng số muối tan.
Đối với lúa cạn: Ngoài các chỉ tiêu độ pH, tổng số muối tan có yêu cầu như cây
lúa nước thì lúa cạn (gieo thẳng) cần đất nhẹ hơn, đất có thành phần cơ giới từ
thịt
trung bình đến thịt nhẹ, đất có độ dốc <5
0
.
b. Lượng mưa
Lúa là cây yêu cầu nhiều nước hơn so với các cây trồng khác. Lượng mưa cần
thiết cho cây lúa trung bình từ 6-7mm/ngày trong mùa mưa và từ 8-9mm/ ngày trong
mùa khô. Một tháng cây lúa cần khoảng 200mm nước. Sự thiếu hụt hay thừa nước đều
ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
c. Ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng đến cây lúa trên cả hai mặt: Cường độ ánh sáng ảnh hưởng
đến quang hợp, số giờ chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự ra hoa, kết quả của
cây
lúa sớm hay muộn. Cường độ ánh sáng thuận lợi cho cây lúa từ 250-400
calo/cm
2
/ngày.
d. Nhiệt độ
Nhiệt độ làm lúa sinh trưởng nhanh hay chậm, phát dục tốt hay xấu. Lúa sinh
trưởng bình thường ở nhiệt độ 25-28
0
C. Nếu nhiệt độ thấp hơn 17
0
C thì sự sinh trưởng
của cây lúa chậm lại, nếu thấp hơn 13
0
C thì lúa ngừng sinh trưởng, nếu nhiệt độ thấp
kéo dài nhiều ngày lúa có thể chết. Nhiệt độ cao trong phạm vi từ 28-35
0
C thì lúa sinh
trưởng nhanh nhưng chất lượng kém. Nhiệt độ cao hơn 40
0
C thì cây lúa sinh trưởng
nhanh nhưng tình trạng sinh trưởng xấu, nếu kéo theo gió Lào, độ ẩm không khí
thấp
thì cây lúa sẽ chết. Mức độ ảnh hưởng nhiệt độ cao hay thấp, mạnh hay yếu là tuỳ
thuộc vào giống lúa và và giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Nhiệt
độ thích
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
8
hợp cho cây lúa nảy mầm là 28-32
0
C, trổ bông, phơi mau là 20-38
0
C. Nhiệt độ ảnh
hưởng đến sự ra hoa, kết quả sớm hay muộn của cây lúa. Một số giống lúa mẫn cảm
với nhiệt độ, khi tích lũy một số nhiệt nhất định (tổng tích ôn) trong đời sống
của mình
thì sẽ ra hoa, kết quả. Tổng tích ôn của giống ngắn ngày là 2000-2500
0
C, giống dài
ngày là 3000-3500
0
C.
1.1.1.3.2. Đặc điểm kỹ thuật của cây lúa
Các giống lúa khác nhau thì cần thời gian sinh trưởng dài hay ngắn khác nhau.
Nhưng trong chù kỳ sống, từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch đều phải trải qua hai
giai
đoạn: Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực.
Sinh trưởng sinh dưỡng là sự tăng lên về thân, lá và xúc tiến đẻ nhánh. Sinh
trưởng sinh thực là quá trình chuyển đổi làm đốt, hình thành đòng, trổ bông, thụ
phấn,
tạo ra hạt. Quá trình sinh trưởng sinh dưỡng diễn ra từ đầu đến cuối, còn quá
trình sinh
trưởng sinh thực diễn ra từ giai đoạn cây lúa bắt đầu làm đốt đến khi chín. Hai
giai
đoạn này là sự thống nhất trong đời sống cây lúa và tác động trực tiếp lẫn nhau.
1.1.1.4. Kỹ thuật thâm canh cây lúa
- Kỹ thuật chọn và làm đất
Chọn và làm đất có ý nghĩa hết sức quan trong, giúp cây lúa phát triển nhanh, dễ
điều chỉnh mực nước, hạn chế cỏ dại, sâu bệnh.
Về chọn loại đất: nên chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất cát pha, thịt nhẹ,
là
tốt nhất, đất phải chủ động được tưới tiêu.
