Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê

3,951
283
122
88
tiếp chứng kiến cuộc sống, số phận của những gái bán hoa rồi bày tỏ sự
thương cảm, xót xa cho số phận của những cô gái “hồng nhan” bị hoàn cảnh xô
đẩy phải ngụp lặn trong chốn phong trần nhơ bẩn. Cũng một cảm xúc như vậy,
trong Người đẹp xóm Chùa, người nghệ sỹ suốt đời nâng niu, tôn thờ cái đẹp
trong vai nhân vật “tôi” đã luôn tìm cách để bất tử hóa những nhan sắc thanh
tân. Ông đã tận dụng mọi cơ hội để ghi lại và lưu giữ cái đẹp cho dẫu phải sống
trong nghèo khó. Nhưng tiếc thay cái đẹp vốn “bạc mệnh” trước sức băng cuốn,
đẩy của những quy luật sinh tồn. Người đẹp một thời nhân vật “tôi” hết lời
ngợi ca trân trọng giờ chỉ còn một hình hài quắt queo của xương với da đến
nỗi ông ta phải thảng thốt: “Than ôi, cái đẹp có thật hay không có thật!”
Với điểm nhìn trần thuật như thế, nhân vật người kể chuyện xưng tôi”
trong những tác phẩm khác của Đoàn đã đem lại cho tác phẩm sức hấp dẫn
bởi sự chân thật, khiến người đọc cảm thấy đó như những câu chuyện vẫn
diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Đồng thời ta còn nhận thấy thái độ của nhân
vật “tôi” trong các tác phẩm ấy bao giờ cũng nhân ái bao dung và chan chứa yêu
thương với tất cả những nỗi đau của nhân thế. Đó chính sở để ta khẳng
định người kể chuyện xưng “tôi” trong hầu hết những sáng tác của Đoàn
mang hình bóng tác giả. Và dù xuất hiện trực tiếp hay ẩn đi, vai trò của người kể
chuyện trong truyện ngắn của Đoàn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc
khắc họa hình tượng nhân vật, thể hiện quan điểm sáng tác, bày tỏ tưởng,
quan điểm lập trường xã hội của nhà văn.
2. Tình huống truyện
Sáng tạo tình huống, y là vấn đề cơ bản của nghệ thuật viết truyện ngắn.
Nói như giáo Nguyễn Đăng Mạnh t“tình huống truyện giống như một tứ
thơ, nó lại giống như một thứ nước rửa ảnh sẽ làm nổi hình, nổi sắc người và vật
vừa làm nổi bật vấn đề tưởng của tác giả”. Tình huống truyện giúp cho
những gì còn nằm trong hình thức chưa phát triển nay bộc lộ hoạt động tích
cực...có tính chất riêng biệt. Tình huống trở thành xung đột, bước trung gian
giữa tình trạng im lìm và tình trạng hành động” [24, 111] thông thường “Mỗi
truyện ngắn chỉ chứa đựng một tình huống, vì thế tình huống tiêu biểu phải cùng
lúc thực hiện các nhiệm vụ nghệ thuật là gắn kết các nhân vật cùng tham gia một
sự kiện, biến cố có ý nghĩa nào đó, bộc lộ quan hệ và tính cách các nhân vật, thể
hiện chủ đề”[19,263]. Tình huống yếu tố nghệ thuật quan trọng trong tác
88 tiếp chứng kiến cuộc sống, số phận của những cô gái bán hoa rồi bày tỏ sự thương cảm, xót xa cho số phận của những cô gái “hồng nhan” bị hoàn cảnh xô đẩy phải ngụp lặn trong chốn phong trần nhơ bẩn. Cũng một cảm xúc như vậy, trong Người đẹp xóm Chùa, người nghệ sỹ suốt đời nâng niu, tôn thờ cái đẹp trong vai nhân vật “tôi” đã luôn tìm cách để bất tử hóa những nhan sắc thanh tân. Ông đã tận dụng mọi cơ hội để ghi lại và lưu giữ cái đẹp cho dẫu phải sống trong nghèo khó. Nhưng tiếc thay cái đẹp vốn “bạc mệnh” trước sức băng cuốn, xô đẩy của những quy luật sinh tồn. Người đẹp một thời nhân vật “tôi” hết lời ngợi ca trân trọng giờ chỉ còn là một hình hài quắt queo của xương với da đến nỗi ông ta phải thảng thốt: “Than ôi, cái đẹp có thật hay không có thật!” Với điểm nhìn trần thuật như thế, nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” trong những tác phẩm khác của Đoàn Lê đã đem lại cho tác phẩm sức hấp dẫn bởi sự chân thật, khiến người đọc cảm thấy đó như là những câu chuyện vẫn diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Đồng thời ta còn nhận thấy thái độ của nhân vật “tôi” trong các tác phẩm ấy bao giờ cũng nhân ái bao dung và chan chứa yêu thương với tất cả những nỗi đau của nhân thế. Đó chính là cơ sở để ta khẳng định người kể chuyện xưng “tôi” trong hầu hết những sáng tác của Đoàn Lê mang hình bóng tác giả. Và dù xuất hiện trực tiếp hay ẩn đi, vai trò của người kể chuyện trong truyện ngắn của Đoàn Lê cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khắc họa hình tượng nhân vật, thể hiện quan điểm sáng tác, bày tỏ tư tưởng, quan điểm lập trường xã hội của nhà văn. 2. Tình huống truyện Sáng tạo tình huống, ấy là vấn đề cơ bản của nghệ thuật viết truyện ngắn. Nói như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thì “tình huống truyện giống như một tứ thơ, nó lại giống như một thứ nước rửa ảnh sẽ làm nổi hình, nổi sắc người và vật vừa làm nổi bật vấn đề tư tưởng của tác giả”. Tình huống truyện “giúp cho những gì còn nằm trong hình thức chưa phát triển nay bộc lộ và hoạt động tích cực...có tính chất riêng biệt. Tình huống trở thành xung đột, là bước trung gian giữa tình trạng im lìm và tình trạng hành động” [24, 111] Và thông thường “Mỗi truyện ngắn chỉ chứa đựng một tình huống, vì thế tình huống tiêu biểu phải cùng lúc thực hiện các nhiệm vụ nghệ thuật là gắn kết các nhân vật cùng tham gia một sự kiện, biến cố có ý nghĩa nào đó, bộc lộ quan hệ và tính cách các nhân vật, thể hiện chủ đề”[19,263]. Tình huống là yếu tố nghệ thuật quan trọng trong tác
89
phẩm tự sự. những cốt truyện giầu kịch tính hay những cốt truyện không
biến cố thì truyện ngắn vẫn phải dựa vào một tình huống nhất định. Việc
phát hiện và xây dựng những tình huống hay sẽ làm bộc lộ những nét cơ bản của
những tính cách, số phận trong các tác phẩm, làm nổi bật một vấn đề, hiện tượng
xã hội nào đó. Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng “Những nhà văn có tài đều
những người tài tạo ra những tình thế xảy ra chuyện vừa rất biệt vừa
mang tính phổ biến hoặc tượng trưng...Tình thế truyện không cần đến những
mâu thuẫn gay gắt như kịch, nhưng nó lại là cái cớ chắc chắn, hết sức cụ thể và
mang tính riêng, ở đó cốt truyện nhân vật nương tựa vào nhau để thực hiện
đắc lực tất cả ý định của tác giả. Ví như một cây cọc vững chắc để cho một cây
bí leo lên mà ra hoa trái”. Cái tài của người cầm bút là “có thể chọn ra trong cái
dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất,
chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống với một vài sự việc
diễn biến sơ sài và cũng bình thường hoặc có thể dồn dập và không bình thường
nhưng bắt buộc con người ở vào cái tình thế phải bộc lộ cái phần tâm can nhất,
cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí đó cái khoảnh khắc chứa cả một đời
người, một đời nhân loại.” [11,258-260]. Trong sáng tác của mình, Đoàn Lê xây
dựng được nhiều tình huồng truyện độc đáo.
