Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế: Chất lượng dịch vụ tín dụng hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc
10,212
783
150
60
nhu cầu lãi suất 0,55%/tháng; mua ngư cụ 0,46%/tháng; kinh doanh trồng trọt và
khác với nhu cầu lãi suất 0,44%/tháng. Thực tế ngân hàng cho vay một mức lãi
suất
theo quy định là 0,65%/tháng. Như vậy, lãi suất theo mục đích chăn nuôi chênh
lệch
không đáng kể, các đối tượng khác chênh lệch nhau 0,17% đến 0,18%/tháng.
- Nghiên cứu lãi suất bình quân theo nhu cầu của khách hàng vùng đồng bằng
và vùng núi tương đối bằng nhau (0,44%/tháng - 0,48%/tháng); vùng ven biển là
cao nhất 0,58% (Vinh Hải); ngân hàng cho vay lãi suất theo quy định 0,65%/tháng,
chênh lệch lãi suất bình quân theo nhu cầu khách hàng và thực tế cho vay vùng
đồng bằng là 0,18%/tháng, vùng núi là 0,16%/tháng và vùng ven biển là 0,21%;
như vậy ngân hàng đáp ứng khoảng 60% đến 65% nhu cầu bình quân mức lãi suất
của khách hàng.
Qua tình hình về lãi suất bình quân giữa nhu cầu khách hàng và lãi suất cho
vay thực tế của ngân hàng cho thấy không có sự chênh lệch nhau lớn. Chứng tỏ lãi
suất cho vay của NHCSXH cơ bản phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên,
chính sách lãi suất thấp mặt ưu của nó là động viên khuyến khích, hỗ trợ một
phần
chi phí cho hộ vay, nhưng mặt nhược của nó là dễ phát sinh tiêu cực, sử dụng sai
vốn sai mục đích, tăng áp lực về nguồn vốn cho ngân sách và lãi suất bao cấp kéo
dài sẽ tác động không tốt đối với hộ vay, họ sẽ ỷ lại và gây khó khăn về tài
chính
cho hoạt động ngân hàng.
Đánh giá của các đối tượng điều tra về sản phẩm tín dụng từ số liệu ở phần
lục 2.5 và 2.6 cho thấy:
- Về mức cho vay: đối với nhóm hộ nghèo có 37% ý kiến cho rằng phù hợp và
rất phù hợp, bình thường là 35%, không phù hợp là 21,5%, hoàn toàn không phù hợp
là 6,5%; đối với nhóm tổ trưởng có 61% ý kiến cho rằng phù hợp và rất phù hợp,
bình thường là 23%, còn 16% ý kiến cho rằng không phù hợp và hoàn toàn không
phù hợp.
+ Kết quả kiểm định ANOVA tại bảng 2.12 có giá trị mức ý nghĩa bằng 0,000
nhỏ hơn 0,05, cho thấy có sự khác biệt trong cách đánh giá về mức vốn vay giữa
hai
nhóm điều tra. Kiểm định về mức vốn vay của nhóm hộ nghèo là 3,08 (bình thường),
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
61
trong khi đó đối với tổ trưởng là 2,30 (ở ngưỡng phù hợp); điểm bình quân chung
của
cả hai nhóm là 2,82. Sự đánh giá khác nhau giữa hai nhóm điều tra là hoàn toàn
có cơ
sở, chủ yếu do nhận thức của đối tượng điều tra, hộ nghèo là người hưởng lợi
thường
có nhu cầu và mong muốn vay được nhiều vốn, còn tổ trưởng là những người có
trình
độ nhận thức hơn quan điểm cần tập nâng dần mức vay cho phù hợp với khả năng
quản lý của hộ nghèo và tổ trưởng là tổ chức trung gian nên họ đánh giá khách
quan
hơn.
