Luận văn Thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh: Đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 tại Chi cục Đăng kiểm số 10 - Cục Đăng kiểm Việt Nam
2,615
995
126
102
đưa ra đề nghị sửa đổi ngay, báo cáo lên Phòng Pháp chế ISO của Cục ĐKVN công
nhận sửa đổi đó để tránh bị phát sinh lỗi trong các cuộc đánh giá về sau. Đồng
thời
cũng phải khuyến khích tất cả các thành viên chịu khó tìm tòi các điểm bất hợp
lý
trong các quy trình thực hiện công việc, tìm ra các phương pháp, cách thức để
thực
hiện công việc một cách khoa học nhất, hiệu quả nhất.
4.6.1.7 Yếu tố rủi ro, thực hiện tương đối tốt
Đây là một yếu tố mới trong phiên bản ISO9001:2015, trong phiên bản trước
mới chỉ đề cập đến các biện pháp khắc phục, nhưng trong phiên bản 2015 này, yếu
tố rủi ro được coi là trong một những yếu tố quan trọng nhất, Mỗi công việc, sự
việc
chúng ta cần lường trước sự rủi ro, lập giả thiết, lập kế hoạch ứng phó với mỗi
biến
động (tốt hoặc xấu) thực hiện công việc, và cách giải quyết khi công việc đã có
kết
quả.
Tại Chi cục Đăng kiểm số 10 sau quá trình xây dựng, chuẩn bị, phiên bản
ISO9001:2015 bắt đầu đưa vào từ năm 2017, nhưng với một thực tế hơn 90%
người lao động của Chi cục có kinh nghiệm làm việc trên 3 năm, nên việc tiếp cận
phiên bản mới tương đối dễ dàng và nhanh chóng.
Tuy nhiên trong yếu tố rủi ro có hai ý để khảo sát, phần “công tác phòng
ngừa và xử lý rủi ro” yếu hơn ý “định kỳ xem xét và đánh giá”. Đây là thực tế vì
là
yếu tố mới, còn yếu tố đánh giá và xem xét định kỳ thì trong phiên bản cũ luôn
luôn
đề cập đến.
Phát huy vấn đề tốt về yếu tố rủi ro như công tác đánh giá và xem xét các
yếu tố có thể ảnh hưởng đến mục tiêu chất lượng của Chi cục. và cũng để khắc
phục
điểm chưa mạnh trọng yếu tố này là công tác phòng ngừa và xử lý rủi ro chưa được
cao, mặc dù tất cả mọi người trong hệ thống đã hiểu và coi trọng xác định yếu tố
rủi
ro trong hoạt động của Chi cục, nhưng cần phải có hành động cụ thể như lập ra
các
bản đánh giá tác động của tất cả mọi mặt, trong bản này nêu ra các khả năng có
thể
xảy ra, để phòng ngừa nó thì làm thế nào, nếu xảy ra rồi thì ứng phó làm sao và
khi
có kết quả cụ thể thì xử lý như thế nào?
103
Tất cả các phương án lập trong bản xác định rủi ro đó cần công bố đầu năm
trong hội nghị Cán bộ công nhân viên chức và lưu bản cứng tại một vị trí cụ thể
để
tất cả mọi người trong hệ thống đều có thể tiếp cận, xem xét và cùng thực hiện.
4.2.2 Khắc phục những điểm còn yếu
4.2.2.1 Quyết đinh dựa trên sự kiện.
Đây là nguyên tắc số 7 trong 8 nguyên tắc của hệ thống quản lý chất lượng.
Từ trước đến giờ, với các số liệu thống kê, tính toán đa phần thường tập
trung ở một số bộ phận, một số người... để từ đó đưa ra các phương hướng, cách
giải quyết cho tập thể. Đây là điều không sai, nhưng một hệ thống bao gồm tất cả
mọi người, có thể những cá nhân ngoài những người nói trên khi giải quyết mỗi
vấn
đề đều đã có sự so sánh nhưng vẫn chỉ mang tính cảm quan, chứ chưa đưa ra bằng
chứng, cơ sở dữ kiện cụ thể, đây là một việc có thể gây ra nguy hiểm khi hậu
kiểm
kiểm tra lại. Với người lãnh đạo, quyết sách, phương hướng họat động của những
năm tiếp cần căn cứ vào số liệu thống kê đã qua và những dự báo sắp tới để đưa
ra
các hướng, đưa ra hướng rồi nếu thực hiện thì sẽ có các khả năng nào xảy ra, và
nếu
xảy ra thì cách giải quyết sẽ như thế nào. Phiên bản ISO 9001:2015 đưa yếu tố
rủi
ro này vào tôn thêm ý của nguyên tắc số 7 này.
