LUẬN VĂN: Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ
3,697
458
96
khoa học, biện chứng. Lối tư duy này lại vẫn còn đang tồn tại và ảnh hưởng ở mức
độ
khác nhau trong đội ngũ người cán bộ lãnh đạo chủ chốt, nhất là ở cấp tỉnh. Cần
phải sớm
khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực đó.
2.1.2. Nhân tố chủ quan
2.1.2.1. Yếu tố sinh học của chủ thể
Năng lực tư duy lý luận phụ thuộc vào yếu tố bẩm sinh, di truyền của từng người.
Đó là những yếu tố sinh ra đã có và do thế hệ trước di truyền lại như cấu tạo
của hệ thần
kinh, trí nhớ, sức khỏe, thể chất... Những yếu tố này đóng vai trò chính trong
việc tạo ra
năng khiếu thông minh, trí nhớ, khả năng trực giác, nhạy cảm. Con người là thực
thể sinh
học – xã hội. Mặt sinh học của con người phụ thuộc vào các quy luật tự nhiên như
các
thuộc tính sinh học, di truyền, biến dị, đồng hóa, dị hóa … trong quá trình sinh
sản và
phát triển. Yếu tố di truyền có ảnh hưởng rất lớn, sự di truyền theo hướng trội,
hướng tốt
sẽ sẽ tạo ra ở thế hệ mới một cơ thể khỏe mạnh, tư chất thần kinh tốt, khả năng
phát triển
cao về sức khỏe và trí tuệ. Đó là cơ sở, tiền đề, là điều kiện của năng lực trí
tuệ nói chung
và năng lực tư duy lý luận nói riêng. Những yếu tố sinh học này là cơ sở, điều
kiện, tiền
đề cho chủ thể tư duy thực hiện năng lực của mình một cách có hiệu quả. Năng lực
là yếu
tố thuộc về chủ thể, cho nên năng lực tư duy lý luận xét về khả năng cũng thuộc
về những
yếu tố sinh học. Tất nhiên, đây chỉ là điều kiện cần, là những khả năng tiềm
tàng chứ
chưa đủ cho hoạt động tư duy có hiệu quả. Những yếu tố sinh học này nếu không
được
trau dồi, rèn luyện khơi dậy phát triển, rèn luyện thường xuyên thì sẽ dẫn đến
mai một.
Như Ph. Ăngghen đã viết: "Tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng
năng
lực của người ta mà có thôi" [32, tr.487].
2.1.2.2. Nhu cầu, lợi ích của chủ thể
Đây là những yếu tố hình thành thái độ, động cơ cho mọi hoạt động của con người.
Trong đó, có hoạt động rèn luyện để hình thành và phát triển năng lực tư duy lý
luận. Xét
cho cùng, mọi hoạt động của con người đều nhằm đạt được một lợi ích nhất định
nào đó
về vật chất hoặc tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của mình. Hêghen đã viết: "Những
lợi ích
thúc đẩy đời sống của các dân tộc và các cá nhân [22, tr.98]. Như vậy cái chi
phối mục
đích hoạt động của con người là lợi ích. Khi lợi ích được đảm bảo sẽ là nguồn
động viên,
thúc đẩy chủ thể trau dồi, rèn luyện, phát triển năng lực nói chung và năng lực
tư duy lý
luận nói riêng. Ngược lại, khi lợi ích không được đảm bảo, sẽ ít nhiều ảnh hưởng
đến thái
độ và năng lực của từng người. Động cơ tư tưởng hay mục đích được hình thành bởi
sự
tác động của hoàn cảnh thực tiễn đối với con người cũng chính là lợi ích, trong
đó bao
hàm cả tri thức được đúc kết trong hoạt động thực tiễn, được hình thành nhằm
thỏa mãn
những nhu cầu mới được hình thành. Chính theo nghĩa đó thì lợi ích con người bao
giờ
cũng gắn chặt với những kết quả – những bài học kinh nghiệm rút ra nhờ tổng kết
thực
tiễn.
Nhu cầu, lợi ích có ảnh hưởng thường xuyên và trực tiếp đến ý thức, động cơ
hoạt động thực tiễn, học tập và rèn luyện để nâng cao năng lực tư duy lý luận.
