Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tác nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ em nhiễm HIV
2,206
488
165
81
Bảng 3.27. Các loại tai biến (n=128)
Loại tai biến n %
Ho máu 10 7,8
TKMP 19 14,8
Tràn máu màng phổi 1 0,8
Tổng số 30 24
Nhận xét: Tổng số các loại tai biến là 30, tổng số lượt tai biến là 28 vì
có 2 bệnh nhân trong 1 lần sinh thiết vừa TKMP vừa ho máu. Trong các loại
tai biến thì TKMP gặp nhiều nhất 19/128 (14,8%), sau đó đến ho máu 10/128
(7,8%).
Bảng 3.28. Các biện pháp xử trí tai biến (n=128)
Loại tai biến Cách xử trí n Tỷ lệ %
TKMP Thở oxy 5 3,9
Hút khí 2 1,6
Đặt ống dẫn lưu MP 6 4,7
Tràn máu MP Đặt ống dẫn lưu MP 1 0,8
Ho máu Cấp cứu ho máu 2 1,6
Nhận xét: Trong số 19 lượt bệnh nhân TKMP có 13 trường hợp phải xử
trí chiếm 10,2% (13/128) tổng số lượt sinh thiết, trong đó thở oxy 5 trường
hợp (3,9%), chọc hút khí bằng kim 2 trường hợp (1,6%), mở màng phổi tối
thiểu dẫn lưu khí 6 trường hợp, 1 trường hợp mở MP dẫn lưu tràn máu màng
phổi, trong 10 trường hợp ho máu có 2 trường phải xử trí cấp cứu bằng tiêm
thuốc cầm máu cho bệnh nhân.
82
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa kích thước u, độ sâu của tổn thương và tai
biến (n=128)
Đặc điểm Tai biến Tổng số P
Có
Không
n % n %
Kích
thước u
≥ 2
0
m
m
13
27,
1
3
5
72,
9
4
8
0,62
21- 30 mm 9 22 32 78 41
31-50 mm 4 14,3 24 85,7 28
51-70 mm 2 18,2 9 81,8 11
Sâu tổn
thương
≤ 3
0 m
m
9
12,5
63
87,5
72
0,012
30-50 mm 17 35,4 31 64,6 48
>50 mm 2 25 6 75 8
Nhận xét: Tỉ lệ tai biến trong nhóm bệnh nhân có u kích thước nhỏ
dưới 2cm là 13/48 (27,1%), trong nhóm 21-30mm là 22%, trong nhóm 31-
50mm là 14,3%, qua đó cho thấy tỉ lệ tai biến giảm dần khi kích thước u tăng
lên. Tuy nhiên sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê
(p=0,62). Tai biến gặp ở nhóm sinh thiết có độ sâu 3-5cm cao nhất 17/48
(35,4%), sau đó đến nhóm độ sâu trên 50mm. Nhóm độ sâu dưới 3cm có tỉ lệ
tai biến thấp nhất (12,5%). Sự khác biệt giữa các nhóm có nghĩa thống kê với
p=0,012.
83
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa vị trí sinh thiết và tai biến (n=128)
vị trí tổn
thương
Tai biến Tổng số
Có Không
n % n %
Thùy trên phải 10 22,2 35 77,8 45
Thùy giữa 3 27,3 8 72,7 11
Thùy dưới phải 7 30,4 16 69,6 23
Thùy trên trái 6 17,1 29 82,9 35
Thùy dưới trái 2 14,3 12 85,7 14
Nhận xét: Tai biến gặp ở tất cả các vị trí sinh thiết, thùy dưới phải gặp
với tỉ lệ cao nhất 30,4% (7/23), thấp nhất là thùy dưới trái 14,3% (2/14).
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa FEV1, Gaensler và TKMP (n=128)
Chỉ số chức năng thông khí Tai biến TKMP Tổng
số
P
Có Không
n % n %
FEV1
≥ 80% 16 14,6 93 85,4
109 0,65
50-79% 3 15,8 16 84,2
19
Tổng số 19 15,8 109 84,2
128
Gaensler
≥ 70% 16 13,3 104 86,7
120 0,02
<70% 3 37,5 5 62,5
8
Tổng số 19 15,8 109 84,2
128
Rối loạn
thông khí
tắc nghẽn
Không RLTKTN 17 13,8 106 86,2
123
RLTKTN nhẹ 1 33,3 2 66,7
3
RLTKTN trung bình
1 50 1 50 2
Tổng số 19 15,8 109 84,2
128
Nhận xét: Tỉ lệ TKMP ở nhóm có FEV1<80% là 3/19 (15,8%), ở nhóm
có FEV1 ≥ 80% là 16/109 (14,6%) sự khác biệt giữa các nhóm không có ý
84
nghĩa thống kê. Tỉ lệ TKMP ở nhóm có chỉ số Gaensler <70% là 3/8 (37,5%),
nhóm có chỉ số Gaensler ≥ 70% là 16/120 (13,3%). Sự khác biệt giữa các
nhóm có ý nghĩa thống kê. Ở các bệnh nhân có RLTK tắc nghẽn và không tắc
nghẽn thấy tỉ lệ TKMP ở nhóm có RLTK tắc nghẽn trung bình là cao nhất
(50%), tuy nhiên số lượng bệnh nhân ít nên không kết luận được.
