Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

6,665
479
91
25
mại tại khoản 5 của hai Điều 190 và Điều 191.
1.3.1. Về khách thể và đối tượng tác động
BLHS Việt Nam hiện hành đặt tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán
hàng cấm vào “Chương XVIII -Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” cho thấy
quan điểm rất rõ ràng của Nhà nước ta về khách thể của tội phạm này. Đó quan
hệ hội đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của nền kinh tế quốc dân được
pháp luật bảo vệ. Khoản 1 Điều 51 Hiến pháp ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
ViệtNam năm 2013 xác định nền kinh tế nước ta là: “nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh
tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Hành vi xâm hại tới quan hệ xã hội này được biểu
hiện cụ thể qua sự vi phạm một mức độ nhất định các quy định của Nhà nước.
Những quy định này rất đa dạng, phong phú, nhiều quy định tính chất đặc
trưng cho từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế. Hành vi phạm tội của tội tàng trữ, sản
xuất, vận chuyển, buôn bán hàng cấm hành vi m phạm chế độ quản độc
quyền của Nhà nước đối với các loại hàng hoá Nhà nước cấm sản xuất, kinh doanh.
Các hàng hóa này Nhà nước không cho phép lưu thông trên thị trường, không cho
phép các doanh nghiệp tổ chức, nhân tàng trữ, sản xuất, kinh doanh. Nhưng
không phải tất cả những hàng hóa đó đều thuộc phạm vi đối tượng của tội phạm này.
Có những hàng hóa tuy cũng là loại Nhà nước cấm sản xuất, kinh doanh nhưng đã
đối tượng của tội phạm khác nên không còn là đối tượng của tội tàng trữ, vận
chuyển hàng cấm như: ma túy, vật liệu nổ, vũ khí quân dụng, văn hóa phẩm đồi trụy
thuộc quy định tại các điều luật khác. Hàng cấm thuộc phạm vi quy định của Điều
191 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 những loại hàng cấm còn lại
mà không thuộc phạm vi quy định của những điều luật riêng biệt khác. Danh mục
hàng cấm theo điều luật này đã được cụ thể hóa một số loại trước đây pháp luật
không quy định như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc lá điếu nhập lậu, pháo nổ và một
số loại hàng hóa không cố định sự thay đổi mỗi giai đoạn nhất định, phù
hợp với tình hình thực tế sự chuyển đổi chính sách phát triển kinh tế như hàng
hóa Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc hàng hóa chưa
25 mại tại khoản 5 của hai Điều 190 và Điều 191. 1.3.1. Về khách thể và đối tượng tác động BLHS Việt Nam hiện hành đặt tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm vào “Chương XVIII -Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” cho thấy quan điểm rất rõ ràng của Nhà nước ta về khách thể của tội phạm này. Đó là quan hệ xã hội đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của nền kinh tế quốc dân được pháp luật bảo vệ. Khoản 1 Điều 51 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam năm 2013 xác định nền kinh tế nước ta là: “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Hành vi xâm hại tới quan hệ xã hội này được biểu hiện cụ thể qua sự vi phạm ở một mức độ nhất định các quy định của Nhà nước. Những quy định này rất đa dạng, phong phú, có nhiều quy định có tính chất đặc trưng cho từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế. Hành vi phạm tội của tội tàng trữ, sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng cấm là hành vi xâm phạm chế độ quản lý độc quyền của Nhà nước đối với các loại hàng hoá Nhà nước cấm sản xuất, kinh doanh. Các hàng hóa này Nhà nước không cho phép lưu thông trên thị trường, không cho phép các doanh nghiệp tổ chức, cá nhân tàng trữ, sản xuất, kinh doanh. Nhưng không phải tất cả những hàng hóa đó đều thuộc phạm vi đối tượng của tội phạm này. Có những hàng hóa tuy cũng là loại Nhà nước cấm sản xuất, kinh doanh nhưng đã là đối tượng của tội phạm khác nên không còn là đối tượng của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm như: ma túy, vật liệu nổ, vũ khí quân dụng, văn hóa phẩm đồi trụy thuộc quy định tại các điều luật khác. Hàng cấm thuộc phạm vi quy định của Điều 191 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 là những loại hàng cấm còn lại mà không thuộc phạm vi quy định của những điều luật riêng biệt khác. Danh mục hàng cấm theo điều luật này đã được cụ thể hóa một số loại trước đây pháp luật không quy định như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc lá điếu nhập lậu, pháo nổ và một số loại hàng hóa không cố định mà có sự thay đổi ở mỗi giai đoạn nhất định, phù hợp với tình hình thực tế và sự chuyển đổi chính sách phát triển kinh tế như hàng hóa Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc hàng hóa chưa
26
được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. Hiện nay, theo quy
định tại văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BCT ban hành ngày 09/5/2014 quy định chi
tiết Luật thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh
kinh doanh có điều kiện, danh mục hàng cấm bao gồm 19 loại sau:
1. khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên
dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của
quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng,
vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng;
2. Các chất ma túy;
3. Hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế);
4. Các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới
giáo dục thẩm mỹ, nhân cách;
5. Các loại pháo;
6. Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của
trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả cả chương trình trò chơi
điện tử);
7. Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc chưa được phép sử dụng tại
Việt Nam theo quy định tại Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
8. Thực vật, động vật hoang dã (bao gồm cả vật sống các bộ phận của
chúng đó được chế biến) thuộc danh mục điều ước quốc tế Việt Nam thành
viên quy định các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai
thác và sử dụng;
9. Thủy sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới
hạn cho phép, thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người;
10. Phân bón không trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh
sử dụng tại Việt Nam;
11. Giống cây trồng không trong danh mục được phép sản xuất, kinh
doanh; giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe con người, môi trường, hệ
sinh thái;
26 được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. Hiện nay, theo quy định tại văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BCT ban hành ngày 09/5/2014 quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, danh mục hàng cấm bao gồm 19 loại sau: 1. Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng; 2. Các chất ma túy; 3. Hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế); 4. Các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách; 5. Các loại pháo; 6. Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả cả chương trình trò chơi điện tử); 7. Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật; 8. Thực vật, động vật hoang dã (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đó được chế biến) thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác và sử dụng; 9. Thủy sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép, thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người; 10. Phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam; 11. Giống cây trồng không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái;
27
12. Giống vật nuôi không trong danh mục được phép sản xuất, kinh
doanh; giống vật nuôi gây hại cho sức khỏe con người, nguồn gen vật nuôi, môi
trường, hệ sinh thái;
13. Khoáng sản đặc biệt, độc hại;
14. Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường;
15. Các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ
phẩm, hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y
tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam;
16. Các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam;
17. Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng,
thực phẩm chức năng, thực phẩm nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng
phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép;
18. Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amphibole;
19. Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu.
Luật đầu tư 2014 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015) có quy định cụ
thể danh mục các chất ma tuý cấm đầu kinh doanh, danh mục các hoá chất,
khoáng sản; danh mục các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nghiêm cấm khai thác,
sử dụng mục đích đầu kinh doanh. Bên cạnh đó, Luật đầu tư 2014 còn quy
định về danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Theo quy định này
của Luật đầu thì trong 19 danh mục hàng cấm kể trên một số mặt hàng đã thay
đổi không còn là hàng cấm các mặt hàng như: “pháo các loại" và “sản phẩm thuốc
lá” lại thuộc Danh mục “ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện" (Phụ lục 04 -
Luật Đầu tư năm 2014). Ngày 22/11/2016 Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ
sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
của Luật đầu số 67/2014/QH13, trong đó Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh
doanh điều kiện trong phụ lục đã thay đổi, bỏ hành vi kinh doanh pháo nổ ra
khỏi danh mục và bổ sung hành vi này vào các hành vi cấm trong đầu tư. Tuy nhiên
đối với thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu vẫn “bỏ
27 12. Giống vật nuôi không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống vật nuôi gây hại cho sức khỏe con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái; 13. Khoáng sản đặc biệt, độc hại; 14. Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường; 15. Các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam; 16. Các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam; 17. Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; 18. Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amphibole; 19. Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu. Luật đầu tư 2014 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015) có quy định cụ thể danh mục các chất ma tuý cấm đầu tư kinh doanh, danh mục các hoá chất, khoáng sản; danh mục các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích đầu tư kinh doanh. Bên cạnh đó, Luật đầu tư 2014 còn quy định về danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Theo quy định này của Luật đầu tư thì trong 19 danh mục hàng cấm kể trên một số mặt hàng đã thay đổi không còn là hàng cấm các mặt hàng như: “pháo các loại" và “sản phẩm thuốc lá” lại thuộc Danh mục “ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện" (Phụ lục 04 - Luật Đầu tư năm 2014). Ngày 22/11/2016 Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư số 67/2014/QH13, trong đó Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong phụ lục đã thay đổi, bỏ hành vi kinh doanh pháo nổ ra khỏi danh mục và bổ sung hành vi này vào các hành vi cấm trong đầu tư. Tuy nhiên đối với thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu vẫn “bỏ
28
ngỏ” và việc xử hình sự đối với loại hàng hoá là thuốc láđã gây nhiều tranh cãi
trong giai đoạn này. Tuy nhiên, BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã
khắc phục tình trạng y khi quy định cụ thể thuốc lá điếu nhập lậu một trong
những hàng hóa cấm tàng trữ, vận chuyển.
Theo quy định của BLHS một số hàng cấm đã đối tượng của tội phạm
khác thì sẽ không là đối tượng của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm như: các chất
ma tuý quy định từ Điều 247 đến Điều 259; vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật
quân sự tại Điều 304; vật liệu nổ tại Điều 305; vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ tại
Điều 233; chất phóng xạ tại Điều 309 và chất cháy, chất độc tại Điều 238 BLHS.