Người có
động cơ không trong sáng, trong hoạt động, học tập, rèn luyện chỉ vì lợi ích cá
nhân,
trước mắt, lợi ích cục bộ... thì khó có thể rèn luyện được năng lực tư duy lý
luận sắc bén.
Hoặc có được năng lực tư duy lý luận tốt những người đó có động cơ không trong
sáng
thì cũng chỉ là "người có tài mà không có đức thì cũng trở thành vô dụng".
2.1.2.3. Sự cố gắng, nỗ lực của chủ thể
Bao giờ cũng vậy, khả năng của mỗi người là sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố
sinh học, trình độ tư duy và cả thái độ rèn luyện để nâng cao khả năng đó. Thực
tiễn cho thấy
rằng, người cán bộ lãnh đạo nào càng cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn, trình
độ lý
luận chính trị, càng tham gia vào hoạt động thực tiễn xã hội càng nhiều thì càng
có nhiều cơ
hội phát triển năng lực nói chung và năng lực tư duy lý luận nói riêng. Còn cán
bộ nào ỷ lại
vào tri thức bản thân, tự thỏa mãn về khả năng của mình, không chịu rèn luyện,
học tập thì
năng lực đó không thể phát triển mà ngày càng bị thui chột. Sự phấn đấu vươn lên
về mọi
mặt của chủ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc rèn luyện, trau dồi năng lực tư
duy lý luận
của họ. Điều này thể hiện ý chí phấn đấu, ý thức rèn luyện vươn lên; ở tấm lòng
trung thực
trong việc phát triển lý luận, tinh thần tổng kết kinh nghiệm, nâng kinh nghiệm
thực tiễn trở
thành lý luận, bảo vệ lý luận…
2.1.2.4. Hoạt động thực tiễn của chủ thể
Đây là yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tư duy lý luận của con
người. Thực tiễn không chỉ là cơ sở, động lực của nhận thức, của lý luận mà còn
là cơ sở,
nguồn gốc sâu xa và động lực của mọi năng lực của con người. Chỉ có thông qua
hoạt
động mà trước hết và chủ yếu là hoạt động thực tiễn con người mới làm bộc lộ
những
năng lực của mình. Cũng thông qua hoạt động thực tiễn mà mà năng lực của con
người
mới được phát huy tối đa, mới có điều kiện cọ xát, trau dồi, rèn luyện, phát
triển. Người
nào tham gia hoạt động thực tiễn nhiều, thì càng có cơ hội phát triển năng lực
tư duy lý
luận. Ăngghen đã chỉ rõ, "… việc người ta biến đổi tự nhiên, chứ không phải một
mình
giới tự nhiên với tính cách giới tự nhiên, là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp
nhất, của tư
duy con người, và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta đã
học cải
biến tự nhiên" [32, tr.720]. Như vậy, con người quan hệ với thế giới bắt đầu
không phải
bằng lý luận mà bằng thực tiễn. Chính thông qua hoạt động thực tiễn mà con người
có
được những hiểu biết, những tri thức về hiện thực khách quan và phát triển những
năng
lực của mình. Mọi tri thức, năng lực của con người, nhất là năng lực tư duy lý
luận, xét
đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn. Hơn nữa, sự phát triển liên tục, không
ngừng của
thực tiễn luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi con người phải luôn suy
nghĩ, tìm
tòi, phát hiện quy luật vận động, phát triển của sự vật, hình thành những phương
thức, nội
dung mới trong năng lực tư duy hướng về việc phát hiện và giải quyết các vấn đề
theo
yêu cầu của thực tiễn. Như thế, trong hoạt động thực tiễn, năng lực trí tuệ con
người nói
chung, năng lực tư duy lý luận nói riêng được phát triển. Thông qua hoạt động
thực tiễn
năng lực tư duy lý luận, đặc biệt là khả năng xác lập tri thức và đối tượng hóa
tri thức của
con người mới được hình thành và cũng thông qua đó mà những năng lực ấy mới được
trau dồi, phát triển.