- Về thời hạn cho vay: có 36,5% ý kiến nhóm hộ nghèo cho rằng thời hạn vay
bình thường, 22,5% không phù hợp, 11% hoàn toàn không phù hợp, có 30% ý kiến
cho rằng phù hợp và rất phù hợp; về ý kiến nhóm tổ trưởng cho rằng thời hạn cho
vay
phù hợp và rất phù hợp là 54%, 29% ý kiến cho rằng thời hạn vay bình thường và
17% ý kiến cho rằng không phù hợp và hoàn toàn không phù hợp; qua đây thấy có ý
kiến đánh giá khác nhau giữa hai nhóm điều tra.
Bảng 2.12 : Kiểm định ANOVA của hai nhóm khảo sát tổ trưởng
tổ TK&VV và hộ nghèo vay vốn về sản phẩm tín dụng
Các biến về sản phẩm tín dụng
Điểm bình quân
Mức
ý
nghĩa
B. quân
chung
Hộ
nghèo
Tổ
trưởng
Mức cho vay
2,82
3,08
2,30
0,000
Thời hạn cho vay
2,856
3,075
2,42
0,000
Lãi suất cho vay
2,856
3,1
2,37
0,000
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra SPSS)
+ Kết quả kiểm định ANOVA tại bảng 2.12 có giá trị mức ý nghĩa bằng 0,000
nhỏ hơn 0,05, cho thấy ý kiến đánh giá về thời hạn cho vay có sự khác biệt giữa
nhóm hộ nghèo 3,075 và nhóm tổ trưởng 2,42. Sự đánh giá khác nhau giữa hai nhóm
điều tra là hoàn toàn có cơ sở, hộ nghèo người hưởng lợi thường mong muốn thời
hạn
vay được dài, còn tổ trưởng thì chủ yếu làm theo việc bình xét thời hạn vay theo
đối
tượng đầu tư. Tuy nhiên, các ý kiến cho rằng thời hạn cho vay không phù hợp còn
khá cao (33,5% hộ nghèo cho rằng không phù hợp và hoàn toàn không phù hợp; 17%
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
62
tổ trưởng cho rằng không phù hợp), cho thấy trên thực tế thời hạn cho vay của
NHCSXH đối với các đối tượng bình quân 3 năm đang chiếm tỷ trọng lớn là cũng
chưa phù hợp; mà cần đáp ứng thời hạn vay phù hợp cho từng đối tượng cụ thể; như
vậy mới kích thích hộ vay thực hiện dự án sản xuất kinh doanh của mình đúng thời
hạn và giảm thiểu rủi ro.
- Về lãi suất cho vay: nhóm hộ nghèo có 35% ý kiến cho rằng lãi suất cho vay
là phù hợp và rất phù hợp; 21,5% ý kiến cho rằng lãi suất bình thường và 43,5% ý
kiến cho rằng lãi suất cho vay không phù hợp và hoàn toàn không phù hợp. Nhóm tổ
trưởng có 63% ý kiến cho rằng lãi suất cho vay phù hợp và rất phù hợp, 19% ý
kiến
cho rằng bình thường và 18% ý kiến cho rằng lãi suất cho vay không phù hợp và
toàn
phù hợp
+ Kết quả kiểm định ANOVA tại bảng 2.12 có giá trị mức ý nghĩa bằng 0,000
nhỏ hơn 0,05, cho thấy ý kiến đánh giá về lãi suất vay có sự khác nhau nhau giữa
nhóm hộ nghèo là 3,1 (bình thường) và nhóm tổ trưởng là 2,37 (phù hợp). Sự đánh
giá khác nhau giữa hai nhóm điều tra chủ yếu do quan điểm nhận thức của hai nhóm
điều tra. Hộ nghèo, người hưởng lợi thường mong muốn lãi suất cho vay thấp là
điều
đương nhiên, để họ giảm bớt một phần chi phí đầu vào; còn đối với tổ trưởng lãi
suất
cho vay thấp dễ nãy sinh tiêu cực, gây áp lực nhiều trong các buổi bình xét hộ
vay tại
tổ TK&VV. Tuy nhiên, các ý kiến cho rằng lãi suất cho vay chưa phù hợp còn cao
và
điểm bình quân chung (mean 2,856) là ở nhóm phù hợp. So sánh mức lãi suất cho
vay đối với hộ nghèo hiện nay của NHCSXH là 0,65%/tháng mới bằng khoảng 50%
lãi suất cho vay của Ngân hàng thương mại và khoảng 25% lãi suất cho vay thị
trường tự do ở nông thôn. Như vậy, lãi suất cho vay đối với hộ nghèo hiện nay
của
NHCSXH là rất thấp. Về thực tiễn, lãi suất cho vay thấp có nhiều hạn chế. Vì
vậy,
NHCSXH cần nghiêm túc xem xét lại vấn đề này, để kiến nghị Chính phủ sớm có sự
điều chỉnh hợp lý hơn theo hướng chuyển dần sang lãi suất thị trường.
