Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tác nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ em nhiễm HIV
2,201
488
165
111
được theo tiếp bằng mổ hoặc theo dõi bằng chụp phim. Kết quả nghiên cứu
cho thấy 21/95 trường hợp chẩn đoán u lành tính đặc hiệu thực sự. Trong 74
trường hợp hoặc tổn thương lành tính không đặc hiệu hoặc không rõ chẩn
đoán có 13/74 trường hợp là tổn thương ác tính [124].
4.2.4.4. Hiệu quả chẩn đoán ở nhóm ung thư
Phù hợp chẩn đoán trước và sau mổ trong nhóm được chẩn đoán ung thư
trước mổ là 64/65 (98,5%), trong 65 trường hợp chẩn đoán ung thư trước mổ
thì chẩn đoán chính xác ở 64 trường hợp, một bệnh nhân trước mổ chẩn đoán là
ung thư biểu mô tuyến, sau mổ là u lành tính. 5 bệnh nhân đoán trước mổ là tổn
thương lành tính sau mổ là tổn thương ác tính, bao gồm 2 trường hợp ung thư
biểu mô vẩy và 3 trường hợp ung thư biểu mô tuyến. Trong cả nhóm trước mổ
và sau mổ, ung thư biểu mô tuyến chiếm tỉ lệ cao nhất tương ứng là 93,8% và
91,3%. Hiệu quả chẩn đoán chính xác về típ mô bệnh học trong nhóm ung thư
là 60/65 (92,3%) trong đó ung thư biểu mô tuyến là 58/61 (95%). Như vậy có
5 trường hợp típ mô bệnh học trước và sau mổ không giống nhau gồm: 2
trường hợp trước mổ chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào vẩy, sau mổ là ung thư
biểu mô tuyến, 2 trường hợp trước mổ chẩn đoán là ung thư biểu mô tuyến, sau
mổ 1 trường hợp ung thư biểu mô típ tuyến vẩy, 1 trường hợp ung thư tế bào
lớn, 1 trường hợp trước mổ chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến, sau mổ chẩn
đoán u xơ. Nhóm mô bệnh học phù hợp nhiều nhất là ung thư biểu mô tuyến.
Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Đình Hướng và CS
(2011) trên 280 trường hợp STXTN dưới hướng dẫn của chụp CLVT chẩn
đoán được 229 trường hợp ung thư trong đó ung thư biểu mô tuyến là
32,31%, ung thư biểu vẩy là 49,34 %, ung thư tế bào lớn là 8,73%, ung thư tế
bào nhỏ là 4,37% [93] . Theo nghiên cứu của Ngô Quý Châu và CS (2006)
trên 265 trường hợp STCXTN dưới hướng dẫn của CLVT có 167 bệnh nhân
được chẩn đoán ung thư phổi trong đó ung thư biểu mô tuyến là 54,5%, ung
112
thư biểu vẩy là 23 %, ung thư tế bào lớn là 2%, ung thư tế bào nhỏ là 13,3%
[94]. Theo nghiên cứu của Marcos và CS (2011) nghiên cứu trên 97 trường
hợp STXTN dưới hướng dẫn của CLVT thấy ung thư biểu mô tuyến là
54,5%, ung thư biểu vẩy là 31,9 %, ung thư tế bào nhỏ là 4,5% [125]. Kết
quả nghiên cứu về típ mô bệnh học trong nghiên cứu này cũng giống các
nghiên cứu khác là tỉ lệ ung thư biểu mô tuyến cao, nhưng có sự khác biệt đó
là tỉ lệ ung thư biểu mô chiếm tỉ lệ rất cao tới 93,8%. Điều này có thể lý giải
là do trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ lấy bệnh nhân có u phổi ngoại vi
không tiếp cận chẩn đoán được bằng nội soi phế quản và còn chỉ định phẫu
thuật do đó tỉ lệ ung thư biểu mô tuyến cao, các trường hợp ung thư biểu mô
vẩy thường ở trung tâm thường được chẩn đoán qua NSPQ, ở thời điểm chẩn
đoán bệnh thường ở giai đoạn muộn không còn chỉ định phẫu thuật, do đó tỉ
lệ bệnh nhân típ biểu mô vẩy rất thấp. Ngoài ra các trường hợp bệnh nhân ung
thư típ biểu mô tế bào nhỏ cũng loại khỏi nghiên cứu do đó tỉ lệ ung thư típ
biểu mô tuyến chiếm đa số.