Năng lực tư duy có nhiều cấp độ phát triển, nhiều loại hình khác nhau. ở mỗi
người lại mạnh về một loại hình tư duy riêng, với cấp độ phát triển cao thấp
khác nhau.
Điều đó không phải chỉ do sự chi phối của lịch sử – xã hội, mà ngay trong cùng
một điều
kiện môi trường cũng diễn ra sự khác nhau đó. Chính vì thế, năng lực tư duy lý
luận
không chỉ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện chung mà còn do các yếu tố chủ quan của
mỗi
người chi phối.
Những điều kiện, hoàn cảnh và nhân tố trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác
động bổ sung lẫn nhau tạo thành một hệ thống các yếu tố cùng tác động đến năng
lực tư
duy lý luận. Nếu những yếu tố trong hệ thống ấy cùng tác động đến năng lực tư
duy lý
luận theo một chiều tích cực sẽ có tác dụng phát triển năng lực tư duy lý luận
nhanh
chóng hơn. Ngược lại, sự tác động không thuận chiều giữa các yếu tố trong hệ
thống sẽ
làm cho năng lực tư duy lý luận khó có khả năng phát triển. Tuy nhiên, phải thấy
rằng
các yếu tố đó có vai trò, tác dụng, có mức độ ảnh hưởng rất khác nhau đối với
năng lực tư
duy. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: Năng lực của con người không phải hoàn
toàn do
tự nhiên mà có mà một phần lớn do công tác, do luyện tập mà có. Như vậy, hoạt
động
thực tiễn chính là nguồn gốc sâu xa của mọi năng lực của con người, là cơ sở chủ
yếu của
năng lực tư duy lý luận.
2.2. Thực trạng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt cấp tỉnh vùng Bắc Trung bộ (qua thực tế tỉnh Quảng Trị)
2.2.1. Một số đánh giá khái quát
Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, về cơ bản đội ngũ cán bộ lãnh đạo
chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực Bắc Trung bộ nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt
tỉnh Quảng Trị nói riêng đã có nhận thức ngày càng sâu sắc về vai trò của năng
lực tư
duy lý luận đối với hiệu quả lãnh đạo, quản lý. Họ có ý thức tốt trong việc học
tập, nâng
cao trình độ, kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách
mạng, rèn
luyện bản thân, lăn lộn với thực tiễn cuộc sống; đã xác định đúng sự cần thiết,
mục đích
của việc nâng cao năng lực tư duy lý luận, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên,
liên tục.
Tuy nhiên, vấn đề này chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức. Trên thực tế,
kết
quả lãnh đạo, quản lý vẫn còn bất cập. Bỡi lẽ, trình độ của đội ngũ cán bộ này
chưa cao,
được đào tạo từ nhiều nguồn lại không cơ bản. Trình độ tư duy lý luận còn hạn
chế, vẫn
bị ảnh hưởng nặng bởi bệnh kinh nghiệm, bệnh chủ quan của chủ nghĩa thành tích
cùng
với thói quen ỷ lại, trông chờ vào sự chỉ đạo của Trung ương cũng như sự tác
động của
mặt trái kinh tế thị trường. Sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của
một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên đã tác động tiêu cực tới đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
tỉnh, đã
làm ảnh hưởng tới hiệu quả lãnh đạo, quản lý của họ.
Quảng Trị là một tỉnh nghèo, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội hết sức khó
khăn. Nhưng điều đó không phải là lý do chính cho sự kém phát triển. Một số tỉnh
có
điều kiện khá khó khăn như Quảng Trị, nhưng vẫn phát triển, trong khi đó, một số
tỉnh
khác có điều kiện tốt hơn nhưng thu hút đầu tư, chỉ số cạnh tranh thấp hơn
nhiều. Thực tế
chứng tỏ rằng, bên cạnh những yếu tố khách quan khác thì năng lực lãnh đạo, quản
lý,
trong đó có năng lực tư duy lý luận của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh có ảnh hưởng to
lớn đối
với tốc độ phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi địa phương.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh Quảng Trị hiện nay là lực lượng nòng
cốt chỉ đạo quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Họ là những
người đóng vai
trò quan trọng trong việc triển khai, vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách
của Trung
ương vào địa bàn tỉnh.