2.1 Tình huống bi kịch
Tình huống truyện trong sáng tác của Đoàn thường những nh
huống bi kịch. Tạo ra những tình huống này, nhà văn có thể khai thác chiều sâu
tính cách, m hồn con người trước bất hạnh của số phận. Trong Dấu hỏi gửi
thượng đế, nhà văn đặt nhân vật cô Huệ vào một tình huống thật éo le, chớ trêu.
Ấy là vào một đêm mưa giông bão, cô đã mạnh dạn bước qua rào cản của những
phép tắc luật lệ để đến với một người đàn ông cũng cảnh ngộ như mình,
mong có một đứa con để ôm ấp bế bồng thì người đàn ông ấy lại bị những năm
tháng quân ngũ cướp đi cái phần đàn ông quý giá. Thế là cô Huệ không những
đơn bởi sbất hạnh của hình hài còn chịu thêm sự tủi hổ bẽ ng của
hành động “vượt rào” mong thoát nỗi cô đơn mà không được. Tình huống kịch
đã dồn nhân vật tới tận cùng của nỗi khổ đau bất hạnh. Dầu vậy nhân vật vẫn
không mất đi vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp kín đáo tế nhị của một người phụ nữ.
Ở truyện ngắn Hạt vừng, nhà văn đã đẩy nhân vật của mình vào một tình
huống đầy bi kịch. Đó tình huống túng quẫn cùng đường buộc chị Hoa phải
89 phẩm tự sự. Dù là những cốt truyện giầu kịch tính hay những cốt truyện không có biến cố thì truyện ngắn vẫn phải dựa vào một tình huống nhất định. Việc phát hiện và xây dựng những tình huống hay sẽ làm bộc lộ những nét cơ bản của những tính cách, số phận trong các tác phẩm, làm nổi bật một vấn đề, hiện tượng xã hội nào đó. Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng “Những nhà văn có tài đều là những người có tài tạo ra những tình thế xảy ra chuyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến hoặc tượng trưng...Tình thế truyện không cần đến những mâu thuẫn gay gắt như kịch, nhưng nó lại là cái cớ chắc chắn, hết sức cụ thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật nương tựa vào nhau để thực hiện đắc lực tất cả ý định của tác giả. Ví như một cây cọc vững chắc để cho một cây bí leo lên mà ra hoa trái”. Cái tài của người cầm bút là “có thể chọn ra trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống với một vài sự việc diễn biến sơ sài và cũng bình thường hoặc có thể dồn dập và không bình thường nhưng bắt buộc con người ở vào cái tình thế phải bộc lộ cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí đó là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại.” [11,258-260]. Trong sáng tác của mình, Đoàn Lê xây dựng được nhiều tình huồng truyện độc đáo. 2.1 Tình huống bi kịch Tình huống truyện trong sáng tác của Đoàn Lê thường là những tình huống bi kịch. Tạo ra những tình huống này, nhà văn có thể khai thác chiều sâu tính cách, tâm hồn con người trước bất hạnh của số phận. Trong Dấu hỏi gửi thượng đế, nhà văn đặt nhân vật cô Huệ vào một tình huống thật éo le, chớ trêu. Ấy là vào một đêm mưa giông bão, cô đã mạnh dạn bước qua rào cản của những phép tắc luật lệ để đến với một người đàn ông cũng có cảnh ngộ như mình, mong có một đứa con để ôm ấp bế bồng thì người đàn ông ấy lại bị những năm tháng quân ngũ cướp đi cái phần đàn ông quý giá. Thế là cô Huệ không những cô đơn bởi sự bất hạnh của hình hài mà còn chịu thêm sự tủi hổ bẽ bàng của hành động “vượt rào” mong thoát nỗi cô đơn mà không được. Tình huống kịch đã dồn nhân vật tới tận cùng của nỗi khổ đau bất hạnh. Dầu vậy nhân vật vẫn không mất đi vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp kín đáo tế nhị của một người phụ nữ. Ở truyện ngắn Hạt vừng, nhà văn đã đẩy nhân vật của mình vào một tình huống đầy bi kịch. Đó là tình huống túng quẫn cùng đường buộc chị Hoa phải
90
“đi khách” để kiếm tiền làm mâm cơm cúng giỗ đầu cho chồng và đưa thằng bé
con vào bệnh viện cắt A-bi đan. Chẳng ngờ đấy lần đầu tiên cũng lần duy
nhất trong đời chị bị khép vào tội giết người do kẻ kia ngã vào cái cuốc chết
trong nhà chị.Vì tội danh khủng khiếp ấy mà chị được một nữ luật sư giầu lòng
trắc ẩn bào chữa miễn phí. Từ tình huống đầy kịch tính ấy, nhà văn dễ dàng đi
vào thể hiện từng khía cạnh của chủ đề tác phẩm. Từ đó làm nổi bật số phận bi
thương của những người đàn bà xóm liều trong cuộc sống mưu sinh khốn khó.
Truyện Nghĩa địa xóm Chùa lại tạo ra một tình huống vừa nực cười vừa
bi thảm. Chuyện nhầm lẫn xác một vị thiếu tướng với một một tay thợ điện bậc
ba đã về hưu do sự làm việc tắc trách của một bệnh viện. Cũng có thể là do con
trai vị thiếu tướng quên đưa khoản tiền “tót tay tiêu cực phí” cho canh nhà
xác nên gã cố tình gây ra sự nhầm lẫn ấy. Từ tình huống nhầm lẫn này, nhà văn
phản ánh được bao vấn đề của hiện thực đời sống, hiện thực tình người một cách
sâu sắc: chuyện cõi âm, cõi dương, chuyện thứ hạng, cấp bậc trong hội, đặc
biệt là câu chuyện về tình thân, tình người, chuyện về các khoản phí tiêu cực...
Trong tác phẩm, nhà văn đã tạo ra hai đám tang hoàn toàn trái ngược nhau: một
đám tang cực kỳ linh đình to tát và một đám tang sơ sài với vài người đưa đám,
vài tiếng khóc tỉ tê để phản ánh một đẹp nhân bản đang bị mai một đi trước tiền
tài, danh vọng. Đó chính tình thân, tình người. Việc xây dựng những tình
huống bi kịch trong truyện ngắn Đoàn bắt nguồn t góc nhìn đa diện, đa
chiều, tinh tế nhạy cảm của nhà văn về con người, cuộc sống. Con người được
nhìn từ số phận cá nhân với hạnh phúc bất hạnh khổ đau, giữa hy vọng
thất vọng. Cuộc sống được nhìn nhận mọi góc cạnh cả trên bề mặt lẫn chiều
sâu. Tất cả đều chân thực và vô cùng sâu sắc.
