Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM
4,082
698
115
28
Bảng 2.3: Phần nội dung kế toán quản trị doanh nghiệp đã áp
dụng
Câu 1: Mục tiêu của kế toán quản trị
Lập kế hoạch
Tổ chức, điều hành
Kiểm soát hiệu quả hoạt động và trách nhiệm quản lý của tất cả các bộ
phận trong tổ chức
Ra quyết định
Khác; đó là:……..
Câu 2: Tổ chức bộ phận kế toán quản trị
Thuộc ban giám đốc
Thuộc bộ phận kế toán
Khác; đó là:
Câu 3: Nhiệm vụ của nhân viên kế toán quản trị
Chỉ làm công tác kế toán quản trị
Vừa làm công tác kế toán tài chính, vừa lập các báo cáo kế toán quản trị
Câu 4: Nhân sự thực hiện kế toán quản trị
Được đào tạo chuyên môn về kế toán quản trị
Không có chuyên môn về kế toán quản trị
Câu 5: Công tác tổ chức kế toán quản trị tại đơn vị
Tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo riêng cho kế toán
quản trị
Sử dụng chung chứng từ, tài khoản, sổ sách của kế toán tài chính, lập báo
cáo kế toán quản trị riêng
Sử dụng kết hợp chứng từ, tài khoản, sổ sách của kế toán tài chính và kế
toán quản trị
29
Câu 6: Lập dự toán ngân sách hoạt động hàng năm
Dự toán tĩnh
Dự toán linh hoạt
Câu 7: Các dự toán do bộ phận nào lập
Kế toán quản trị
Liên quan đến bộ phận nào bộ phận đó lập
Khác; đó là:………………
Câu 8: Các dự toán được lập
Dự toán tiêu thụ sản phẩm
Dự toán sản xuất
Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Dự toán chi phí sản xuất chung
Dự toán tồn kho thành phẩm cuối kỳ
Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Dự toán tiền
Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng cân đối kế toán dự toán
Câu 9: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
Dựa trên cơ sở chi phí thực tế
Dựa trên cơ sở chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính
Dựa trên cơ sở chi phí định mức
Câu 10: Kỳ tính giá thành
Định kỳ ( tháng, quý…)
Bất kỳ thời điểm nào
Khác; đó là:………………
30
Câu 11: Phân loại và kiểm soát chi phí
Theo công dụng
Theo sản phẩm, chi phí thời kỳ
Theo cách ứng xử của chi phí
Câu 12: Nhận diện chi phí ứng xử thành: Định phí, biến phí và chi phí
hỗn hợp.
Có
Không
Khác; đó là:………………
Câu 13: Phân loại chi phí thành: Chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi
phí kiểm soát, chi phí cơ hội, chi phí chênh lệch.
Có
Không
Khác, đó là:………………
Câu 14: Lập định mức chi phí sản xuất: Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
Có
Không
Câu 15: Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Có
Không
Câu 16: Các chênh lệch có quy trách nhiệm cho bộ phận liên quan
Có
31
Không
Câu 17: Phân thành các trung tâm trách nhiệm: trung tâm chi phí,
trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư
Có
Không
Khác; đó là:……..
Câu 18: Có dùng các chỉ số ROI, RI để đánh giá thành quả hoạt động
của từng trung tâm, bộ phận
Có
Không
Khác; đó là:…….
Câu 19: Doanh nghiệp có lập báo cáo phục vụ nội bộ không
không
Có
Câu 20: Phương pháp xác định giá bán
Phương pháp toàn bộ
Phương pháp trực tiếp (đảm phí)
Câu 21: Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí
không
Có
Câu 22: Loại báo cáo thường được lập phục vụ công tác quản trị nội bộ
Báo cáo thu nhập dạng đảm phí
Báo cáo chi tiết khối lượng sản phẩm hoàn thành và tiêu thụ trong kỳ
Báo cáo sản xuất
32
Báo cáo tiến độ sản xuất
Báo cáo cân đối nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa
Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Báo cáo chi tiết các khoản nợ phải thu, nợ phải trả
Báo cáo mua bán hàng hóa, nguyên vật liệu
Báo cáo bộ phận
Báo cáo bộ phận lập cho trung tâm trách nhiệm
Báo cáo sản phẩm hỏng
Khác. Đó là các báo cáo:……………………………
Câu 23: Phần mềm kế toán doanh nghiệp đang sử dụng:
Câu 24: Phần mềm này có dùng cho kế toán quản trị không?