Đến tháng 4 năm 2009, qua các lần bổ sung, thay đổi, số ủy viên Ban chấp hành
đảng bộ tỉnh Quảng Trị là 48 người, trong đó phụ nữ là 02, chiếm 4,2% (thấp hơn
trung
bình toàn quốc: 11%). Cán bộ là người dân tộc thiểu số là 02 người. Như vậy, có
thể thấy
rằng, đội ngũ cán bộ chủ chốt tỉnh Quảng Trị thiếu sự cân bằng về giới tính, số
lượng cán
bộ thuộc đối tượng ưu tiên từ chính sách dân tộc là quá ít. Trên địa bàn một
tỉnh có nhiều
dân tộc thiểu số sinh sống, đặc biệt là có số lượng đông đảo người dân tộc Pakô,
Vân
kiều mà đội ngũ cán bộ đại diện cho họ chỉ là 02 người thì đây là điều bất cập.
Điều này
có thể bắt nguồn nhiều lý do, trước tiên là do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
năng lực
tư duy lý luận và cả kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ này chưa cao, chưa đáp
ứng được
nhu cầu thực tiễn của tỉnh; điều dễ thấy nữa là do những hạn chế mang tính chất
đặc
trưng của họ như: giới tính, ngôn ngữ, khả năng nhạy bén… đã làm cho số lượng
này
chưa thể nâng lên được. Qua khảo sát, về độ tuổi trung bình của đội ngũ cán bộ
lãnh đạo
chủ chốt tỉnh Quảng Trị: từ 36 – 45 tuổi chỉ có 03 người (chiếm: 6.2%), từ 46 –
55 tuổi là
25 người (chiếm 52.1%), từ 56 – 60 có 20 người (chiếm 41.7% – tỉ lệ này của cả
nước
chỉ có 24%, cá biệt còn có một số tỉnh dưới 10% như An Giang, Kiên Giang…),
không
có ai thuộc lứa tuổi từ 18 – 35 và trên 60. Như vậy, theo độ tuổi, thì tuổi
trung bình của
đội ngũ này là: 54,15 tuổi. Nếu tính giai đoạn chín muồi nhất của tư duy ở đội
ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốt là từ 45 – 50 tuổi, thì cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng
Trị là những
người có độ tuổi trung bình khá cao. ở lứa tuổi này, họ là những người có nhiều
kinh
nghiệm sống và kinh nghiệm công tác, đảm bảo sự lãnh đạo vừa chắc chắn đúng
hướng,
nhưng lúc này cũng là giai đoạn mà sức ỳ của tư duy phát huy tác dụng, độ nhạy
bén,
phản xạ nhanh nhẹn trong các tình huống chính trị đã đi xuống, khả năng tiếp thu
và xử
lý thông tin kém chính xác hơn so với tuổi trẻ, lúc này cũng là lúc mà chủ nghĩa
kinh
nghiệm bắt phát huy tác dụng và tác động, ảnh hưởng đến tư duy và cả hoạt động
của con
người. Thiếu sức bật trong tư duy sẽ là điều kiện dẫn đến sự thiếu táo bạo trong
đề xuất
đường lối, chủ trương lãnh đạo của tỉnh. Và như vậy, hiệu quả công việc sẽ không
được
cao. Một trong những vấn đề đặt ra nữa là lực lượng kế cận của đội ngũ cán bộ
chủ chốt
thiếu trầm trọng. Nếu không có biện pháp quy hoạch ngay từ lúc này, thì chỉ vài
năm nữa
thôi, số lượng lớn cán bộ đến tuổi về hưu sẽ để lại một khoảng trống cho tỉnh
khó mà
thay vào được.
Năng lực tư duy lý luận của đội ngũ này được thể hiện chủ yếu ở: năng lực tiếp
thu lý luận, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước; năng
lực suy nghĩ, tìm tòi phát hiện những vấn đề mới trong thực tiễn ở địa phương;
năng lực
vận dụng linh hoạt sáng tạo lý luận, đường lối để xây dựng các phương hướng, các
mô
hình, chương trình, kế hoạch phù hợp với thực tế địa phương; năng lực hoạt động
thực
tiễn sáng tạo cũng như tổng kết kinh nghiệm rút ra các bài học để góp phần xây
dựng, bổ
sung cho đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; năng lực xử lý thông tin, dự
báo về
sự phát triển của địa phương. Đó cũng chính là những tiêu chí có thể căn cứ vào
để đánh
giá về ưu điểm cũng như hạn chế về năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh
đạo
chủ chốt cấp tỉnh.