2.2 Tình huống tự nhận thức
Bên cạnh tình huống bi kịch, truyện ngắn của Đoàn Lê còn xuất hiện loại
tình huống nữa tình huống tự nhận thức thể hiện triết lý về cuộc sống, tình
yêu, hạnh phúc của nhà văn. Tình huống tự nhận thức phổ biến trong những cốt
truyện tâm lý. Tình huống tâm lý được tạo dựng từ những xung đột trong tâm lý,
ý thức buộc nhân vật phải suy ngẫm tự nhìn nhận lại quan niệm sống hành
động của mình để vươn tới sự hoàn thiện. Giường đôi xóm Chùa, sau gần ba
mươi năm sống chung rã rời vì cuộc sống mưu sinh, anh và chị đã chia tay nhau
khi cả hai đều nhận ra rằng: Cái gì người ta cũng có thể cố gắng, nhưng không
90 “đi khách” để kiếm tiền làm mâm cơm cúng giỗ đầu cho chồng và đưa thằng bé con vào bệnh viện cắt A-bi đan. Chẳng ngờ đấy là lần đầu tiên cũng là lần duy nhất trong đời chị bị khép vào tội giết người do kẻ kia ngã vào cái cuốc chết trong nhà chị.Vì tội danh khủng khiếp ấy mà chị được một nữ luật sư giầu lòng trắc ẩn bào chữa miễn phí. Từ tình huống đầy kịch tính ấy, nhà văn dễ dàng đi vào thể hiện từng khía cạnh của chủ đề tác phẩm. Từ đó làm nổi bật số phận bi thương của những người đàn bà xóm liều trong cuộc sống mưu sinh khốn khó. Truyện Nghĩa địa xóm Chùa lại tạo ra một tình huống vừa nực cười vừa bi thảm. Chuyện nhầm lẫn xác một vị thiếu tướng với một một tay thợ điện bậc ba đã về hưu do sự làm việc tắc trách của một bệnh viện. Cũng có thể là do con trai vị thiếu tướng quên đưa khoản tiền “tót tay tiêu cực phí” cho gã canh nhà xác nên gã cố tình gây ra sự nhầm lẫn ấy. Từ tình huống nhầm lẫn này, nhà văn phản ánh được bao vấn đề của hiện thực đời sống, hiện thực tình người một cách sâu sắc: chuyện cõi âm, cõi dương, chuyện thứ hạng, cấp bậc trong xã hội, đặc biệt là câu chuyện về tình thân, tình người, chuyện về các khoản phí tiêu cực... Trong tác phẩm, nhà văn đã tạo ra hai đám tang hoàn toàn trái ngược nhau: một đám tang cực kỳ linh đình to tát và một đám tang sơ sài với vài người đưa đám, vài tiếng khóc tỉ tê để phản ánh một đẹp nhân bản đang bị mai một đi trước tiền tài, danh vọng. Đó chính là tình thân, tình người. Việc xây dựng những tình huống bi kịch trong truyện ngắn Đoàn Lê bắt nguồn từ góc nhìn đa diện, đa chiều, tinh tế nhạy cảm của nhà văn về con người, cuộc sống. Con người được nhìn từ số phận cá nhân với hạnh phúc và bất hạnh khổ đau, giữa hy vọng và thất vọng. Cuộc sống được nhìn nhận ở mọi góc cạnh cả trên bề mặt lẫn chiều sâu. Tất cả đều chân thực và vô cùng sâu sắc. 2.2 Tình huống tự nhận thức Bên cạnh tình huống bi kịch, truyện ngắn của Đoàn Lê còn xuất hiện loại tình huống nữa là tình huống tự nhận thức thể hiện triết lý về cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc của nhà văn. Tình huống tự nhận thức phổ biến trong những cốt truyện tâm lý. Tình huống tâm lý được tạo dựng từ những xung đột trong tâm lý, ý thức buộc nhân vật phải suy ngẫm tự nhìn nhận lại quan niệm sống và hành động của mình để vươn tới sự hoàn thiện. Ở Giường đôi xóm Chùa, sau gần ba mươi năm sống chung rã rời vì cuộc sống mưu sinh, anh và chị đã chia tay nhau khi cả hai đều nhận ra rằng: Cái gì người ta cũng có thể cố gắng, nhưng không
91
ai cố gắng yêu. Tình huống dẫn đến sự đổ vỡ, chia ly ở Trái táo nham nhở chính
hành động người vợ đưa toàn bộ số tiền chị thức thâu đêm nhặt vải vụn
đến ngất lịm phải vào bệnh viện cho chồng giục anh đi thực tế. Lúc đó anh
chồng mới thực sự phản tỉnh, anh ta nhận thấy mình không thể lừa dối cô ấy một
giây phút nào nữa quyết định viết một bức tthú tội: Trong chuyện này,
anh hoàn toàn có lỗi với em. Nhưng anh không muốn dối trá lừa lọc mãi, anh đã
ăn cắp tình yêu của em ...chẳng dùng vào việc ngoài việc để khinh bỉ
mình...Hãy tha tội cho anh. cái gì người ta cũng có thể cố gắng, nhưng không ai
có thể cố gắng yêu.. Anh đã bị vắt kiệt lòng nhẫn nại lẫn sự dối trá, anh không
thể tiếp tục mãi. Nếu chưa thật bình tĩnh, em hãy cứ nguyền rủa anh. Anh đáng
tội lắm. Ôi, giá anh cách để xin em tha thứ...” Giây phút thức tỉnh, xám
hối này những giây phút anh đang sống trạng thái thánh thiện, sòng phẳng t
tế nhất. Cho dẫu anh biết hậu quả của nó thật nặng nề, anh sẽ mất gia đình, mất
đi sự yêu chiều từ chị, thậm chí còn bị chị nguyền rủa, nhưng anh vẫn chấp nhận
tất cả. Sau quyết định tự thú, anh mới đựơc sống mình, xứng đáng con
ngƣời. Còn chị sau khi nhận bức thư tự thú của anh, chị mới bình tĩnh nhìn nhận
xét đoán anh từ chân tơ kẽ tóc nhận ra một điều xưa nay vì quá yêu anh
chị đã lầm tưởng: Anh tưởng mình ghê gớm lắm sao? Thiên tài ư? Cao qúy ư?
Không tôi đã trả giá quá đắt bằng cả cuộc đời mình cho một kẻ tầm thường nhất
trong vàn kẻ tầm thường, một thứ giẻ rách” Tình huống tự nhận thức khiến
nhân vật của Đoàn Lê có chiều sâu và luôn hướng đến sự hoàn thiện về tâm hồn
và nhân cách.
Những tình huống tự nhận thức chính những khoảng lặng cần thiết
trong cuộc sống con người để nhìn lại chính mình, soi vào quá khứ để tiếp tục
tiến về phía trước trong quá trình vận động hướng tới sự hoàn thiện, hướng tới
cuộc sống tốt đẹp hơn.