2.4.2.2. Quy trình thủ tục, hồ sơ vay vốn
- Về quy trình thủ tục vay vốn: Như đã trình bày ở phần 1.4.3.2. của chương
1, quy trình thủ tục vay vốn đối với hộ nghèo được quy định bởi NHCSXH Việt Nam
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
63
bao gồm 8 bước: (1) hộ vay viết đơn xin vay gửi tổ trưởng; (2) tổ TK&VV họp bình
xét, lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn trình UBND xã xác nhận; (3) tổ
trưởng gửi các loại hồ sơ đề nghị vay vốn lên NHCSXH huyện; (4) NHCSXH huyện
kiểm tra hồ sơ, phê duyệt cho vay và làm thông báo gửi tới UBND cấp xã; (5)
UBND xã thông báo cho tổ chức chính trị xã hội cấp xã; (6) tổ chức chính trị xã
hội
cấp xã thông báo cho các tổ TK&VV; (7) tổ trưởng thông báo cho tổ viên biết thời
gian và địa điểm giải ngân; (8) NHCSXH huyện tổ chức về giải ngân trực tiếp tới
hộ vay tại điểm giao dịch xã.
+ Tổng hợp ý kiến đánh giá về quy trình thủ tục vay vốn của hai nhóm đối
tượng điều tra tại phụ lục 2.4 và 2.5 cho thấy: 38,5% ý kiến nhóm hộ nghèo cho
rằng
hoàn toàn không phù hợp và không phù hợp, 31% cho rằng bình thường và 30,5% ý
kiến cho rằng phù hợp và rất phù hợp; về nhóm tổ trưởng có 52% ý kiến cho rằng
đã
phù hợp, rất phù hợp và 29% ý kiến cho rằng bình thường và 19% ý kiến phản đối
không phù hợp và hoàn toàn không phù hợp.
Bảng 2.13: Kiểm định trị trung bình của hai nhóm khảo sát tổ TK&VV và hộ
nghèo vay vốn về quy trình thủ tục, hồ sơ vay vốn
Các biến về quy trình thủ tục
và hồ sơ vay vốn
Điểm bình quân
Mức
ý
nghĩa
B. quân
chung
Hộ
nghèo
Tổ
trưởng
Quy trình thủ tục
2,843
3,030
2,470
0,000
Hồ sơ vay vốn
2,296
2,270
2,350
0,396
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra SPSS)
+ Kết quả kiểm định T-test tại bảng 2.13 có giá trị mức ý nghĩa bằng 0,000
nhỏ hơn 0,05, cho thấy ý kiến đánh giá về quy trình thủ tục cho vay có sự khác
nhau
giữa nhóm hộ nghèo và nhóm tổ trưởng. Hộ nghèo đánh giá quy trình thủ tục là
bình thường (3,030) vì trong quy trình thủ tục vay vốn họ chỉ tham gia 3 khâu
(viết
đơn xin vay, tham gia họp bình xét ở tổ và đến điểm giao dịch xã nhận tiền vay),
nhưng dù sao họ cũng là những người ít va chạm các thủ tục hành chính, nhất là
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
64
thời gian chờ làm các thủ tục và nhận tiền vay còn lâu, nên họ cho rằng còn bình
thường cũng là điều dễ hiểu; tổ trưởng cho rằng cơ bản là phù hợp (2,470) vì họ
là
những người có trình độ thông hiểu hơn, tiếp xúc với các thủ tục hành chính
nhiều
hơn, họ cho rằng trong quy trình thủ tục cho vay của NHCSXH là cơ bản phù hợp.