Hiệu quả chẩn đoán của nghiên cứu tương tự như kết quả nghiên cứu
của Lê Trung Thọ và CS (2004) trên 36 bệnh nhân ung thư được đối chiếu típ
mô bệnh học trước mổ và sau mổ thấy tỉ lệ phù hợp chẩn đoán là: ung thư
biểu mô vẩy 75%, ung thư biểu mô tuyến 75%, ung thư biểu mô tế bào lớn
50%, ung thư biểu mô tế bào nhỏ 71,4%, ung thư biểu mô tuyến vẩy 66,6%
[126] . Tuy nhiên theo nghiên cứu của Đồng Đức Hưng và CS (2012) nghiên
cứu trên 38 bệnh nhân ung thư phổi được đối chiếu kết quả mô bệnh học
trước và sau phẫu thuật bằng phương pháp sinh thiết xuyên thành ngực thấy tỉ
lệ phù hợp chẩn đoán típ mô bệnh học tới 36/38 (94,7%) [96]. Theo nghiên
của Yun Gong và CS (2006) nghiên cứu trên 350 bệnh nhân SXTN dưới
CLVT thấy tỉ lệ chẩn đoán đúng về típ mô bệnh học các bệnh nhân ung thư
típ biểu tuyến là 92%, típ biểu mô vẩy là 94%, tỉ lệ chung là 95% [70].
113
4.2.4.5. Tai biến và xử trí
4.2.4.5.1. Các loại tai biến
Trong gần 40 năm qua, nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính chính xác
và an toàn của STXTN dưới hướng dẫn của Xquang. Việc sử dụng bộ sinh
thiết đồng trục có ưu điểm là giảm số lần đi qua màng phổi do đó làm giảm
tần suất TKMP [88], [127]. Tuy nhiên, TKMP vẫn là tai biến thường gặp nhất
của STXTN dưới hướng dẫn của chụp CLVT [128]. Qua các nghiên cứu cho
thấy tỷ lệ tai biến TKMP dao động từ 8% đến 64% [129]. Mặc dù hầu hết các
thủ thuật viên có xu hướng sử dụng kim có kích thước từ 19G trở lên để giảm
tỷ lệ tai biến chảy máu, nhưng theo các y văn nghiên cứu trên những mẫu
bệnh nhân lớn thấy kích thước kim ít ảnh hưởng đến tỉ lệ TKMP.
Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 3 loại tai biến sớm là TKMP ho
máu và tràn máu màng phổi. Tổng số các loại tai biến là 30, trong đó có 2
bệnh nhân vừa TKMP vừa ho máu trong một lần sinh thiết. nên số lượt tai
biến là 28. Tỉ lệ tai biến chung của thủ thuật là 28/128 (21,9%). 2 bệnh nhân
tai biến cả 2 lần sinh thiết nhưng không phải can thiệp. Trong các loại tai biến
thì TKMP gặp nhiều nhất 19/128 (14,8%), sau đó đến ho máu 10/128 (7,8%).