Có
Không
Còn hạn chế
Câu 25: Doanh nghiệp có sử dụng những phần mềm khác để hỗ trợ
công tác kế toán quản trị không?
Có
Không
Bảng câu hỏi được thiết kế ở phần này để tìm hiều được những nội dung kế
toán quản trị các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM đang thực hiện.
Mục tiêu của kế toán quản trị trong doanh nghiệp là gì, doanh nghiệp sử dụng
hệ thống kế toán quản trị để lập kế hoạch, để tổ chức điều hành và kiểm soát
hiệu quả
hoạt động và trách nhiệm quản lý của tất cả các bộ phận hay để ra quyết định….
Bộ phận kế toán quản trị doanh nghiệp đang tổ chức thuộc bộ phận nào trong
doanh nghiệp, thuộc phòng kế toán, thuộc ban giám đốc hay bộ phận nào khác.
33
Nhiệm vụ của nhân viên kế toán quản trị chỉ làm công tác kế toán quản trị hay
vừa làm công tác kế toán tài chính vừa lập báo cáo kế toán quản trị. Nhân viên
kế toán
quản trị có được đào tạo chuyên môn về kế toán quản trị hay không?
Công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp có sử dụng chứng từ, sổ sách của kế
toán tài chính hay thiết kế riêng hệ thống chứng từ, sổ sách cho kế toán quản
trị.
Từ câu 6-8: cung cấp thông tin cho chức năng hoạch định
Doanh nghiệp có lập dự toán ngân sách hàng năm không? Nếu lập thì lập dự
toán tĩnh hay dự toán linh hoạt.
Dự toán ngân sách do bộ phận nào lập? Do bộ phận kế toán quản trị, liên quan
đến bộ phận nào bộ phận đó lập hay có một bộ phận nào khác chuyên lập dự toán
ngân
sách. Các dự toán thường được lập tại doanh nghiệp?
Từ câu 9-10: cung cấp thông tin cho chức năng tổ chức điều hành
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dựa trên cơ sở nào, dựa trên chi phí
thực tế, kết hợp giữa chi phí thực tế và chi phí ước tính hay dựa trên chi phí
định mức.
Doanh nghiệp xác định kỳ tính giá thành như thế nào? Kỳ tính giá thành định
kỳ (tháng, quý…), bất kỳ thời điểm nào hay có lựa chọn khác.
Từ câu 11-18: cung cấp thông tin cho chức năng kiểm soát
Doanh nghiệp có phân loại, kiểm soát và nhận diện chi phí, phân thành các loại
chí phí: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí kiểm soát, chi phí cơ
hội, chi phí
chênh lệch hay không?
Doanh nghiệp phân thành các trung tâm trách nhiệm như: trung tâm chi phí,
trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư không?
Doanh nghiệp có lập định mức chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) không? Có phân tích biến động chi phí nguyên
vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, sau đó
quy trách
nhiệm cho bộ phận liên quan do chênh lệch giữa thực tế so với định mức không?
Doanh nghiệp có dùng các chỉ số ROI, RI để đánh giá thành quả hoạt động của
từng trung tâm, bộ phận.
Từ câu 19-22: cung cấp thông tin cho chức năng ra quyết định
34
Phương pháp xác định giá bán ở doanh nghiệp. Doanh nghiệp có lập báo cáo
kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí, có lập báo cáo phục vụ nội bộ không? Nếu
lập
thì các loại báo cáo đó là gì?
Ngoài ra, còn có một số câu hỏi về phần mềm mà doanh nghiệp sử dụng như:
doanh nghiệp có sử dụng phần mềm kế toán hay phần mềm phục vụ cho kế toán quản
trị không? Phần mềm kế toán có hỗ trợ cho công tác kế toán quản trị không?
