Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Long Biên, thành phố Hà Nội
6,108
382
90
66
2.3.2 Những khó khăn vướng mắc về QĐHP đối với tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Trong những năm vừa qua, đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán
đã rất tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; hoàn thành rất
tốt
nhiệm vụ chính trị được Đảng và nhà nước được giao cho. Cụ thể tổng số Kiểm sát
viên của VSKND quận Long Biên hiện nay là 15 người thì có đến 9 người có trình
độ thạc sỹ; 7 người có trình độ cao cấp lí luận chính trị.
Đội ngũ tiến hành tố tụng tại quận Long Biên ở hai cơ quan Viện Kiểm sát
và Tòa án luôn hoàn thành tốt công việc được giao và đảm bảo tất cả các vụ án
được đưa ra xét xử. Tuy nhiên trong thực tiễn QĐHP, đội ngũ tiến hành tố tụng ở
Long Biên vẫn gặp phải những khó khăn, hạn chế xuất phát từ cả từ quy định của
pháp luật, và cả từ phía những cá nhân tham gia tiến hành tố tụng.
2.3.2.
-
Có thể thấy khi quy định về các tội danh nói chung và tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng, có khoảng cách giữa
mức thấp nhất và mức cao nhất của các khung hình phạt thường khá rộng. Khung
hình phạt tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 104 BLHS 1999 cho thấy
rõ điều đó. Quy định này có ưu điểm là tạo thuận lợi cho những người tiến hành
tố
tụng, nhất là Hội đồng xét xử có thể lựa chọn được mức hình phạt tương xứng với
tính chất, mức độ nguy hiểm của từng hành vi phạm tội cụ thể. Tuy nhiên, trong
điều kiện trình độ chuyên môn của những người tiến hành tố tụng còn có những hạn
chế nhất định, mặt khác, nhận thức của từng người đối với các tình tiết của vụ
án lại
có sự khác nhau, hơn nữa vẫn còn một số bất cập hạn chế trong các quy định của
pháp luật…Tất cả những điều đó đã tạo nhiều khó khăn, vướng mắc trong QĐHP,
tạo ra nhiều trường hợp có sự giữa luận tội tại phiên tòa của VKSND
và quyết định của HĐXX, giữa cấp sơ thẩm và phúc thẩm khi vận dụng các tình tiết
làm căn cứ quyết định hình phạt.
67
Ví dụ: Ngày 14/9/2012, khi đang đi từ chỗ làm về nhà, Dũng tạt qua quán nước của
bà Mai để mua thuốc lá. Tại đây, Dũng gặp Tùng, khi vừa nhìn thấy Dũng, Tùng lao
đến tát vào mặt và nói i nay mày không tr tao tin mày ch. Dũng tức tối
ra
về, và gọi điện cho Huỳnh và Tuấn là bạn cùng phòng trọ. Cả 3 ngồi bàn kế hoạch
trả thù Tùng. Sau một lúc nghĩ lại, Tuấn đã quyết định không tham gia nhưng Dũng
nài nỉ và nói “mày chỉ cần lái xe chở tao với thằng Huỳnh thôi, còn lại bọn tao
lo”.
Tuấn lấy xe máy chở Dũng và Huỳnh đi vòng lại quán nước, không thấy Tùng ở đó,
cả bọn lại vòng lại đi đường về nhà Tùng, thấy Tùng đang đi bộ từ xa, Tuấn lái
xe
áp sát, Dũng và Huỳnh nhảy xuống, Huỳnh đá vào sau lưng Tùng, lúc này Dũng rút
chiếc dao gọt hoa quả cất ở trong người chém Tùng 2 nhát rồi cả bọn lên xe bỏ
đi.
