Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk

2,743
744
123
24
Vic làm ch yếu vn khu vc nông thôn, s chuyn dịch cấu
LĐNT theo hướng gim t trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động
ngành công nghip và dch v còn phát trin chm địa phương. Trình độ lao
động trong khu vc nông nghip, nông thôn vn còn thấp. Do đó, thiếu
việc làm nhưng họ vẫn không có năng lực chuyển đổi ngành ngh, vì vy vic
ĐTN cho LĐNT để cho h có cơ hội chuyển đổi ngh là rt quan trng.
Bên cnh việc đào tạo ngh cho lao động nông thôn để chuyn dịch
cấu lao động cn phi gn vi s chuyn dịch cơ cấu kinh tế ti khu vc nông
thôn, chính vậy công tác đào to cn phải hướng đến phc v sn xut
trong lĩnh vực nông nghip, nông thôn.
1.2.5. Đáp ứng yêu cu ca nn sn xut nông nghip hiện đại
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hội nhập kinh tế quốc tế xu thế tất
yếu và tiếp tục phát triển mạnh mẽ với những tác động nhiều mặt, cơ hội và
thách thức đan xen rất phức tạp đối với nền kinh tế nước ta, quá trình quốc tế
hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng, việc tham gia
vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối
với các nền kinh tế, thì chất lượng nguồn nhân lực syếu tố quyết định
nâng cao năng lực cạnh tranh và sự thành công của mỗi quốc gia và Việt nam
không nằm ngoài quy luật chung đó.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - hội giai đoạn 2011-2020 của
Đảng ta nêu rõ: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại…; Xây dựng cấu kinh tế công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%,
đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội [2]; đẩy mạnh dạy nghề và tạo
việc làm. Hỗ trợ học nghề tạo việc làm cho các đối tượng chính sách,
người nghèo, lao động nông thôn và vùng đô thị hoá… Đây là định hướng rất
bản nhưng cũng thách thức lớn, hiện nay nguồn lao động nước ta dồi
24 Việc làm chủ yếu vẫn ở khu vực nông thôn, sự chuyển dịch cơ cấu LĐNT theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ còn phát triển chậm ở địa phương. Trình độ lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn còn thấp. Do đó, dù thiếu việc làm nhưng họ vẫn không có năng lực chuyển đổi ngành nghề, vì vậy việc ĐTN cho LĐNT để cho họ có cơ hội chuyển đổi nghề là rất quan trọng. Bên cạnh việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn để chuyển dịch cơ cấu lao động cần phải gắn với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn, chính vì vậy công tác đào tạo cần phải hướng đến phục vụ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. 1.2.5. Đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp hiện đại Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu và tiếp tục phát triển mạnh mẽ với những tác động nhiều mặt, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp đối với nền kinh tế nước ta, quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng, việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế, thì chất lượng nguồn nhân lực sẽ là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh và sự thành công của mỗi quốc gia và Việt nam không nằm ngoài quy luật chung đó. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 của Đảng ta nêu rõ: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại…; Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội [2]; đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm. Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đối tượng chính sách, người nghèo, lao động nông thôn và vùng đô thị hoá… Đây là định hướng rất cơ bản nhưng cũng là thách thức lớn, hiện nay nguồn lao động nước ta dồi
25
dào, nhưng chất lượng thấp so với các nước trong khu vực thế giới. Điều
này đã làm hạn chế năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực và nền kinh tế.
vậy, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nói chung lao động
nông thôn nói riêng là yêu cầu cấp bách của nền kinh tế.
1.3. Ni dung Quản lý nhà nƣớc v đào tạo ngh cho lao động
nông thôn
1.3.1. Hoạt động hoạch đnh chiến lược, chính sách, xây dng t
chc thc hin chiến lược, quy hoch, kế hoch, chính sách phát trin dy
ngh
- Hoạch định chiến lược là quá trình nghiên cứu một cách có hệ thống,
đòi hỏi sự tham gia của mọi thành viên không chỉ trong ngành đào tạo nghề
mà còn sự tham gia của các chuyên gia ngành khác. Chính sách là những
chuẩn nguyên tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; được thực hiện
trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể. Bản chất, nội dung
phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối,
nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội... Muốn hoạch định chính sách
đúng triển khai hiệu quả phải căn cứ vào tình hình thực tế trong từng
lĩnh vực, từng giai đoạn cụ thể, căn cứ vào mục tiêu chung và vận dụng linh
hoạt trên cơ sở có sự điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế.
- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch hướng vào mục tiêu, nhiệm vụ đặt
ra cho sự nghiệp đào tạo nghề, đồng thời hoạch định các chính sách và cơ chế
quản lý nhằm hướng vào các chương trình, mục tiêu, kế hoạch đó.
- Kế hoạch là thực hiện những nhiệm vụ cụ thể trên cơ sở sử dụng các
nguồn nhân lực, vật lực nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu, trong đó quy
định rõ phải làm gì? Làm như thế nào và tổ chức, cá nhân nào thực hiện? …
Đây là dự án tổng thể các mục tiêu kinh tế - xã hội ở tầm vi mô hay vĩ
mô được thể hiện thành các chỉ tiêu chung của nền kinh tế quốc dân hay của
25 dào, nhưng chất lượng thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Điều này đã làm hạn chế năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực và nền kinh tế. Vì vậy, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng là yêu cầu cấp bách của nền kinh tế. 1.3. Nội dung Quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn 1.3.1. Hoạt động hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển dạy nghề - Hoạch định chiến lược là quá trình nghiên cứu một cách có hệ thống, đòi hỏi sự tham gia của mọi thành viên không chỉ trong ngành đào tạo nghề mà còn có sự tham gia của các chuyên gia ngành khác. Chính sách là những chuẩn nguyên tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội... Muốn hoạch định chính sách đúng và triển khai có hiệu quả phải căn cứ vào tình hình thực tế trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn cụ thể, căn cứ vào mục tiêu chung và vận dụng linh hoạt trên cơ sở có sự điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế. - Xây dựng kế hoạch, quy hoạch là hướng vào mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho sự nghiệp đào tạo nghề, đồng thời hoạch định các chính sách và cơ chế quản lý nhằm hướng vào các chương trình, mục tiêu, kế hoạch đó. - Kế hoạch là thực hiện những nhiệm vụ cụ thể trên cơ sở sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu, trong đó quy định rõ phải làm gì? Làm như thế nào và tổ chức, cá nhân nào thực hiện? … Đây là dự án tổng thể các mục tiêu kinh tế - xã hội ở tầm vi mô hay vĩ mô được thể hiện thành các chỉ tiêu chung của nền kinh tế quốc dân hay của
26
các ngành, các đơn vị lãnh thổ hay đơn vị cơ sở, cùng các chính sách, các biện
pháp chủ yếu tương ứng bảo đảm việc thực hiện kế hoạch.
- Quy hoạch là sự phân bố và sắp xếp các hoạt động và các yếu tố sản
xuất, dịch vụ đời sống trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh,
huyện.) cho một thời kỳ trung hạn, dài hạn (có chia các giai đoạn) để cụ thể
hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên lãnh thổ, theo thời gian và là cơ
sở để lập các kế hoạch phát triển.
1.3.2. Vic ban hành, t chc thc hiện các văn bản quy phm pháp
lut v đào tạo ngh
Để quản lý và điều tiết thống nhất toàn bộ hoạt động đào tạo nghề cho
lao động nông thôn trên phạm vi cả nước, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt
động đào tạo nghề của các sở dạy nghề, những nội dung quan trọng
pháp luật Nhà nước điều chỉnh trong hoạt động đào tạo nghề.
cấu khung hệ thống đào tạo nghề, hệ thống văn bằng, chứng chỉ,
thời gian đào tạo, được thống nhất thực hiện theo Luật Giáo dục nghề nghiệp
đã được Quốc hội nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, k
họp thứ 8 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2014 quy định cụ thể như sau:
- Mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề danh mục ngành nghề đào tạo,
mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy nghề.
- Vấn đề tuyển sinh, chiêu sinh, quản học sinh, học viên học trong
nước và được cử đi đào tạo ở nước ngoài.
- Tiêu chuẩn chức danh của đội ngũ làm công tác giảng dạy trong hệ
thống đào tạo nghề.
