Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
3,286
567
125
32
ổi, nhãn, na... trên vùng đồi thấp cho năng suất và chất lượng cao. Đó là
những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi để Kim Bảng phát triển kinh tế - văn hóa
- xã hội của địa phương.
2.1.2. Những thành tựu cơ bản về GDĐT huyện Kim Bảng
Quy mô giáo dục tiếp tục ổn định và phát triển; giữ vững tiêu chuẩn
phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS mức độ 3; Công tác phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi tiếp tục được củng cố duy trì vững
chắc các điều kiện và tiêu chuẩn phổ cập.
Chất lượng giáo dục toàn diện có nhiều chuyển biến tích cực và ngày
càng được nâng lên. Giáo dục mầm non thực hiện tốt chương trình chăm sóc,
giáo dục trẻ, giảm dần tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Đối với giáo dục phổ thông,
đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực cả về lượng và
chất trong chất lượng giáo dục đào tạo. Chất lượng tuyển sinh vào lớp 10
THPT huyện Kim Bảng tiếp tục đứng tốp đầu trong toàn tỉnh. Tính đến tháng
5 năm 2019, toàn huyện đã có 54/54 trường đạt tỉ lệ 100% số trường học đạt
chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được bố trí, sắp xếp, sử dụng
theo đúng định mức biên chế, đúng vị trí việc làm và yêu cầu về tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp, đảm bảo 100% giáo viên đạt trình độ đào tạo chuẩn theo quy
định ở từng cấp học, tỉ lệ giáo viên trên chuẩn ngày càng tăng. Công tác xây
dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm,
chất lượng giảng dạy và tay nghề giáo viên từng bước được nâng cao.
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các cơ sở giáo dục được bổ sung đáp
ứng các tiêu chuẩn Bộ GDĐT đã quy định và theo hướng kiên cố hoá, hiện
đại hóa. Theo kế hoạch, tính đến hết năm học 2019-2020, 100% các trường
mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia, trong đó
chuẩn mức độ 2 chiếm 35,6%.
33
Ngành tiếp tục đổi mới công tác thi đua - khen thưởng, đội ngũ cán bộ,
viên chức nhận thức và hành động đúng đắn về phong trào thi đua “Hai tốt”,
phong trào “thi đua đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” và các cuộc vận
động lớn của ngành. Các phong trào thi đua ngày càng đi vào chiều sâu và có
hiệu quả rõ rệt. Năm học 2018-2019, ngành giáo dục huyện Kim Bảng được
UBND tỉnh tặng Bằng khen đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
2.1.3. Tình hình Giáo dục cấp trung học cơ sở
Năm học 2019-2020, quy mô toàn huyện có 18 trường THCS với 7.660 HS.
Về đội ngũ: Cán bộ quản lý có 100% đạt chuẩn và trên chuẩn về
chuyên môn; 100 cán bộ quản lý được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục
và có trình độ lý luận chính trị từ Trung cấp trở lên. Đối với giáo viên có
100% đạt chuẩn về chuyên môn, trong đó trình độ trên chuẩn là 259/388 đạt
66,75%; cơ cấu giáo viên theo môn phù hợp, đảm bảo yêu cầu. Nhân viên cơ
bản đảm bảo có đủ nhân viên hỗ trợ, phục vụ theo vị trí việc làm quy định.
Các trường THCS trong huyện đã tăng cường đổi mới phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh, thực hiện tốt nền nếp,
kỉ cương trường học. Chất lượng trí dục có nhiều chuyển biến tích cực, hằng
năm kết quả xét tốt nghiệp THCS và tuyển sinh vào lớp 10 THPT đạt kết quả
cao so với mặt bằng chung của tỉnh.
Các trường thực hiện tốt việc dạy học tích hợp các nội dung giáo dục
địa phương ở các môn KHXH theo bộ tài liệu của Sở GDĐT ban hành. Tổ
chức tốt các đợt Hội thảo các môn học, Hội thảo công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi lớp 9; Tập huấn biên soạn đề kiểm tra theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ
GDĐT, Sở GDĐT; tiếp tục xây dựng “mô hình nhà trường đổi mới phương
pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục HS” và tích cực vận dụng
các thành tố tích cực của mô hình VNEN vào quá trình dạy và học.