1 trường hợp tràn máu màng phổi. Trong số 20 bệnh nhân TKMP có 13
trường hợp phải xử trí (10,2%), trong đó thở oxy 5 trường hợp, chọc hút khí
bằng kim 2 trường hợp, mở màng phổi tối thiểu dẫn lưu khí 6 trường hợp, 1
trường hợp mở màng phổi dẫn lưu tràn máu màng phổi, trong 10 trường hợp
ho máu có 2 trường phải xử trí cấp cứu bằng tiêm thuốc cầm máu cho bệnh
nhân. Kết quả này cũng phù hợp kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế
giới, tỉ lệ TKMP sau STXTN từ 18-60% [129]. Theo nghiên của Nguyễn Văn
Dung và CS (2009) trên 180 trường hợp STCXTN dưới hướng dẫn của chụp
CLVT tỉ lệ tai biến TKMP là 15%, ho máu là 4,4%, chảy máu theo vị trí kim
sinh thiết là 5,6% [101]. Theo nghiên cứu của Lê Thượng Vũ (2007) nghiên
114
cứu STCXTN trên 16 bệnh nhân tỉ lệ TKMP 37,5%, tỉ lệ mở MP dẫn lưu khí
là 6,5% [130]. Tương tự như kết quả nghiên cứu của Geraghty và CS (2003)
nghiên cứu trên 846 bệnh nhân được STXTN dưới hướng dẫn của CLVT
bằng kim sinh thiết cắt 18 và 19G thấy tỉ lệ tai biến chung là 252 (30%) bao
gồm TKMP là 226/846 (27%), 17 trường hợp ho máu nhưng không phải
truyền máu, 3 bệnh nhân có phản ứng cường phế vị, 1 trường hợp tràn máu
màng phổi, 1 trường hợp có cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, 1 trường hợp
tử vong [127]. Theo nghiên cứu tổng hợp của Wiener và CS (2011) nghiên
cứu trên 22.176 lượt STXTN ở 4 bang của Mỹ thấy tỉ lệ chảy máu là 1,0%
(95% CI 0,9-1,2%), tỉ lệ TKMP là 15,0% (95% CI 14.0-16,0%) trong đó tỉ lệ
TKMP phải đặt lẫn lưu màng phổi là 6,6% (95% CI 6,0-7,2%) [131].
Tai biến trong kỹ thuật STXTN liên quan đến nhiều yếu tố như kích
thước kim sinh thiết, tuổi của bệnh nhân, số lần chọc kim qua lá tạng màng
phổi, thời gian thực hiện kỹ thuật, kích thước tổn thương và độ sâu của tổn
thương, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nhiều yếu tố khác nữa [127].
4.2.4.5.2. Mối liên quan giữa kích thước u, độ sâu tổn thương và tai biến
Tỉ lệ tai biến trong nhóm bệnh nhân có u kích thước nhỏ dưới 20mm là
13/48 (27,1%), nhóm kích thước 21-30mm là 9/41 (22%), nhóm kích thước
31-50mm là 4/28 (14,3%), nhóm 50-70mm là 18,2%. Kích thước khối u lớn
thì tỉ lệ tai biến có giảm, tuy nhiên sự khác biệt giữa các nhóm không có ý
nghĩa thống kê (p=0,62). Theo nhiều công trình nghiên cứu thì kích thước tổn
thương là một trong các yếu tố nguy cơ tai biến. Tuy nhiên có tác giả khác lại
không kết luận như vậy. Theo kết quả nghiên cứu của Li và CS (1996) nghiên
cứu STXTN trên 97 bệnh nhân thì tỉ lệ TKMP không có sự khác biệt giữa
nhóm có kích thước tổn thương lớn và nhóm có kích thước tổn thương nhỏ
[99]. Nhưng theo nghiên cứu của Hiraki và CS (2010) nghiên cứu trên 1,098
115
lượt STXTN dưới CLVT huỳnh quang thấy kích thước tổn thương có liên
quan chặt chẽ với TKMP sau STXTN với p=0,0004 [132]. Tương tự như vậy
theo kết quả nghiên cứu của Yamagami và CS (2002) theo dõi ở 134 trường
hợp STXT dưới hướng dẫn của CLVT thấy rằng kích thước của tổn thương có
liên quan chặt chẽ với tỉ lệ TKMP (p=0,0174) [100].