Như vậy, loại trừ những hàng cấm đối tượng tác động của các tội phạm
khác, đối tượng tác động của Điều 191 BLHS những quy định của pháp luật về
một số loại hàng hóa Nhà nước quy định cấm lưu hành, cấm sử dụng những
hàng cấm được quy định cụ thể và những hàng cấm còn lại sau:
Một , thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt
Nam theo quy định tại Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Hiện nay Pháp lệnh
bảo vệ và kiểm dịch thực vật đều đã hết hiệu lực. Thay vào đó Luật Bảo vệ và kiểm
dịch thực vật 2013 (có hiệu lực thi hành thi hành kể từ 01/01/2015) đã quy định về
quản đối với thuốc thú y thuốc bảo vệ thực vật. Nhà nước quy định cụ thể
danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép lưu hành và cấm lưu hành tại Việt Nam.
Từ những quy định trên cho thấy những loại thuốc không nằm trong danh mục được
phép lưu hành tại Việt Nam sẽ là đối tượng tác động của tội phạm này.
Hai là, thuốc lá điếu, gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu.
Đây những mặt hàng gây nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng của con người.
Tình hình nhập lậu thuốc khiến ngân sách bị thất thu lớn. Công tác quản đối
với mặt hàng này ngày càng diễn biến phức tạp. BLHS hiện hành, Nghị định hướng
dẫn Luật thương mại của chính phủ liệt loại hàng hoá này vào danh mục hàng
hoá cấm sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, việc đưa thuốc lá nhập lậu vào danh mục
hàng cấm để có thể xử lý hình sự sẽ là một giải pháp hữu hiệu, nhằm ngăn chặn tình
trạng buôn lậu thuốc lá ngoại tại Việt Nam.
28 ngỏ” và việc xử lý hình sự đối với loại hàng hoá là thuốc láđã gây nhiều tranh cãi trong giai đoạn này. Tuy nhiên, BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã khắc phục tình trạng này khi quy định cụ thể thuốc lá điếu nhập lậu là một trong những hàng hóa cấm tàng trữ, vận chuyển. Theo quy định của BLHS một số hàng cấm đã là đối tượng của tội phạm khác thì sẽ không là đối tượng của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm như: các chất ma tuý quy định từ Điều 247 đến Điều 259; vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự tại Điều 304; vật liệu nổ tại Điều 305; vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ tại Điều 233; chất phóng xạ tại Điều 309 và chất cháy, chất độc tại Điều 238 BLHS. Như vậy, loại trừ những hàng cấm là đối tượng tác động của các tội phạm khác, đối tượng tác động của Điều 191 BLHS và những quy định của pháp luật về một số loại hàng hóa Nhà nước có quy định cấm lưu hành, cấm sử dụng là những hàng cấm được quy định cụ thể và những hàng cấm còn lại sau: Một là, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Hiện nay Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật đều đã hết hiệu lực. Thay vào đó Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 (có hiệu lực thi hành thi hành kể từ 01/01/2015) đã quy định về quản lý đối với thuốc thú y và thuốc bảo vệ thực vật. Nhà nước quy định cụ thể danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép lưu hành và cấm lưu hành tại Việt Nam. Từ những quy định trên cho thấy những loại thuốc không nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam sẽ là đối tượng tác động của tội phạm này. Hai là, thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu. Đây là những mặt hàng gây nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng của con người. Tình hình nhập lậu thuốc lá khiến ngân sách bị thất thu lớn. Công tác quản lý đối với mặt hàng này ngày càng diễn biến phức tạp. BLHS hiện hành, Nghị định hướng dẫn Luật thương mại của chính phủ liệt kê loại hàng hoá này vào danh mục hàng hoá cấm sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, việc đưa thuốc lá nhập lậu vào danh mục hàng cấm để có thể xử lý hình sự sẽ là một giải pháp hữu hiệu, nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu thuốc lá ngoại tại Việt Nam.
29
Ba là, các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại
tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách. Hiện nay, chưa có hướng dẫn cụ thể về loại mặt
hàng cấm này. Tuy nhiên, các sản phẩm loại này ngày càng phát triển mạnh mẽ làm
ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển nhân cách, duy lối sống của người dân
đặc biệt thế hệ trẻ. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật xuất bản 2012 của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định cấm xuất bản, in, xuất bản
phẩm có nội dung:
“a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá
hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân
tộc nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối
sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần
phong mỹ tục;
c) Tiết lộ mật nhà nước, mật đời của cá nhân và bí mật khác do
pháp luật quy định;
đ) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân
tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ
quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân
phẩm của cá nhân
Mặc dù, Luật xuất bản không giải thích thế nào văn hóa phản động, đồi
trụy, tín dị đoan hoặc hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách nhưng dựa vào
quy định trên, thể liệt ra các sản phẩm thuộc nhóm này các sản phẩm mang
những nội dung quy định tại một trong các điểm a, b, c, đ Khoản 1 Điều 10 Luật
xuất bản 2012.
