Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của lãi suất, tỷ giá hối đoái và lợi nhuận thị trường đối với lợi nhuận cổ phiếu ngân hàng
4,202
645
87
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiên – K43A TCNH Page 2
phục sau khủng hoảng rõ nét nhất hiện nay. Bên cạnh đó, rủi ro lãi suất và tỷ
giá là hai
nhân tố rủi ro mà tổ chức tài chính nói chung và các ngân hàng nói riêng phải
đối mặt.
Rủi ro này ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng và giá trị của tài sản, nợ cùng
với
tài sản ngoại bảng của ngân hàng và cũng là hai biến vĩ mô quan trọng ảnh hưởng
đến
thị trường tài chính, từ đó ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Trong đó, lãi
suất
tác động đến tất cả các doanh nghiệp, cá nhân có sử dụng vốn vay và gửi tiền tại
ngân
hàng. Cụ thể, lãi suất là chi phí vay đồng thời được sử dụng làm lãi suất chiết
khấu
luồng tiền khi định giá tài sản tài chính, do đó lãi suất tăng sẽ làm giảm giá
cổ phiếu vì
lãi suất chiết khấu yêu cầu phải cao hơn. Do đó, nhà đầu tư cần xem xét kĩ lưỡng
những tác động của biến này khi định giá cổ phiếu trước khi đưa ra quyết định
đầu tư.
Không những thế, lãi suất và tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận
kinh
doanh và từ đó cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận cổ phiếu của ngân hàng. Nghiên cứu
của 2 nhà khoa học Hyde (2007) và Vazz et al (2008) cũng khẳng định lãi suất và
tỷ
giá hối đoái là hai nhân tố kinh tế quan trọng ảnh hưởng đến cổ phiếu. Biết được
mối
quan hệ giữa lãi suất, tỷ giá hối đoái và lợi nhuận cổ phiếu ngân hàng sẽ giúp
nhà đầu
tư phòng ngừa rủi ro và xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả hơn. Thông tin này
cũng
là thông tin quan trọng đối với những nhà quản lí, cơ quan nhà nước và các nhà
nghiên
cứu kinh tế trong nước.
Mặc dù sự thay đổi của lãi suất và tỷ giá là hai nhân tố quan trọng ảnh hưởng
đến lợi nhuận cổ phiếu ngân hàng, nhưng có rất ít nghiên cứu trong nước kiểm
định,
đo lường mối quan hệ này, hầu hết các nghiên cứu trong nước đều tập trung phân
tích
độ biến động lãi suất, tỷ giá và ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến TTCK dựa
trên
phương pháp hồi quy bội đơn giản. Trong khi đó, nhiều đề tài nghiên cứu nước
ngoài
đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ giá hối đoái với lợi nhuận cổ
phiếu ngân
hàng ở các thị trường khác nhau trên thế giới với nhiều phương pháp khác nhau,
đặc
biệt là phương pháp xử lí chuỗi dữ liệu qua thời gian. Nhận thấy tính thực tiễn
nghiên
cứu, tôi đã quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của lãi suất, tỷ giá hối đoái và
lợi nhuận
thị trường đối với lợi nhuận cổ phiếu ngân hàng” là đề tài tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đại học Kinh tế HuếĐại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiên – K43A TCNH Page 3
Xác định được tính cấp thiết và thực tiễn, đề tài tập trung giải quyết một số
mục
tiêu cụ thể sau:
Đánh giá tình hình biến động của lãi suất, tỷ giá và tình hình niêm yết của
cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2008 đến nay.
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố lợi nhuận thị trường, các loại lãi suất
và tỷ giá hối đoái USD/VND tới lợi nhuận cổ phiếu ngân hàng bằng cách sử dụng
các
mô hình kinh tế lượng, dựa trên các phương pháp xử lí dữ liệu thời gian.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa các loại lãi suất như: lãi suất cho
vay,
lãi suất tiền gửi, lãi suất chiết khấu, lãi suất trái phiếu chính phủ, lãi suất
qua đêm bình
quân liên ngân hàng và tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng, lợi nhuận thị
trường
với lợi nhuận cổ phiếu các ngân hàng niêm yết trên thịtrường chứng khoán Việt
Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp về cổ phiếu ngân hàng lấy tại
trang web cophieu68.com; thông tin lãi suất, tỷ giá hối đoái được lấy ở trang
web của
Ngân hàng Nhà nước (sbv.com.vn) và dữ liệu thống kê của IMF và Bloomberg.