Điểm bình quân giữa hai nhóm điều tra là 2,843 cho thấy quy trình thủ tục vay
vốn
của NHCSXH cơ bản phù hợp với đối tượng hộ nghèo.
- Về hồ sơ vay vốn: Các loại hồ sơ vay vốn của NHCSXH như đã trình bày ở
phần 1.4.3.2. ở chương 1 bao gồm 3 loại theo mẫu in sẵn (giấy đề nghị vay vốn
kiêm phương án SXKD do khách hàng lập, sổ vay vốn do khách hàng cung cấp
thông tin cho tổ trưởng tổ TK&VV ghi và danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn do
tổ trưởng tổ TK&VV lập); NHCXSXH cung cấp miễn phí các hồ sơ vay vốn.
+ Tổng hợp ý kiến đánh giá về hồ sơ vay vốn của hai nhóm đối tượng điều
tra tại phụ lục 2.4 và 2.5 cho thấy: nhóm hộ nghèo có 6% ý kiến cho rằng rất phù
hợp, 47% ý kiến cho rằng phù hợp, 43% ý kiến cho rằng bình thường và 4% ý kiến
cho rằng không phù hợp; nhóm tổ trưởng có 16% ý kiến cho rằng rất phù hợp, 37%
ý kiến cho rằng phù hợp, 43% ý kiến cho rằng bình thường và 4% ý kiến cho rằng
không phù hợp.
+ Kết quả kiểm định T-test tại bảng 2.13 nói trên cho thấy giá trị mức ý nghĩa
bằng 0,396 lớn hơn 0,05 có nghĩa ý kiến đánh giá về nội dung hồ sơ vay vốn không
có sự khác biệt giữa nhóm hộ nghèo và tổ trưởng. Qua đây, cho thấy hồ sơ vay vốn
của NHCSXH tương đối phù hợp, điểm bình quân 2,296 thuộc nhóm tốt; tuy nhiên
còn khoảng 4% ý kiến cho rằng không phù hợp (như phần kê khai thông tin về hộ
vay
trên đơn và sổ vay vốn hơi nhiều; phần phê duyệt của NHCSXH trên cả đơn vay vốn,
sổ vay vốn và cả danh sách đề nghị vay vốn, là trùng lặp nhiều, không cần thiết,
trong
lúc không có phần kiểm soát của hội đoàn thể làm ủy thác trên hồ sơ, …); cho nên
NHCSXH cũng cần xem xét lại các mẫu biểu hồ sơ và các thành phần tham gia ký
tên, để có sựđiều chỉnh, đảm bảo đơn giản, nhưng chặt chẻ về tính pháp lý.