Bốn là, thực vật, động vật hoang dã (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của
chúng đã được chế biến) thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam thành
viên quy định các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai
thác và sử dụng. Theo Công ước quốc tế về buôn bán các loại Động, thực vật hoang
nguy cấp (CITES) tại Washington D.C ngày 01/03/1973 Việt Nam
29 Ba là, các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách. Hiện nay, chưa có hướng dẫn cụ thể về loại mặt hàng cấm này. Tuy nhiên, các sản phẩm loại này ngày càng phát triển mạnh mẽ làm ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển nhân cách, tư duy và lối sống của người dân đặc biệt là thế hệ trẻ. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật xuất bản 2012 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định cấm xuất bản, in, xuất bản phẩm có nội dung: “a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục; c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định; đ) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân” Mặc dù, Luật xuất bản không giải thích thế nào là văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách nhưng dựa vào quy định trên, có thể liệt ra các sản phẩm thuộc nhóm này là các sản phẩm mang những nội dung quy định tại một trong các điểm a, b, c, đ Khoản 1 Điều 10 Luật xuất bản 2012. Bốn là, thực vật, động vật hoang dã (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến) thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác và sử dụng. Theo Công ước quốc tế về buôn bán các loại Động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) ký tại Washington D.C ngày 01/03/1973 mà Việt Nam là
30
thành viên việc bảo vệ động, thực vật hoang yêu cầu cấp thiết trên toàn thế
giới. vậy, nhận thức được ý nghĩa này, Nhà nước đã quy định động, thực vật
hoang dã thuộc danh mục điều ước quốc tế và các loại Nhà nước cấp khai thác, sử
dụng vào Danh mục hàng hoá Nhà nước cấm lưu hành, trở thành đối tượng tác động
của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm.
Năm là, thủy sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất độc hại vượt quá
giới hạn cho phép, thủy sản độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con
người. Khoản 2 Điều 6 Luật thuỷ sản 2003 đã quy định cấm hành vi: Khai thác
các loài thuỷ sản thuộc danh mục cấm kể cả cấm có thời hạn, trừ trường hợp vì mục
đích nghiên cứu khoa học được Chính phủ cho phép; khai thác thuỷ sản nhỏ hơn
kích cỡ quy định, trừ trường hợp được phép khai thác để nuôi trồng". Luật thuỷ sản
không giải thích cụ thể thế nào loại thuỷ sản thuộc danh mục cấm, loại thuỷ sản có
lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép hay thuỷ sản có độc tố tự nhiên gây
nguy hiểm tính mạng con người. Tuy nhiên, Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn là quan ban hành các danh mục thuỷ sản cấm khai thác, vùng khai thác
thời hạn cũng như danh mục các chất kháng sinh, chất độc hại trong thuỷ sản bị
cấm.
Sáu là, phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh
và sử dụng tại Việt Nam. Thông tư 19/2014/TT-BNNPTNT ngày 23/6/2014 sửa đổi
Thông 38/2013/TT-BNNPTNT về Danh mục bổ sung phân bón được phép sản
xuất, kinh doanh sử dụng tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát
triển nông thôn ban hành đã quy định danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh
doanh và sử dụng tại Việt Nam. Các loại phân bón không có trong danh sách này bị
coi là hàng cấm.
Bảy , khoáng sản đặc biệt, độc hại. Khoáng sản nguồn tài nguyên cần
được Nhà nước bảo vệ chặt chẽ. Vì vậy, Luật khoáng sản 2010 đã quy định quản lý
nhà nước về khoáng sản. Đối với khoáng sản đặc biệt, khoáng sản độc hại, Nhà
nước quy định cấm u thông, kinh doanh. Trước đây, khi Luật khoáng sản 2010
chưa hiệu lực, Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ
30 thành viên việc bảo vệ động, thực vật hoang dã là yêu cầu cấp thiết trên toàn thế giới. Vì vậy, nhận thức được ý nghĩa này, Nhà nước đã quy định động, thực vật hoang dã thuộc danh mục điều ước quốc tế và các loại Nhà nước cấp khai thác, sử dụng vào Danh mục hàng hoá Nhà nước cấm lưu hành, trở thành đối tượng tác động của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Năm là, thủy sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép, thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Khoản 2 Điều 6 Luật thuỷ sản 2003 đã quy định cấm hành vi: “Khai thác các loài thuỷ sản thuộc danh mục cấm kể cả cấm có thời hạn, trừ trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học được Chính phủ cho phép; khai thác thuỷ sản nhỏ hơn kích cỡ quy định, trừ trường hợp được phép khai thác để nuôi trồng". Luật thuỷ sản không giải thích cụ thể thế nào loại thuỷ sản thuộc danh mục cấm, loại thuỷ sản có lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép hay thuỷ sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm tính mạng con người. Tuy