3. Không gian - thời gian nghệ thuật
Trong thế giới khách quan, thời gian không gian là hình thức tồn tại
của vật chất. Tác phẩm văn học cũng một dạng vật chất, một thế giới nghệ
thuật được xây dựng bằng hệ thống các hình tượng. Vì vậy “không gian, thời
gian nghệ thuật chính là hình thức tồn tại của hình tượng” [50, 27]. Thời gian và
không gian là hai yếu tố thống nhất trong một chỉnh thể nghệ thuật. Từ việc xem
xét thời gian, không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Đoàn Lê có thể thấy
91 ai cố gắng yêu. Tình huống dẫn đến sự đổ vỡ, chia ly ở Trái táo nham nhở chính là hành động người vợ đưa toàn bộ số tiền mà chị thức thâu đêm nhặt vải vụn đến ngất lịm phải vào bệnh viện cho chồng và giục anh đi thực tế. Lúc đó anh chồng mới thực sự phản tỉnh, anh ta nhận thấy mình không thể lừa dối cô ấy một giây phút nào nữa và quyết định viết một bức thư thú tội: “Trong chuyện này, anh hoàn toàn có lỗi với em. Nhưng anh không muốn dối trá lừa lọc mãi, anh đã ăn cắp tình yêu của em ...chẳng dùng vào việc gì ngoài việc để khinh bỉ mình...Hãy tha tội cho anh. cái gì người ta cũng có thể cố gắng, nhưng không ai có thể cố gắng yêu.. Anh đã bị vắt kiệt lòng nhẫn nại lẫn sự dối trá, anh không thể tiếp tục mãi. Nếu chưa thật bình tĩnh, em hãy cứ nguyền rủa anh. Anh đáng tội lắm. Ôi, giá anh có cách gì để xin em tha thứ...” Giây phút thức tỉnh, xám hối này là những giây phút anh đang sống trạng thái thánh thiện, sòng phẳng tử tế nhất. Cho dẫu anh biết hậu quả của nó thật nặng nề, anh sẽ mất gia đình, mất đi sự yêu chiều từ chị, thậm chí còn bị chị nguyền rủa, nhưng anh vẫn chấp nhận tất cả. Sau quyết định tự thú, anh mới đựơc sống là mình, xứng đáng là con ngƣời. Còn chị sau khi nhận bức thư tự thú của anh, chị mới bình tĩnh nhìn nhận xét đoán anh từ chân tơ kẽ tóc và nhận ra một điều xưa nay vì quá yêu anh mà chị đã lầm tưởng: “Anh tưởng mình ghê gớm lắm sao? Thiên tài ư? Cao qúy ư? Không tôi đã trả giá quá đắt bằng cả cuộc đời mình cho một kẻ tầm thường nhất trong vô vàn kẻ tầm thường, một thứ giẻ rách” Tình huống tự nhận thức khiến nhân vật của Đoàn Lê có chiều sâu và luôn hướng đến sự hoàn thiện về tâm hồn và nhân cách. Những tình huống tự nhận thức chính là những khoảng lặng cần thiết trong cuộc sống con người để nhìn lại chính mình, soi vào quá khứ để tiếp tục tiến về phía trước trong quá trình vận động hướng tới sự hoàn thiện, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn. 3. Không gian - thời gian nghệ thuật Trong thế giới khách quan, thời gian và không gian là hình thức tồn tại của vật chất. Tác phẩm văn học cũng là một dạng vật chất, một thế giới nghệ thuật được xây dựng bằng hệ thống các hình tượng. Vì vậy “không gian, thời gian nghệ thuật chính là hình thức tồn tại của hình tượng” [50, 27]. Thời gian và không gian là hai yếu tố thống nhất trong một chỉnh thể nghệ thuật. Từ việc xem xét thời gian, không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Đoàn Lê có thể thấy
92
được đặc điểm phong cách, lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn cùng những vấn đề
của cuộc sống con người trong sự biến đổi của thời đại. Sự vận động của không
gian thời gian trong truyện ngắn Đoàn Lê được cảm nhận trong mạch vận động
vừa thuận chiều vừa trái chiều với thời gian, không gian cuộc sống. Thời gian
không gian là những bình diện góp phần làm nên nét đặc sắc trong thế giới nghệ
thuật truyện ngắn Đoàn Lê.
3.1. Không gian nghệ thuật
Trong văn học, không gian nghệ thuật chính là “hình thức tồn tại của chủ
quan hình tượng” [59, 209]. Mọi nhân vật, hình tượng đều không gian, nền
cảnh để hoạt động. Không gian nghệ thuật sản phẩm sáng tạo của nghệ sỹ
nhằm biểu hiện con người thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống.
Từ văn học dân gian đến văn học hiện đại là quá trình “hạ dần” của không gian.
“Từ vũ trụ cao siêu xuống không gian sinh hoạt hàng ngày, từ một không gian
mang ý nghĩa tượng trưng có sẵn xuống không gian đời sống với ý nghĩa tượng
trưng mới” [57, 209]. Không gian trong văn học dân gian gắn với không gian
quen thuộc của làng quê như cây đa, bến nước, sân đình, còn không gian của núi
cao, sông i không gian ngăn cách , thử thách trở ngại với con người.
Trong khi đó sự vắng vẻ, trầm tư, nhàn dật lại gần như chiếm lĩnh không gian
nghệ thuật của văn học trung đại. Đó không gian trụ, núi rừng, am động
nơi con người đối diện hay ẩn dật. Đến thế kXVIII- XIX, không gian nghệ
thuật được mở rộng thêm ở không gian đồng ruộng, làng cảnh, phố phường, cao
lâu, hiệu thuốc, bãi chợ...Càng về sau không gian nghệ thuật trong văn học càng
được mở rộng đến không gian hiện thực, không gian đời tư của con người. Đặc
biệt không gian còn được phát hiện chiều thứ - không gian tâm trạng. Bên
cạnh đó, yếu tố m linh xuất hiện còn đem lại màu sắc khác cho không gian
nghệ thuật của văn học Việt Nam hiện đại. Nghĩa là không gian nghệ thuật trong
tác phẩm văn học không chỉ bao gồm không gian vật lý ba chiều với trung tâm
con người còn không gian tâm tưởng, không gian tâm linh được đặt
trong mối quan hệ mật thiết với thời gian nghệ thuật. Không gian nghệ thuật
chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ
tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác
giả hay một giai đoạn văn học”[4, 135]. Điều quan trọng nhất khi tìm hiểu
không gian nghệ thuật xem xét mối quan hệ của với thế giới, con người
92 được đặc điểm phong cách, lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn cùng những vấn đề của cuộc sống con người trong sự biến đổi của thời đại. Sự vận động của không gian thời gian trong truyện ngắn Đoàn Lê được cảm nhận trong mạch vận động vừa thuận chiều vừa trái chiều với thời gian, không gian cuộc sống. Thời gian và không gian là những bình diện góp phần làm nên nét đặc sắc trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn Đoàn Lê. 3.1. Không gian nghệ thuật Trong văn học, không gian nghệ thuật chính là “hình thức tồn tại của chủ quan hình tượng” [59, 209]. Mọi nhân vật, hình tượng đều có không gian, nền cảnh để hoạt động. Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sỹ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống. Từ văn học dân gian đến văn học hiện đại là quá trình “hạ dần” của không gian. “Từ vũ trụ cao siêu xuống không gian sinh hoạt hàng ngày, từ một không gian mang ý nghĩa tượng trưng có sẵn xuống không gian đời sống với ý nghĩa tượng trưng mới” [57, 209]. Không gian trong văn học dân gian gắn với không gian quen thuộc của làng quê như cây đa, bến nước, sân đình, còn không gian của núi cao, sông dài là không gian ngăn cách , là thử thách trở ngại với con người. Trong khi đó sự vắng vẻ, trầm tư, nhàn dật lại gần như chiếm lĩnh không gian nghệ thuật của văn học trung đại. Đó là không gian vũ trụ, núi rừng, am động nơi con người đối diện hay ẩn dật. Đến thế kỷ XVIII- XIX, không gian nghệ thuật được mở rộng thêm ở không gian đồng ruộng, làng cảnh, phố phường, cao lâu, hiệu thuốc, bãi chợ...Càng về sau không gian nghệ thuật trong văn học càng được mở rộng đến không gian hiện thực, không gian đời tư của con người. Đặc biệt không gian còn được phát hiện ở chiều thứ tư- không gian tâm trạng. Bên cạnh đó, yếu tố tâm linh xuất hiện còn đem lại màu sắc khác cho không gian nghệ thuật của văn học Việt Nam hiện đại. Nghĩa là không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học không chỉ bao gồm không gian vật lý ba chiều với trung tâm là con người mà còn có không gian tâm tưởng, không gian tâm linh được đặt trong mối quan hệ mật thiết với thời gian nghệ thuật. “Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học”[4, 135]. Điều quan trọng nhất khi tìm hiểu không gian nghệ thuật là xem xét mối quan hệ của nó với thế giới, con người
93
“như một phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc
khái quát tưởng- thẩm mỹ của nhà văn”[57, 211]. vậy không gian hiện
thực hay không gian đời thường trở thành một khái niệm được nhà văn nhắc đến
nhiều nhất trong văn học hiện thực. Ở đó bức tranh xã hội, cũng như quan điểm
thẩm mỹ, quan điểm sáng tác, quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn
được soi sáng bởi yếu tố không gian nghệ thuật.
Văn học thời kỳ đổi mới nở rộ các tác phẩm truyện ngắn hiện thực. Chính
khuynh hướng văn học nghiêng về đời tư, đời thường của con người với tiếng
nói thực của cuộc sống hiện tại đã làm cho mỗi tác phẩm truyện ngắn là một bức
tranh muôn màu, muôn sắc về cuộc sống hiện đại, về những vấn đề thực tế
con người phải đối mặt. Không gian nghệ thuật của văn học giai đoạn này phổ
biến là không gian sinh hoạt, không gian đời tư. Đó là “khoảng không gian xác
định bắt buộc con người luôn phải bộc lộ hết bản chất của mình, không
hội lảng tránh trách nhiệm cá nhân”[6,]. Không gian nghệ thuật trong ng tác
của Đoàn Lê cũng mang những đặc điểm chung này.
Không gian sinh hoạt trong truyện ngắn Đoàn Lê chủ yếu không gian
làng xóm. Đó không gian xóm Chùa ngoại ô thành phố xuất hiện trong
hàng loạt ng tác của Đoàn với cái n: Đất xóm Chùa, Xóm Chùa Ông,
Trinh tiết xóm Chùa, Người đẹp xóm Chùa, Atuorism xóm Chùa...Không gian đó
phần chật chội, túng bức bối trước tốc độ xâm lấn của nền kinh tế thị
trường. Bởi thế hầu hết những con người nơi xóm Chùa Ông đều hay hướng về
ngả thành phố, i ánh điện hắt rừng rực một góc trời. Cả thanh niên người
già đều ao ước cuộc sống của dân nội thành “ăn trắng mặc trơn, sung sướng tới
lúc chết”. Cũng chính vì thế mà khi cái mới tràn đến xóm Chùa, mọi người đều
nhanh chóng hưởng ứng sẵn sàng lãng quên quá khứ nghèo cực và cả những nét
nhân bản vốn quý từ xa xưa của mình như chuyện về chiếc cát-sét, chiếc ti vi
đầu tiên trong làng, chuyện “sốt đất” do mở đường cao tốc, “cơn sốt” lấy chồng
ngoại, chuyện bán trinh tiết dởm, phá hang làm khu du lịch sinh thái dởm để
kiếm tiền, trục lợi...Tất cả diễn ra ạt trong không gian của xóm Chùa. Tuy
một xóm Chùa cụ thể nhưng ý nghĩa khái quát hiện thực của tác phẩm lại
cùng rộng lớn. Đó hiện thực tất cả những vùng ven đô nước ta từ thời đổi
mới trước tốc độ đô thị hóa đến mức chóng mặt của nền kinh tế thị trường.
Trong không gian cụ thể đó bao gia đình, bao số phận rơi vào hoàn cảnh bi kịch
93 “như một phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng- thẩm mỹ của nhà văn”[57, 211]. Vì vậy không gian hiện thực hay không gian đời thường trở thành một khái niệm được nhà văn nhắc đến nhiều nhất trong văn học hiện thực. Ở đó bức tranh xã hội, cũng như quan điểm thẩm mỹ, quan điểm sáng tác, quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn được soi sáng bởi yếu tố không gian nghệ thuật. Văn học thời kỳ đổi mới nở rộ các tác phẩm truyện ngắn hiện thực. Chính khuynh hướng văn học nghiêng về đời tư, đời thường của con người với tiếng nói thực của cuộc sống hiện tại đã làm cho mỗi tác phẩm truyện ngắn là một bức tranh muôn màu, muôn sắc về cuộc sống hiện đại, về những vấn đề thực tế mà con người phải đối mặt. Không gian nghệ thuật của văn học giai đoạn này phổ biến là không gian sinh hoạt, không gian đời tư. Đó là “khoảng không gian xác định bắt buộc con người luôn phải bộc lộ hết bản chất của mình, không có cơ hội lảng tránh trách nhiệm cá nhân”[6,]. Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Đoàn Lê cũng mang những đặc điểm chung này. Không gian sinh hoạt trong truyện ngắn Đoàn Lê chủ yếu là không gian làng xóm. Đó là không gian xóm Chùa ở ngoại ô thành phố xuất hiện trong hàng loạt sáng tác của Đoàn Lê với cái tên: Đất xóm Chùa, Xóm Chùa Ông, Trinh tiết xóm Chùa, Người đẹp xóm Chùa, Atuorism xóm Chùa...Không gian đó có phần chật chội, tù túng bức bối trước tốc độ xâm lấn của nền kinh tế thị trường. Bởi thế hầu hết những con người nơi xóm Chùa Ông đều hay hướng về ngả thành phố, nơi ánh điện hắt rừng rực một góc trời. Cả thanh niên và người già đều ao ước cuộc sống của dân nội thành “ăn trắng mặc trơn, sung sướng tới lúc chết”. Cũng chính vì thế mà khi cái mới tràn đến xóm Chùa, mọi người đều nhanh chóng hưởng ứng sẵn sàng lãng quên quá khứ nghèo cực và cả những nét nhân bản vốn quý từ xa xưa của mình như chuyện về chiếc cát-sét, chiếc ti vi đầu tiên trong làng, chuyện “sốt đất” do mở đường cao tốc, “cơn sốt” lấy chồng ngoại, chuyện bán trinh tiết dởm, phá hang làm khu du lịch sinh thái dởm để kiếm tiền, trục lợi...Tất cả diễn ra ồ ạt trong không gian của xóm Chùa. Tuy là một xóm Chùa cụ thể nhưng ý nghĩa khái quát hiện thực của tác phẩm lại vô cùng rộng lớn. Đó là hiện thực ở tất cả những vùng ven đô nước ta từ thời đổi mới trước tốc độ đô thị hóa đến mức chóng mặt của nền kinh tế thị trường. Trong không gian cụ thể đó bao gia đình, bao số phận rơi vào hoàn cảnh bi kịch
94
do không kịp thích nghi với hoàn cảnh sống mới. Dưới không gian một xóm
Chùa cụ thể, Đoàn Lê đã phản ánh khái quát được bao nhiêu vấn đề của hiện
thực cuộc sống- hội hiện đại làm nhức nhối lòng người. Với không gian cụ
thể này, những câu chuyện được kể của Đoàn Lê trở nên chân thực, sinh động và
có sức thuyết phục hơn.
Bên cạnh không gian xóm Chùa, sáng tác của Đoàn còn không
gian xóm biển. Nơi đó diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán, nơi những
hiệu kim hoàn, có con đường từ phố ra bãi biển rồi từ bãi biển về một xóm núi
heo hút n bờ biển. i đó n bao cuộc đời, số phận bất hạnh trôi nổi,
phiêu dạt như cuộc sống âm thầm lặng lẽ của hai bà cháu (Viên sỏi). Không
gian của truyện hẹp, chỉ là không gian từ tiệm vàng ra bãi biển có hai cháu
lủi thủi bên nhau, sự kiện không nhiều nhưng dường như nhà văn đã khái quát
được cả nỗi đau nhân thế bằng tất cả sự đồng cảm, xót thương của mình. Hai bà
cháu, hai số phận côi cút đang nương tựa, dắt díu nhau vượt qua giông bão cuộc
đời. Người trước khi trôi dạt về đây đã uống trọn nỗi đau cuộc đời: chồng
phụ bạc, đứa con trai duy nhất chết vì nghiện sau khi đã bán tất cả những thứ có
giá trị trong nhà, bà chỉ còn đứa cháu gái bé bỏng là nguồn sống duy nhất. Đứa
bé bị cướp mất sự hồn hậu, tươi tắn của trẻ nhỏ, dường như không bao giờ thấy
nó cười. Họ là hai sự cô đơn cộng lại, người nọ nương tựa người kia để bớt thấy
vơ. Cũng trong không gian của xóm núi này, người chủ hiệu vàng “cũng
không thoát việc nhận lấy cái giọt cay đắng phần mình”. Đứa em trai ruột của
anh cũng bcái chết trắng khủng khiếp cướp mất khi chưa đầy mười chín
tuổi và chẳng kịp để lại gì dù là một viên sỏi vô giá trị. Trước nỗi đau của hai bà
cháu, lòng anh như dịu lại và dấy lên niềm thương cảm sót xa với nỗi đau của
người cùng cảnh. Vì vậy, anh quyết định ngay ngày hôm sau sẽ giúp bà cụ mài
viên sỏi làm mặt chiếc nhẫn- di vật của bố đứa trẻ để lại cho con trước khi chết.