Tùng được người đi đường phát hiện đưa đi cấp cứu. Thương tích 15%. VKS đã
truy tố Dũng, Huỳnh, Tuấn theo khoản 2 Điều 104 BLHS với mức hình phạt như
sau: Dũng và Huỳnh mỗi bị cáo 3 năm đến 4 năm, Tuấn từ 2 đến 3 năm. Tại bản án
50/HSST/2013 ngày 15/3/2013, HĐXX xử phạt Dũng 4 năm tù, Huỳnh 3 năm,
Tuấn 2 năm. Cả 3 bị cáo đã làm đơn xin kháng cáo, HĐXX phúc thẩm đã xét xử
theo hướng không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo và tuyên giữ nguyên bản án
sơ thẩm. Tác giả đồng ý với quan điểm của TAND Q. Long Biên và TAND TP. Hà
Nội, trong vụ án này, Tuấn là người khởi xướng hành vi gây thương tích, vì vậy
Tuấn phải chịu mức hình phạt cao hơn các bị cáo khác là hợp lý.
- ng mc trong áp du 47 BLHS 1999
Một vướng mắc nữa trong việc quyết định hình phạt đó là vẫn còn có những
nhận thức và cách áp dụng khác nhau về quy định của Điều 47 BLHS. Điều 47
BLHS 1999 quy định “khi có ít nht 2 tình tit gim nh nh ti khon 1
u
46 ca BLHS này mà không kèm theo quy định “không có tình ting hoc
thì Tòa án có thể quyết định hình
phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt…Điều này dẫn đến trường hợp nếu bị
cáo có hai tình tiết giảm nhẹ thậm chí có ba, bốn tình tiết giảm nhẹ nhưng lại
có
nhiều tình tiết tăng nặng và mức độ tăng nặng của các tình tiết đó là đáng kể
thì Tòa
68
án có được áp dụng Điều 47 BLHS để quyết định mức hình phạt dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt đối với bị cáo hay không.
Ví dụ: Ngày 25/7/2014 tại bến xe bus, Hải đánh Sơn thương tích 15%, sau đó
bỏ về nhà, người dân đã đưa Sơn đi cấp cứu. Một lúc sau, Hải đã đến CA quận đầu
thú. Hải đã có 01 tiền án về tội cướp tài sản nhưng chưa được xóa án tích. Tuy
nhiên khi xét xử, Tòa đã áp dụng 2 tình tiết giảm nhẹ tại Điều 46 BLHS là i
phm ti t và i phm ti thành kh và vẫn cho Hải được áp
dụng điều 47 BLHS. Sau khi xét xử, Tòa phúc thẩm đã tuyên hủy bản án sở thẩm vì
cho rằng Hải phạm vào trường hợp “tái phạm” là khung tăng nặng quy định tại Điều
48 BLHS hơn nữa việc Hải đánh Sơn ở bến xe bus lúc đó có rất nhiều người nhìn
thấy, nên việc A lên công an tự thú không thể coi là i phm ti t thú.
[52]
2.3.2.2. Hn ch trong hong u tra.
Trong thời gian qua, tại quận Long Biên, những vụ án tội
tích hoc gây tn hi cho sc khe c bị Tòa án ra quyết định trả
hồ
sơ để điều tra bổ sung chiếm tỷ lệ không nhỏ. Kết quả thống kê về số vụ Tòa án
trả
để điều tra bổ sung như sau:
Bảng 2.4. Bảng thống kê vụ Tòa án trả điều tra bổ sung (2011 – 2015)
Năm
Tổng số vụ trả
ĐTBS (Tòa trả)
Số vụ tội 104 trả
ĐTBS (Tòa trả)
Tỷ lệ %
2011
16
4
25%
2012
14
3
21%
2013
17
4
24%
2014
12
3
25%
2015
18
5
27%
Nguồn: Báo cáo thống kê VKSND quận Long Biên
69
Bảng 2.5. Bảng thống kê nội dung vụ án trả điều tra bổ sung (2011 – 2015)
Năm
Số vụ tội 104 trả
ĐTBS (Tòa trả)
Nguyên nhân
Phát sinh tình
tiết mới
Vi phạm thủ
tục tố tụng
Lý do khác
2011
4
3
0
1
2012
3
3
0
0
2013
4
4
0
0
2014
3
3
0
0
2015
5
4
0
1
Nguồn: Báo cáo thống kê VKSND quận Long Biên
Qua bảng số liệu trên, có thể thấy số vụ án “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe người khác” trả ĐTBS tại tòa là tương đối nhiều, chiếm hơn 20%
số vụ, đặc biệt năm 2015 là cao nhất là 27%. Tuy nhiên nguyên nhân trả không
xuất
phát từ thủ tục tố tụng, mà chủ yếu là do tình tiết mới như : bị cáo khai thêm
đồng
phạm, bị cáo khai không đúng với lời khai ban đầu…Điều này cho thấy hoạt động
điều tra đã có những hạn chế nhất định dẫn đến không làm rõ được các tình tiết
vụ
án.Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng hoạt động định tội danh và
quyết định hình phạt của Tòa án.