2.4.2.3. Phương thứctrả nợ, trã lãi và gửi tiền tiết kiệm
- Phương thức trả nợ gốc: Như đã trình bày ở chương 1 về phương thức trả
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
65
nợ gốc hiện nay của NHCSXH là đối với món vay ngắn hạn thu nợ gốc một lần khi
đến hạn và đối với món vay trung hạn phân kỳ trả nợ nhiều lần 6 tháng hoặc 1 năm
một lần do Ngân hàng và hộ vay thỏa thuận. Tổng hợp ý kiến đánh giá của hai
nhóm điều tra tại phụ lục 2.4 và 2.5 cho thấy: nhóm hộ nghèo có 19,5% ý kiến cho
rằng hoàn toàn rất phù hợp; 36% ý kiến cho rằng phù hợp, 23% ý kiến cho rằng
bình thương; 21,5% ý kiến cho không phù hợp và hoàn toàn không phù hợp; còn
đối với nhóm tổ trưởng có 22% ý kiến cho rằng hoàn toàn rất phù hợp; 37% ý kiến
cho rằng phù hợp, 23% ý kiến cho rằng bình thường; 18% ý kiến cho không phù
hợp và hoàn toàn không phù hợp
Bảng 2.14 : Kiểm định trị trung bình của hai nhóm khảo sát tổ trưởng và hộ
nghèo vay vốn về phương thức trả nợ, trã lãi và gửi tiền tiết kiệm
Các biến về phương thức
trả nợ gốc, trã lãi, gửi tiết kiệm
Điểm bình quân
Mức
ý
nghĩa
B. quân
chung
Hộ
nghèo
Tổ
trưởng
Phương thức trả nợ gốc
2,49
2,53
2,42
0,433
Phương thức trã lãi
2,59
2,61
2,54
0,575
Phương thức gửi tiết kiệm
2,74
2,78
2,66
0,379
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra SPSS)
+ Kết quả kiểm định T-test tại bảng 2.14 có giá trị mức ý nghĩa bằng 0,433 lớn
hơn 0,05 có nghĩa ý kiến đánh giá về nội dung này không có sự khác biệt giữa
nhóm
hộ nghèo và nhóm tổ trưởng. Qua đây cho thấy ý kiến giữa tổ trưởng và hộ nghèo
tương đồng nhau; tuy nhiên điểm bình quân 2,49 ở giữa ngưỡng “phù hợp”, cho
rằng phương thức trã nợ gốc hiện nay của NHCSXH là phù hợp. Việc thu nợ gốc
theo phân kỳ hạn nhỏ thường khó khăn cho những hộ sản xuất kinh doanh độc canh,
vì khi chưa hoàn thành chu kỳ sản xuất kinh doanh thì sẽ không có nguồn trã nợ.
Theo kinh nghiệm trong ngành ngân hàng thì việc thu hồi nợ gốc phải phân theo kỳ
hạn nhỏ, đặc biệt đối với việc thu nợ cho vay hộ nghèo cần phân kỳ hạn nhỏ hơn
để
khuyến khích hộ sử dụng các nguồn thu nhập khác trã nợ dần và giảm thiểu mất vốn
cho ngân hàng khi hộ vay gặp phải các rủi ro bất khả kháng.
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
66
- Phương thức trã lãi: Hiện nay, NHCSXH đang đang phát hành biên lai thu
lãi hàng tháng ủy quyền cho tổ trưởng thu và nộp cho ngân hàng tại các phiên
giao
dịch tại xã. Tổng hợp ý kiến đánh giá của hai nhóm điều tra tại phụ lục 2.4 và
2.5
cho thấy: có 20,5% ý kiến nhóm hộ nghèo cho rằng không phù hợp và hoàn toàn
không phù hợp, 24,5% bình thường và 55% ý kiến cho rằng phù hợp và rất phù hợp;
còn nhóm tổ trưởng có 5% ý kiến cho rằng hoàn toàn không phù hợp, 16% không
phù hợp, 29% bình thường và 50% ý kiến cho rằng đã phù hợp và rất phù hợp.