Phần thứ tư – Nguyên nhân doanh nghiệp chưa xây dựng mô
hình kế toán quản trị, phần này có 03 câu hỏi
Bảng 2.4: Nguyên nhân doanh nghiệp chưa xây dựng mô hình
kế toán quản trị
Câu 1: Theo Anh/Chị có cần thiết xây dựng mô hình kế toán quản trị
tại doanh nghiệp không?
Có
Không
Câu 2: Những nguyên nhân dẫn đến chưa xây dựng mô hình kế toán
quản trị
Chỉ tập trung chủ yếu vào công tác kế toán tài chính
Thiếu nguồn nhân lực
Chi phí lớn
Khác:
Câu 3: Các thông tin cần thiết phục vụ nhu cầu lập kế hoạch, tổ chức
điều hành, kiểm soát và ra quyết định ở doanh nghiệp
Dự toán tiêu thụ
Dự toán sản xuất
Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Dự toán chi phí sản xuất chung
35
Dự toán chi phí bán hàng
Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Dự toán kết quả kinh doanh
Dự toán thu chi tiền
Báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Khác. Đó là các báo cáo:…………………………….
Bảng câu hỏi được thiết kế ở phần này nhằm tìm hiểu thông tin nguyên nhân
các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM chưa xây dựng mô hình kế toán quản trị để
sử
dụng. Đồng thời biết được các thông tin mà nhà quản trị cần bộ phận kế toán quản
trị
cung cấp. Từ đó, chúng tôi xây dựng nội dung kế toán quản trị phù hợp với mục
tiêu,
yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM.
2.1.2 Mục đích, đối tượng khảo sát thực trạng
2.1.2.1 Mục đích khảo sát
Việc khảo sát thực trạng được thực hiện thông qua sử dụng bảng câu hỏi gửi
đến các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM.
Mục đích khảo sát nhằm tìm hiểu các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM có
xây dựng mô hình kế toán quản trị sử dụng cho doanh nghiệp mình hay chưa. Nếu có
thì xây dựng đến mức độ nào; nếu chưa thì các doanh nghiệp này cần thông tin gì
từ
bộ phận kế toán quản trị để phục vụ cho việc ra các quyết định trong ngắn hạn và
dài
hạn.
Thông qua đó, đưa ra mô hình kế toán quản trị sử dụng cho các doanh nghiệp
sản xuất tại TP.HCM.
2.1.2.2 Đối tượng khảo sát
Đối tượng được khảo sát là các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM. Bảng khảo
sát được gửi tới các doanh nghiệp qua thư điện tử (email) kết hợp với việc gặp
và trao
đổi trực tiếp những người làm công tác kế toán, kế toán quản trị, nhà quản trị.
Khảo sát
ngẫu nhiên 30 doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM, trong đó có:
1 doanh nghiệp nhà nước
36
16 doanh nghiệp là công ty TNHH
7 doanh nghiệp là công ty cổ phần
2 doanh nghiệp liên doanh
4 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
2.2 THỰC TRẠNG KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.2.1 Loại hình quy mô doanh nghiệp
Trong 30 doanh nghiệp sản xuất được khảo sát ngẫu nhiên tại TP.HCM không
có doanh nghiệp sản xuất siêu nhỏ, 21 doanh nghiệp sản xuất có quy mô vừa và
nhỏ, 9
doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn. Bảng câu hỏi được gửi đến các doanh nghiệp
qua thư điện tử (email), kết hợp phỏng vấn trực tiếp những nhà quản trị hoặc
những
người làm công tác kế toán, kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp sản xuất được khảo sát tại TP.HCM hoạt động trong các lĩnh
vực: sản xuất bao bì, may mặc, da giày, chế biến thực phẩm, nông sản, gốm sứ, và
sản
xuất công nghiệp…
Sau khi nhận được kết quả khảo sát và kết hợp với thông tin thu thập trực tiếp,
tiến hành tổng hợp theo những chỉ tiêu đã được thiết kế để tính tỷ lệ phần trăm
các chỉ
tiêu có ứng dụng. Từ đó, đưa ra nhận định thực trạng ứng dụng kế toán quản trị ở
các
doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM.