nhiên, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan ban hành các danh mục thuỷ sản cấm khai thác, vùng khai thác có thời hạn cũng như danh mục các chất kháng sinh, chất độc hại trong thuỷ sản bị cấm. Sáu là, phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam. Thông tư 19/2014/TT-BNNPTNT ngày 23/6/2014 sửa đổi Thông tư 38/2013/TT-BNNPTNT về Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đã quy định danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam. Các loại phân bón không có trong danh sách này bị coi là hàng cấm. Bảy là, khoáng sản đặc biệt, độc hại. Khoáng sản là nguồn tài nguyên cần được Nhà nước bảo vệ chặt chẽ. Vì vậy, Luật khoáng sản 2010 đã quy định quản lý nhà nước về khoáng sản. Đối với khoáng sản đặc biệt, khoáng sản độc hại, Nhà nước quy định cấm lưu thông, kinh doanh. Trước đây, khi Luật khoáng sản 2010 chưa có hiệu lực, Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ
31
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật khoáng sản (thông qua ngày 14/6/2005) có giải thích
rất rõ: “Khoáng sản quý, hiếm là khoáng sản kim loại thường gặp dạng tự sinh
hoặc hỗn hợp tự nhiên với các kim loại khác, khoáng sản thuộc nhóm kim cương,
đá quý có giá trị kinh tế đặc biệt, được sử dụng trong các ngành kỹ thuật, công nghệ
cao hoặc để làm đồ trang sức, bao gồm: vàng, bạc, platin, kim cương, ruby, saphia
(corindon) emơrot.”; “Khoáng sản đặc biệt độc hại khoáng sản kim loại
phóng xạ, đất hiếm loại khoáng sản chứa các nguyên tố phóng xạ hoặc độc
hại, tuy có giá trị sử dụng cao trong các ngành công nghiệp, nhưng có tác động xấu
đến môi trường, bao gồm: uran (U), thori (Th), lantan (La), selen (Se), prazeodim
(Pr), neodim (Nd), samari (Sm), europi (Eu), gadolini (Gd), tebi (Tb), diprozi (Dy),
honmi (Ho), eribi (Er), tuli (Tm), ytecbi (Yb), lutexi (Lu), ytri (Y) các loại
khoáng sản thuỷ ngân, arsen, chì - kẽm asbest”. Tuy nhiên, hiện tại Nghị định
này đã hết hiệu lực pháp luật” (Điều 13, Khoản 1 Điều 14). Hiện nay, Khoản 1 Điều
2 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật khoáng sản có giải thích: “Khoáng sản độc hại loại khoáng sản có
chứa một trong các nguyên tố Thủy ngân, Arsen, Uran, Thori, nhóm khoáng vật
Asbet mà khi khai thác, sử dụng phát tán ra môi trường những chất phóng xạ hoặc
độc hại vượt mức quy định của quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.”
Tám , đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức
khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả chương trình
trò chơi điện tử);Ngoài ra, còn một số loại hàng cấm thuộc danh mục Nhà nước cấm
sản xuất, kinh doanh lưu thông đối tượng tác động tại Điều 191 BLHS như:
Các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa
chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng y tế chưa
được phép sử dụng tại Việt Nam; các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử
dụng tại Việt Nam; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh
dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản
bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được quan
31 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản (thông qua ngày 14/6/2005) có giải thích rất rõ: “Khoáng sản quý, hiếm là khoáng sản kim loại thường gặp ở dạng tự sinh hoặc hỗn hợp tự nhiên với các kim loại khác, khoáng sản thuộc nhóm kim cương, đá quý có giá trị kinh tế đặc biệt, được sử dụng trong các ngành kỹ thuật, công nghệ cao hoặc để làm đồ trang sức, bao gồm: vàng, bạc, platin, kim cương, ruby, saphia (corindon) và emơrot.”; “Khoáng sản đặc biệt và độc hại là khoáng sản kim loại phóng xạ, đất hiếm và loại khoáng sản có chứa các nguyên tố phóng xạ hoặc độc hại, tuy có giá trị sử dụng cao trong các ngành công nghiệp, nhưng có tác động xấu đến môi trường, bao gồm: uran (U), thori (Th), lantan (La), selen (Se), prazeodim (Pr), neodim (Nd), samari (Sm), europi (Eu), gadolini (Gd), tebi (Tb), diprozi (Dy), honmi (Ho), eribi (Er), tuli (Tm), ytecbi (Yb), lutexi (Lu), ytri (Y) và các loại khoáng sản thuỷ ngân, arsen, chì - kẽm và asbest”. Tuy nhiên, hiện tại Nghị định này đã hết hiệu lực pháp luật” (Điều 13, Khoản 1 Điều 14). Hiện nay, Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản có giải thích: “Khoáng sản độc hại là loại khoáng sản có chứa một trong các nguyên tố Thủy ngân, Arsen, Uran, Thori, nhóm khoáng vật Asbet mà khi khai thác, sử dụng phát tán ra môi trường những chất phóng xạ hoặc độc hại vượt mức quy định của quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.” Tám là, đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả chương trình trò chơi điện tử);Ngoài ra, còn một số loại hàng cấm thuộc danh mục Nhà nước cấm sản xuất, kinh doanh và lưu thông là đối tượng tác động tại Điều 191 BLHS như: Các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam; các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được cơ quan
32
nhà nước có thẩm quyền cho phép; sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm
amphibole.