- Thời gian khung chương trình của các cấp trình độ đào tạo nghề
văn bằng tốt nghiệp.
26 các ngành, các đơn vị lãnh thổ hay đơn vị cơ sở, cùng các chính sách, các biện pháp chủ yếu tương ứng bảo đảm việc thực hiện kế hoạch. - Quy hoạch là sự phân bố và sắp xếp các hoạt động và các yếu tố sản xuất, dịch vụ và đời sống trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh, huyện.) cho một thời kỳ trung hạn, dài hạn (có chia các giai đoạn) để cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên lãnh thổ, theo thời gian và là cơ sở để lập các kế hoạch phát triển. 1.3.2. Việc ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nghề Để quản lý và điều tiết thống nhất toàn bộ hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên phạm vi cả nước, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề, những nội dung quan trọng mà pháp luật Nhà nước điều chỉnh trong hoạt động đào tạo nghề. Cơ cấu khung hệ thống đào tạo nghề, hệ thống văn bằng, chứng chỉ, thời gian đào tạo, được thống nhất thực hiện theo Luật Giáo dục nghề nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2014 quy định cụ thể như sau: - Mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề và danh mục ngành nghề đào tạo, mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy nghề. - Vấn đề tuyển sinh, chiêu sinh, quản lý học sinh, học viên học trong nước và được cử đi đào tạo ở nước ngoài. - Tiêu chuẩn chức danh của đội ngũ làm công tác giảng dạy trong hệ thống đào tạo nghề. - Thời gian khung chương trình của các cấp trình độ đào tạo nghề và văn bằng tốt nghiệp.
27
- Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, cơ sở vật chất của các cơ sở đào
tạo và xét duyệt cho phép phát hành các loại sách giáo khoa, ấn phẩm phục vụ
cho dạy nghề.
Pháp luật hiện hành về đào tạo nghề, Quốc hội đã ban hành Luật Giáo
dục quy định đào tạo nghề một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân,
đồng thời quy định cụ thể về các nội dung trong đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc pduyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đến năm 2020”, quy định cụ thể các chính sách cho người học, cho người dạy
và cho cơ sở đào tạo tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Các văn bản
trên đã tạo s pháp cho hoạt động đào tạo nghề, tháo gỡ một phần
những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Tuy nhiên,
một số văn bản vẫn còn thiếu tính thống nhất, chưa tháo gỡ được các vướng
mắc, phát sinh đặc biệt trong vấn đề quy định hiệu lực chi trả chế độ, xử phạt
vi phạm hành chính trong tổ chức đào tạo nghề.
1.3.3. T chức bộ máy quản nhà nước về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn
Lut Giáo dc ngh nghip s 74/2014/QH13; Ngh định 48/2015/NĐ-
CP ng dn Lut Giáo dc ngh nghiệp đã quy định rõ v t chc b máy
quản lý nước v đào tạo nghề, theo đó Chính phủ thng nht thc hin công
tác quản lý nhà nước v đào tạo ngh trên c c:
- Trung ương: Bộ, cơ quan ngang bộ phi hp với cơ quan QLNN về
đào tạo ngh Trung ương thực hin QLNN v đào tạo ngh theo thm quyn
và trc tiếp quản lý cơ sở giáo dc ngh nghip ca b, ngành mình (nếu có)
theo chức năng, nhiệm v đưc phân công.