* Giáo dục đạo đức: Các hoạt động GD đạo đức HS được chú trọng với
nhiều biện pháp: GD thông qua các môn học văn hoá, hoạt động ngoài giờ lên
34
lớp, hoạt động trải nghiệp sáng tạo... Tỉ lệ HS xếp loại hạnh kiểm Khá, Tốt
cao, không có HS mắc các tệ nạn xã hội hoặc vi phạm pháp luật.
* Công tác TVTL cho HS: Các hoạt động tác TVTL cho HS đã được
quan tâm. Phòng GDĐT Kim Bảng chỉ đạo các nhà trường thành lập Tổ tư
vấn, hỗ trợ HS, xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức triển khai thực hiện
theo hướng dẫn của Sở GDĐT Hà Nam, góp phần tích cực trong việc nâng
cao hiệu quả các hoạt động trong mỗi nhà trường, nhất là giáo dục đạo đức
HS, tạo môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện. Công tác tư vấn hướng
nghiệp cho HS từng bước có kết quả, góp phần phân luồng HS sau THCS.
* Kết quả giáo dục toàn diện năm học 2018-2019 đạt được như sau:
- Xếp loại hạnh kiểm: loại tốt có 6.641/7.660 HS= 86,70%, loại khá có
937/7.660 HS=13,24%, loại trung bình có 82/7.660 HS= 1,67%.
- Xếp loại học lực: loại giỏi có 1.319/7.660 HS= 17,22%, loại khá có
3.445/7.660 HS= 44,98%, loại trung bình có 2.661/7.660 HS= 34,74%, loại
yếu có 217/7.660 HS= 2,83%.
- Xét tốt nghiệp lớp 9 hệ chính quy có 1.869/1.845 HS đỗ, đạt tỷ lệ
98,72%, trong đó loại giỏi chiếm 17,34%, loại Khá chiếm 42,98%, loại trung
bình chiếm 39,67%; hệ GDTX có 12/13 HS đỗ, đạt tỷ lệ 92,3%, trong đó
12/12 HS=100% đạt loại trung bình.
- Kết quả thi tuyển sinh lớp 10 THPT, huyện liên tục nhiều năm liền
dẫn đầu tỉnh.
- Kết quả các kỳ thi, kiểm tra chất lượng học sinh giỏi, thi khoa học kĩ
thuật cấp huyện:
+ Kỳ thi HS giỏi lớp 9 cấp huyện có 245 HS dự thi, trong đó có 143 HS
đạt giải, tỷ lệ 58,4% (gồm 7 giải Nhất, 12 giải Nhì, 29 giải Ba và 86 giải
Khuyến khích).
+ Kỳ kiểm tra chất lượng HS giỏi lớp 6, 7, 8 có 1086 HS dự kiểm tra,
trong đó có 631 HS đạt giải, tỉ lệ 58,1% (gồm 17 giải Nhất, 76 giải Nhì, 160
giải Ba và 378 giải Khuyến khích).
35
+ Kỳ thi HS giỏi thể dục thể thao cấp huyện có 541 HS dự thi, trong đó
môn Điền kinh, Cầu lông, Bóng bàn có 148 HS đạt giải (gồm 14 giải Nhất, 18
giải Nhì, 38 giải Ba, 79 Khuyến khích), môn Bóng đá có 8 đội bóng đạt giải
cấp huyện (gồm 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba, 4 giải khuyến khích)
+ Kỳ thi Khoa học kỹ thu ật cấp huyện có 43 dự án dự thi, trong đó
23 dự án đạt giải (gồm 01 giải Nhất, 05 giải Nhì, 06 giải Ba và 11 giải
Khuyến khích).
- Kết quả các kỳ thi, cuộc thi cấp tỉnh, cấp quốc gia
+ Tham gia kỳ thi chọn HS giỏi lớp 9 cấp tỉnh có 80 HS của 18 trường
THCS trong huyện dự thi, kết quả có 44 HS của 15 trường THCS trong huyện
đạt giải, tỉ lệ 55%, trong đó có 02 giải Nhất, 10 giải Nhì, 8 giải Ba, 24 giải
Khuyến khích.
+ Thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh có 06 dự án dự thi, trong đó 04 dự án
đạt giải gồm 01 giải Nhì và 03 giải tư. Tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật
cấp quốc gia có 01 dự án được giải thưởng của Nhà tài trợ cuộc thi.