3.3. Phân chia giai đoạn TNM
3.3.1. Phân chia giai đoạn TNM trước và sau mổ
Biểu đồ 3.5. Phân loại T
Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân ung thư típ tế bào không nhỏ
chẩn đoán qua STCXTN thấy giai đoạn T1 là chủ yếu 49/65 (75,4%), trong
đó T1a 23/65 (35,4%), T1b 26/65 (40%). Trong nhóm chẩn đoán ung thư sau
mổ T1 nhiều nhất 46/69 (66,7%). Trong đó T1a là 19/69 (27,5%), T1b là
27/69 (39,1%), có 4 trường hợp T3 và 2 trường hợp T4.
85
Biểu đồ 3.6. Phân loại N
Nhận xét: Trong chẩn đoán TNM trước mổ nhóm không có hạch trung thất
chiếm tỉ lệ 54/65 (83,1%), trong các bệnh nhân có hạch trung thất không có
trường hợp N1 có 11 trường hợp là hạch N2. Trong chẩn đoán TNM sau mổ
nhóm bệnh nhân có phân loại hạch N0 nhiều nhất 53/69 (76,8%), nhóm N1 là
13/69 (18,8%), nhóm hạch N2 là 3/69 (4,3%).
Phân loại M
Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu có chẩn đoán ung thư hoặc u lành tính
không đặc hiệu đều được làm các xét nghiệm tìm di căn xa gồm: chụp cộng
hưởng từ sọ não, siêu âm bụng, xạ hình xương hoặc chụp cộng hưởng từ toàn
thân hoặc chụp PET/CT. Trong 104 bệnh nhân nghiên cứu có 65 bệnh nhân
ung thư, 10 bệnh nhân có u lành tính đặc hiệu và 29 trường hợp viêm mạn
tính. Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu không có di căn xa. Trong nghiên cứu
có 8 bệnh nhân chụp PET/CT, trong đó có 1 trường hợp phát hiện di căn hạch
86
rốn phổi cùng bên kết quả mô bệnh học sau mổ bệnh nhân này không thấy di
căn hạch.
Biểu đồ 3.7. Phân giai đoạn TNM trước (n=65) và sau mổ (n=69)
Nhận xét: Trong chẩn đoán giai đoạn TNM bệnh nhân ung thư trước
mổ thấy bệnh nhân giai đoạn I là nhiều nhất 47/65 (72,3%), trong đó giai
đoạn Ia là 37/65 (56,9%), giai đoạn Ib là 10/65 (15,4%) giai đoạn IIa là 3/65
(4,6%), giai đoạn IIb là 4/65 (6,2%), giai đoạn IIIa là 11/65 (16,9%). Trong
chẩn đoán TNM sau mổ tỉ lệ giai đoạn I là nhiều nhất 47/69 (68,1%), trong đó
giai đoạn Ia là 37/69 (53,6%), giai đoạn Ib là 10/69 (14,5%) giai đoạn IIa là
11/69 (15,9%), giai đoạn IIb là 1/69 (1,4%), giai đoạn IIIa là 7/69 (10,1%),
giai đoạn IIIb là 1/69 (1,4%), giai đoạn IV 2/69 (2,9%).
3.3.2. Đối chiếu chẩn đoán TNM trước và sau phẫu thuật
Trước mổ chẩn đoán được 65 trường hợp ung thư phổi típ tế bào không
nhỏ, nhưng 1 trường hợp dương tính giả do đó chúng tôi đối chiếu chẩn đoán
giai đoạn trước và sau mổ ở 64 trường hợp.
87
Bảng 3.32. Đối chiếu chẩn đoán giai đoạn T trước và sau mổ (n=64)
T trước mổ T sau mổ Tổng số
T1a T1b T2a T2b
T3 T4
T1a 13 7 2 0 0 0 22
T1b
4
17
3
0
1
1
26
T2a 1 2 7 0 2 0 12
T2b 0 0 0 3 1 0 4
Tổng số 18 26 12 3 4 1 64
Nhận xét: Trong 64 trường hợp phù hợp chẩn đoán ung thư trước và sau
mổ thấy phù hợp chẩn đoán giai đoạn T trước mổ và sau mổ là 40/64 (62,5%),
trong đó nhóm T1a là 13/22 (59,1%); nhóm T1b là 17/26 (65,4%), nhóm T2a
7/12 (58,3%), T2b 3/4 (75%).