Tai biến gặp ở nhóm sinh thiết có độ sâu 30-50mm cao nhất 35,4%
(17/48), nhóm độ sâu dưới 30mm là 12,5% (9/72), nhóm trên 50mm có tỉ lệ
tràn khí là 25% (2/8). Sự khác biệt giữa các nhóm có nghĩa thống kê với
p=0,012. Thông thường với các khối u càng ở sâu thì khả năng chọc trúng
càng khó do đó việc phải điều chỉnh kim nhiều lần hơn so với các khối u ở
nông do vậy tỉ lệ tai biến thường cao hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi
thấy tỉ lệ tai biến các khối u có độ sâu trên 50mm thấp hơn các khối u có độ
sâu sinh thiết 30-40mm vì 8 trường hợp có độ sâu sinh thiết trên 50mm đều có
kích thước lớn 20-50mm nên việc sinh thiết thuận lợi hơn. Kết quả này khác
với kết quả nghiên cứu của Ohno và cộng sự (2003) trên 162 bệnh nhân thấy
độ sâu của tổn thương càng lớn thì tỉ lệ tai biến càng cao. Tỉ lệ TKMP ở các
tổn thương dưới 40mm thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với các tổn thương có
độ sâu từ 80mm trở lên [133]. Tương tự như vậy theo nghiên cứu của Nguyễn
Văn Dung và CS (2009) nghiên cứu trên 180 trường hợp STXTN dưới hướng
dẫn của chụp CLVT thấy độ sâu sinh thiết càng cao thì tỉ lệ tai biến càng cao,
nhóm sinh thiết có độ sâu trên 60mm có tỉ lệ TKMP tới 43,3%, sự khác biệt
giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [101]. Tuy nhiên theo nghiên
cứu của Saji và CS (2002) kết luận độ sâu của tổn thương không làm tăng
nguy cơ gây TKMP cũng như khả năng phải đặt dẫn lưu khí ở bệnh nhân
STXTN [134].
4.2.5.3. Mối liên quan giữa vị trí sinh thiết và tai biến
116
Tai biến sinh thiết gặp ở tất cả các vị trí sinh thiết, thùy dưới phải gặp
với tỉ lệ cao nhất 30,4% (7/23), thấp nhất là thùy dưới trái 14,3% (2/14). Qua
kết quả nghiên cứu này ta thấy tai biến hay gặp nhất là ở thuỳ dưới phải.
Trong nghiên cứu của Saji và CS (2002) thì vị trí tổn thương ít ảnh hưởng đến
nguy cơ tai biến, nhưng với các tổn thương ở thấp thì nguy cơ phải đặt ống
dẫn lưu khí ở bệnh nhân TKMP cao hơn [134]. Tương tự như vậy theo nghiên
cứu của Hiraki và CS (2010) thấy vị trí sinh thiết ở thùy dưới có tỉ lệ TKMP
cao hơn rõ rệt với p<0,0001 [135]. Còn theo nghiên cứu của Nguyễn Văn
Dung và CS (2009) nghiên cứu trên 180 trường hợp STXTN dưới hướng dẫn
của chụp CLVT thấy vị trí sinh thiết không ảnh hưởng đến tỉ lệ tai biến [101].