Kết luận chƣơng 2
Từ thực tiễn định tội danh và QĐHP về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khoẻ của người khác tại TAND quận Long Biên trong thời gian qua cho
thấy các cơ quan tiến hành tố tụng về cơ bản đã có sự thống nhất trong nhận thức
và
áp dụng pháp luật. Đã vận dụng tốt các lý luận về định tội danh vào thực tiễn,
mà
đặc biệt là các dấu hiệu mô tả cấu thành tội phạm của tội danh này, cũng như các
tình tiết định tội, định khung của điều luật được áp dụng triệt để, có tính khả
thi và
70
tính thực tiễn cao. Việc QĐHP cũng đảm bảo các nguyên tắc và căn cứ pháp lý khi
tuyên án.
Tuy nhiên, qua quá trình giải quyết các vụ án cho thấy vẫn còn những quy định
chưa rõ ràng, có những vấn đề chưa được quy định dẫn đến việc áp dụng pháp luật
của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau,
ảnh hưởng lớn đến quá trình định tội danh và QĐHP đối với người phạm tội, tác
giả
đã chỉ ra những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng điều luật này và đưa ra các giải
pháp để hoàn thiện tại chương 3.
.
71
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỘI CỐ Ý
GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA
NGƢỜI KHÁC
Từ sau năm 2000, Nhà nước ta thực hiện chủ trương cải cách tư pháp theo
tinh thần của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng và các Nghị quyết
của Bộ Chính trị như: Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị
về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; ghị quyết số
48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị
quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020. Đây là những định hướng quan trọng cho việc nghiên cứu,
hoàn thiện các quy định của BLHS nhằm thể chế hóa quan điểm mới về chính sách
hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình hiện nay.
Sự phát triển, bổ sung và đề cao quyền con người, quyền cơ bản của công
dân trong Hiến pháp năm 2013 cũng đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện các
quy
định của BLHS hiện hành, làm cho các quyền này của người dân được thực hiện
trên thực tế. Theo đó, một mặt, BLHS phải xử lý nghiêm các hành vi xâm hại các
quyền con người, quyền cơ bản của công dân; đồng thời cũng cần nghiên cứu, đề
xuất sửa đổi hệ thống hình phạt theo hướng đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính
hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội.