- tnh: y ban nhân dân (UBND) cp tnh trong phm vi nhim v,
quyn hn ca mình thc hin Quản nhà nước v đào tạo ngh theo phân
27 - Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo và xét duyệt cho phép phát hành các loại sách giáo khoa, ấn phẩm phục vụ cho dạy nghề. Pháp luật hiện hành về đào tạo nghề, Quốc hội đã ban hành Luật Giáo dục quy định đào tạo nghề là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời quy định cụ thể về các nội dung trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, quy định cụ thể các chính sách cho người học, cho người dạy và cho cơ sở đào tạo tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Các văn bản trên đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đào tạo nghề, tháo gỡ một phần những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Tuy nhiên, một số văn bản vẫn còn thiếu tính thống nhất, chưa tháo gỡ được các vướng mắc, phát sinh đặc biệt trong vấn đề quy định hiệu lực chi trả chế độ, xử phạt vi phạm hành chính trong tổ chức đào tạo nghề. 1.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13; Nghị định 48/2015/NĐ- CP hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp đã quy định rõ về tổ chức bộ máy quản lý nước về đào tạo nghề, theo đó Chính phủ thống nhất thực hiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên cả nước: - Ở Trung ương: Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với cơ quan QLNN về đào tạo nghề ở Trung ương thực hiện QLNN về đào tạo nghề theo thẩm quyền và trực tiếp quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp của bộ, ngành mình (nếu có) theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. - Ở tỉnh: Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện Quản lý nhà nước về đào tạo nghề theo phân
28
cp ca Chính ph. S Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) là cơ
quan chuyên môn ca UBND cp tnh có nhim v giúp UBND cp tnh thc
hin chức năng Quản lý nhà nước v đào tạo ngh của địa phương.
- huyện: y ban nhân dân (UBND) cp huyn trong phm vi nhim
v, quyn hn ca mình thc hin QLNN v đào tạo ngh theo phân cp ca
UBND tnh. Phòng Lao động - Thương binh hội thuộc Ủy ban nhân
dân huyện quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện thc hin chc
năng QLNN về đào tạo ngh của địa phương.
Cơ sở dạy nghề được xem là tế bào, nền móng của cơ sở giáo dục quốc
dân, nơi trực tiếp tổ chức thực hiện cụ thể hóa nhiệm vụ dạy nghề được
nhà nước giao đến đối tượng nhu cầu học nghề, nơi trực tiếp quyết định
chất lượng và thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề. Vì vậy, quản hệ
thống sở dạy nghề nhằm tạo điều kiện cho phát triển, đồng thời
hướng hoạt động dạy nghề theo đúng chủ trương chiến lược, mục tiêu dạy
nghề và chính sách, pháp luật là một nội dung quan trọng trong quản nhà
nước về đào tạo nghề.
Mỗi cơ sở dạy nghề đều chịu sự tác động trực tiếp của cấp quản lý trên
nó và trong nội bộ của cơ sở dạy nghề. Nhà nước không can thiệp mà chỉ thực
hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với chúng như: Quản lý sự tồn tại
phát triển, tạo điều kiện hoạt động như quy hoạch, đầu tư cơ bản về cơ sở vật
chất, thiết bị cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo quản việc chấp
hành của cơ sở dạy nghề theo đúng quy định của pháp luật, các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước trên cơ sở phân cấp quản lý từ Trung ương
đến địa phương một cách thống nhất.
1.3.4. Tuyên truyn, ph biến pháp lut và t chc, ch đạo công tác
nghiên cu, ng dng khoa hc, công ngh vào đào tạo ngh
28 cấp của Chính phủ. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) là cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng Quản lý nhà nước về đào tạo nghề của địa phương. - Ở huyện: Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện QLNN về đào tạo nghề theo phân cấp của UBND tỉnh. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện là cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về đào tạo nghề của địa phương. Cơ sở dạy nghề được xem là tế bào, nền móng của cơ sở giáo dục quốc dân, nơi trực tiếp tổ chức thực hiện và cụ thể hóa nhiệm vụ dạy nghề được nhà nước giao đến đối tượng có nhu cầu học nghề, nơi trực tiếp quyết định chất lượng và thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề. Vì vậy, quản lý hệ thống cơ sở dạy nghề là nhằm tạo điều kiện cho nó phát triển, đồng thời hướng hoạt động dạy nghề theo đúng chủ trương chiến lược, mục tiêu dạy nghề và chính sách, pháp luật là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề. Mỗi cơ sở dạy nghề đều chịu sự tác động trực tiếp của cấp quản lý trên nó và trong nội bộ của cơ sở dạy nghề. Nhà nước không can thiệp mà chỉ thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với chúng như: Quản lý sự tồn tại và phát triển, tạo điều kiện hoạt động như quy hoạch, đầu tư cơ bản về cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo và quản lý việc chấp hành của cơ sở dạy nghề theo đúng quy định của pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên cơ sở phân cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương một cách thống nhất. 1.3.4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào đào tạo nghề
29
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đào tạo nghề: Đây
hoạt động quan trọng tác động vào nhận thức của con người, nhận thức đúng
sẽ nh động đúng.Vì vậy, thực hiện thường xuyên không ngừng tăng
cường công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác,
cần thiết, phù hợp với từng đối tượng về các chủ trương, chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước về dạy nghề nhằm làm chuyển biến nhận thức của
các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân theo hướng tích
cực về vị trí đào tạo nghề đối với sự nghiệp phát triển và hội nhập kinh tế đất
nước trong thời kỳ đổi mới.
+ Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về vai trò, vị trí của đội ngũ công
nhân kỹ thuật tay nghề phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng, sở đào tạo
nghề chất lượng, uy tín, gương điển hình tự thân lập nghiệp, những lao
động có tay nghề cao...làm chuyển biến nhân thức về nghề nghiệp cho từng cá
nhân, gia đình và xã hội.
+ Mỗi cán bộ quản giáo viên các sở dạy nghề cũng đóng vai
trò quan trọng trong việc tổ chức rèn luyện, nâng cao nhận thức về tác phong
công nghiệp, tư cách, đạo đức nghề nghiệp vì vậy việc lựa chọn, đào tạo, bồi
dưỡng cho đội ngũ này là điều rất cần thiết. Các cấp ủy Đảng, chính quyền
địa phương cần sự chuyển biến trong nhận thức, nâng cao vai trò, trách
nhiệm để có sự quan tâm đầy đủ cho công tác này.
+ Đối với các lực lượng xã hội và nhân dân, cần làm cho họ hiểu rằng,
chỉ có thể làm tốt công tác đào tạo nghề mới tạo điều kiện phát triển kinh tế,
sự nghiệp đào tạo nghề sự nghiệp của toàn dân và sự nghiệp ấy hoàn thành
khi có sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.
+ Cuối cùng, công tác tuyên truyền cần tập trung vào các Nghị quyết
Trung ương khóa VII, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần X, XI, XII của Đảng,
xuất phát từ Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về
29 - Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đào tạo nghề: Đây là hoạt động quan trọng tác động vào nhận thức của con người, nhận thức đúng sẽ hành động đúng.Vì vậy, thực hiện thường xuyên và không ngừng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, cần thiết, phù hợp với từng đối tượng về các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về dạy nghề nhằm làm chuyển biến nhận thức của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân theo hướng tích cực về vị trí đào tạo nghề đối với sự nghiệp phát triển và hội nhập kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới. + Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về vai trò, vị trí của đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng, cơ sở đào tạo nghề có chất lượng, uy tín, gương điển hình tự thân lập nghiệp, những lao động có tay nghề cao...làm chuyển biến nhân thức về nghề nghiệp cho từng cá nhân, gia đình và xã hội. + Mỗi cán bộ quản lý và giáo viên các cơ sở dạy nghề cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức rèn luyện, nâng cao nhận thức về tác phong công nghiệp, tư cách, đạo đức nghề nghiệp vì vậy việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ này là điều rất cần thiết. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần có sự chuyển biến trong nhận thức, nâng cao vai trò, trách nhiệm để có sự quan tâm đầy đủ cho công tác này. + Đối với các lực lượng xã hội và nhân dân, cần làm cho họ hiểu rằng, chỉ có thể làm tốt công tác đào tạo nghề mới tạo điều kiện phát triển kinh tế, sự nghiệp đào tạo nghề là sự nghiệp của toàn dân và sự nghiệp ấy hoàn thành khi có sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. + Cuối cùng, công tác tuyên truyền cần tập trung vào các Nghị quyết Trung ương khóa VII, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần X, XI, XII của Đảng, xuất phát từ Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về
30
ch trương xã hội hóa Giáo dục - Đào tạo, các Thông , Nghị định liên quan
về mạng lưới các trường dạy nghề...đặc biệt là Luật giáo dục nghề nghiệp mới
ban hành, các Thông tư, Nghị định hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp...để
từ đó xã hội nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của sự nghiệp đào tạo nghề trong
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ
về dạy nghề:
+ Nghiên cứu ứng dụng khoa họci hạn và hàng năm về đào tạo nghề.
+ Nghiên cứu khoa học bản về hoạch định chiến lược, các chính
sách về đào tạo nghề.