Việc ra các quyết định có thể là một quá trình phức tạp và luôn có sự không
chắc chắn nhất định, quá trình này thường bao gồm có nhiều loại hình và nguồn
đầu
vào cũng như việc diễn giải chúng có thể mang tính chủ quan. Quan trọng là phải
hiểu các mối quan hệ nguyên nhân, kết quả và các hệ quả tiềm ẩn ngoài dự kiến.
Phân tích sự kiện, bằng chứng và dữ liệu mang lại tính khách quan cao hơn và sự
tin
tưởng trong việc ra quyết định.
Trong họat động của Chi cục, người lãnh đạo xét duyệt hồ sơ căn cứ vào kết
quả kiểm tra trên các biên bản báo cáo của đăng kiểm viên, lãnh đạo quyết định
có
đồng ý với kết quả này hay không để cấp hồ sơ cho khách hàng, đăng kiểm viên ra
báo cáo đó căn cứ trên các số liệu thực tế kiểm tra. Có một đăng kiểm viên nào
không đi kiểm tra thực tế chỉ nghe nói kể mà đã đồng ý với điều đó hay không? Có
104
chứ, đấy chính là ra quyết định không căn cứ trên dữ kiện, có kết quả nhưng
không
rõ được hệ quả tiềm ẩn của việc làm đó.
Qua các cuộc đánh giá nội bộ, hậu kiểm, thanh tra chéo đã từng phát hiện ra
các việc đó (ra quyết định không căn cứ trên sự kiện, dữ liệu), kéo theo một
loạt các
quyết định về sau đều sai có thể gây hậu quả hết sức nghiêm trọng.
Chính vì thế các giải pháp được đưa ra có thể tổng hợp như sau:
+ Nâng cao nhận thức trong việc ra quyết định của mỗi thành viên trong hệ
thống, ở đây là tất cả cán bộ, nhân viên của Chi cục.
+ Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kịp thời cập nhật các văn bản chỉ đạo điều
hành, kiến thức xã hội, pháp luật.
+ Chế tài xử phạt, khen thưởng khi có những quyết định không phù hợp hay
phù hợp với các tiêu chuẩn đề ra.
4.2.2.2 Phát triển hợp tác có lợi cùng với nhà cung ứng.
Đây là nguyên tắc thứ 8 trong 8 nguyên tắc của quản lý hệ thống chất lượng,
Chi cục Đăng kiểm số 10 cũng là một đơn vị cung cấp dịch vụ, mục tiêu chất lượng
là hướng tới khách hàng (là phục vụ lợi ích công cộng và nhu cầu của khách hàng,
góp phần bảo đảm an toàn sinh mạng con người, tài sản và môi trường).
Trong mọi mối quan hệ không thể nào đặt điều kiện rằng mình được nhiều
hơn đối phương, nếu khi đã như vậy thì không còn mang tính chất phục vụ lẫn nhau
nữa. “Để đi nhanh hơn thì đi một mình, nhưng để đi xa hơn thì nên đi cùng
nhau”- Câu nói này luôn đúng trong bất kỳ các mối quan hệ nào, từ góc độ hai cá
thể, góc độ gia đình và cao nhất là trong góc độ công việc.
Như đã hiểu từ trước, Đăng kiểm là một trong những cơ quan quản lý nhà
nước, nên đâu đó vẫn còn có tư tưởng xin cho, ban ơn.... Chính vì thế khi thu
thập
số liệu khảo sát, nguyên tắc số 8 này là một trong hai nguyên tắc được tỷ lệ mức
5
thấp nhất. Ta thấy rằng, ngay cả bản thân những người vận hành hệ thống, mục
tiêu
chất lượng đã rõ ràng, được định hướng, quán triệt từ mọi cấp, nhưng ngay nội
tại
105
bản thân của mỗi người yếu tố “ hợp tác hai bên cùng có lợi với nhà cung ứng”
lại
chưa được coi trọng.