Phương pháp xử lí số liệu: sử dụng các phương pháp xử lí dữ liệu chuỗi thời
gian.
Phần mềm sử dụng nghiên cứu: Eview 6.
5. Kết cấu của đề tài:
Nội dung đề tài nghiên cứu gồm có 3 phần lớn:
Phần 1: Đặt vấn đề.
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Phần này sẽ được chia thành 4
chương chính, như sau:
Chương 1: Tổng quan về lãi suất và tỷ giá hối đoái. Bên cạnh việc trình bày
các khái niệm, phân loại lãi suất và tỷ giá, đề tài sẽ phân tích mối quan hệ các
nhân tố
với lợi nhuận cổ phiếu thông qua các mô hình lý thuyết CAPM, APT…Cùng với đó,
Đại học Kinh tế HuếĐại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiên – K43A TCNH Page 4
phần cơ sở thực tiễn trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu về mối quan hệ này ở
nước
ngoài và trong nước.
Chương 2: Tổng quan về nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Phân tích tình hình biến động của lãi suất, tỷ giá hối đoái và tình
hình niêm yết cổ phiếu ngân hàng ở thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố
đến lợi nhuận cổ phiếu ngân hàng.
Phần 3: Kết luận, khuyến nghị, hạn chế và hướng phát triển của đề tài.
Đại học Kinh tế HuếĐại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiên – K43A TCNH Page 5
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1. Cơ sở lí luận.
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về lãi suất và tỷ giá hối đoái.
a, Khái niệm và phân loại lãi suất:
Khái niệm:
Lãi suất được hiểu chung nhất là giá cả của tín dụng, là tỷ lệ của tổng số tiền
phải trả so với tổng tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là
giá mà
người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức
mà
người cho vay nhận được đối với việc trì hoãn chi tiêu.
Phân loại:
Theo giáo trình tài chính – tiền tệ ngân hàng của PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, có
nhiều tiêu chí để phân loại lãi suất như: căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng, giá
trị của
tiền lãi, tính linh hoạt của lãi suất, loại tiền cho vay hay nguồn tín dụng
trong nước hay
quốc tế. Nhưng để bài viết được rõ hơn, tôi xin được trình bày một vài định
nghĩa về
một số loại lãi suất như sau:
+Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng trung ương công bố, được lấy làm cơ
sở cho các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng xác định mức lãi suất.
+Lãi suất trần là lãi suất do ngân hàng trung ương ấn định cho các ngân hàng
thương mại và chấp nhận cho các ngân hàng này ấn định với mức lãi suất không
vượt
quá mức ngưỡng cho phép nhằm hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi.
+Lãi suất huy động (tiền gửi) là lãi suất được trả cho các khoản tiền gửi của
người đi gửi. Và lãi suất này do ngân hàng ấn định để khuyến khích khách hàng
huy động
nguồn vốn nhàn rỗi trong thịtrường nhằm hạn chế tình trạng lạm phát và dùng
nguồn vốn
này đểkinh doanh tiền tệ.
+Lãi suất cho vay là lãi suất người đi vay phải trả cho ngân hàng do sử dụng
vốn vay của ngân hàng. Lãi suất này do ngân hàng ấn định và không được vượt quá
lãi
suất trần để cho khách hàng thiếu vốn nhưng có nhu cầu sử dụng vốn vay.
Đại học Kinh tế HuếĐại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiên – K43A TCNH Page 6
+Lãi suất chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình
thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán
của
khách hàng.
+Lãi suất tái chiết khấu: Áp dụng khi ngân hàng trung ương cho các ngân
hàng trung gian vay duối hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có
giá
ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng này. Lãi suất tái chiết khấu
do
ngân hàng trung ương ấn định căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của chính sách tiền tệ
trong từng thời kì và chiều hướng biến động của lãi suất trên thị trường liên
ngân hàng.
+Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau
vay trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng được hình thành qua
quan
hệ cung cầu vốn vay trên thị trường liên ngân hàng và chịu sự chi phối bởi lãi
suất cho
các ngân hàng trung gian vay của ngân hàng trung ương. Mức độ chi phối này phụ
thuộc vào sự phát triển của thị trường mở và tỷ trọng sử dụng vốn vay ngân hàng
trung
ương của các ngân hàng trung gian.