+ Thi HS giỏi thể dục thể thao cấp tỉnh, trong 04 môn dự thi có 03 môn
đạt giải gồm môn Bóng đá đạt giải Nhất, môn Điền kinh đạt giải Nhất, Môn
Bóng bàn đạt giải Khuyến khích.
- Hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề phổ thông và công
tác phân luồng HS sau THCS:
Bảng 2.1. Kết quả hƣớng nghiệp, phân luồng sau THCS
Năm học
TS HS
lớp 9
Tốt
nghiệp
THCS
Số HS học
THPT
Số HS học
văn hóa
nghề
Số HS học
nghề
Số HS lao
động tự do
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
2017-2018
1878
1856
1435
76,41
213
11,34
101
5,38
129
6,87
2018-2019
1869
1845
1386
74,16
200
10,7
156
8,35
127
6,79
36
+ Tổ chức thi và đề nghị Sở cấp chứng chỉ nghề phổ thông cho HS với
kết quả: tổng số HS dự thi: 434, số HS bỏ thi: 8 HS. Kết quả chung: số HS đỗ:
426 HS, đạt tỷ lệ: 100%. Trong đó: loại Giỏi: 311 HS, đạt tỷ lệ: 73%; loại
Khá: 110 HS, đạt tỷ lệ: 25,83%; loại TB: 5 HS; đạt tỷ lệ: 1,17%.
Tuy vậy, công tác TVTL cho HS và QL công tác này trên địa bàn
huyện Kim Bảng còn có nhiều hạn chế: cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí
triển khai các hoạt động tư vấn còn thiếu; kiến thức về tư vấn và kinh nghiệm
và hoạt động của Tổ tư vấn, hỗ trợ HS còn hạn chế; công tác QL của các nhà
trường về công tác TVTL chưa được quan tâm như các hoạt động khác...
2.2. Khái quát khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Thu thập số liệu để phân tích thực trạng hoạt động TVTL cho HS và quản
lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
2.2.2. Nội dung và phương pháp khảo sát
2.2.2.1. Nội dung
- Thực trạng hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam
- Thực trạng quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS
huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TVTL cho HS các
trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
2.2.2.2. Phương pháp và kĩ thuật tiến hành
- Phương pháp kh ảo sát: Điều tra bằng phiếu khảo sát (mẫu phiếu 01;
mẫu phiếu 02; mẫu phiếu 03) kết hợp với phương pháp phỏng vấn dành
cho đối tượng CBQL, GV, LLXH và HS ở các trường THCS huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam.
- Ngoài các phương pháp trên, tác giả còn sử dụng các phương pháp
khác như phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng kết kinh nghiệm,
phương pháp thống kê toán học để phân tích, đánh giá kết quả khảo sát.
37
- Đánh giá mức độ thực hiện quản lý hoạt động TVTL cho HS ở trường
THCS Kim Bảng, tỉnh Hà Nam ở 4 mức độ: Rất quan trọng, Khá quan trọng,
Quan trọng, Không quan trọng/Tốt, khá, TB, Yếu/ Rất thường xuyên, Thường
xuyên, Thỉnh thoảng, Không bao giờ/ Rất cao, cao, bình thường, thấp/ Rất ảnh
hưởng, Khá ảnh hưởng, Ảnh hưởng và không ảnh hưởng. Điểm cho các mức độ
tương ứng là 4, 3, 2, l. Tính điểm TB với các mức: Tốt 3.25≤ TB ≤4; Khá 2.5≤
TB ≤3.24; Trung bình 1.75≤ TB ≤2.49; Yếu 1≤ TB ≤1.49 (min = 1, max = 4).
2.2.3. Địa bàn và khách thể khảo sát
- Địa bàn khảo sát: Tại các trường THCS huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.
- Khách thể khảo sát:
+ 05 Chuyên viên Sở GDĐT tỉnh Hà Nam (Phòng Chính trị, tư tưởng:
02; Phòng Giáo dục Trung học: 02 và Phòng Tổ chức cán bộ: 01);
+ 05 Chuyên viên Phòng GDĐT huyện Kim Bảng (Tổ THCS và
chuyên viên phụ trách công tác học sinh);
+ 40 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ở các trường THCS huyện Kim Bảng;
+ 140 giáo viên ở các trường THCS huyện Kim Bảng.
Tổng khách thể khảo sát CBQL, GV: 190 người.