+ Nghiên cứu bản, sở khoa học về xây dựng nội dung, chương
trình, phương pháp đào tạo nghề; nghiên cứu thiết bị và học liệu.
+ Nghiên cứu về chuẩn đào tạo nghề và phát triển kĩ năng; xây dựng hệ
thống kiểm định và đánh giá chất lượng dạy nghề.
+ Nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào đào
tạo và sản xuất, thực hiện chuyển giao công nghệ đào tạo nghề.
+ Nghiên cứu khoa học quản lý về đào tạo nghề.
+ Nghiên cứu dự báo về đào tạo nghề và điều tra cơ bản phục vụ nghiên
cứu khoa học về dạy nghề.
1.3.5. Đầu tư các nguồn lc phc v công tác đào tạo ngh
Vấn đề đầu tư cho công tác đào tạo nghề luôn được Chính phủ và chính
quyền địa phương quan tâm đúng mức, vậy thì cần đầu những khâu
nào, lĩnh vực nào, trọng điểm đầu tư, mức đầu như thế nào mới điều
quan trọng. Trên sở đó, vấn đề đầu cho dạy nghề tập trung trên cả
phương diện về nhân lực và vật lực cụ thể như sau:
- Về nhân lực, bao gồm cả số lượng chất lượng nhân lực cho công
tác đào tạo nghề và quản lý công tác đào tạo nghề.
30 chủ trương xã hội hóa Giáo dục - Đào tạo, các Thông tư, Nghị định liên quan về mạng lưới các trường dạy nghề...đặc biệt là Luật giáo dục nghề nghiệp mới ban hành, các Thông tư, Nghị định hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp...để từ đó xã hội nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của sự nghiệp đào tạo nghề trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về dạy nghề: + Nghiên cứu và ứng dụng khoa học dài hạn và hàng năm về đào tạo nghề. + Nghiên cứu khoa học cơ bản về hoạch định chiến lược, các chính sách về đào tạo nghề. + Nghiên cứu cơ bản, cơ sở khoa học về xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo nghề; nghiên cứu thiết bị và học liệu. + Nghiên cứu về chuẩn đào tạo nghề và phát triển kĩ năng; xây dựng hệ thống kiểm định và đánh giá chất lượng dạy nghề. + Nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào đào tạo và sản xuất, thực hiện chuyển giao công nghệ đào tạo nghề. + Nghiên cứu khoa học quản lý về đào tạo nghề. + Nghiên cứu dự báo về đào tạo nghề và điều tra cơ bản phục vụ nghiên cứu khoa học về dạy nghề. 1.3.5. Đầu tư các nguồn lực phục vụ công tác đào tạo nghề Vấn đề đầu tư cho công tác đào tạo nghề luôn được Chính phủ và chính quyền địa phương quan tâm đúng mức, vì vậy thì cần đầu tư ở những khâu nào, lĩnh vực nào, trọng điểm đầu tư, mức đầu tư như thế nào mới là điều quan trọng. Trên cơ sở đó, vấn đề đầu tư cho dạy nghề tập trung trên cả phương diện về nhân lực và vật lực cụ thể như sau: - Về nhân lực, bao gồm cả số lượng và chất lượng nhân lực cho công tác đào tạo nghề và quản lý công tác đào tạo nghề.
31
- Về vật lực, đầu tài chính từ ngân sách nhà nước, các nguồn khác
(các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp), đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết
bị. Đồng thời, Nhà nước tổ chức hướng dẫn quản ngân sách đào tạo
nghề nhằm hướng việc chi tiêu, sử dụng ngân sách, các nguồn huy động đúng
mục đích,có hiệu quả và tiết kiệm. Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006
của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế tài chính đối với sự nghiệp công lập
Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện Nghị đinh 43/2006/NĐ-CP.