Sau khi chọn xong, ta tiến hành cày bừa kỹ, nhuyễn và bằng phẳng.
Làm luống rộng 1,2-1,4m, rãnh sâu 20cm, rộng 20-25cm. Mặt luống phải bằng
phẳng, không đọng nước.
- Kỹ thuật ngâm, ủ hạt giống và gieo mạ
Trong điều kiện thuận lợi nên phơi hạt giống dưới nắng nhẹ 2-3 giờ trước khi
ngâm để xúc tiến hoạt động của các hệ men, phát triển khả năng nảy mầm.
Ngâm ủ: Thóc giống sau khi xử lý vớt ra, rửa sạch và đưa vào ngâm. Trong vụ
Hè Thu, vụ mùa ngâm 24-36 giờ đối với lúa thuần và 12-18 giờ đối với lúa lai.
Trong
vụ Xuân ngâm 48-72 giờ đối với lúa thuần và 24-36 giờ đối với lúa lai. Ngâm đến
khi
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
9
hạt thóc có phôi mầm màu trắng là được. Trong quá trình ngâm thì sau 6-8 giờ nên
thay nước một lần, sau đó vớt ra đãi hết nước chua và đem ủ bằng thúng hoặc bằng
bao tải…
Trong vụ Xuân khi mầm dài bằng 1/2 hạt và rễ dài bằng hạt thì đem gieo được.
Còn trong vụ Hè Thu, vụ Mùa thì hạt nứt nanh là đem gieo được. Nếu mầm ngắn thì
đem gieo nước để nó dài ra.
Mật độ gieo là: 50-60 gam giống/m
2
, tương ứng với 25-30 kg/sào.
Lượng hạt gieo cho một ha lúa cấy các giống lúa thuần là 24-30 kg.
Sau khi thóc giống có thể đem đi gieo, ta tiến hành bón phân rồi gieo. Khi gieo
được 2-3 ngày thì dùng thuốc cỏ Sofit để phun, tuỳ theo điều kiện và thời tiết,
mùa vụ.
Trong vụ Đông Xuân cần chú ý chống rét cho mạ. Có thể áp dụng các biện pháp
sau để chống rét cho mạ:
o Rắc tro bếp: 10-13 kg/sào.
o Phủ nilon.
o Đêm cho nước vào ngày tháo nước ra, cho ngập 1/2-1/3 cây mạ.
o Tăng cường bón phân Kali
- Kỹ thuật cấy
Sau khi thấy tuổi mạ có thể cấy, chúng ta tiến hành cấy
+ Mật độ cấy
o Đối với lúa thuần:
Vụ Mùa, hè thu cấy 45-50 khóm/m
2
, 3-4 dảnh/khóm.
Vụ Xuân cấy 45-50 khóm/m
2
, 1-2 dảnh/khóm.
o Đối với lúa lai
Vụ Mùa, hè thu cấy 45-46 khóm/m
2
, 1-2 dảnh/khóm.
Vụ Xuân cấy 40-42 khóm/m
2
, 1-2 dảnh/khóm.
+ Kỹ thuật cấy
Cấy nông tay để lúa sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh sớm, khoẻ. Đối với lúa lai nói
riêng, các giống lúa ngắn ngày nói chung không nên nhổ cấy mà biện pháp tốt nhất
là
xúc đặt, đảm bảo cây mạ không bị tổn thương. Nên cấy thẳng hàng, cấy theo băng
rộng
1,2-1,4m, cấyđều khóm, hướng băng cấy vuông góc với phương mặt trời mọc và lặn.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
10
- Kỹ thuật chăm sóc sau khi cấy
Sau khi cấy, phải thường xuyên giữ nước ở mức 3-5cm, khi lúa chuẩn bị phân
hoá làm đòng có thể tháo hết nước. Luôn giữ nước 5-10 cm ở thời kỳ làm đòng. Lúa
có đòng già thì rút nước lần hai, song chỉ để 1-2 ngày rồi tưới lại ngay. Khi
chín sữa
thì tháo cạn chỉ giữ đủ ấm. Thường xuyên kiểm tra, theo quá trình phát triển của
cây
lúa, bón phân để lúa phát triển khoẻ mạnh, ra lá nhanh và đẻ nhánh sớm. Nếu phát
hiện
thấy sâu bệnh thì phải tiến hành phun thuốc ngay. Khi thấy thời tiết nắng ráo,
lúa chín
trên 90% thì tiến hành thu hoạch. Vào mùa mưa lũ cần phải tranh thủ thu hoạch
sớm
để tránh mưa lụt gây mất mùa. Sau khi thu hoạch đem về tuốt lấy hạt, phơi khô
đến khi
ẩm độ còn khoảng 13% thì đem quạt sạch và cất.