Thị trường liên ngân hàng là nơi mà các tổ chức tín dụng có thể cho vay lẫn
nhau để bù đắp sự thiếu hụt vốn tạm thời. Các khoản vay trên thị trường này phần
lớn
là các khoản vay có kì hạn dưới 1 tuần, chủ yếu là vay qua đêm, các khoản vay
dài hạn
chỉ chiếm 1 tỷ trọng nhỏ
2
. Mục đích của vay liên ngân hàng là để đáp ứng nhu cầu tạm
thời, cân đối vốn trong ngắn hạn hay đáp ứng tỉ lệ dự trữ bắt buộc tại thời điểm
đó.
Các ngân hàng thỏa thuận cho nhau vay chủ yếu dựa trên quan hệ tín chấp và khoản
vay sẽ được hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, đôi khi vay liên ngân hàng không
phải
đáp ứng nhu cầu thanh khoản, làm ảnh hưởng đến lãi suất cho vay và rủi ro tiềm
ẩn từ
rủi ro cho vay theo dây chuyền, xuất hiện nợ quá hạn. Do đó, NHNN đã ban hành
thông tư 21/2012TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/9/2012, để ngăn chặn vấn đề trên.
b, Khái niệm và phân loại tỷ giá hối đoái:
Khái niệm:
Tỷ giá hối đoái
3
là giá đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng đồng
tiền nước khác, là hệ số quy đổi của một đồng tiền này sang đồng tiền khác. Về
nội
2
Theo Wikipedia
3
Theo giáo trình Tài chính-tiền tệ ngân hàng của PGS.TS Nguyễn Văn Tiến
Đại học Kinh tế HuếĐại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiên – K43A TCNH Page 7
dung, tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế, bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi
hàng hóa,
dịch vụ, phát sinh trực tiếp từ tiền tệ và quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia. Tỷ
giá một
mặt phản ánh sức mua của đồng nội tệ, mặt khác thể hiện cung cầu ngoại hối.
Phân loại:
Tỉ giá chính thức tại Việt Nam do ngân hàng nhà nước quy định là tỷ giá bình
quên liên ngân hàng. Dựa vào tỉ giá chính thức cộng thêm biên độ giao dịch do
Thống
đốc NHNN quy định, các tổ chức tín dụng Việt Nam sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại
tệ giao ngay, mua bán ngoại tệ có kì hạn, hoán đổi.
Tỷ giá thị trường là tỷ giá hình thành theo quan hệ cung cầu trên thị trường hối
đoái. Nếu tỷ giá hình thành theo quan hệ cung cầu trên thị trường tự do không
được
nhà nước thừa nhận chính thức thì được gọi là tỷ giá thị trường tự do.
Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá không xét đến tương quan giá cả hay tương quan
lạm phát giữa hai nước. Tỷ giá hối đoái thực có xét đến tương quan giá cả giữa
hai
nước hoặc tương quan tỷ lệ lạm phát giữa hai nước.
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng là tỷ giá áp dụng trong giao dịch mua bán
ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
c, Vai trò của lãi suất và tỉ giá hối đoái với nền kinh tế:
Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá là các công cụ vĩ mô chủ yếu để điều tiết
cán cân thương mại quốc tế theo mục tiêu đã định trước của một quốc gia và là
nhân tố
nhạy cảm, hấp thu mọi tác động từ các biến số kinh tế vĩ mô khác. Đặc biệt, sự
thay
đổi của tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến các lĩnh vực có thu chi ngoại tệ, và từ đó ảnh
hưởng
đến toàn bộ nền kinh tế.