+ 50 người là đại diện tổ chức đoàn thể, CMHS ở các trường THCS
huyện Kim Bảng
+ 300 HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng.
2.3. Kết quả khảo sát thực tiễn
2.3.1. Thực trạng hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam
2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, cha mẹ HS về hoạt động TVTL
cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Sử dụng kết quả khảo sát ở câu hỏi số 1 (phụ lục 01, 02, 03) đối với
CBQL, GV, LLXH và HS về tầm quan trọng của hoạt động TVTL cho HS
nhà trường, tác giả đã thu được bảng sau:
38
Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV, LLXH và HS về tầm quan trọng
hoạt động TVTL cho HS các trƣờng THCS huyện Kim Bảng
STT
Đối tƣợng
Mức độ (%)
Rất
quan trọng
Khá
quan trọng
Bình thường
Không
quan trọng
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
CBQL,GV
N=190
120
63.2
50
26.3
20
10.5
0
0.0
2
LLXH
N=50
30
60.0
10
20.0
5
10.0
5
10.0
3
HS
N=300
200
66.7
30
10.0
30
10,0
40
13.3
Nhận xét:
- Đánh giá của CBQL, GV nhà trường về tầm quan trọng hoạt động
TVTL cho HS chiếm tỉ lệ cao: 63.2 % đánh giá rất quan trọng; 26.3% đánh
giá khá quan trọng: 10.5% đánh giá bình thường và không có ai đánh giá
không quan trọng. Như vậy, có thể thấy, đội ngũ CBQL, GV nhà trường có
nhận thức tốt về hoạt động TVTL cho HS.
- Ý kiến của LLXH, trong đó CMHS là chủ yếu cho thấy vẫn còn một
bộ phận nhỏ (chiếm tỉ lệ 10.0% đánh giá không quan trọng). Nguyên nhân
chính là do LLXH chưa có hiểu biết đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan
trọng của hoạt động TVTL cho HS, họ nghĩ rằng chỉ HS gặp phải những vấn
đề về tâm lý mới cần được tư vấn và ngược lại, đôi khi họ cho rằng việc làm
này là không cần thiết đối với những HS phát triển bình thường.
- Ý kiến đánh giá của HS cho thấy các em cũng đã nhận thức được
phần nào về tầm quan trọng của hoạt động TVTL cho HS. Tuy nhiên vẫn còn
một bộ phận HS đánh giá không quan trọng, chiếm 13,3%. Một số HS trường
THCS hiện nay còn khá mơ hồ về nhận biết những khó khăn tâm lý mình gặp
39
phải. Thông thường, những nội dung TVTL rất gần gũi gắn với hoạt động
hàng ngày của HS cũng làm các em e ngại.
2.3.1.2. Thực trạng nhu cầu TVTL của HS các trường THCS huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam
Sử dụng kết quả khảo sát ở câu hỏi số 2 (phụ lục 01, 02, 03) đối với
CBQL, GV, LLXH và HS về nhu cầu TVTL cho HS nhà trường, tác giả đã
thu được bảng sau:
Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GV, LLXH, HS về nhu cầu TVTL cho HS
TT
Đối tƣợng
Mức độ
TB
Thứ
bậc
Rất cao
Cao
Bình
thường
Thấp
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Cán bộ quản
lý
30
60
14
28
6
12
0
0
3.48
1
2
Giáo viên
68
48.6
42
30.0
30
21.4
0
0
3.27
2
3
Các lực
lượng xã hội
16
32
20
40
14
28
0
0
3.04
3
4
Học sinh
72
24.0
101
33.7
100
33.3
27
9.0
2.73
4
Điểm TB
3.13
Nhận xét:
Qua khảo sát và tìm hiểu thực tiễn nhu cầu TVTL của HS, kết quả đạt
được 3.13, đánh giá ở mức nhu cầu cao. CBQL, GV, LLXH và HS đánh giá
khá rõ ràng về nhu cầu được tư vấn của HS. Trong cuộc sống và học tập các
em có những khó khăn với mức độ khác nhau, có những khó khăn các em có
thể vượt qua, có những khó khăn các em cần được trợ giúp. Là những người
hằng ngày tiếp xúc, giáo dục, lắng nghe, chia sẻ với HS, hơn nữa lại nắm
được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em, các nhà CBQL giáo dục và
giáo viên là những người hơn ai hết thấu hiểu được rõ ràng những khó khăn,
40
vướng mắc, lo lắng về tâm lý của tuổi bắt đầu phát triển ở HS, thậm chí là
những sợ hãi của các em khi gặp phải một số tình huống trong các mối quan
hệ và rất mong muốn được giúp đỡ. Vì vậy, CBQL và GV hầu như hiểu được
nhu cầu được tư vấn của HS (điểm TB là 3.48 đối với CBQL và 3.27 đối với
GV). Cô H.T.T.N, trường THCS Tượng Lĩnh cho biết: “Hiện nay, do sự phát
triển của mạng xã hội, các em được tiếp cận với nhiều luồng thông tin đa
dạng, điều đó vừa ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến HS. HS rất cần được tư
vấn để lựa chọn thông tin hữu ích cho bản thân và biết phòng ngừa những tiêu
cực. Trong đó phải kể đến những vấn đề về giới, bạo lực học đường, sức khỏe
sinh lý đối với cả HS nam và HS nữ”.