Danh mục hàng cấm theo điểm d, điểm đ điều luật này không cố định mà có
những thay đổi nhất định từng giai đoạn, phù hợp với tình hình thực tế sự
chuyển đổi chính sách phát triển kinh tế. Tính chất và đặc điểm của các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung, tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm nói riêng
luôn bị chi phối bởi những chính sách kinh tế của Đảng Nhà nước, hành vi
hôm trước tội phạm nhưng hôm sau không còn tội phạm nữa. vậy, để xác
định đối tượng tác động của tội này phải căn cứ vào các văn bản của Nhà nước
thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế mới xác định được.
Số lượng hàng cấm hoặc lợi nhuận thu được từ việc lưu thông hàng cấm
một căn cứ quan trọng trong việc xác định CTTP hay không cân nhắc quyết
định hình phạt đối với người phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Giới hạn các
khoảng giá trị tương ứng trong các khung hình phạt hạn chế quyền tuỳ nghi của Toà
án, tránh xét xử oan sai, bỏ lọt tội phạm. CTTP cơ bản Khoản 1 Điều 191 BLHS
xác định Nhà nước chỉ đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự đối với hành vi tàng trữ,
vận chuyển hàng cấm. Việc quy định yếu tố định lượng cụ thể như trên là cơ sở để
thống nhất áp dụng trên toàn quốc, đồng thời để người dân hiểu quy định của
pháp luật và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.
1.3.2. Về mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những
biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan [51, tr.99].
Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng đều những biểu hiện bên ngoài. Từ các biểu
hiện bên ngoài mới xem xét các yếu tố khác của tội phạm.
Cũng như các tội phạm khác, mặt khách quan của tội tàng trữ, vận chuyển
hàng cấm là tập hợp tất cả các biểu hiện bên ngoài của tội này, diễn ra hoặc tồn tại ở
thế giới khách quan con người thể nhận biết được, cho phép đánh giá tính
chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, đồng thời cũng là căn cứ
quan trọng để phân biệt tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm với các tội phạm khác.
32 nhà nước có thẩm quyền cho phép; sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amphibole. Danh mục hàng cấm theo điểm d, điểm đ điều luật này không cố định mà có những thay đổi nhất định ở từng giai đoạn, phù hợp với tình hình thực tế và sự chuyển đổi chính sách phát triển kinh tế. Tính chất và đặc điểm của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung, tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm nói riêng luôn bị chi phối bởi những chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, có hành vi hôm trước là tội phạm nhưng hôm sau không còn là tội phạm nữa. Vì vậy, để xác định đối tượng tác động của tội này phải căn cứ vào các văn bản của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế mới xác định được. Số lượng hàng cấm hoặc lợi nhuận thu được từ việc lưu thông hàng cấm là một căn cứ quan trọng trong việc xác định có CTTP hay không và cân nhắc quyết định hình phạt đối với người phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Giới hạn các khoảng giá trị tương ứng trong các khung hình phạt hạn chế quyền tuỳ nghi của Toà án, tránh xét xử oan sai, bỏ lọt tội phạm. CTTP cơ bản ở Khoản 1 Điều 191 BLHS xác định Nhà nước chỉ đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Việc quy định yếu tố định lượng cụ thể như trên là cơ sở để thống nhất áp dụng trên toàn quốc, đồng thời để người dân hiểu rõ quy định của pháp luật và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. 1.3.2. Về mặt khách quan Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan [51, tr.99]. Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng đều có những biểu hiện bên ngoài. Từ các biểu hiện bên ngoài mới xem xét các yếu tố khác của tội phạm. Cũng như các tội phạm khác, mặt khách quan của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm là tập hợp tất cả các biểu hiện bên ngoài của tội này, diễn ra hoặc tồn tại ở thế giới khách quan mà con người có thể nhận biết được, cho phép đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, đồng thời cũng là căn cứ quan trọng để phân biệt tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm với các tội phạm khác.
33
Mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện ở những yếu tố sau:
Thứ nhất: Hành vi khách quan của tội phạm
Trong mặt khách quan của tội phạm hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản.
Những biểu hiện khác của mặt khách quan chỉ có ý nghĩa khi có hành vi khách quan.
Không thể nói đến hậu quả của tội phạm cũng như những biểu hiện khách quan
khác như công cụ, phương tiện, địa điểm, thời gian khi không có hành vi khách
quan [50, tr.93]. Chính vì thế, mặt khách quan của tội tàng trữ, vận chuyển hàng
cấm cũng được đặc trưng bằng dấu hiệu hành vi khách quan.