Lãi suất cũng là nhân tố đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Thứ
nhất,
lãi suất làm dung hòa lợi ích giữa NĐT (thiếu vốn đầu tư) và những người tiết
kiệm
(thừa vốn, có vốn nhàn rỗi). Thứ hai, lãi suất ngân hàng vừa là công cụ quản lí
vĩ mô
của Nhà nước, vừa là công cụ vi mô của các NHTM. Chính sách tiền tệ của Chính
phủ
sử dụng lãi suất như là một công cụ quan trọng tác động vào nền kinh tế, kiểm
soát
lượng cung ứng tiền tệ. Thông qua sự biến động của lãi suất, chúng ta có thể dự
đoán
được nền kinh tế đang phát triển hay suy thoái. Ngoài ra, lãi suất cũng tác động
đến tỷ
Đại học Kinh tế HuếĐại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiên – K43A TCNH Page 8
giá. Nếu lãi suất trong nước lớn hơn lãi suất thế giới sẽ dẫn tới hiện tượng
nguồn vốn
trong nước chảy ra nước ngoài, làm cung ngoại tệ giảm và ngược lại.
1.1.2. Tác động của lãi suất, tỉ giá và thị trường đến cổ phiếu:
Rủi ro là những thiệt hại mà nhà đầu tư không muốn xảy ra trong tương lai đối
với một danh mục đầu tư. Rủi ro không hệ thống là rủi ro chỉ tác động đến một
loại tài
sản và có thể bị triệt tiêu bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư, còn rủi ro hệ
thống
bao gồm: lãi suất, tỉ giá, thị trường, lạm phát, sự sụt giảm GDP… thì nhà đầu tư
không
thể kiểm soát được. Vậy những nhân tố như lãi suất, tỉ giá và rủi ro thị trường
ảnh
hưởng như thế nào đến cổ phiếu?
a, Rủi ro thị trường:
Theo Saga.vn
4
, mặc dù doanh nghiệp hoạt động bình thường, thu nhập ổn định
nhưng giá cổ phiếu của doanh nghiệp vẫn có thể dao động. Điều này xảy ra chủ yếu
tùy thuộc vào kì vọng hay cách nhìn nhận của nhà đầu tư về các loại cổ phiếu nói
chung và một nhóm cổ phiếu nói riêng. Những thay đổi mức sinh lời của cổ phiếu
do
kì vọng nhà đầu tư thay đổi gọi là rủi ro thị trường. Nhà đầu tư thường phản ứng
dựa
trên các cơ sở hiện thực, hữu hình như sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội còn
các sự kiện
vô hình là sự kiện nảy sinh do yếu tố tâm lý thị trường. Rủi ro thị trường
thường xuất
phát từ những sự kiện hữu hình, nhưng do tâm lý không vững vàng của các nhà đầu
tư
nên họ hay có phản ứng vượt quá các sự kiện đó.
b, Rủi ro lãi suất:
Rủi ro lãi suất có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Rủi ro định giá lại: xuất phát từ chênh lệch thời điểm ấn định lãi suất mới.
Rủi ro định giá lại thường xuất hiện khi có sự khác biệt về kỳ hạn hoặc thời
gian điều
chỉnh lãi suất của tài sản nợ và tài sản có. Lãi suất biến động sẽ ảnh hưởng đến
lợi
nhuận và giá trị tài sản ròng của ngân hàng. Ví dụ: trường hợp ngân hàng cho vay
một
khoản vay dài hạn (lãi suất cố định), hoặc mua trái phiếu dài hạn (lãi suất cố
định) và
nguồn tài trợ là từ các khoản tiền gửi hoặc phát hành trái phiếu với lãi suất
thả nổi với
kỳ hạn ngắn hơn. Khi lãi suất biến động tăng thì lợi nhuận và giá trị tài sản
ròng của
ngân hàng đều giảm xuống.
4
http://www.saga.vn/dictview.aspx?id=2605
Đại học Kinh tế HuếĐại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiên – K43A TCNH Page 9
Rủi ro đường cong lợi tức (yeild curve risk): Rủi ro đường cong lợi tức là
rủi ro do thay đổi mối quan hệ lãi suất ở các kỳ hạn khác nhau. Rủi ro đường
cong lợi
tức xuất hiện khi có sự thay đổi về hình dạng hoặc độ dốc của đường cong lợi
tức. Sự
thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và giá trị của tài sản ròng của ngân
hàng. Ví
dụ trường hợp ngân hàng mua trái phiếu (lãi suất thả nổi) có kỳ hạn 5 năm từ
nguồn
bán trái phiếu (lãi suất thả nổi) có kỳ hạn 10 năm. Nếu đường cong lợi tức tăng
nhanh
và trở nên dốc hơn thì lợi nhuận và giá trị tài sản ròng của ngân hàng đều giảm
xuống.
Rủi ro ở các sản phẩm quyền chọn: Rủi ro này xuất hiện đối với các tài sản
nợ, tài sản có gắn với quyền chọn.
Rủi ro cơ bản: Rủi ro cơ bản là rủi ro do thay đổi mối quan hệ giữa các mức
lãi suất thị trường khác nhau. Rủi ro cơ bản thường xuất hiện khi sự biến động
lãi suất
giữa các loại tài sản khác nhau là khác nhau. Ví dụ trường hợp ngân hàng cho vay
một
khách hàng dựa trên lãi suất tham chiếu là lãi suất LIBOR (cộng hoặc trừ một mức
lãi
suất cố định) và nguồn tài trợ là từ tiền gửi với lãi suất tham chiếu là lãi
suất cơ bản
của NHNN (cộng hoặc trừ một mức lãi suất cố định). Khi lãi suất cơ bản của NHNN
tăng nhanh hơn lãi suất LIBOR thì lợi nhuận và giá trị tài sản ròng của ngân
hàng đều
giảm xuống.
Mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất và giá cổ phiếu đã xuất hiện trong nhiều
mô
hình. Trong quá trình định giá cổ phiếu, công việc đầu tiên là phải xác định mức
lãi suất
chiết khấu phù hợp, sao cho phản ánh được giá trị thời gian của tiền và rủi ro
của cổ
phiếu.Thông thường, nhà đầu tư thường sử dụng tỷ suất lợi nhuận yêu cầu để làm
lãi suất
chiết khấu, và mô hình CAPM được sử dụng đểtính tỉsuất lợi nhuận yêu cầu.
Nếu chính phủ thay đổi lãi suất điều hành thì lãi suất phi rủi ro cũng sẽ thay
đổi.
Một khi lãi suất thị trường tăng, nhà đầu tư sẽ yêu cầu mức tỉ suất sinh lợi ở
TTCK cao
hơn, để bù đắp rủi ro. Giả sử các yếu tố khác không đổi, thì giá cổ phiếu sẽ
giảm nếu tỉ
suất lợi nhuận yêu cầu tăng lên và ngược lại. Hơn nữa, tỉ suất lợi nhuận yêu cầu
lại phụ
thuộc vào lãi suất phi rủi ro. Bên cạnh đó, lãi suất còn ảnh hưởng đến hoạt động
của
doanh nghiệp, sự tăng lên của lãi suất sẽ làm tăng chi phí vốn. Do đó, doanh
nghiệp
phải tăng cường hoạt động sản xuất để tạo ra một tỉ suất lợi nhuận lớn hơn trong
môi
trường lãi suất cao. Nếu lợi nhuận công ty tạo ra thấp, dòng tiền tạo ra giảm
cùng với
Đại học Kinh tế HuếĐại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiên – K43A TCNH Page 10
lãi suất chiết khấu tăng lên sẽ làm giảm giá trị của cổ phiếu. Đặc biệt, đối với
những
doanh nghiệp có tỷ trọng các khoản nợ vay ngân hàng lớn hơn VCSH, thì lãi suất
tăng
sẽ làm cho doanh nghiệp dễ lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính, và phải đối
mặt
với việc phá sản. Lúc này, nhà đầu tư lại yêu cầu mức bù rủi ro cao hơn, và giá
cổ
phiếu tiếp tục giảm xuống.
Công thức định giá doanh nghiệp là:
Elyasiani (1998) cho rằng: “Sự biến động lãi suất chuyển tải những thông tin
quan trọng về toàn bộ biến động của thị trường tài chính và nó cũng ảnh hưởng
đến lợi
nhuận cổ phiếu ngân hàng ở mức độ vi mô”.
c, Rủi ro tỉ giá hối đoái:
Những dao động của tỷ giá có thể có những tác động đáng kể đến lợi ích và giá
trị của cả những công ty nội địa tham gia trao đổi, mua bán hàng hóa với thị
trường
quốc tế và những công ty đa quốc gia. Nói cách khác, sự thay đổi của tỉ giá sẽ
ảnh
hưởng đến những DNNK và xuất khẩu nếu những người tham gia TTCK đánh giá
thành quả công ty qua thu nhập được báo cáo trong báo cáo tài chính.