Các lực lượng xã hội mà chủ yếu là CMHS cũng cho rằng con em mình
có nhu cầu TVTL ở mức cao (điểm TB: 3.04). Theo chia sẻ của Anh H.T.A,
CMHS trường THCS Lê Hồ cho biết: “Phụ huynh rất mong muốn nhà trường
thực hiện nhiều chương trình TVTL cho HS, nhất là đối với HS nữ về các vấn
đề liên quan đến giới tính, tình bạn và tình yêu, bởi đôi khi những chia sẻ của
bố mẹ không thể giúp các con hiểu tường tận, nhất là trong giai đoạn phát
triển của các con”.
HS các trường có nhu cầu được TVTL khá cao, điểm TB đạt: 2.73. Qua
trao đổi trực tiếp với HS N.H.T. lớp 9A trường THCS Thanh Sơn em cho ý
kiến: "Em thấy TVTL cho chúng em là rất cần vì chúng em luôn gặp nhiều
khó khăn trong học tập cúng như trong cuộc sống. Có nhiều vấn đề đặt ra
chúng em không biết giải quyết. Nhưng chúng em cũng thấy e ngại vì không
biết hỏi ai và tin vào ai để trình bày được vấn đề của mình". Tuy nhiên, vẫn
còn một phần ba số HS được hỏi cho rằng bản thân chỉ có nhu cầu TVTL ở
mức bình thường và còn một bộ phận HS không có nhu cầu được TVTL. Với
những em này, hầu hết thường sống khép kín, không thích người khác biết về
mình, chưa hiểu được tác dụng của việc được tư vấn.
41
2.3.1.3. Thực trạng các lực lượng xã hội tham gia TVTL cho HS các trường
THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Sử dụng kết quả khảo sát ở câu hỏi số 3 (phụ lục 01, 02; 03) đối với
CBQL, GV, LLXH về các lực lượng xã hội tham gia TVTLcủa học, tác giả đã
thu được bảng sau:
Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV, LLXH về các lực lƣợng tham gia
TVTL cho HS (N=240)
TT
Các lực lượng
Mức độ
TB
Thứ
bậc
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không bao
giờ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Tổ Tư vấn, hỗ trợ HS
90
37.5
70
29.2
30
12.5
50
20.8
2.83
3
2
GVCN
110
45.8
50
20.8
30
12.5
50
20.8
2.92
1
3
GV bộ môn
90
37.5
70
29.2
40
16.7
40
16.7
2.88
2
4
Lãnh đạo nhà trường
90
37.5
70
29.2
30
12.5
50
20.8
2.83
3
5
Ban đại diện cha mẹ
học sinh
30
12.5
30
12.5
60
25
120
50
1.88
6
6
Đoàn thanh
niên/Đội thiếu niên
50
20.8
20
8.33
50
20.8
120
50
2.00
5
7
Chuyên gia ngoài
nhà trường
10
4.17
20
8.33
60
25
150
62.5
1.54
7
Điểm TB
2.41
Nhận xét:
CBQL, GV, LLXH đánh giá sự tham gia của các lực lượng vào hoạt
động TVTL cho HS ở mức thỉnh thoảng, điểm TB: 2.41.
Trong đó GVCN được đánh giá là lực lượng tham gia nhiều nhất vào
hoạt động TVTL cho HS, điểm TB: 2.92; GV bộ môn xếp thứ 2, điểm TB: