Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM
4,087
698
115
18
Thông tin thích hợp của kế toán cho việc ra quyết định ngắn hạn
Để đảm bảo quyết định ngắn hạn được đề ra là đúng đắn, nhà quản trị cần phải
có công cụ thích hợp giúp họ phân biệt thông tin cần thiết với thông tin không
cần
thiết. Thông tin không cần thiết cần phải được loại bỏ ra khỏi cơ cấu thông tin
trong
các quyết định kinh doanh.
Xét về mặt thời gian, một quyết định được xem là ngắn hạn nếu chỉ liên quan
đến một thời kỳ hoặc ngắn hơn, nghĩa là kết quả của nó thể hiện rõ trong một kỳ
kế
toán. Xét về mặt vốn đầu tư thì quyết định ngắn hạn là quyết định không đòi hỏi
vốn
đầu tư lớn.
Vì vậy quyết định ngắn hạn có tính dễ thay đổi hơn nhiều so với quyết định dài
hạn. Ngoài ra, mục tiêu của quyết định ngắn hạn là nhằm phục vụ cho việc thực
hiện
mục tiêu lâu dài của quyết định dài hạn.
Tiêu chuẩn kinh tế của việc chọn quyết định ngắn hạn chỉ là: Chọn hành động
được dự tính là sẽ mang lại thu nhập cao nhất (hoặc có chi phí thấp nhất) cho
doanh
nghiệp. Việc vận dụng nguyên tắc này để chọn quyết định đúng đắn không phải lúc
nào cũng đơn giản nên còn có 2 vấn đề khác cần được xem xét bổ sung như: các
khoản
thu và chi duy nhất thích hợp cho việc ra quyết định là các khoản thu và chi phí
ước
tính mà khác với các khoản thu và chi phí có trong các phương án có sẵn. Các
khoản
thu đã thu được hoặc các khoản chi đã chi thì sẽ không thích hợp cho việc xem
xét
quyết định. Cách sử dụng duy nhất đối với các khoản này là căn cứ trên đó để dự
đoán
các khoản thu và chi tương lai.
Phân tích thông tin thích hợp của kế toán
Quá trình phân tích thông tin thích hợp đối với việc ra quyết định gồm 4 bước:
Bước 1: Tập hợp tất cả thông tin về các khoản thu và chi có liên quan với những
phương án đang được xem xét
Bước 2: Loại bỏ các khoản chi phí chìm, là những khoản chi phí không thể tránh
được ở các phương án đang xem xét
Bước 3: Loại bỏ các khoản thu và chi như nhau ở các phương án đang xem xét
Bước 4: Những khoản thu và chi còn lại là các thông tin thích hợp cho việc lựa
chọn quyết định đầu tư ngắn hạn.
19
Ở đây cần ghi nhận một điều quan trọng là những thông tin thích hợp trong một
tình huống quyết định này không nhất thiết sẽ thích hợp trong tình huống khác.
Nhận
định này xuất phát từ quan điểm những mục đích khác nhau cần các thông tin khác
nhau của kế toán quản trị. Đây là quan điểm cơ sở của kế toán quản trị, được vận
dụng
thường xuyên trong các quyết định kinh doanh.
Thông tin của kế toán quản trị cho việc ra quyết định vốn đầu tư
dài hạn
Các quyết định về vốn đầu tư đều hướng vào mục tiêu của quá trình sinh lời của
vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra kinh doanh. Quá trình sinh lời của vốn lại phụ
thuộc
vào việc chọn lựa một phương án đầu tư đúng đắn đối với nguồn vốn hạn chế để tạo
ra
lợi nhuận cao nhất.
Các quyết định mua máy mới nhằm giảm chi phí, lựa chọn thiết bị sản xuất,
mua hay thuê ngoài tài sản cố định… thường cần số tiền lớn và thời hạn đầu tư
dài,
thường vượt qua giới hạn của một kỳ kế toán, nên gọi là đầu tư dài hạn.
Để có quyết định đầu tư khôn ngoan, các nhà quản trị doanh nghiệp cần có các
công
cụ hướng dẫn họ trong quá trình so sánh những ưu điểm và nhược điểm của các
phương án đầu tư khác nhau. Các công cụ liên quan đến các quyết định về vốn đầu
tư dài hạn mà chủ yếu sử dụng thông tin do kế toán quản trị cung cấp như: đặc
điểm
của vốn đầu tư, phương pháp giá trị thuần hiện tại NPV, phương pháp tỷ lệ sinh
lời
điều chỉnh theo thời gian…
1.2 KẾ TOÁN TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.2.1 Kế toán tài chính
Chức năng của kế toán là cung cấp và truyền đạt các thông tin kinh tế về một tổ
chức cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Tổ chức được xem xét ở đây là tổ chức
kinh doanh với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Do đó, nội dung của thông tin mà
kế
toán phản ánh là chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh ở doanh
nghiệp để
đạt được các lợi ích kinh tế. Thông tin kế toán được biểu hiện chủ yếu dưới hình
thái
giá trị. Để có thông tin hữu ích có thể sử dụng được, thông tin kế toán phải
được lượng
hóa và tổng hợp thành các báo cáo kế toán nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau
của những người sử dụng thông tin đó.
20
Thông tin kế toán không chỉ cần thiết cho những người điều hành doanh nghiệp
để ra quyết định quản lý ở bên trong doanh nghiệp, mà còn cho cả những người ở
bên
ngoài doanh nghiệp.
Kế toán tài chính liên quan đến quá trình báo cáo hoạt động của một tổ chức
doanh nghiệp cho các cá nhân ở bên ngoài qua báo cáo tài chính.
1.2.2 Căn cứ phân biệt kế toán tài chính với kế toán quản trị
Để hiểu sâu hơn về bản chất của kế toán quản trị, phương cách tốt nhất là phân
biệt kế toán quản trị với kế toán tài chính.
Bảng 1.1: Sự khác nhau cơ bản của kế toán quản trị và kế toán tài chính.
CĂN CỨ PHÂN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
Đối tượng sử dụng
thông tin
Nhà qu
ản lý bên trong
doanh nghiệp: Giám đốc,
hội đồng quản trị
Các tổ chức, cá nhân bên
trong và bên ngoài doanh
nghiệp nhưng chủ yếu là
các tổ chức, cá nhân bên
ngoài doanh nghiệp như: tổ
chức tín dụng, nhà đầu tư,
cơ quan thuế…
Đặc điểm của
thông tin.
- Thông tin tài chính và phi
tài chính.
- Hướng về tương lai.
- Linh hoạt, thích hợp.
- Biểu hiện bằng giá trị, hiện
vật.
- Thông tin tài chính.
- Phản ánh quá khứ.
- Cố định.
- Biểu hiện dưới hình thái giá
trị.
Yêu cầu thông tin Tính kịp thời cao hơn tính
chính xác
Đòi hỏi tính chính xác cao
21
Phạm vi báo cáo Từng bộ phận, khâu, công
việc.
Toàn công ty
Kỳ báo cáo Thường xuyên: ngày, tuần,
tháng, quý, năm theo yêu c
ầu
của nhà quản trị
Định k
ỳ: quý, năm theo quy định
Bộ tài chính
Tính pháp lệnh Không có tính pháp lệnh Có tính pháp lệnh.
Thước đo sử dụng
Được đo lường bằng bất kỳ
các đơn v
ị hiện vật, thời gian
lao động, giá trị
Chủ yếu thể hiện bằng thước đo
giá trị
Quan hệ với các
môn học
Quan hệ nhiều như: quản trị
doanh nghiệp, nguyên lý kế
toán…
Quan hệ ít như: nguyên lý kế
toán
Các báo cáo k
ế toán
chủ yếu
Các báo cáo nội bộ nh
ư: Báo
cáo sản xuất, báo cáo bộ
phận, báo cáo giá th
ành… và
các báo cáo theo yêu cầu và
mục đích sử dụng của nhà
quản trị
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính
1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
Chúng ta thấy về cơ bản kế toán là phương pháp định lượng, đo lường và cung
cấp thông tin kinh tế của một tổ chức. Tổ chức xã hội ngày càng tinh vi, càng
phát
triển thì yêu cầu thông tin kinh tế ngày càng đa dạng và phức tạp, hơn nữa hàng
thế kỷ
qua kế toán cũng không ngừng phát triển và ngày càng hoàn thiện để đáp ứng nhu
cầu
ngày càng cao của các nhà quản trị doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường, khi doanh nghiệp phải tự lo lấy vốn, tự tìm hiểu thị
trường về sản phẩm sản xuất, tự quyết định giá bán,…thì quá trình quản trị doanh
nghiệp và các thông tin của kế toán quản trị phải được gắn chặt với nhau là một
nhu
22
cầu tất yếu. Vậy thông tin của kế toán quản trị cho các chức năng quản lý là
không thể
thiếu được trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam nói chung và ở TP.HCM nói
riêng.