4.2.5.4. Mối liên quan giữa chức năng thông khí và tai biến TKMP
Tỉ lệ TKMP ở nhóm có FEV1<80% là 3/19 (15,8%), ở nhóm có FEV1
≥ 80% là 16/109 (14,6%), sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống
kê với p= 0,65. Tỉ lệ TKMP ở nhóm có chỉ số Gaensler <70% là 37,5% (3/8),
nhóm có chỉ số Gaensler ≥ 70% là 13,3% (16/120). Sự khác biệt giữa các
nhóm có ý nghĩa thống kê với p=0,02. Trong nhóm CNTK bình thường có tỉ
lệ TKMP là 17/123 (13,8%). Trong nhóm RLTK tắc nghẽn nhẹ là 1/3
(33,3%), trong nhóm RLTK tắc nghẽn mức độ trung bình là 50%. Tuy tỉ lệ
TKMP trong nhóm RLTK tắc nghẽn mức độ trung bình cao (50%), nhưng số
lượng bệnh nhân ít (2 bệnh nhân) nên không đủ điều kiện kết luận. Tuy vậy
điều này có thể lý giải do các trường hợp có RLTK tắc nghẽn càng nặng thì
càng có tình trạng giãn phế nang và nhiều kén khí do đó tỉ lệ TKMP khi sinh
thiết sẽ tăng lên. Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Anderson
và CS (2004) nghiên cứu trên 93 trường hợp STXT dưới hướng dẫn của
CLVT thấy rằng không có mối liên quan giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
và tỉ lệ tai biến TKMP, mà chỉ thấy những trường hợp có chức năng thông khí
giảm thì khi có TKMP tỉ lệ phải đặt dẫn lưu màng phổi cao hơn [136]. Theo
117
kết quả nghiên cứu của García- Rýo và CS (1996) nghiên cứu trên 51 trường
hợp STXT thì khẳng định rằng chỉ số FEV1 giảm sẽ làm tăng tỉ lệ TKMP sau
sinh thiết phổi xuyên thành ngực [76]. Nghiên cứu của Ohno và cộng (2003)
sự trên 162 trường hợp được STXTN dưới CLVT thấy rằng tỉ lệ TKMP tăng
đáng kể ở nhóm có FEV1<70%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [133].
Tóm lại qua nghiên cứu này chúng tôi thấy tỉ lệ tai biến chung của kỹ
thuật khá cao 21,9%, trong đó kích thước khối u không ảnh hưởng đến tỉ lệ tai
biến, nhưng độ sâu tổn thương có ảnh đến tỉ lệ tai biến. Chỉ số Geansler cũng
ảnh hưởng đến tỉ lệ tai biến, những trường hợp có chỉ số Geansler thấp tức là
có biểu hiện có RLTK tắc nghẽn có tỉ lệ TKMP cao hơn. Ở nhóm có RLTK
tắc nghẽn càng nặng thì tỉ lệ TKMP càng cao. Ngoài ra vị trí sinh thiết cũng
ảnh hưởng đến tỉ lệ tai biến nhìn chung thùy dưới có tỉ lệ tai biến cao hơn. Do
đó khi bệnh nhân có tình trạng giãn phế nang nhiều, có rối loạn thông khí tắc
nghẽn vừa đến nặng, nhiều kén khí quanh khu định sinh thiết, hay tổn thương
nhỏ sát cạnh các cấu trúc nguy hiểm như tim, động mạch chủ, động mạch
phổi, các mạch máu bao xung quanh… thì nên chọn các phương pháp tiếp cận
khác an toàn hơn. Tư thế nằm sấp giúp cho quá trình sinh thiết được thuận lợi
hơn, do đó khi sinh thiết chúng ta nên để bệnh nhân nằm sấp khi có thể.
Ngoài ra khi sinh thiết bằng kim cắt tự động mũi kim cắt sẽ bắn ra xa so với
đầu mũi kim dẫn đường một khoảng 1-2cm, do đó khi sinh thiết chúng ta chỉ
chọc kim dẫm đường đến mép tổn thương và tính toán xem phần kim sinh
thiết bắn ra có lấy được tổ chức u hay tổn thương các cấu trúc xung quanh có
gây nguy hiểm cho bệnh nhân hay không. Do vậy để hạn chế tỉ lệ tai biến của
kỹ thuật các thầy thuốc cần cân nhắc chỉ định, làm đầy đủ các xét nghiệm
cũng như phân tích cẩn thận các chỉ số của bệnh nhân để đưa ra kế hoạch sinh
thiết tối ưu.
118
4.3. Chẩn đoán giai đoạn TNM
Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên toàn
thế giới. Theo ước tính ở Mỹ có trên thế giới năm 2002 có khoảng 1.300.000
trường hợp mới mắc [137]. Năm 2008 ở Mỹ có khoảng 15.020 trường hợp
mới mắc. Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến thứ hai cho cả nam giới và
phụ nữ. Năm 2008 ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung
thư ở Mỹ (161.840 trường hợp tử vong) chiếm khoảng 30% các trường hợp tử
vong do ung thư [138]. Ung thư phổi là một bệnh rất nguy hiểm. Thời gian
sống thêm trên 5 năm cho tất cả các giai đoạn ung thư khoảng 15% [138],
[139], trong khi bệnh nhân trong nhóm mổ có tỷ lệ sống thêm 5 năm khoảng
40% [139].