2.2.2. Những ưu điểm về năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh
đạo chủ chốt Quảng Trị
Thứ nhất, nắm vững lý luận, thường xuyên được giáo dục, nâng cao nhận thức tư
tưởng chính trị, kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán
triệt chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.
Số liệu thống kê cho thấy, năm sinh của lực lượng cán bộ chủ chốt tỉnh Quảng Trị
từ
1949 – 1963 có đến 45 người, chiếm 93,75%, 03 người còn lại đều sinh trước năm
1968.
Điều đó cho thấy rằng, tất cả cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị đã được
sinh ra, lớn
trong cuộc chiến tranh vệ quốc, họ đã được thử thách, rèn luyện và trưởng thành
qua thực
tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc và trong quá trình xây dựng phát triển đất
nước. Họ đã
trãi qua những giờ phút gian khó và hào hùng nhất của đất nước, họ đã biết được
cái giá
để đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Số cán bộ được kết nạp vào hàng ngũ của
Đảng từ
21/7/1954 đến 30/4/1975 có 13 người, (chiếm 27,1%), còn lại là từ 01/5/1975 đến
nay.
Con số này nói lên rằng, phần nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị sớm
giác
ngộ, đi theo con đường cách mạng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.
Trong quá trình ấy họ đã được giáo dục, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp của
truyền
thống yêu nước, cần cù trong lao động... Sau khi đất nước thống nhất, họ lại
được đào tạo
tương đối có hệ thống về chuyên môn trong các nhà trường XHCN, về trình độ lý
luận
chính trị trong hệ thống Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và
trường chính trị tỉnh. Cho nên, đội ngũ cán bộ này có nhạy cảm chính trị, bản
lĩnh chính trị
vững vàng, có ý thức trách nhiệm cao, kiên định đường lối đổi mới theo định
hướng
XHCN, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Tất cả những điều ấy được hun đúc nên
từ
nhiều yếu tố như: tâm lý, tình cảm, truyền thống, năng lực tư duy lý luận,…
Trong đó,
năng lực tư duy lý luận đóng vai trò quan trọng. Bởi lẽ, nhờ có năng lực tư duy
lý luận,
họ mới hiểu đúng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường
lối
của Đảng, hiểu được xu thế của thời đại. Vì vậy, họ vững vàng, kiên định lập
trường cách
mạng, họ tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường CNXH.
Đứng trước hoàn cảnh tình hình quốc tế đầy biến động, đòi hỏi cán bộ nói chung,
cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nói riêng phải có bản lĩnh chính trị vững
vàng. Đây là
điều kiện tiên quyết để phong trào cách mạng đi đúng hướng, nhất là những thời
điểm
khó khăn phức tạp. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh ở Quảng Trị đã đáp ứng được
yêu
cầu này. Hiện nay, trước những khó khăn phức tạp của tình hình quốc tế cũng như
trong
nước, không ít cán bộ có quan điểm dao động về định hướng chính trị, cho rằng:
Việt
Nam muốn thoát khỏi lạc hậu, bắt kịp các quốc gia hùng mạnh trong khu vực cũng
như
thế giới thì hãy phát triển đất nước một cách tuần tự, trước tiên phải theo con
đường tư
bản chủ nghĩa. Những lý do mà họ đưa ra là chủ nghĩa Mác – Lênin đã lỗi thời,
không
còn phù hợp nữa; cách mạng khoa học, công nghệ phát triển, toàn cầu hóa kinh tế
là do
chủ nghĩa tư bản điều khiển, kinh tế thị trường không thể đi đôi với CNXH … Đây
không
chỉ là vấn đề khoa học mà còn là vấn đề lập trường, tư tưởng. Phải giải quyết
vấn đề này
mới đảm bảo vai trò lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt.