Nếu đồng nội tệ tăng giá, hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn trong khi nhập
khẩu lại gặp nhiều thuận lợi hơn. Lợi nhuận DNXK giảm đi do dòng tiền ngoại tệ
thu
vào khi chuyển sang nội tệ sẽ giảm đi rất nhiều, từ đó làm tỉ suất sinh lợi của
cổ phiếu
cũng giảm mạnh. Bên cạnh đó, hàng ngoại tràn vào thị trường trong nước, nhu cầu
dùng đồ ngoại tăng lên. Điều này cũng làm cho lợi nhuận của các doanh nghiệp
trong
nước bị giảm đi, tỉ suất sinh lợi cổ phiếu giảm xuống và không thu hút được
nhiều nhà
đầu tư. Trong khi đó, những doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, NVL với giá rẻ, chi
phí sản xuất giảm đi làm cho lợi nhuận tăng lên đáng kể. Lúc này, tỉ suất sinh
lợi của
những cổ phiếu DNNK lại tăng lên.
Trong tình huống ngược lại, nếu đồng nội tệ giảm giá, thuận lợi cho tình hình
xuất khẩu và kinh doanh trong nước, hàng nhập khẩu sẽ đắt hơn hàng nội địa và
nhu
cầu sử dụng hàng sản xuất trong nước sẽ tăng lên. Lợi nhuận của những doanh
nghiệp
sản xuất trong nước cũng vì thế tăng lên.
Đại học Kinh tế HuếĐại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tiên – K43A TCNH Page 11
Ngoài ra, hiện nay, TTCK là thị trường tài chính thu hút mạnh nguồn vốn đầu
tư từ các nhà đầu tư nước ngoài. Họ sẽ tiến hành mua cổ phiếu khi đồng nội tệ
của
quốc gia đó yếu vì chi phí để mua cổ phiếu sẽ ít hơn và bán ra khi đồng nội tệ
của
quốc gia đó mạnh lên. Chẳng hạn nếu đồng Việt Nam tăng giá, dòng tiền mà NĐT
nước ngoài khi chuyển sang đồng Việt Nam sẽ giảm so với tỷ giá ban đầu, làm giảm
tỉ
suất sinh lợi dòng tiền đầu tư của họ. Lúc này, thay vì đầu tư vào TTCK Việt
Nam, họ
sẽ đầu tư cào các quốc gia khác với tỷ giá làm cho giá trị đồng tiền của họ cao
hơn.
Tuy nhiên, với nguồn lực tài chính mạnh, những nhà đầu tư nước ngoài có tổ chức
sẽ
dễ dàng thao túng TTCK mới phát triển chưa lâu của nước ta hay xuất hiện hiện
tượng
“làm giá” cổ phiếu, làm giá cổ phiếu sẽ không phản ánh đúng giá trị thật của nó.
1.1.3. Các mô hình kinh tế về mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ giá và lợi nhuận
cổ phiếu:
a, Mô hình định giá tài sản vốn CAPM:
Mô hình CAPM do William Sharpe phát triển từ những năm 1960, mô tả mối
quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kì vọng, được sử dụng để định giá chứng khoán.
Với
tính đơn giản và khả năng ứng dụng sát so với thực tiễn, nên mô hình này được
các
nhà đầu tư sử dụng khá phổ biến. Mô hình CAPM cho rằng: lợi nhuận kì vọng của
một
loại chứng khoán bằng lợi nhuận phi rủi ro cộng với một khoản bù đắp rủi ro dựa
trên
cơ sở rủi ro hệ thống của chứng khoán đó. Rủi ro không hệ thống có thể loại bỏ
nếu
nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư, do đó rủi ro này không xuất hiện trong
mô
hình này.
Rj = Rf +βj*(Rm – Rf)
Trong đó, Rj là suất sinh lợi kì vọng yêu cầu của chứng khoán.
Rf là lãi suất phi rủi ro.
Rm là suất sinh lợi kì vọng từthịtrường, β là hệsố beta đo lường rủi ro.
Tỉ suất sinh lợi thị trường (Rm) là tổng của lãi suất phi rủi ro cộng với phần
bù
rủi ro tiềm ẩn trong danh mục thị trường
5
.
5
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp hiện đại
Đại học Kinh tế HuếĐại học Kinh tế Huế