Việc hoàn thiện BLHS còn là yêu cầu của hội nhập quốc tế mà Việt Nam đã
tham gia nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực và đã trở thành thành viên của
nhiều điều ước quốc tế đa phương, trong đó có các công ước về phòng chống tội
phạm. Việt Nam đã đàm phán và ký kết nhiều hiệp định tương trợ tư pháp về hình
sự và hiệp định dẫn độ với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, về mặt kỹ thuật
lập
pháp, BLHS hiện hành còn gây khó khăn trong công tác điều tra, truy tố và xét xử
tội phạm. Do vậy, có thể thấy, việc nghiên cứu sửa đổi một cách toàn diện BLHS
thời gian qua là một đòi hỏi cấp bách của thực tiễn. BLHS mới thông qua đã phần
72
nào khắc phục được một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Tuy nhiên, để các
quy định sửa đổi, bổ sung trong BLHS mới phát huy tác dụng thì rất cần có các
văn
bản hướng dẫn kịp thời, bảo đảm có thể áp dụng thuận lợi các quy định này. Sau
đây tác giả xin đưa ra một số biện pháp cụ thể:
3.1. Hoàn thiện quy định về tình tiết định tội cố ý gây thƣơng tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác
3.1.1. Bỏ quy định “khởi tố theo yêu cầu của người bị hại” đối với những
vụ án về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Đối với hành vi cố ý gây thương tích, người phạm tội đã xâm phạm khách
thể quan trọng đó là sức khỏe con người với hình thức lỗi cố ý. Mặt khác, các
hành
vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thường diễn
ra công khai, trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Điều 104 BLHS
quy
định tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên là tỷ lệ cần thiết để truy cứu TNHS. Tuy
nhiên,
trong thực tế có một số trường hợp tỷ lệ thương tật không đến 11% nhưng lại
thuộc
một trong những trường hợp quy định tại điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104 thì
hành vi đó vẫn bị truy cứu TNHS. Còn nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% không gây cố
tật thì được coi là thương tích nhẹ, chưa phải chịu TNHS. Mặt khác, theo quy
định
tại khoản 1 Điều 105 BLTTHS năm 2003 thì các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được
khởi tố vụ án nếu người bị hại có đơn yêu cầu, trong đó có các vụ án thuộc khoản
1
Điều 104 BLHS. Theo chúng tôi, quy định trên của BLTTHS năm 2003 là không
hợp lý, bởi lẽ: Cũng theo quy định của pháp luật, một số tội chiếm đoạt tài sản
(công nhiên chiếm đoạt tài sản,trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…),
người phạm tội chiếm đoạt tài sản từ 2.000.000đ trở lên thì đã bị khởi tố, truy
tố và
xét xử mà không cần phải có yêu cầu của người bị hại, trong khi đó tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có trường hợp, người bị
hại phải điều trị hết cả chục triệu đồng thì lại phải có đơn yêu cầu của người
bị hại
thì cơ quan có thẩm quyền mới được khởi tố, truy tố và xét xử. Chính điểm bất
hợp
lý này đã làm cho nhiều người sau khi phạm tội đã dùng nhiều thủ đoạn để làm cho
người bị hại không yêu cầu khởi tố vụ án. Điều này đã làm hạn chế hiệu quả hoạt
73
động chống và phòng ngừa tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật, bởi do pháp
luật quy định như trên nên khi các vụ c gây tn hi
cho
sc khe c i khác” xảy ra thì việc điều tra, thu thập chứng cứ của CQĐT
thường không được tiến hành một cách kịp thời và đầy đủ, gây khó khăn cho việc
áp dụng các biện pháp ngăn chặn, gây tốn kém về công sức, tiền của cho công tác
điều tra khi vụ án bị đình chỉ; làm phát sinh tiêu cực trong việc giải quyết dân
sự
như người bị hại yêu cầu bồi thường quá cao hoặc đối tượng phạm tội gây sức ép
với gia đình để rút đơn.
Từ những phân tích trên, chúng tôi đề nghị: tại khoản 1 Điều 105 BLTTHS
2003 nên bỏ quy định khởi tố theo yêu cầu của người bị hại đối với những vụ án
về
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định
tại
khoản 1 Điều 104 BLHS nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
3.1.2. Làm rõ các tình tiết định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác
Thực tiễn việc xác định mặt chủ quan của tội phạm này còn nhiều khó khăn
dẫn đến khó phân biệt với tội giết người theo Điều 93 BLHS, nhất là trong trường
hợp giết người chưa đạt và cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của
người khác. Vì vậy, pháp luật hình sự cần phải có các quy định cụ thể có căn cứ
mang tính thực tiễn để xác định mặt chủ quan của tội danh này, từ đó giúp cho
các
cơ quan tiến hành tố tụng dễ dàng phân biệt giữa tội giết người và tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
3.2. Hoàn thiện quy định về các tình tiết định khung của tội cố ý gây
thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác:
*
Từ những khó khăn, vướng mắc nêu trên, tác giả xin đề xuất hoàn thiện
hướng dẫn áp dụng điểm a khoản 1 Điều 104 BLHS
như sau:
- Hung khí nguy hiểm là vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm được hướng
dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP
74
ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và phải được
định nghĩa cụ thể hơn nữa thế nào là phương tiện nguy hiểm vì khái niệm
phương tiện nguy hiểm tại tiểu mục 2.2 có nội hàm không rõ ràng, chung chung,
mơ hồ dẫn đến các cơ quan tiến hành tố tụng gặp nhiều khó khăn khi đánh giá
một số vật như “chiếc cốc”, “cái thớt” hay cái “mũ bảo hiểm” và một số vật dụng
khác trong thực tiễn có phải là phương tiện nguy hiểm hay không. Do đó cần làm
rõ hơn định nghĩa này như sau:
cho
.