Hành vi khách quan của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm được tả tại
Khoản 1 Điều 191 BLHS bao gồm nhiều loại hành vi khách quan khác nhau, tuỳ
từng trường hợp cụ thể có thể xác định trường hợp phạm một tội hay phạm nhiều tội
[26, tr.125]. BLHS 2015 mô tả các hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này
thể hiện ở hai dạng hành vi:
Tàng trữ hàng cấm là hành vi cất giữ hàng cấm ở bất kỳ chỗ nào một cách
trái phép, thể là nơi ở, nơi làm việc, mang theo trong người, trong hành lý hoặc
giấu ở bất kỳ một vị trí nào khác mà người tàng trữ đã chọn, không nhằm mục đích
mua bán, sản xuất hoặc vận chuyển hàng cấm từ nơi này đến nơi khác. Thời gian
tàng trữ dài hay ngắn không ý nghĩa đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu tàng trữ hàng cấm cho người khác mà biết rõ người này buôn bán hàng cấm thì
hành vi cất giữ hàng cấm không phải là hành vi tàng trữ hành vi giúp sức
người buôn bán hàng cấm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng
cấm với vai trò đồng phạm. Tuy nhiên, hành vi vận chuyển đã được quy định trong
cùng một điều luật nên việc xác định chính xác hành vi tàng trữ, hành vi vận chuyển
chỉ có ý nghĩa trong việc định tội theo hành vi (một hoặc một số hành vi hay định
tội theo hành vi đầy đủ), nếu cùng một loại hàng cấm. Khi xác định hành vi tàng trữ
hàng cấm, cần phân biệt với hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội có. Nếu tài sản do người khác phạm tội mà có hàng cấm, người đó
chứa chấp thì hành vi chứa chấp sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ
hàng cấm hoặc hành vi tiêu thụ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán
33 Mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện ở những yếu tố sau: Thứ nhất: Hành vi khách quan của tội phạm Trong mặt khách quan của tội phạm hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản. Những biểu hiện khác của mặt khách quan chỉ có ý nghĩa khi có hành vi khách quan. Không thể nói đến hậu quả của tội phạm cũng như những biểu hiện khách quan khác như công cụ, phương tiện, địa điểm, thời gian khi không có hành vi khách quan [50, tr.93]. Chính vì thế, mặt khách quan của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm cũng được đặc trưng bằng dấu hiệu hành vi khách quan. Hành vi khách quan của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm được mô tả tại Khoản 1 Điều 191 BLHS bao gồm nhiều loại hành vi khách quan khác nhau, tuỳ từng trường hợp cụ thể có thể xác định trường hợp phạm một tội hay phạm nhiều tội [26, tr.125]. BLHS 2015 mô tả các hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này thể hiện ở hai dạng hành vi: Tàng trữ hàng cấm là hành vi cất giữ hàng cấm ở bất kỳ chỗ nào một cách trái phép, có thể là nơi ở, nơi làm việc, mang theo trong người, trong hành lý hoặc giấu ở bất kỳ một vị trí nào khác mà người tàng trữ đã chọn, không nhằm mục đích mua bán, sản xuất hoặc vận chuyển hàng cấm từ nơi này đến nơi khác. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không có ý nghĩa đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu tàng trữ hàng cấm cho người khác mà biết rõ người này buôn bán hàng cấm thì hành vi cất giữ hàng cấm không phải là hành vi tàng trữ mà là hành vi giúp sức người buôn bán hàng cấm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm với vai trò đồng phạm. Tuy nhiên, hành vi vận chuyển đã được quy định trong cùng một điều luật nên việc xác định chính xác hành vi tàng trữ, hành vi vận chuyển chỉ có ý nghĩa trong việc định tội theo hành vi (một hoặc một số hành vi hay định tội theo hành vi đầy đủ), nếu cùng một loại hàng cấm. Khi xác định hành vi tàng trữ hàng cấm, cần phân biệt với hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Nếu tài sản do người khác phạm tội mà có là hàng cấm, người đó chứa chấp thì hành vi chứa chấp sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hàng cấm hoặc hành vi tiêu thụ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán
34
hàng cấm. Biểu hiện của loại hành vi tàng trhàng cấm rất đa dạng, thể do
người khác gửi nhờ, do người khác tặng cho hay chủ thể tự mình mua được với mục
đích để sử dụng thì đều bị xử lý về tội “Tàng trữ hàng cấm”. Có thể lấy ví dụ về v
án sau: Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 04/01/2016, tại xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa,
Công an huyện Đức Hòa phát hiện thu giữ tại nhà Thái Hoàng Lâm 03 bao nylong
bên trong đựng 190 cây thuốc lá ngoạigồm 150 cây thuốc lá ngoại hiệu Hero và 40
cây thuốc lá ngoại hiệu Jet. Thái Hoàng Lâm khai số thuốc trên là của người bà con
Campuchia mang về. Hành vi của Thái Hoàng Lâm đã cấu thành tội “Tàng trữ
hàng cấm” nên đã bị xét xử về tội này.