1.1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất lúa
Quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng bao gồm
nhiều nét đặc trưng so với các ngành khác như: Sản xuất được tiến hành trên một
phạm vi không gian rộng lớn và mang tính chất khu vực rõ rệt, đất đai là TLSX
đặc
biệt chủ yếu và không thể thay thế được, đối tượng của sản xuất nông nghiệp là
các
cây trồng, vật nuôi và sản xuất thì mang tính thời vụ cao. Những đặc điểm này
cũng
kéo theo nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây
lúa.
Vì vậy chúng ta có thể sơ lược một số nhân tố như sau:
1.1.1.5.1. Nhóm nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất và sản lượng lúa bởi vì
nhóm yếu tố này tác động liện tục và trực tiếp trong suốt quá trình sinh trưởng
và phát
triển của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng.
- Thời tiết khí hậu
Cây lúa là một sinh vật sống nên chịu tác động rất lớn của thời tiết khí hậu.
Nếu
sản xuất lúa gặp thời tiết thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng
và phát
triển tốt, nhờ đó mà năng suất và sản lượng cây trồng sẽ cao và ngược lại.
- Nhiệt độ
Lúa có nguồn gốc nhiệt đới nhưng nhờ sự tác động của khoa học kỹ thuật, ngày
nay lúa có mặt từ 53 vĩ độ Bắc tới Nam. Nhiệt độ là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự
nảy
mầm của hạt, sự sinh trưởng của cây lúa.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Hoàng Thành
11
- Ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng đến cây lúa trên cả hai mặt: Cường độ chiếu sáng và thời
gian chiếu sáng. Thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến quá trình phát
dục, ra
hoa. Các giống lúa ở Việt Nam có phản ứng mạnh mẽ với thời lượng chiếu sáng
trong
ngày, do vậy khi sắp xếp thời vụ trồng lúa cần nghiên cứu phản ứng của giống với
thời
lượng chiếu sáng trong ngày.
- Đất đai
Lúa có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng đất thích hợp nhất là đất
phù sa được bồi tụ bởi những lưu vực sông như sông Mêkông, sông Hồng, sông Mã…
Ở mỗi vùng khác nhau thì tính chất đất và độ màu mỡ tự nhiên của đất cũng khác
nhau. Vì vậy trong quá trình sản xuất thì cần phải chú ý đến chế độ canh tác cho
phù
hợp với ruộng đất của mình nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây
trồng
sinh trưởng và phát triển tốt.
- Nước
Nước có vai trò rất quan trọng đối với việc sản xuất lúa, nhất là vào thời điểm
làm đòng, trổ bông thì nước có vai trò quyết định tới năng suất lúa sau này.
1.1.1.5.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
- Lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua các công cụ lao
động tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chất
cần
thiết cho nhu cầu của mình và xã hội.
Lao động là đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Nếu không có lao động
thì quá trình lao động không thể được tiến hành và nếu lao động không đảm bảo
thì
năng suất và chất lượng sản phẩm không cao, từ đó sản lượng đạt được là thấp.
Cùng với sự phát triển của KH – KT thì nhiều loại máy móc hiện đại đã ra đời
đòi hỏi người lao động phải có trình độ nhất định để sử dụng chúng. Người nông
dân
có trình độ văn hoá, được học tập, bồi dưỡng kiến thức thường xuyên thì sẽ mạnh
dạn
đầu tư, áp dụng mô hình sản xuất, canh tác hợp lý hơn và như vậy năng suất lúa
sẽ cao
hơn.
Trường Đại học Kinh tế Huế