Trong kinh doanh, có khái niệm quan hệ tương hỗ: Loại quan hệ này ít có
tính cá nhân và thường là quan hệ giữa những người quản lý để cùng đạt được
những mục tiêu kinh doanh. Chẳng hạn, quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp hay
nhà cung cấp thường là những mối quan hệ tương hỗ. Mỗi bên có thể đem lại lợi
ích
cho nhau trong những mục tiêu ngắn hạn, hiếm khi mối quan hệ này kéo dài trong
cả sự nghiệp hay cuộc sống cá nhân. Các bên trong mối quan hệ tương hỗ tin cậy
và
tôn trọng nhau vì họ thường xuyên làm việc cùng nhau, đối xử với nhau theo
nguyên tắc hai bên cùng có lợi.
Cũng từ nguyên tắc 8 của HTQLCL này hiện nay chúng ta thường nghe nói đến:
Nguyên tắc WIN – WIN
Là một trong những nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật đàm phán, kinh doanh
hiện đại. Theo nguyên tắc này, những người tham gia đàm phán, kinh doanh, hợp
tác với nhau sẽ tôn trọng và chấp nhận nguyên tắc "đôi bên cùng có lợi"
(win-win)
và/ hoặc "các bên cùng có lợi" (win-win-win). Nguyên tắc này đảm bảo cho kết quả
hợp tác bền vững hơn. Đây là nguyên tắc tối thượng trong mọi mối quan hệ chứ
không chỉ trong kinh doanh. Nếu hiểu thấu đáo và tuân thủ được đúng nguyên tắc
này thì mọi vấn đề trong cuộc sống sẽ được giải quyết ổn thỏa. Vấn đề khó là
không
phải ai cũng hiểu và không phải ai cũng theo nguyên tắc ngày.
Những điều trên đặt ra cho các cá nhân trong hệ thống của Chi cục Đăng
kiểm số 10 câu hỏi rằng hoạt động của đơn vị tiến hành theo nguyên tắc này được
không? Câu trả lời không phải là Có hay Không nữa vì đây đã là điều mặc nhiên
rồi, nằm trong mục tiêu chất lượng của đơn vị. Nhưng có thể đánh giá nhận xét
qua
khảo sát đã cho người quản lý nhận ra rằng: Hệ thống đã có, quy trình hướng dẫn
đã
có nhưng cái chính phải là mỗi cá nhân trong hệ thống đó hiểu và thực hiện như
thế
nào.
106
Ban Giám đốc Chi cục Đăng kiểm số 10 cần định hướng rõ, không chỉ nói
trên lý thuyết hoặc định kỳ hàng năm mới nhắc đến mà hàng tháng, hàng quý có
những sinh hoạt chuyên đề, họp cơ quan luôn nêu ra những mục tiêu của đơn vị, đề
cao mối quan hệ tương hỗ hai bên cùng có lợi sẽ tạo ra giá trị cao hơn và nâng
cao
năng lực của cả hai bên. Chấn chỉnh nhắc nhở nếu có những định hướng sai cũng
đồng thời có các biện pháp khuyến khích qua hình thái vật chất như công việc
được
giao nhiều hơn, xét lương, thi đua khen thưởng cho những cá nhân thực hiện tốt
theo nguyên tắc này.
Trên đây là một số ý kiến của tác giả thông qua khảo sát việc áp dụng hiệu
quả HTQLCL vào hoạt động của Chi cục căn cứ trên 8 nguyên tắc của quản lý chất
lượng + yếu tố rủi ro. Bên cạnh những mặt cụ thể đó, có những vấn đề chung cả hệ
thống cần phải thực hiện tốt để cùng duy trì, thúc đẩy, phát triển một hệ thống
vững
mạnh, do đó cần có thêm một số giải pháp chung như sau:
4.2.3 Giải pháp chung để duy trì, thúc đẩy quá trình vận hành hệ thống
Việc áp dụng HTQLCL vào hoạt động của Cục ĐKVN cũng như Chi cục
Đăng kiểm số 10 là một quyết định đúng đắn, có thể nói đi trước thời đại ( bắt
đầu
từ năm 1996) so với khối các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy vậy để vận hành tốt
trước tiên cần thiết phải luôn có các biện pháp duy trì, thúc đẩy HTQLCL gắn bó
mật thiết với các hoạt động khác của đơn vị. Lãnh đạo đơn vị phải tạo điều kiện
hết
sức nâng cao năng lực vận hành hệ thống quản lý chất lượng.
+ Giải pháp về đào tạo
Bất kể một công việc, một họat động gì cũng cần được đào tạo để tiếp cận
một cách bài bản khoa học, từ đó mới áp dụng lý thuyết vào thực tế hoạt động của
đơn vị.
Các thế hệ cán bộ nhân viên của Chi cục tiếp nối nhau, cần phải có sự kế
thừa liên tục, điều đó yêu cầu phải có sự đào tạo. Đào tạo ở đây có các hình
thức
107
sau: Đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo tại chỗ, đào tạo ở các trung tâm đào tạo
chuyên ngành...
-Đào tạo mới:
->Với tất cả cán bộ nhân viên khi làm việc trong đơn vị tức là đã tham gia
vào một hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến văn minh, hiện tại Cục Đăng kiểm
Việt Nam có một “Trung tâm Đào tạo” chính vì thế trong điều kiện cho phép từng
đợt, từng thời gian Ban Giám đốc Chi cục cho phép tất cả cán bộ, nhân viên trong
đơn vị (những người chưa được đào tạo về ISO) đi học các khóa cơ bản về
HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO, đào tạo song song với các khóa nghiệp vụ chuyên môn.
Với các khóa cơ bản này, mỗi cán bộ nhân viên của Chi cục chính là những người
vận
hành hệ thống trực tiếp, họ cần hiểu như thế nào là ISO, để làm thì sẽ được lợi
ích gì,
và vận hành nó như thế nào, nói chung là phải hiểu thì mới làm được và có những
đề
xuất khi một phần nào đó trong hệ thống chưa được hòan thiện.
->Với cán bộ chuyên trách về ISO, có thể gửi đi đến các trung tâm đào tạo
của Cục ĐKVN, của Viện Năng suất, của các tổ chức có khả năng về HTQLCL...,
để luôn cập nhật kiến thức mới, kinh nghiệm của các tổ chức trên Thế Giới cũng
như ở Việt Nam. Các kiến thức này với cán bộ chuyên trách ISO là hết sức cần
thiết, vì đây là đầu tàu, là hạt nhân của sự phát triển hệ thống.
->Bên cạnh kiến thức ISO là đào tạo về chuyên môn chính của cơ quan,
nghiệp vụ đăng kiểm, ISO chỉ là công cụ, còn nghiệp vụ chính mới tạo ra lợi ích
cho xã hội. Cục ĐKVN có một bề dày và tầm rộng trong các quan hệ quốc tế với
các tổ chức Đăng kiểm khác, chính vì thế sự hợp tác sẽ giúp đào tạo cho chúng ta
các cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi...
-Đào tạo lại:
Cũng như đào tạo mới, kiến thức luôn rộng lớn và ngày càng thay đổi theo
chiều hướng đi lên của khoa học công nghệ, không phải đã đào tạo rồi là cứ thế
dừng và áp dụng, điều đó dẫn đến sự lỗi thời lạc hâu. Chính vì thế công tác đào
tạo
108
lại cũng quan trọng như đào tạo mới (nghiệp vụ ISO, nghiệp vụ chuyên môn, ngoại
ngữ...)
-Tổ chức các hội thảo, nghiên cứu, sinh hoạt các chuyên đề khoa học... trong
nội bộ Chi cục, giữa các Chi cục trong Cục ĐKVN với nhau và cả với các cơ quan
liên quan bên ngoài Cục ĐKVN. Đây cũng là một hình thức đào tạo, học hỏi lẫn
nhau, truyền bá các kinh nghiệm trong làm việc cả trong HTQLCL cũng như công
việc chính của Chi cục.
+ Giải pháp về tăng cường các nguồn lực của Chi cục
Với đặc thù là đơn vị cung cấp dịch vụ, nhưng chủ yếu bằng chất xám chứ không
phải nhờ máy móc (tuy nhiên một số công việc vẫn cần có các trang thiết bị
KHKT):
-Nguồn lực con người (nhân sự):
-> Con người là nguồn lực chính trong các hoạt động thường ngày của Chi
cục, với hoạt động của Chi cục là lĩnh vực đăng kiểm phương tiện thủy, nên nguồn
tuyển dụng tập trung tại trường Đại học Hàng hải và một số trường Đại học về kỹ
thuật, nhân viên văn phòng chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Hàng năm, ban giám đốc cần xây dựng nhu cầu nguồn nhân lực của Chi cục,
đưa ra các đề xuất với cơ quan cấp trên, đồng thời liên hệ với các trường Đại
học,
các trường nghiệp vụ để có thể tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.
->Bên cạnh nhân lực cho hoạt động chính của đơn vị, thì các cán bộ chuyên
trách ISO cũng cần được Ban lãnh đạo định hướng giao nhiệm vụ cụ thể, chuyên
sâu vào việc duy trì và vận hành hệ thống. Trong đó cần thiết có một QMR để thay
mặt ban Giám đốc điều hành, chịu trách nhiệm về HTQLCL của Chi cục.
-Nguồn lực về trang thiết bị làm việc.
Tuy con người là nguồn lực chính trong hoạt động của Chi cục, tuy vậy các trang
thiết bị cũng rất cần thiết để giúp cho công việc được hoàn thành nhanh chóng.
109
Các công cụ dụng cụ như, máy móc, thiết bị đo, búa, trang bị bảo hộ... đây là
những trang thiết bị cũng được yêu cầu trong vận hành của HTQLCL, trang bị, báo
cáo cần được đầy đủ.
Cũng về trang thiết bị làm việc, nhưng có thể tách riêng ra đó là công nghệ
thông tin, tin học hóa. Hiện nay là thời đại của công nghệ thông tin, cuộc cách
mạng
4.0 mọi công việc, mọi giải pháp có thể tiếp cận được nhanh nhất, kịp thời đáp
ứng
cao nhất mọi nhu cầu của xã hội.
Ban Giám đốc cần xem xét trang bị đủ hệ thống máy tính, máy in, đường
truyền để công việc luôn được vận hành một cách nhanh chóng nhất.
+ Giải pháp nâng cao chất lượng vận hành hệ thống quản lý chất lượng
Để nâng cao được chất lượng vận hành của HTQLCL ta cần làm tốt các việc sau:
-Việc đánh giá nội bộ cần nâng cao hơn nữa, hiểu rõ và thỏa mãn các nhu
cầu của khách hàng trong quá trình áp dụng HTQLCL.
Cần đào tạo một hệ thống các chuyên gia đánh giá nội bộ để từ nội tại xem
xét các công việc đã hoàn thiện đúng quy trình hay chưa, đúng quy trình rồi
nhưng
có phù hợp với thực tiễn yêu cầu của xã hội hay không,
Đánh giá nội bộ để tìm ra các điểm không phù hợp, phòng ngừa, xử lý, cải
tiến... Việc đánh giá nội bộ cũng cần phải thực chất, tìm ra được các điểm chưa
phù
hợp cùng cải tiến.
Thước đo của người cung cấp dịch vụ là sự hài lòng của khách hàng, cần
nắm rõ nhu cầu, đáp ứng được các nhu cầu đó trong phạm vi cho phép. Các vấn đề
liên quan đến khách hàng cần có số liệu, dữ liệu để tổng hợp phân tích phục vụ
cho
việc vận hành và cải tiến hệ thống.
-Cùng với bên ngoài, thì bên trong cũng rất quan trọng. Với các cá nhân trong hệ
thống, hoạt động tốt cũng cần có sự động viên khen thưởng phù hợp, kịp thời.
Cục ĐKVN và Chi cục Đăng kiểm số 10 là một thành viên đã xây dựng được
quy chế khen thưởng phúc lợi ngày càng vì người lao động hơn, điều này có ý
nghĩa
110
rất lớn trong việc duy trì và phát triển hệ thống. Làm tốt có thưởng, làm không
tốt
thì không có thưởng. Khen thưởng trong công tác chính đã có nhưng cũng cần đưa
chỉ tiêu khen thưởng với các cá nhân vận hành và duy trì hệ thống QLCL tốt. Việc
khen thưởng tạo ra động lực trong vịêc học hỏi lẫn nhau, khắc phục nhược điểm,
phát huy mặt tốt, đưa ra các cải tiến khi không phù hợp. Tất cả các điều này
giúp
cho việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001 vào hoạt động của đơn vị
được tốt hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG IV
Qua tổng hợp thực trạng về hiệu quả của HTQLCL ISO 9001:2015 vào hoạt
động của đơn vị thông qua các phiếu khảo sát;
Qua nghiên cứu so sánh với lý thuyết về 8 nguyên tắc của HTQLCL. Tác giả
đã đánh giá mức độ hiệu quả của việc áp dụng HTQLCL ISO 9001 của Chi cục
Đăng kiểm số 10. Để từ đây đưa ra hai nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp
dụng của HTQLCL.
Những ý kiến dựa trên ý hiểu của tác giả, người đã đứng trong HTQLCL của
đơn vị 15 năm, đôi khi vẫn còn chưa nhận ra được những điều chưa phù hợp, chính
vì thế những ý kiến này còn chưa được đầy đủ, trọn vẹn. Nhưng cũng là một số góp
ý nhỏ mong đóng góp vào hoạt động chung của đơn vị ngày càng phát triển vững
mạnh hơn.
111
KẾT LUẬN
Trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp, mỗi đơn vị đều lựa chọn phương
thức quản lý hệ thống của mình cho phù hợp. Với đặc thù là một đơn vị nhà nước
hoạt động cung cấp dịch vụ tới khách hàng và các bên liên quan. Chi cục Đăng
kiểm số 10 - Cục Đăng kiểm Việt Nam đang áp dụng theo Hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
Qua quá trình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001 đã giúp cho đơn vị thực hiện các nhiệm vụ chức năng của Nhà nước đồng thời
thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng và các bên liên quan.
Việc áp dụng, cải tiến được thực hiện thường xuyên, tuy nhiên với đà phát
triển như vũ bão của khoa học công nghệ nhu cầu của các đối tác tăng cao, cách
tiếp
cận cũng có nhiều thay đổi. Trong quá trình thực hiện áp dụng hệ thống QLCL vào
hoạt động của đơn vị cũng còn có những điều chưa phù hợp, nguyên nhân cũng có
một phần từ khách quan bên ngoài, nhưng qua nghiên cứu tổng kết thì nguyên nhân
chủ quan nội tại bên trong là lớn hơn. Vai trò của ban Giám đốc duy trì và phát
triển
hệ thống để phục vụ cho hoạt động của đơn vị, qua mỗi lần đánh giá nội bộ, đánh
giá chu kỳ, định kỳ cũng đã tìm ra được những khiếm khuyết cần cập nhật sửa đổi.
Nhưng theo phiên bản mới nhóm yếu tố rủi ro được đề cao, cần đưa ra dự đoán, lập
kế hoạch đối phó và xử lý khi có sự vụ xảy ra.
Trong nghiên cứu này cùng với lý thuyết của hệ thống tác giả đã có được cái
nhìn của toàn thể thành viên trong hệ thống đó là tập thể cán bộ nhân viên,
những
người đang vận hành, hoạt động, duy trì và thúc đẩy hệ thống.
Một số điểm mạnh đã được nêu ra, một số điểm còn yếu cũng được đề cập
đến, tác giả có một số đóng góp nhỏ với mục đích góp ý cho đơn vị nâng cao hơn
nữa hiệu quả của việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 vào hoạt
động của đơn vị. Các đóng góp này chưa thể là đầy đủ vì kiến thức của tác giả
còn
hạn hẹp, cũng mong qua đây tác giả sẽ nhận được những góp ý, đóng góp của mọi
người để hoàn thiện kiến thức của bản thân hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!