Vận chuyển hàng cấm hành vi dịch chuyển hàng cấm từ nơi y đến nơi
khác một cách trái phép. Hình thức vận chuyển thể trực tiếp mang hoặc gửi
hàng cấm từ địa điểm y đến địa điểm khác bằng bất cứ đường nào (đường bộ,
đường thủy, đường sắt, đường hàng không, đường bưu điện) bằng bất kỳ phương
thức nào (trừ hình thức chiếm đoạt), nhưng đều không nhằm mục đích buôn bán,
tàng trữ. Tuy nhiên, nếu vận chuyển hàng cấm qua biên giới thì thuộc trường hợp
quy định tại Điều 189 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Nếu vận
chuyển hàng cấm hộ cho người khác biết rõ mục đích buôn bán hàng cấm của
người mà mình nhận vận chuyển hộ thì người có hành vi vận chuyển sẽ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm với vai trò giúp sức. Vụ án sau là dẫn
chứng cụ thể về hành vi vận chuyển hàng cấm: Vào đầu tháng 1 năm 2018, Nguyễn
Tiến Dũng thuê xe ô tô nhãn hiệu Huyndai biển số 51N-8327 chở khách đi vùng
biên giới cửa khẩu Tho Mo để chơi đánh bạc. Tối ngày 3/1/2018 Dũng điều khiển
xe về khu chợ giáp cửa khẩu để chờ khách. Tại đây Dũng đã nhận chở thuê 4 bao
nylong thuốc lá cho 2 đối tượng không rõ lai lịch. Dũng đã cất giấu 33 cây thuốc lá
Hero dưới đệm trong cabin xe, 150 cây thuốc 555 17 cây thuốc Hero
băng ghế sau. Sau đó, Dũng tiếp tục điều khiển xe ô tô đi về, đến khoảng 23 giờ 15
phút ngày 3/1/2018, tại xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An lực lượng công
an đã thu giữ được 150 cây thuốc nhãn hiệu 555 50 cây thuốc nhãn hiệu
Hero kể trên. Hành vi của Dũng đã phạm tội “Vận chuyển hàng cấm’ theo quy định
34 hàng cấm. Biểu hiện của loại hành vi tàng trữ hàng cấm rất đa dạng, có thể là do người khác gửi nhờ, do người khác tặng cho hay chủ thể tự mình mua được với mục đích để sử dụng thì đều bị xử lý về tội “Tàng trữ hàng cấm”. Có thể lấy ví dụ về vụ án sau: Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 04/01/2016, tại xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, Công an huyện Đức Hòa phát hiện thu giữ tại nhà Thái Hoàng Lâm 03 bao nylong bên trong đựng 190 cây thuốc lá ngoạigồm 150 cây thuốc lá ngoại hiệu Hero và 40 cây thuốc lá ngoại hiệu Jet. Thái Hoàng Lâm khai số thuốc trên là của người bà con ở Campuchia mang về. Hành vi của Thái Hoàng Lâm đã cấu thành tội “Tàng trữ hàng cấm” nên đã bị xét xử về tội này. Vận chuyển hàng cấm là hành vi dịch chuyển hàng cấm từ nơi này đến nơi khác một cách trái phép. Hình thức vận chuyển có thể là trực tiếp mang hoặc gửi hàng cấm từ địa điểm này đến địa điểm khác bằng bất cứ đường nào (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không, đường bưu điện) bằng bất kỳ phương thức nào (trừ hình thức chiếm đoạt), nhưng đều không nhằm mục đích buôn bán, tàng trữ. Tuy nhiên, nếu vận chuyển hàng cấm qua biên giới thì thuộc trường hợp quy định tại Điều 189 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Nếu vận chuyển hàng cấm hộ cho người khác mà biết rõ mục đích buôn bán hàng cấm của người mà mình nhận vận chuyển hộ thì người có hành vi vận chuyển sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm với vai trò giúp sức. Vụ án sau là dẫn chứng cụ thể về hành vi vận chuyển hàng cấm: Vào đầu tháng 1 năm 2018, Nguyễn Tiến Dũng thuê xe ô tô nhãn hiệu Huyndai biển số 51N-8327 chở khách đi vùng biên giới cửa khẩu Tho Mo để chơi đánh bạc. Tối ngày 3/1/2018 Dũng điều khiển xe về khu chợ giáp cửa khẩu để chờ khách. Tại đây Dũng đã nhận chở thuê 4 bao nylong thuốc lá cho 2 đối tượng không rõ lai lịch. Dũng đã cất giấu 33 cây thuốc lá Hero ở dưới đệm trong cabin xe, 150 cây thuốc lá 555 và 17 cây thuốc lá Hero ở băng ghế sau. Sau đó, Dũng tiếp tục điều khiển xe ô tô đi về, đến khoảng 23 giờ 15 phút ngày 3/1/2018, tại xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An lực lượng công an đã thu giữ được 150 cây thuốc lá nhãn hiệu 555 và 50 cây thuốc lá nhãn hiệu Hero kể trên. Hành vi của Dũng đã phạm tội “Vận chuyển hàng cấm’ theo quy định