2.2.2 Tình hình vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất tại
TP.HCM
Qua bảng kết quả khảo sát cho thấy (phụ lục 02) các doanh nghiệp sản xuất tại
TP.HCM được hình thành từ nhiều loại hình doanh nghiệp, chiếm đa phần (77%) là
các công ty cổ phần, công ty TNHH. Hiện nay do những thay đổi tích cực về mặt
chính sách, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng chiếm tỷ trọng đáng
kể
trong tổng các doanh nghiệp (20%). Các doanh nghiệp này là những tập đoàn đa
quốc
gia, các công ty liên doanh giữa các doanh nghiệp nước ngoài với các doanh
nghiệp
trong nước. Còn lại một phần nhỏ là các doanh nghiệp nhà nước chiếm 3%. Do Nhà
nước đã tiến hành cổ phần hóa đa phần các doanh nghiệp nhà nước, chỉ giữ lại các
37
doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành chủ chốt, cần có sự điều tiết, chỉ đạo
trực
tiếp của Nhà nước.
Qua bảng kết quả khảo sát cho thấy (phụ lục 02), các doanh nghiệp sản xuất tại
TP.HCM có quy mô lớn đa số đều xây dựng hệ thống kế toán quản trị sử dụng cho
doanh nghiệp mình (chiếm 67%), các doanh nghiệp này là các công ty cổ phần, công
ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài. Còn lại 33% doanh nghiệp có quy
mô lớn chưa xây dựng mô hình kế toán quản trị nhưng trong quá trình hoạt động bộ
phận kế toán có sử dụng một số báo cáo chi tiết của kế toán tài chính để cung
cấp một
số thông tin cho các nhà quản trị, các doanh nghiệp này là các công ty cổ phần
trong
nước.
Các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn này có thời gian hoạt động khá lâu,
sớm nhất được thành lập hơn 3 năm. Chế độ kế toán áp dụng theo QĐ 15/QĐ-BTC,
mục tiêu của kế toán quản trị: lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát
hiệu quả
hoạt động và trách nhiệm quản lý của tất cả các bộ phận trong tổ chức, ra quyết
định.
Tổ chức bộ phận kế toán quản trị chủ yếu thuộc bộ phận kế toán. Nhiệm vụ của
nhân
viên làm công tác kế toán quản trị, vừa làm công tác kế toán tài chính vừa lập
các báo
cáo kế toán quản trị chiếm 50%, và chỉ làm công tác kế toán quản trị chiếm 50%.
Nhân
sự thực hiện kế toán quản trị không có chuyên môn về kế toán quản trị chiếm 50%,
được đào tạo chuyên môn về kế toán quản trị chiếm 50%.
Đa số các doanh nghiệp sản xuất được khảo sát có quy mô lớn tại TP.HCM sử
dụng kết hợp chứng từ, tài khoản, sổ sách của kế toán tài chính và kế toán quản
trị
chiếm 83%, còn lại 17% tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo
riêng
cho kế toán quản trị.
Trong 21 doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chiếm 70% các doanh nghiệp sản
xuất được khảo sát trên địa bàn TP.HCM, có 20 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 95% chưa
xây dựng mô hình kế toán quản trị sử dụng cho đơn vị mình, còn lại 1 doanh
nghiệp
ứng dụng kế toán quản trị chiếm 5%. Đây là doanh nghiệp nhà nước, sử dụng chế độ
kế toán ban hành theo quyết định QĐ15/QĐ-BTC, mục tiêu của kế toán quản trị thực
hiện 4 chức năng quản trị, tổ chức bộ máy kế toán quản trị thuộc bộ phận kế
toán, nhân
sự vừa làm công tác kế toán tài chính vừa lập báo cáo kế toán quản trị và được
đào tạo