Bản lĩnh của cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị thể hiện ở chỗ, họ là người
luôn đảm bảo nguyên tắc định hướng XHCN trong hoạt động lãnh đạo, trong các
quyết
định phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa – giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng
trên địa bàn
tỉnh. Họ luôn là những người đi đầu, gương mẫu trong thực hiện mục tiêu độc lập
dân tộc
và CNXH. Họ luôn thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng
Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Họ
không hoang mang, dao động, kiên trì lãnh đạo cấp dưới và quần chúng nhân dân
trên địa
bàn thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng. Rõ ràng, để có bản
lĩnh
chính trị như vậy, đội ngũ này phải có đức và tài. Trong tài của họ phải có các
phẩm chất
trí tuệ, năng lực tư duy lý luận.
Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước khi đã thấm nhuần vào nhận thức
của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh không những là nền tảng cho lập
trường
chính trị vững chắc mà còn tạo cho họ sự nhạy cảm và bản lĩnh chính trị nhất
định. Vấn
đề này thể hiện ở chỗ đã xuất hiện những quyết định táo bạo có tính chất “đi
trước” so
với các tỉnh khác trên địa bàn cả nước. Chẳng hạn như: hình thành khu kinh tế
đặc biệt
miễn thuế vùng biên giới, thành lập làng thanh niên lập nghiệp ở Bãi Hà (Vĩnh
Linh),
phát triển dân sinh tại đảo quốc phòng Cồn cỏ, xây dựng thị xã Quảng Trị thành
đơn vị
văn hóa điển hình … Kết quả, sau 20 năm tái lập tỉnh (1989 – 2009), Quảng Trị đã
đạt
được một số thành tựu kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng nhất định; đã góp
phần quan
trọng tạo nên sự chuyển biến thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của vùng
Bắc Trung bộ và cả nước.
Có thể thấy rõ điều này khi trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước do tác
động tiêu cực của khủng hoảng tài chính thế giới, thời tiết không thuận lợi, đầu
tư giảm
sút, thị trường thu hẹp, … nhưng tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Trị
vẫn phát
triển khá: mức tăng trưởng kinh tế khá cao, thu ngân sách nhà nước và huy động
vốn đầu
tư khá. Các chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được
quan tâm
chỉ đạo thực hiện với những giải pháp tích cực, quyết liệt. Đời sống nhân dân cơ
bản giữ
được ổn định, các chính sách hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội được tăng cường và đã
phát
huy tác dụng, giải quyết được một phần khó khăn cho nhân dân. Tốc độ tăng tưởng
GDP
liên tục tăng, giai đoạn 1996 – 2000 là 8,5%, 2001 – 2005 là 8,7%, 2006 – 2008
là
10,8%. GDP bình quân đầu người năm 2000 chỉ có 2,92 triệu đồng, năm 2005 là 5,16
triệu đồng, đến 2008 là 11,2 triệu đồng (665 USD), bằng 65% so với cả nước (960
USD)
giảm mức chênh lệch 5% so với 2007. Đến năm 2008, tỉ trọng ngành công nghiệp –
xây
dựng chiếm 31,9%, nông – lâm – ngư nghiệp là 33,5%, ngành dịch vụ đạt 34,6%. Sản
lượng lương thực toàn tỉnh năm 2008 đạt 22,6 vạn tấn, sản lượng thủy sản đạt
2,225 vạn
tấn. Thu ngân sách trên địa bàn và huy động vốn đầu tư phát triển xã hội tăng
khá, đã góp
phần quan trọng vào ổn định ngân sách và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội
của
tỉnh. Năm 2008, tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 671,24 tỷ đồng, tổng vốn
đầu
tư phát triển xã hội ước đạt 3.300 tỷ đồng. Đời sống tăng lên đã tạo điều kiện
phát triển
các vấn đề xã hội khác. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập trung học
cơ sở là
99,3% (140/141), tạo việc làm mới cho 8500 lao động, mức giảm tỷ suất sinh ước
đạt
0,062%, tỉ lệ hộ nghèo xuống còn 17,8%, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống còn
21%.