Bảng 3.33. Đối chiếu chẩn đoán giai đoạn N trước và sau mổ (n=64)
N trước mổ N sau mổ Tổng số
N0 N1
N2
N0
39 12 2 53
N2
9 1 1 11
Tổng số
48 13 3 64
Nhận xét: Phù hợp chẩn đoán N trước mổ và sau mổ ở 40/64 (62,5%)
trường hợp. Phù hợp ở nhóm N0 là 39/53 (73,6%), nhóm N1 0%, nhóm N2
1/11 (9%).
88
Bảng 3.34. Sự phù hợp chẩn đoán giai đoạn trước và sau mổ (n=64)
Giai đoạn TNM trước
mổ
Giai đoạn TNM sau mổ Tổng
Ia Ib IIa IIb IIIa
IIIb IV
Ia
23 4 6 0 2 0 1 36
Ib
2 4 1 0 3 0 0 10
IIa
2 0 1 0 0 0 0 3
IIb
2 0 0 0 2 0 0 4
IIIa
6 1 2 1 0 1 0 11
Tổng
35 9 10 1 7 1 1 64
Nhận xét: So sánh sự phù hợp chẩn đoán giai đoạn bệnh ở nhóm trước
mổ và sau mổ thấy phù hợp ở 28/64 (43,8%) trường hợp. Giai đoạn Ia phù
hợp 23/36 (63,9%), giai đoạn Ib 4/10 (40%), giai đoạn IIa 1/3 (33,3%), giai
đoạn IIb 0%. Giai đoạn IIIa 0%. Trong số các trường hợp không phù hợp
chẩn đoán 36/64 (56,3%) có 20/64 (31,3%) chẩn đoán trước mổ thấp hơn
chẩn đoán sau mổ, 16/64 (25%) có chẩn đoán trước mổ cao hơn chẩn đoán
sau mổ.
89
Biểu đồ 3.8. So sánh chẩn đoán giai đoạn trước và sau mổ (n=64)
Nhận xét: Tỉ lệ chẩn đoán sai ở giai đoạn Ia là 36,1%, trong đó tất cả
các trường hợp chẩn đoán sai có chẩn đoán sau mổ muộn hơn chẩn đoán
trước mổ, giai đoạn Ib chẩn đoán sai trước mổ thấp hơn thực tế là 40%, cao
hơn thực tế là 40%, ở giai đoạn IIb và IIIa, chủ yếu là chẩn đoán trước mổ
thấp hơn thực tế.
90
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung
4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới
Trong số 104 bệnh nhân nghiên cứu có 59 nam và 45 nữ, bệnh nhân ít
tuổi nhất là 23 cao nhất là 76 tuổi trung bình là 55 ± 10. Các bệnh nhân
nghiên cứu có độ tuổi hay gặp nhất là từ 41 trở lên. Theo nghiên cứu của
Beslic và CS (2012) trên 242 bệnh nhân có tổn thương ở phổi được STXTN
dưới hướng dẫn của CLVT thấy bệnh nhân ít tuổi nhất là 13, cao tuổi nhất là
84 tuổi trung bình là 58,9 [92]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Hướng và
CS (2011) nghiên cứu trên 280 trường hợp STCXTN dưới hướng dẫn của
chụp CLVT đa dẫy, bệnh nhân ít tuổi nhất là 18, cao tuổi nhất là 85, tuổi
trung bình là 63,7 ± 11,4 [93]. Hay theo nghiên cứu của Ngô Quý Châu và CS
(2006) trên 265 bệnh nhân được STCXTN dưới hướng dẫn của chụp CLVT,
bệnh nhân ít tuổi nhất là 16, cao tuổi nhất là 85, tuổi trung bình 57,1 ± 11,4
[94].
Tuổi trung bình bệnh nhân nhóm ung thư cao hơn nhóm không ung thư,
tỉ lệ trên 40 tuổi ở nhóm ung thư tới 97,1% còn nhóm không ung thư là
77,1%. Sự khác biệt về tuổi trong nhóm ung thư và không ung thư có ý nghĩa
thống kê với p=0,01. Bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt như
vậy vì nghiên cứu trên những bệnh nhân có tổn thương dạng u ở phổi là
những trường hợp có khả năng ung thư cao và những bệnh nhân này phải còn
khả năng phẫu thuật do vậy bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu gặp chủ yếu ở
lứa tuổi từ 40 trở lên và không quá nhiều tuổi. Kết quả này tương tự như
nghiên cứu của Chung Giang Đông và CS (2008) nghiên cứu trên 114 bệnh
nhân ung thư phổi được phẫu thuật thấy bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 35, lớn
nhất là 80, tuổi trung bình là 65,25 [95]. Theo nghiên cứu của Đồng Đức