Trên quan điểm đầu cho sự nghiệp đào tạo nghề một loại đầu
phát triển, Nhà nước ta ngày càng tăng cường đầu tư, tăng tỷ trọng chi ngân
sách cho ĐTN, ban hành các chính sách thích hợp, các chính sách khuyến
khích, thu hút đầu tư xã hội trong dạy nghề, huy động mọi nguồn lực khác từ
cá nhân, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nghề bằng các chính sách mở về
chế. Đồng thời ban hành các chế độ hỗ trợ, miễn giảm học phí, chính sách
về học bổng học nghề; trích lập các quỹ phát triển sự nghiệp giáo dục…
1.3.6. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ qun công
tác đào tạo ngh
Bộ LĐTB&XH đã ban hành Quyết định số 57/2008/QĐ-BLĐTBXH
ngày 26/5/2008 về việc sử dụng, bồi dưỡng giáo viên đào tạo nghề nhằm đáp
ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ; Ban hành Thông tư số 30/2010/TT-
BLĐTBXH ngày 29/9/2010 quy định chuẩn giáo viên, giáo viên đào tạo nghề.
Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ, giáo viên là một nghệ thuật, khoa
học. Cùng với đó thì công tác bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ này về kỹ năng,
kiến thức, tay nghề, phẩm chất đạo đức theo hướng chuẩn khu vực việc
được cơ sở dạy nghề nói riêng và Nhà nước nói chung đặc biệt quan tâm. Về
đào tạo cần theo hướng đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp; đồng
31 - Về vật lực, đầu tư tài chính từ ngân sách nhà nước, các nguồn khác (các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp), đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đồng thời, Nhà nước tổ chức và hướng dẫn quản lý ngân sách đào tạo nghề nhằm hướng việc chi tiêu, sử dụng ngân sách, các nguồn huy động đúng mục đích,có hiệu quả và tiết kiệm. Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập và Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị đinh 43/2006/NĐ-CP. Trên quan điểm đầu tư cho sự nghiệp đào tạo nghề là một loại đầu tư phát triển, Nhà nước ta ngày càng tăng cường đầu tư, tăng tỷ trọng chi ngân sách cho ĐTN, ban hành các chính sách thích hợp, các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư xã hội trong dạy nghề, huy động mọi nguồn lực khác từ cá nhân, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nghề bằng các chính sách mở về cơ chế. Đồng thời ban hành các chế độ hỗ trợ, miễn giảm học phí, chính sách về học bổng học nghề; trích lập các quỹ phát triển sự nghiệp giáo dục… 1.3.6. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý công tác đào tạo nghề Bộ LĐTB&XH đã ban hành Quyết định số 57/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/5/2008 về việc sử dụng, bồi dưỡng giáo viên đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ; Ban hành Thông tư số 30/2010/TT- BLĐTBXH ngày 29/9/2010 quy định chuẩn giáo viên, giáo viên đào tạo nghề. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ, giáo viên là một nghệ thuật, khoa học. Cùng với đó thì công tác bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ này về kỹ năng, kiến thức, tay nghề, phẩm chất đạo đức theo hướng chuẩn khu vực là việc được cơ sở dạy nghề nói riêng và Nhà nước nói chung đặc biệt quan tâm. Về đào tạo cần theo hướng đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp; đồng
32
thời sắp xếp, bố trí lại cho phù hợp với trình độ, năng lực mới phát huy hết
các thế mạnh của cá nhân. Bồi dưỡng theo hướng phù hợp với nhu cầu, đạt
chuẩn theo quy định về trình độ tay nghề, nghiệp vụ sư phạm dạy nghề.
1.3.7. Thanh tra, kim tra việc đào tạo ngh cho lao động nông thôn
Theo Điều 72, Lut Giáo dc Ngh nghip s 74/2014/QH13 quy định
như sau: quan được giao thực hiện chức năng QLNN về giáo dục nghề
nghiệp thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp.
Thứ nhất, thanh tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về giáo dục
nghề nghiệp.
Thứ hai, phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị
quan nhà nước thẩm quyền xử các vi phạm pháp luật về giáo dục
nghề nghiệp.
Thứ ba, xác minh, kiến nghị quan nhà nước thẩm quyền giải
quyết khiếu nại, tố cáo về giáo dục nghề nghiệp.
Thứ tư, các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về
thanh tra. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề
nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra. Để thực hiện
tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cần phải thực hiện đồng bộ từ Trung
ương đến địa phương cụ thể như sau:
- Ban Chỉ đạo Trung ương sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các hoạt động của Đề án ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Ban Chỉ đạo cấp tỉnh triển khai kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
hoạt động của Đề án đối với tất cả các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Ban Chỉ đạo cấp huyện thực hiện kiểm tra, giám sát đối với tất cả các
, thị trấn; cấp kiểm tra, giám sát tất cả các lớp dạy nghề cho lao động
nông thôn trên địa bàn các , thị trấn.