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được chú trọng, đặc biệt là
chính
sách khám, chữa bệnh cho người nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc
biệt
khó khăn, gia đình chính sách. Hệ thống bệnh viện tỉnh, huyện, khu vực được đầu
tư
nâng cấp nhằm tăng khả năng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Bình quân có 18 giường
bệnh/1 vạn dân; 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế; 50% trạm y tế có bác sỹ
(thấp
hơn bình quân cả nước – 70%). Tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 44%. Nhiều công trình
quan
trọng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như: công trình thủy lợi – thủy điện, bảo
tàng
tỉnh, cụm di tích đôi bờ Hiền Lương … Trên lĩnh vực thông tin, truyền thông, mật
độ
điện thoại đã đạt 65,2 máy/100 dân, thuê bao Internet đạt 2,4/100 dân.
Thứ hai, có trình độ chuyên môn khá, trình độ lý luận chính trị cao, đã biết vận
dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào việc xây dựng các chủ trương, chính
sách
phát triển kinh tế – xã hội cụ thể trên địa bàn tỉnh, đã phát hiện đúng tiềm
năng, đưa các
chủ trương phát triển đúng hướng, phù hợp với điều kiện vùng.
Trình độ chuyên môn có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng làm việc và năng
lực tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh. Qua điều tra cho thấy,
số cán
bộ chủ chốt tỉnh Quảng Trị không được đào tạo về chuyên môn là 02 người (chiếm
4,2%), có trình độ trung học chuyên nghiệp là 02 người, cao đẳng là 01 người
(chiếm
2.1%), trình độ đại học chiếm số đông: 40 người (83%). Tuy nhiên, trong số cán
bộ có
trình độ đại học thì đã có 08 cán bộ lựa chọn loại hình đào tạo là tại chức, 05
cán bộ học
từ xa, 05 cán bộ khác chỉ có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức đại học. Đặc biệt, đã
có 03
người tốt nghiệp sau đại học, một trong đó là tiến sĩ. So với trung bình chung
của cả
nước, thì tất cả các chỉ số trình độ chuyên môn đều thấp, cả nước có 6.0% có
trình độ
trung cấp, 2,8% trình độ cao đẳng, 81,4% đại học, 5,7% là thạc sĩ và 4,1% là
tiến sĩ.
Như vậy, trình độ chuyên môn của cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị là
không
cao và không đồng đều. Trừ những cán bộ được học đại học chính quy và sau đại
học
ra thì năng lực làm việc của những người còn lại sẽ còn nhiều hạn chế. Trong quá
trình công tác, đội ngũ này sẽ gặp không ít khó khăn khi phải giải quyết các vấn
đề lý
luận lẫn thực tiễn. Khả năng đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, tính chủ động
của
những cán bộ này trong công tác chưa cao. Thậm chí, một số cán bộ do không có
trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực đang công tác (do việc bố trí, luân
chuyển
cán bộ không hợp lý) nên trong lãnh đạo, quản lý còn giải quyết sai nhiều vụ
việc. Vì
vậy, việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công
tác lãnh đạo, quản lý chủ chốt vẫn là yêu cầu cấp thiết.
Trình độ lý luận chính trị có ảnh hưởng nhiều đến năng lực tư duy lý luận. Người
có năng lực tư duy lý luận phải có khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa cao.
Họ phải
rút ra được cái bản chất giữa vô vàn hiện tượng, cái phổ biến giữa vô vàn cái
đặc thù của
tự nhiên và xã hội. Họ phải có khả năng lý luận cao, phải biết tổng kết thực
tiễn, nâng
tầm tư duy từ kinh nghiệm lên thành lý luận. Những khả năng đó phải được rèn
luyện qua
thực tiễn công tác, và học tập ở hệ thống trường chính trị, mà trình độ lý luận
chính trị là
một trong các bậc thang rõ nhất để đánh giá.
Qua số liệu thống kê thì chỉ có 01 cán bộ chủ chốt tỉnh Quảng Trị có trình độ lý
luận chính trị là trung cấp, 97,9% cán bộ còn lại có trình độ lý luận chính trị
là cao cấp