Như vậy không gian không chỉ là tọa độ, môi trường sống của nhân vật mà còn
chức năng như một thủ pháp, một tín hiệu nghệ thuật góp phần làm nổi bật
tính cách, số phận nhân vật cùng chủ đề tác phẩm.
Không gian của xóm núi nghèo ven biển còn ý nghĩa biểu tượng cho
những cuộc đời côi cút, lang thang, trôi dạt mang nỗi đau thầm lặng. .Đó
không gian sống, tồn tại của những gái bị hoàn cảnh đẩy phải bán thân
nuôi miệng rồi âm thầm nhận lấy cái chết từ căn bệnh thể kỷ (Con bướm nhựa
94 do không kịp thích nghi với hoàn cảnh sống mới. Dưới không gian một xóm Chùa cụ thể, Đoàn Lê đã phản ánh và khái quát được bao nhiêu vấn đề của hiện thực cuộc sống- xã hội hiện đại làm nhức nhối lòng người. Với không gian cụ thể này, những câu chuyện được kể của Đoàn Lê trở nên chân thực, sinh động và có sức thuyết phục hơn. Bên cạnh không gian xóm Chùa, sáng tác của Đoàn Lê còn có không gian xóm biển. Nơi đó diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán, nơi có những hiệu kim hoàn, có con đường từ phố ra bãi biển rồi từ bãi biển về một xóm núi heo hút bên bờ biển. Nơi đó còn có bao cuộc đời, số phận bất hạnh trôi nổi, phiêu dạt như cuộc sống âm thầm lặng lẽ của hai bà cháu (Viên sỏi). Không gian của truyện hẹp, chỉ là không gian từ tiệm vàng ra bãi biển có hai bà cháu lủi thủi bên nhau, sự kiện không nhiều nhưng dường như nhà văn đã khái quát được cả nỗi đau nhân thế bằng tất cả sự đồng cảm, xót thương của mình. Hai bà cháu, hai số phận côi cút đang nương tựa, dắt díu nhau vượt qua giông bão cuộc đời. Người bà trước khi trôi dạt về đây đã uống trọn nỗi đau cuộc đời: chồng phụ bạc, đứa con trai duy nhất chết vì nghiện sau khi đã bán tất cả những thứ có giá trị trong nhà, bà chỉ còn đứa cháu gái bé bỏng là nguồn sống duy nhất. Đứa bé bị cướp mất sự hồn hậu, tươi tắn của trẻ nhỏ, dường như không bao giờ thấy nó cười. Họ là hai sự cô đơn cộng lại, người nọ nương tựa người kia để bớt thấy bơ vơ. Cũng trong không gian của xóm núi này, người chủ hiệu vàng “cũng không thoát việc nhận lấy cái giọt cay đắng phần mình”. Đứa em trai ruột của anh cũng bị cái chết trắng khủng khiếp cướp mất khi nó chưa đầy mười chín tuổi và chẳng kịp để lại gì dù là một viên sỏi vô giá trị. Trước nỗi đau của hai bà cháu, lòng anh như dịu lại và dấy lên niềm thương cảm sót xa với nỗi đau của người cùng cảnh. Vì vậy, anh quyết định ngay ngày hôm sau sẽ giúp bà cụ mài viên sỏi làm mặt chiếc nhẫn- di vật của bố đứa trẻ để lại cho con trước khi chết. Như vậy không gian không chỉ là tọa độ, môi trường sống của nhân vật mà còn có chức năng như một thủ pháp, một tín hiệu nghệ thuật góp phần làm nổi bật tính cách, số phận nhân vật cùng chủ đề tác phẩm. Không gian của xóm núi nghèo ven biển còn có ý nghĩa biểu tượng cho những cuộc đời côi cút, lang thang, trôi dạt mang nỗi đau thầm lặng. .Đó là không gian sống, tồn tại của những cô gái bị hoàn cảnh xô đẩy phải bán thân nuôi miệng rồi âm thầm nhận lấy cái chết từ căn bệnh thể kỷ (Con bướm nhựa
95
cánh xanh). Phải chăng đến với xóm biển y thì sự hồn hậu của biển thể
xóa dịu những nỗi đau u uẩn trong tận cùng tâm can con người, điều mà tự con
người chẳng thể làm được. Bởi thế nơi đây mới có nhiều cuộc đời, số phận bất
hạnh như thế nương náu mong được biển cả chở che.
Cùng với không gian làng xóm, không gian biển, không gian gia đình -
không gian căn phòng cũng là một loại không gian đầy ám ảnh trong sáng tác
của Đoàn Lê. Đó là không gian của những tác phẩm viết về bi kịch tình yêu, bi
kịch hôn nhân gia đình. Trong Giường đôi xóm chùa, khi tình yêu của hai vợ
chồng không còn tha thiết , mặn nồng xuất hiện người thứ ba thì không gian
căn phòng riêng với chiếc giường kỷ niệm tình yêu của họ đã trở thành không
gian ngột ngạt, chật chội, bức bối đến độ chuyển thành giông bão không thể chịu
đựng được. Nhìn đâu người vợ cũng thấy hình bóng của người thứ ba chập chờn
len lỏi vào cuộc sống sinh hoạt cả trong giắc ngủ chập chờn của chị. Cũng
trong không gian của chiếc giường ấy đã rất nhiều đêm chị không ngủ, suy nghĩ
miên man về tình cảnh đầy bi kịch của mình. Rồi từ trong sâu thẳm ký ức chị, cả
quá khứ hiện về nét: chuyện về mẹ, chuyện về người bạn trai n Báu vẫn
thầm yêu chị, chuyện anh chị quen nhau hồi chiến tranh, chuyện thằng con trai,
đứa cháu nội...Đó là không gian tâm trạng ngập đầy những xúc cảm, tưởng rằng
chẳng gì có thể chia cắt được anh chị. Vậy mà họ lại sắp xa nhau. Chị quyết định
sẽ rời xa không gian vốn đầy ắp những kỷ niệm của mình, lặng lẽ ra đi để anh
được hạnh phúc. Từ không gian hiện thực trên chiếc giường, Đoàn đã khái
quát cả không gian gia đình với biết bao vấn đề của nhân thế.