+ Kết quả kiểm định T-test tại bảng 2.14 cho thấy giá trị mức ý nghĩa bằng
0,575 lớn hơn 0,05 có nghĩa ý kiến đánh giá về nội dung này không có sự khác
biệt
giữa hộ và tổ trưởng. Tuy nhiên vẫn có ý kiến cho rằng phương thức trã lãi là
bình
thường và điểm bình quân chung 2,59 mới chỉ ở ngưỡng phù hợp. Lý do chính là
trước đây ngân hàng chủ yếu thu lãi hàng quý, năm 2010 mới chuyển sang thực
hiện công tác thu lãi theo biên lai hàng tháng nên khách hàng chưa quen và tổ
trưởng phải tăng công việc mà hoa hồng không tăng. Từ kiểm định trên, có thể
khẳng định rằng số đông khách hàng và tổ trưởng đã đồng tình việc thu lãi hàng
tháng để tạo thói quen tiết kiệm cho người nghèo trã dần những món nhỏ hàng
tháng sẽ dễ dàng hơn, tránh dồn lại hàng quý thành món lớn khó trã hơn và cũng
giảm thiểu rủi ro mất lãi cho ngân hàng.
- Phương thức gửi tiền tiết kiệm tự nguyện thông qua tổ: NHCSXH đang
triển khai thực hiện tiền gửi tiết kiệm đối với hộ nghèo thông qua tổ TK&VV bằng
nhiều mức gửi khác nhau và mục đích nhằm từng bước tạo cho người nghèo có ý
thức dành tiền tiết kiệm để tạo vốn tự có, quen dần với hoạt động tín dụng, tài
chính, đồng thời tạo thêm nguồn vốn để mở rộng cho vay trên địa bàn, góp phần
thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại địa phương. Tổng hợp ý kiến đánh giá của hai
nhóm điều tra tại phụ lục 2.4 và 2.5 cho thấy: nhóm hộ nghèo có 41% ý kiến cho
rằng đã phù hợp, rất phù hợp và 31,5% ý kiến cho rằng bình thường, 27,5% ý kiến
cho rằng không phù hợp và hoàn toàn không phù hợp; còn nhóm tổ trưởng có 52%
ý kiến cho rằng phù hợp và rất phù hợp, 26% ý kiến cho rằng bình thường và có
22% ý kiến phản đối cho rằng không phù hợp và hoàn toàn không phù hợp.
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
67
+ Kết quả kiểm định T-test tại bảng 2.14 nói trên cho thấy giá trị mức ý nghĩa
bằng 0,379 lớn hơn 0,05 có nghĩa ý kiến đánh giá về nội dung này không có sự
khác
biệt giữa nhóm hộ nghèo và nhóm tổ trưởng. Qua đây, cho thấy ý kiến đánh giá
giữa
hộ nghèo và tổ trưởng tương đương nhau, nhất là các ý kiến cho rằng gửi tiết
kiệm
tự nguyện thông qua tổ TK&VV là bình thường vẫn đạt tỷ lệ khá cao và điểm bình
quân chung 2,74 cũng chỉ ở nhóm phù hợp. Bởi vì công tác huy động tiền gửi tiết
kiệm thông qua Tổ mới triển khai, khách hàng chưa quen với việc gửi tiền tiết
kiệm
hàng tháng, tổ trưởng thực hiện thêm nhiệm vụ thu tiền tiết kiệm nhưng mức phí
đang thấp, công tác tuyên truyền cho người dân hiểu rỏ ý nghĩa quan trọng của
việc
gửi tiền tiết kiệm chưa đầy đủ,… Theo kinh nghiệm của một số mô hình tài chính
vi
mô thành công trên thế giới và trong nước thì hoạt động cấp tín dụng ưu đãi cho
người nghèo phải gắn với hoạt động tiết kiệm mới bền vững. Cho nên ngân hàng và
các tổ chức trong mạng lưới phải tăng cường công tác tuyên truyền cho người
nghèo hiểu rỏ ý nghĩa quan trọng của việc gửi tiền tiết kiệm; đồng thời NHCSXH
cũng cần xem lại mở rộng các hình thức huy động tiết kiệm, nhất là vấn đề về lãi
suất cho phù hợp hơn.
2.4.2.4. Mô hình phục vụ
- Về thủ tục hồ sơ vay vốn: thông qua tổ và lập ngay tại xã, theo tổng hợp ý
kiến đánh giá của hai nhóm điều tra tại phụ lục 2.4 và 2.5 cho thấy nhóm hộ
nghèo
có 32,3% ý kiến cho rằng rất phù hợp, có 38% ý kiến cho rằng phù hợp, có 17% ý
kiến cho rằng bình thường, 12,7% ý kiến cho rằng không phù hợp; nhóm tổ trưởng
có 42% ý kiến cho rằng rất phù hợp, có 42% ý kiến cho rằng phù hợp, có 15% ý
kiến cho rằng bình thường và 1% không phù hợp.
+ Kết quả kiểm định T-test tại bảng 2.15 cho thấy giá trị mức ý nghĩa bằng
0,000 nhỏ hơn 0,05 có nghĩa ý kiến đánh giá về nội dung này có sự khác biệt giữa
hộ
nghèo là 2,28 (phù hợp) và tổ trưởng là 1,75 (rất phù hợp). Sự đánh giá khác
nhau
giữa hai nhóm điều tra là hoàn toàn có cơ sở, về thủ tục hồ sơ vay vốn thông qua
Tổ
và lập ngay tại xã hộ nghèo đánh giá ở ngưỡng phù hợp nhưng họ lại mong muốn
nhiều hơn; còn đối với tổ trưởng đánh giá ở ngưỡng rất phù hợp vì tổ trưởng là
tổ
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
68
chức trung gian nên họ đánh giá khách quan hơn. Qua đây, cho thấy ý kiến giữa hộ
nghèo và tổ trưởng hài lòng khá cao và điểm bình quân 2,10 là ở ngưỡng tốt. Tuy
nhiên ý kiến phản đối cho rằng không phù hợp và bình thường của hộ nghèo cũng
có; cho nên ngân hàng cũng cần xem xét lại để bước điều chỉnh thêm cho phù hợp
với thực tiễn cuộc sống, nhất là đối với những xã miền núi, vùng sâu vùng xa đi
lại
khó khăn tất yếu người dân cần.
Bảng 2.15: Kiểm định trị trung bình của hai nhóm khảo sát tổ trưởng
tổ TK&VV và hộ nghèo vay vốn về mô hình phục vụ
Các biến về
mô hình phục vụ
Điểm bình quân
Mức
ý
nghĩa
B. quân
chung
Hộ
nghèo
Tổ
trưởng
Thủ tục hồ sơ vay vốn lập tại xã
2,10
2,28
1,75
0,000
Giải ngân trực tiếp tận khách hàng tại xã
1,796
1,82
1,75
0,447
Ủy nhiệm Tổ trưởng thu lãi, thu tiết kiệm
2,323
2,30
2,37
0,642
Hộ vay trực tiếp trả nợ gốc cho ngân hàng
3,856
4,04
3,49
0,000
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra SPSS)
- Vấn đề giải ngân tại xã: Thông thường sau khi hoàn tất các thủ tục trong
vòng khoảng một tuần NHCSXH sẽ bố trí lịch về giải ngân tại xã, còn đối với giải
ngân các món nhỏ lẻ từ nguồn thu nợ củ thì NHCSXH giải ngân theo lịch giao dịch
cố định hàng tháng. Tổng hợp ý kiến đánh giá của hai nhóm điều tra tại phụ lục
2.4
và 2.5 cho thấy nội dung này nhóm hộ nghèo có 81% ý kiến cho rằng phù hợp và rất
phù hợp, chỉ có 16% ý kiến cho rằng bình thường, 3% cho rằng chưa phù hợp; về
phía nhóm Tổ trưởng có 90% ý kiến cho rằng phù hợp và rất phù hợp, có 10% ý
kiến cho rằng bình thường.
+ Kết quả kiểm định T-test tại bảng 2.15 cho thấy giá trị mức ý nghĩa bằng
0,447 lớn hơn 0,05 có nghĩa ý kiến đánh giá về nội dung này không có sự khác
biệt
giữa hộ nghèo và tổ trưởng. Qua đây, cho thấy ý kiến đánh giá giữa hộ nghèo và
tổ
trưởng tương đương nhau, các ý kiến hài lòng của hộ nghèo rất cao, phù hợp với
nguyện vọng của hộ nghèo, vì họ cho rằng NHCSXH phục vụ giải ngân tận tay hộ
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
69
vay tại điểm giao dịch xã là phù hợp với đối tượng phục vụ, đặc biệt hộ nghèo
thường ở xa Ngân hàng, giao thông đi lại thường khó khăn và tiết giảm chi phí
cho
cả hộ nghèo và tổ trưởng.
- Về việc NHCSXH ủy nhiệm cho tổ trưởng nhận tiền từ hộ vay lên trã lãi và
gửi tiết kiệm tại điểm giao dịch xã: Tổng hợp ý kiến đánh giá của hai nhóm điều
tra
tại phụ lục 2.4 và 2.5 cho thấy nhóm hộ nghèo có 97% ý kiến cho rằng phù hợp và
rất phù hợp, 3% ý kiến cho rằng bình thường; còn đối với nhóm tổ trưởng có 84% ý
kiến cho là phù hợp, rất phù hợp và 16% ý kiến cho rằng bình thường.
+ Kết quả kiểm định T-test tại bảng 2.15 cho thấy giá trị mức ý nghĩa bằng
0,624 lớn hơn 0,05 có nghĩa ý kiến đánh giá về nội dung này không có sự khác
biệt
giữa hộ nghèo (mean 2,30) và tổ trưởng (mean 2,37). Qua đây, cho thấy các ý kiến
của hộ nghèo và tổ trưởng tương đối thống nhất với nhau. Họ cho rằng việc ngân
hàng ủy nhiệm cho tổ trưởng nhận tiền từ hộ vay lên trã lãi, gửi tiết kiệm tại
điểm
giao dịch xã là phù hợp với đặc thù đối tượng hộ nghèo.
- Về việc hộ vay trực tiếp đến trả nợ gốc cho ngân hàng tại điểm giao dịch
xã: Tổng hợp ý kiến đánh giá của hai nhóm điều tra tại phụ lục 2.4 và 2.5 cho
thấy
nhóm hộ nghèo chỉ có 1,5% ý kiến cho là rất phù hợp, 3% cho rằng phù hợp, 19,5%
cho rằng bình thường, 42% không phù hợp, 34% hoàn toàn không phù hợp; còn đối
với nhóm tổ trưởng chỉ có 9% cho rằng phù hợp, 41% cho rằng bình thường, không
phù hợp 42%, hoàn toàn không phù hợp 8%
+ Kết quả kiểm định T-test tại bảng 2.15 cho thấy giá trị mức ý nghĩa bằng
0,000 nhỏ hơn 0,05 có nghĩa ý kiến đánh giá về nội dung này có sự khác biệt giữa
hộ
nghèo và tổ trưởng. Nội dung này cả hai nhóm đối tượng đều đánh giá ở mức (4,04:
hộ nghèo) và mức (3,49: tổ trưởng). Cả hai nhóm đối tượng nay không hài lòng với
việc hộ vay trực tiếp trả nợ gốc cho ngân hàng tại điểm giao dịch vì đối với hộ
nghèo
cho rằng rất bất hợp lý trong việc gửi tiền lãi, tiết kiệm cho tổ trưởng lên nộp
Ngân
hàng, còn nợ gốc phải đến trã trực tiếp cho Ngân hàng tại điểm giao dịch, vấn đề
này
làm tăng thêm chi phí đi lại cho hộ nghèo; còn đối với tổ trưởng họ cũng cho là
bất
hợp lý và đánh giá giống như hộ nghèo nhưng ở mức phản đối mức độ thấp hơn. Từ
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