*
Đây là tình tiết được xem là tình tiết định tội theo khung cơ bản và định
khung khoản 2, khoản 3 của điều luật. Như vậy, theo logic thì đương nhiên tình
tiết
gây cố tật nặng, rất nặng với tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên cũng phải được áp
dụng
là tình tiết định khung để truy cứu TNHS theo khoản 2 và khoản 3 của Điều 104
BLHS 1999. Có như vậy mới đảm bảo nguyên tắc mức độ nguy hiểm cao hơn thì
phải chịu hình phạt cao hơn. Điều này sẽ vừa đảm bảo nguyên tắc pháp chế, vừa
đảm bảo tính công bằng và khoa học trong truy cứu TNHS đối với người phạm tội.
Do đó tác giả đề xuất cần phân chia cố tật thành 3 mức độ (tương đương với các
khoản 1, 2 và 3 của điều luật) bao gồm cố tật nhẹ có tỷ lệ thương tật dưới 11%;
cố
tật nặng có tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% và cố tật rất nặng có tỷ lệ thương
tật từ
31% trở lên. Việc phân chia này cũng phù hợp mức phân chia thương tật trong tội
danh này.
BLHS 2015 đã khắc phục một số hạn chế, bất cập trong quy định của Điều
104 BLHS 1999. Trong Điều 134 BLHS 2015 đã chia thành 7 khoản với các quy
định cụ thể và logic hơn, tuy nhiên, mức hình phạt giữa các khung vẫn còn sự
chồng
lấn. Khoảng cách giữa mức thấp nhất và mức cao nhất của khung hình phạt ở các
75
khoản 2 và khoản 3 đã được thu hẹp đáng kể, tuy nhiên khoảng cách này trong các
khoản 4, 5 và khoản 6 lại rất rộng, cần tiếp tục nghiên cứu để thu hẹp các
khoảng
cách này với những mức hợp lí hơn bảo đảm thuận lợi cho người áp dụng.
3.3. Các giải pháp khác
3.3.1. Công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật.
Bộ luật hình sự năm 1999 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 21/12/1999 và có hiệu lực từ
ngày 01/7/2000. Quá trình áp dụng, Quốc hội đã có 02 lần sửa đổi, bổ sung cho
phù
hợp tình hình đất nước, đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm. BLHS 1999 là công cụ sắc bén trong việc bảo vệ thành quả cách
mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn
xã
hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh chống và phòng ngừa
tội phạm, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy đã được sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS
1999 (Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009), nhưng quá trình thực thi các điều
khoản trong BLHS cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, gây vướng mắc cho các
cơ quan tiến hành tố tụng trong đó có Điều, 46, 48, 104 BLHS.
Bộ luật tố tụng hình sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003. Bộ luật đã quy định
trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và
thi hành
án hình sự. Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng, một số điều khoản còn quy định
chưa
cụ thể, rõ ràng, trong đó có quy định về giám định thương tích, khởi tố theo yêu
cầu
của người bị hại.
Bộ luật hình sự 2015 và Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã khắc phục được
nhiều hạn chế, trong các hạn chế nêu trên. Tuy nhiên để việc áp dụng pháp luật
một
cách chính xác và thống nhất thì cần ban hành các văn bản hướng dẫn áp để thực
hiện. Do đó, công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật cần được triển khai kịp thời,
tránh việc xử lý oan sai, bỏ lọt tội phạm hoặc cùng một điều luật, một tình tiết
nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng lại có những cách hiểu khác nhau dẫn đến có