Không gian ngôi nhà gỗ bình yên vùng ngoại ô cũng một không
gian quen thuộc trong sáng tác của Đoàn Lê. Trong không gian ấy các nhân vật
của được mặc sức khám phá, tìm hiểu những bí n của thiên nhiên cùng
những bí ẩn của lòng mình (Ngôi nhà gỗ). Trong ngôi nhà gỗ, chị anh đã
những tháng năm thực sự hạnh phúc với biết bao kỷ niệm gắn với thiên nhiên
quê anh. Và cũng từ không gian ấy họ mãi mãi xa nhau do không tìm được tiếng
nói chung. Những câu chuyện gắn với không gian ngôi nhà, căn phòng thường
những truyện tâm tình, chất chuyện mờ nhạt, nhà văn thường đi sâu vào thể
hiện không gian tâm trạng của nhân vật với những ức đầy luyến nhớ. Cũng
một không gian này, Đoàn Lê còn thể hiện trong tác phẩm Đêm ngâu vào, Tí teo
hạnh phúc một số truyện ngắn khác. Đó đều những không gian xác định
95 cánh xanh). Phải chăng đến với xóm biển này thì sự hồn hậu của biển có thể xóa dịu những nỗi đau u uẩn trong tận cùng tâm can con người, điều mà tự con người chẳng thể làm được. Bởi thế nơi đây mới có nhiều cuộc đời, số phận bất hạnh như thế nương náu mong được biển cả chở che. Cùng với không gian làng xóm, không gian biển, không gian gia đình - không gian căn phòng cũng là một loại không gian đầy ám ảnh trong sáng tác của Đoàn Lê. Đó là không gian của những tác phẩm viết về bi kịch tình yêu, bi kịch hôn nhân gia đình. Trong Giường đôi xóm chùa, khi tình yêu của hai vợ chồng không còn tha thiết , mặn nồng vì xuất hiện người thứ ba thì không gian căn phòng riêng với chiếc giường kỷ niệm tình yêu của họ đã trở thành không gian ngột ngạt, chật chội, bức bối đến độ chuyển thành giông bão không thể chịu đựng được. Nhìn đâu người vợ cũng thấy hình bóng của người thứ ba chập chờn len lỏi vào cuộc sống sinh hoạt và cả trong giắc ngủ chập chờn của chị. Cũng trong không gian của chiếc giường ấy đã rất nhiều đêm chị không ngủ, suy nghĩ miên man về tình cảnh đầy bi kịch của mình. Rồi từ trong sâu thẳm ký ức chị, cả quá khứ hiện về rõ nét: chuyện về mẹ, chuyện về người bạn trai tên Báu vẫn thầm yêu chị, chuyện anh chị quen nhau hồi chiến tranh, chuyện thằng con trai, đứa cháu nội...Đó là không gian tâm trạng ngập đầy những xúc cảm, tưởng rằng chẳng gì có thể chia cắt được anh chị. Vậy mà họ lại sắp xa nhau. Chị quyết định sẽ rời xa không gian vốn đầy ắp những kỷ niệm của mình, lặng lẽ ra đi để anh được hạnh phúc. Từ không gian hiện thực trên chiếc giường, Đoàn Lê đã khái quát cả không gian gia đình với biết bao vấn đề của nhân thế. Không gian có ngôi nhà gỗ bình yên ở vùng ngoại ô cũng là một không gian quen thuộc trong sáng tác của Đoàn Lê. Trong không gian ấy các nhân vật của bà được mặc sức khám phá, tìm hiểu những bí ẩn của thiên nhiên cùng những bí ẩn của lòng mình (Ngôi nhà gỗ). Trong ngôi nhà gỗ, chị và anh đã có những tháng năm thực sự hạnh phúc với biết bao kỷ niệm gắn với thiên nhiên quê anh. Và cũng từ không gian ấy họ mãi mãi xa nhau do không tìm được tiếng nói chung. Những câu chuyện gắn với không gian ngôi nhà, căn phòng thường là những truyện tâm tình, chất chuyện mờ nhạt, nhà văn thường đi sâu vào thể hiện không gian tâm trạng của nhân vật với những ký ức đầy luyến nhớ. Cũng một không gian này, Đoàn Lê còn thể hiện trong tác phẩm Đêm ngâu vào, Tí teo hạnh phúc và một số truyện ngắn khác. Đó đều là những không gian xác định
96
cho sự hoạt động của những tính cách, tâm trạng, nhờ đó chủ đề tác phẩm
được sáng tỏ.
Truyện ngắn của Đoàn Lê còn một loại không gian nữa gọi là không gian
nghĩa địa (Nghĩa địa xóm chùa). Đây vừa là không gian thực vừa là không gian
ảo. Thực nghĩa địa thật, đó là nơi người ta vẫn dùng làm nơi an ngh
cuối cùng cho những người quá cố. Còn ảo là không gian nhà văn tưởng tượng
để các hồn ma đi lại, nói năng sinh hoạt như khi họ vẫn còn sống vậy. Và chỉ khi
mặt trời tắt hẳn những hồn ma mới chui lên khỏi mặt đất quần tụ lại để bàn tán,
kháo nhau chuyện của người sống. Họ di chuyển bằng những ánh lân tinh chập
chờn trông phát khiếp. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm cứ chập chờn ẩn
hiện giữa và thực. Đó chính là môi trường, nền cảnh để nhà văn chuyển tải
những ý tưởng nghệ thuật của mình. Cùng với những yếu tố khác, không gian
nghệ thuật có chức năng như một thủ pháp, một tín hiệu nghệ thuật giúp nhà văn
khắc họa nhân vật, làm nên những giá trị triết lý nhân sinh của tác phẩm.
3.2. Thời gian nghệ thuật
Cũng như không gian ngh thuật, trong tác phẩm văn học, thời gian
một trong những yếu tố quan trọng, “một trong những phương tiện hữu hiệu
để tổ chức nội dung nghệ thuật” [52, 63]. Thời gian nghệ thuật chính là “những
hình thức nghệ thuật quan trọng để thể hiện cuộc sống” [57, 243]. Nó không chỉ
đơn giản quan điểm của tác giả về thời gian còn một hình tượng sinh
động, gợi cảm, là sự cảm thụ, ý thức về thời gian, ý thức về sự tồn tại của mình.
Thời gian còn một trong những yếu tố quan trọng trong việc tổ chức kết cấu
tác phẩm. Thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cốt truyện. Sự thể hiện
thời gian nghệ thuật thay đổi theo ý đồ sáng tác của nhà văn cùng với quá trình
phát triển của lịch sdân tộc. Trong văn học cổ Việt Nam, thời gian gắn với
vòng trầm luân của vũ trụ nên được tính bằng vạn đời, vạn kiếp, nghìn thu, kim
cổ theo một chiều biên niên. Đến văn học hiện đại, khái niệm thời gian nghệ
thuật được mở rộng trên nhiều bình diện, thời gian được co ruỗi theo ý thức thời
gian của tác giả. Scảm thụ thời gian trong tác phẩm gắn liền với ý thức về ý
nghĩa cuộc đời, thể hiện quan niệm về thế giới, lịch sử con người của nhà
văn.