32 thời sắp xếp, bố trí lại cho phù hợp với trình độ, năng lực mới phát huy hết các thế mạnh của cá nhân. Bồi dưỡng theo hướng phù hợp với nhu cầu, đạt chuẩn theo quy định về trình độ tay nghề, nghiệp vụ sư phạm dạy nghề. 1.3.7. Thanh tra, kiểm tra việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn Theo Điều 72, Luật Giáo dục Nghề nghiệp số 74/2014/QH13 quy định như sau: Cơ quan được giao thực hiện chức năng QLNN về giáo dục nghề nghiệp thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp. Thứ nhất, thanh tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về giáo dục nghề nghiệp. Thứ hai, phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp. Thứ ba, xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về giáo dục nghề nghiệp. Thứ tư, các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra. Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cần phải thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương cụ thể như sau: - Ban Chỉ đạo Trung ương sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động của Đề án ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Ban Chỉ đạo cấp tỉnh triển khai kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động của Đề án đối với tất cả các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. - Ban Chỉ đạo cấp huyện thực hiện kiểm tra, giám sát đối với tất cả các xã, thị trấn; cấp xã kiểm tra, giám sát tất cả các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn các xã, thị trấn.
33
+ Thanh tra, kiểm tra là một giai đoạn quan trọng trong chu trình quản
lý nhà nước, là phương thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường
kỷ luật nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản nhà nước. Thanh tra trách
nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo một mắt xích, ý nghĩa quan trọng
trong quá trình quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo.
+ Khiếu nại, tố cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử vi
phạm hình thức dân chủ trực tiếp đnhân dân tham gia vào quản nhà
nước, quản hội, bảo vệ lợi ích của nhân, tổ chức, công dân. Hoạt
động xử lý vi phạm được giao cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc do
cơ quan thanh tra, cơ quan thẩm quyền khác xác minh, thẩm tra, kết luận
và kiến nghị biện pháp xử lý tùy theo mức độ vi phạm.
1.4. Các yếu t tác động đến quản lý nhà nƣớc v đào tạo ngh cho
lao động nông thôn
Công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nhưng nhìn chung thể kể đến
những yếu tố cơ bản sau:
1.4.1. Chính sách của Nhà nước v đào tạo ngh cho lao động nông
thôn
Quản nhà nước trên các lĩnh vực nói chung, trong lĩnh vực đào tạo
nghề cho lao động nông thôn nói riêng được đội ngũ cán bộ, công chức nhà
nước thực hiện trên sở các quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện
thực tế tại các địa phương trên cả nước. Hệ thống các quy định, văn bản là cơ
sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông
thôn. Trong những năm qua, đặc biệt từ 2010 đến nay, nhà nước đã ban hành
nhiều chính sách, chủ trương nhằm đẩy mạnh thực hiện công tác này. Dự án
nâng cao năng lực ĐTN thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục
đào tạo, trong đó phần đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Đề án phát
33 + Thanh tra, kiểm tra là một giai đoạn quan trọng trong chu trình quản lý nhà nước, là phương thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường kỷ luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo là một mắt xích, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo. + Khiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm là hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức, công dân. Hoạt động xử lý vi phạm được giao cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc do cơ quan thanh tra, cơ quan có thẩm quyền khác xác minh, thẩm tra, kết luận và kiến nghị biện pháp xử lý tùy theo mức độ vi phạm. 1.4. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nhưng nhìn chung có thể kể đến những yếu tố cơ bản sau: 1.4.1. Chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực nói chung, trong lĩnh vực đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng được đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế tại các địa phương trên cả nước. Hệ thống các quy định, văn bản là cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Trong những năm qua, đặc biệt từ 2010 đến nay, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, chủ trương nhằm đẩy mạnh thực hiện công tác này. Dự án nâng cao năng lực ĐTN thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, trong đó có phần đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Đề án phát