Việc chẩn đoán giai đoạn ung thư phổi rất quan trọng, quyết định phác
đồ điều trị cho bệnh nhân. Chẩn đoán giai đoạn trước mổ chính xác giúp bệnh
nhân tránh được những cuộc mổ không cần thiết, hoặc phải điều trị bổ trợ
trước mổ để kết quả điều trị tối ưu. Chẩn đoán giai đoạn sau mổ quyết định
phác đồ điều trị tiếp theo và đánh giá tiên lượng của bệnh nhân ung thư phổi
típ tế bào không nhỏ. Theo một số nghiên cứu cho thấy, những lợi ích của
điều trị trước mổ ở bệnh nhân giai đoạn IIIA, đặc biệt là lợi ích trong kéo dài
thời gian sống thêm, do đó việc chẩn đoán chính xác giai đoạn trước mổ có ý
nghĩa lớn [140]. Tầm quan trọng của việc xác định trước mổ bệnh nhân giai
đoạn IV cũng hết sức quan trọng vì những bệnh nhân này không còn chỉ định
mổ [141].
Tuy vậy, so sánh chẩn đoán trước mổ và sau mổ chủ yếu chỉ có giá trị
đối với T và N, vì mổ và xét nghiệm bệnh phẩm sau mổ không làm thay đổi
M. Nói chung khi so sánh chẩn đoán giai đoạn trước và sau mổ chỉ thấy được
sự tăng giảm của T và N. Ngay với một chẩn đoán trước mổ tốt nhất thì tỷ lệ
mổ thăm dò hoặc cắt không hết cũng dao động từ 8 đến 10% [142].
119
4.3.1. Chẩn đoán giai đoạn TNN trước mổ và sau mổ
Theo phân loại giai đoạn TNM 2009 của UICC/AJCC, T được chia thành
4 giai đoạn từ 1-4, phân chia T ngoài dựa vào kích thước u còn phải xét đến các
thành phần liên quan xung quanh u. N là phân chia giai đoạn của hạch vùng,
được chia thành 4 giai đoạn. N0: chưa di căn hạch. N1: Hạch cạnh phế quản
cùng bên và/hoặc hạnh cạnh rốn phổi, bao gồm cả xâm lấn trực tiếp vào hạch.
N2: Di căn hạch trung thất cùng bên và/hoặc hạch dưới carina, N3: Di căn hạch
trung thất đối bên, hạch rốn phổi đối bên, di căn hạch cơ bậc thang cùng bên
hoặc đối bên, hoặc hạch thượng đòn. M là đánh giá di căn, M0: chưa có di căn,
M1: đã có di căn [143].
Trong 65 trường hợp ung thư phổi được chẩn đoán qua STCXTN chẩn
đoán giai đoạn T1là chủ yếu 49/65 (75,4%), trong đó T1a 23/65 (35,4%), T1b
là 26/65 (40%), nhóm T2 gặp ở 16/65 (24,6%), trong đó T2a là 12/65
(18,5%), chỉ có 4/65 (6,2%) trường hợp T2b, không có trường hợp nào T3-
T4. Qua đó cho thấy cũng có nhiều trường hợp ung thư phổi được phát hiện
khi u còn rất nhỏ vì trong số các bệnh nhân còn chỉ định mổ các bệnh nhân có
u nhỏ chiếm tỉ lệ cao. Chẩn đoán giai đoạn N ở nhóm các bệnh nhân được
chẩn đoán ung thư phổi típ tế bào không nhỏ trước mổ thấy N0 gặp nhiều
nhất 54/65 (83,1%), trong các bệnh nhân có hạch trung thất không có trường
hợp nào N1 còn lại 11/65 (16,9%) trường hợp là hạch N2. Trong nghiên cứu
chỉ gặp các hạch trung thất từ N0-N2 do ảnh hưởng của việc chọn mẫu, chỉ
chọn những bệnh nhân có giai đoạn sớm vào nghiên cứu. Hầu hết các bệnh
nhân nghiên cứu đều chỉ được đánh giá hạch bằng phim CLVT, có 8 trường
hợp được chụp PET/CT qua chụp PET/CT phát hiện 1 trường hợp có di căn
hạch rốn phổi cùng bên, nhưng kết quả mô bệnh học sau mổ không thấy có di
căn hạch. Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu đều được sàng lọc không có di căn
xa. Qua kết quả tổng kết phân chia giai đoạn TNM thấy giai đoạn I là nhiều
120
nhất 47/65 (72,3%), giai đoạn II là 7/65 (10,8%), giai đoạn III 11/65 (16,9%).
Giai đoạn III chiếm tỉ lệ khá lớn do có tới 11 bệnh nhân được chẩn đoán N2.
Trong 69 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư sau phẫu thuật nhóm T1
nhiều nhất 46/69 (66,7%). Trong đó T1a là 19/69 (27,5%), T1b là 27/69
(39,1%), có 4 trường hợp T3 và 2 trường hợp T4. Về chẩn đoán giai đoạn
hạch nhóm bệnh nhân có phân loại hạch N0 nhiều nhất 53/69 (76,8%), nhóm
N1 là 13/69 (18,8%), nhóm hạch N2 là 3/69 (4,3%). Chẩn đoán TNM sau mổ
tỉ lệ giai đoạn I là nhiều nhất 47/69 (68,1%), trong đó giai đoạn Ia là 37/69
(53,6%), giai đoạn Ib là 10/69 (14,5%) giai đoạn IIa là 11/69 (15,9%), giai
đoạn IIb là 1/69 (1,4%), giai đoạn IIIa là 7/69 (10,1%), giai đoạn IIIb là 1/69
(1,4%), giai đoạn IV 2/69 (2,9%). Như vậy mặc dù đã được sàng lọc kỹ trước
mổ, nhưng sau mổ vẫn có một số bệnh nhân giai đoạn muộn giai đoạn
IIIb,giai đoạn IV.
Theo nghiên cứu của López và CS (2005) nghiên cứu trên 2.994 bệnh
nhân được chẩn đoán giai đoạn trước mổ và sau mổ thấy tỉ lệ giai đoạn Ia,Ib,
IIb,IIIa, IIIb, IV trước mổ tương ứng là: 20%; 56%; 13,5%; 3%; 5%; 1,5%. tỉ
lệ giai đoạn Ia,Ib,IIa, IIb,IIIa, IIIb, IV trước mổ tương ứng là: 11%; 37%; 2%;
15%; 19%; 15%; 2% [37]. Theo nghiên cứu của Younes và CS (2010) nghiên
cứu trên 291bệnh nhân được chẩn đoán giai đoạn trước mổ và sau mổ thấy
chẩn đoán giai đoạn trên lâm sàng giai đoạn Ia, Ib, IIa, IIb, IIIa, IIIb và IV
tương ứng là 8,9%; 31,9%; 0,3%; 18,6%; 25,4%; 11% và 3,8%. Chẩn đoán
giai đoạn sau mổ giai đoạn Ia, Ib, IIa, IIb, IIIa, IIIb và IV tương ứng là 10%;
33%; 1%; 12,4%; 26,1%; 10,3% và 7,2% [144].
Mặc dù có rất nhiều các phương pháp đưa ra để đạt được chẩn đoán
giai đoạn trên lâm sàng chính xác và phẫu thuật cắt bỏ triệt để, nhưng thời
gian sống thêm ở bệnh nhân ung thư phổi vẫn thấp hơn đáng kể so với các
loại ung thư khác [141]. Trong một nghiên cứu lớn ở Brazil (2004) trên 737