Cách sắp xếp thời gian trong tác phẩm thể hiện sự sáng tạo và phong cách
riêng của mỗi nhà văn. Thời gian nghệ thuật có thể quay ngược về quá khứ hoặc
96 cho sự hoạt động của những tính cách, tâm trạng, nhờ đó mà chủ đề tác phẩm được sáng tỏ. Truyện ngắn của Đoàn Lê còn một loại không gian nữa gọi là không gian nghĩa địa (Nghĩa địa xóm chùa). Đây vừa là không gian thực vừa là không gian ảo. Thực là vì có nghĩa địa thật, đó là nơi người ta vẫn dùng làm nơi an nghỉ cuối cùng cho những người quá cố. Còn ảo là không gian nhà văn tưởng tượng để các hồn ma đi lại, nói năng sinh hoạt như khi họ vẫn còn sống vậy. Và chỉ khi mặt trời tắt hẳn những hồn ma mới chui lên khỏi mặt đất quần tụ lại để bàn tán, kháo nhau chuyện của người sống. Họ di chuyển bằng những ánh lân tinh chập chờn trông phát khiếp. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm cứ chập chờn ẩn hiện giữa hư và thực. Đó chính là môi trường, nền cảnh để nhà văn chuyển tải những ý tưởng nghệ thuật của mình. Cùng với những yếu tố khác, không gian nghệ thuật có chức năng như một thủ pháp, một tín hiệu nghệ thuật giúp nhà văn khắc họa nhân vật, làm nên những giá trị triết lý nhân sinh của tác phẩm. 3.2. Thời gian nghệ thuật Cũng như không gian nghệ thuật, trong tác phẩm văn học, thời gian là một trong những yếu tố quan trọng, là “một trong những phương tiện hữu hiệu để tổ chức nội dung nghệ thuật” [52, 63]. Thời gian nghệ thuật chính là “những hình thức nghệ thuật quan trọng để thể hiện cuộc sống” [57, 243]. Nó không chỉ đơn giản là quan điểm của tác giả về thời gian mà còn là một hình tượng sinh động, gợi cảm, là sự cảm thụ, ý thức về thời gian, ý thức về sự tồn tại của mình. Thời gian còn là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tổ chức kết cấu tác phẩm. Thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cốt truyện. Sự thể hiện thời gian nghệ thuật thay đổi theo ý đồ sáng tác của nhà văn cùng với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Trong văn học cổ Việt Nam, thời gian gắn với vòng trầm luân của vũ trụ nên được tính bằng vạn đời, vạn kiếp, nghìn thu, kim cổ theo một chiều biên niên. Đến văn học hiện đại, khái niệm thời gian nghệ thuật được mở rộng trên nhiều bình diện, thời gian được co ruỗi theo ý thức thời gian của tác giả. Sự cảm thụ thời gian trong tác phẩm gắn liền với ý thức về ý nghĩa cuộc đời, thể hiện quan niệm về thế giới, lịch sử và con người của nhà văn. Cách sắp xếp thời gian trong tác phẩm thể hiện sự sáng tạo và phong cách riêng của mỗi nhà văn. Thời gian nghệ thuật có thể quay ngược về quá khứ hoặc
97
vượt qua hiện tại để đến tương lai, thdồn nén thời gian i trong khoảnh
khắc hoặc biến thời gian chốc lát thành tận, vĩnh viễn. Nói như D.X
Likhachôp “Thời gian là đối tượng, là chủ thể, là công cụ miêu tả, sự ý thức
và cảm giác về sự vận động và đổi thay của thế giới trong các hình thức đa dạng
của thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học” [52, 63]. Truyện ngắn là một thể loại
chịu sự chi phối, gò bó của điều kiện thời gian bởi truyện ngắn chỉ đi vào một
thời điểm trong cuộc đời con người. Thời gian nghệ thuật chịu sự chi phối bởi
thế giới quan nghệ thuật và thể hiện quan niệm thẩm mỹ của nhà văn qua các th
pháp sử dụng linh hoạt các hình thức thời gian. Truyện ngắn sau 1975, thời gian
biên niên mang tính tuần tự không còn đóng vai trò chủ yếu bắt đầu xuất
hiện nhiều hình thức thời gian độc đáo: thời gian đồng hiện, thời gian ngược,
thời gian ảo, thời gian tâm lý...Truyện ngắn Đoàn rất có sức ám ảnh về thời
gian. Nhà văn đã sử dụng yếu tố thời gian như một giải pháp bộc lộ quan điểm,
tư tưởng nghệ thuật của mình một cách hiệu quả.
Trong sáng tác của Đoàn Lê ta thấy xuất hiện chủ yếu thời gian đồng
hiện với nhiều lớp cắt thời gian khác nhau: quá khứ - hiện tại - tương lai hòa
quyện với nhau để bộc lộ tối đa ý nghĩa tác phẩm. Thời gian đồng hiện khiến cốt
truyện vừa diễn biến liền mạch vừa giải quyết được một khối lượng thông tin
nhiều hơn giới hạn thời gian thực tế cho phép. Với thủ pháp đồng hiện , nhà văn
có thể vượt thoát khỏi sự trói buộc của thời gian biên niên lịch sử, để có thể xáo
chộn thời gian tùy theo ý muốn chủ quan, miễn là câu chuyện phát triển và bộc
lộ hết những ý đồ sáng tạo của tác giả. Thời gian đồng hiện khi nhà văn sử dụng
các thủ pháp độc thoại nội tâm, dòng ý thức, giấc mơ...Trong khung nhỏ hẹp của
truyện ngắn, nhân vật có thể vận động theo mọi hướng, mọi suy nghĩ của mình.
những khoảnh khắc được chọn để thể hiện, nhân vật thể hướng tới tương
lai, quay về quá khứ. Điều này làm cho thời gian cùng lúc xuất hiện nhiều thời,
nhiều chiều đặc biệt.
Yếu tố thời gian trong mỗi tác phẩm bao giờ cũng liên quan đến điểm
nhìn trần thuật. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn của Đoàn Lê có những
điểm tương đồng với điểm nhìn trần thuật của nhà văn Nam Cao. N văn
thường không bắt đầu bằng điểm mở đầu thời gian cuộc đời nhân vật nhân
vật “đột nhiên” xuất hiện “đi ra từ giữa tác phẩm” sau đó thời gian cuộc đời mới
được hoàn thiện dần bằng lối kể chuyện quay ngược về quá khứ trước khi nói tới
97 vượt qua hiện tại để đến tương lai, có thể dồn nén thời gian dài trong khoảnh khắc hoặc biến thời gian chốc lát thành vô tận, vĩnh viễn. Nói như D.X Likhachôp “Thời gian là đối tượng, là chủ thể, là công cụ miêu tả, là sự ý thức và cảm giác về sự vận động và đổi thay của thế giới trong các hình thức đa dạng của thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học” [52, 63]. Truyện ngắn là một thể loại chịu sự chi phối, gò bó của điều kiện thời gian bởi truyện ngắn chỉ đi vào một thời điểm trong cuộc đời con người. Thời gian nghệ thuật chịu sự chi phối bởi thế giới quan nghệ thuật và thể hiện quan niệm thẩm mỹ của nhà văn qua các thủ pháp sử dụng linh hoạt các hình thức thời gian. Truyện ngắn sau 1975, thời gian biên niên mang tính tuần tự không còn đóng vai trò chủ yếu mà bắt đầu xuất hiện nhiều hình thức thời gian độc đáo: thời gian đồng hiện, thời gian ngược, thời gian ảo, thời gian tâm lý...Truyện ngắn Đoàn Lê rất có sức ám ảnh về thời gian. Nhà văn đã sử dụng yếu tố thời gian như một giải pháp bộc lộ quan điểm, tư tưởng nghệ thuật của mình một cách hiệu quả. Trong sáng tác của Đoàn Lê ta thấy xuất hiện chủ yếu là thời gian đồng hiện với nhiều lớp cắt thời gian khác nhau: quá khứ - hiện tại - tương lai hòa quyện với nhau để bộc lộ tối đa ý nghĩa tác phẩm. Thời gian đồng hiện khiến cốt truyện vừa diễn biến liền mạch vừa giải quyết được một khối lượng thông tin nhiều hơn giới hạn thời gian thực tế cho phép. Với thủ pháp đồng hiện , nhà văn có thể vượt thoát khỏi sự trói buộc của thời gian biên niên lịch sử, để có thể xáo chộn thời gian tùy theo ý muốn chủ quan, miễn là câu chuyện phát triển và bộc lộ hết những ý đồ sáng tạo của tác giả. Thời gian đồng hiện khi nhà văn sử dụng các thủ pháp độc thoại nội tâm, dòng ý thức, giấc mơ...Trong khung nhỏ hẹp của truyện ngắn, nhân vật có thể vận động theo mọi hướng, mọi suy nghĩ của mình. Ở những khoảnh khắc được chọn để thể hiện, nhân vật có thể hướng tới tương lai, quay về quá khứ. Điều này làm cho thời gian cùng lúc xuất hiện nhiều thời, nhiều chiều đặc biệt. Yếu tố thời gian trong mỗi tác phẩm bao giờ cũng liên quan đến điểm nhìn trần thuật. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn của Đoàn Lê có những điểm tương đồng với điểm nhìn trần thuật của nhà văn Nam Cao. Nhà văn thường không bắt đầu bằng điểm mở đầu thời gian cuộc đời nhân vật mà nhân vật “đột nhiên” xuất hiện “đi ra từ giữa tác phẩm” sau đó thời gian cuộc đời mới được hoàn thiện dần bằng lối kể chuyện quay ngược về quá khứ trước khi nói tới