Mặc dù có sự nhận thức khác nhau về lợi ích của kế toán quản trị đối với các kế
hoạch phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong từng quốc gia, nhưng hầu hết
các
quốc gia đều nhận định chung là kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong
việc dự
toán và lập kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; ngoài ra kế
toán quản trị còn là một công cụ để phân tích, đánh giá việc thực hiện các chi
phí,
doanh thu, lợi nhuận và vai trò quan trọng nhất của kế toán quản trị là công cụ
cho ban
quản trị ra quyết định góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Kế
toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. Nó
giữ
vai trò cung cấp các thông tin hữu ích, kịp thời và có tính dự báo để cho ban
lãnh đạo
doanh nghiệp cân nhắc và đưa ra các quyết định quan trọng đối với sự tồn tại của
doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn.
Chính những lợi ích do kế toán quản trị mang lại, việc tổ chức thực hiện kế toán
quản trị trong doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM là một yêu cầu cấp thiết vì điều
này
sẽ góp phần:
- Giúp cho các nhà quản trị hoạch định được các chiến lược phát triển thích hợp
cho tổ chức, xây dựng các phương án kinh tế hiệu quả nhất, giúp cho việc cung
cấp thông tin kịp thời và linh hoạt cho bộ máy quản lý. Đây là yêu cầu cần thiết
để các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM mở rộng quy mô cũng như lĩnh vực
sản xuất, sức ép về vốn, về việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm ngày một
đòi hỏi nhiều hơn nên nhu cầu thông tin hữu ích phục vụ cho việc ra quyết định
của nhà quản trị ngày một nhiều hơn, nhanh hơn và chính xác hơn.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế hội nhập như
hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa
học kỹ thuật thúc đẩy sự tự động hóa ngày càng toàn diện trong hoạt động sản
xuất kinh doanh vì kế toán tài chính không thể cung cấp những thông tin linh
hoạt, kịp thời, hữu ích giúp đưa ra các quyết định kịp thời ứng phó với những
diễn biến phức tạp của thị trường.
23
- Tăng cường khả năng kiểm soát của nhà quản lý trong việc thực hiện kế hoạch
sản xuất kinh doanh để kịp thời điều chỉnh kế hoạch và hướng mọi hoạt động
của tổ chức theo mục tiêu đã xác định. Kiểm soát hiệu quả các loại chi phí phát
sinh tại doanh nghiệp.
Để phục vụ cho các mục tiêu của nhà quản lý, kế toán quản trị hiện đại đã phát
triển các công cụ và kỹ thuật phù hợp. Theo đó, các công cụ này bao gồm: công cụ
hỗ
trợ cho việc hiểu biết thị trường; công cụ cho kế hoạch chiến lược; công cụ đánh
giá
kết quả; công cụ quản lý và phát triển tri thức.
Như vậy, có thể thấy hiện nay kế toán quản trị ở các nước tiên tiến đã phát
triển
vượt xa khỏi hình thái ban đầu của nó là hệ thống dự toán ngân sách nhằm phục vụ
cho việc kiểm soát chi phí. Kế toán quản trị ngày nay đã có những bước tiến rất
xa
trong những năm cuối thế kỷ 20 để trở thành một bộ phận không thể tách rời của
quản
trị doanh nghiệp. Kế toán quản trị hiện đại đã chuyển sang một hình thái mới,
hình thái
phát triển tầm nhìn chiến lược đi kèm với sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông
tin.
24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Kế toán tài chính là một bộ phận không thể thiếu trong bộ máy tổ chức quản lý
của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, không thể phủ nhận sự
cần
thiết của việc ra đời và phát triển của bộ phận kế toán quản trị trong cơ cấu tổ
chức bộ
máy quản lý của doanh nghiệp. Vì nhà quản trị quan tâm đến những gì xảy ra trong
tương lai hơn là những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Khác với kế toán tài
chính, kế
toán quản trị cung cấp thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu của các nhà quản trị
doanh
nghiệp. Hiểu và phân biệt được nội dung của kế toán quản trị với kế toán tài
chính sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng kế toán quản trị vào thực tiễn.
Việc phân tích các mục tiêu, yêu cầu, chức năng thông tin, và nội dung chủ yếu
của kế toán quản trị giúp cho việc xây dựng mô hình kế toán quản trị sử dụng
trong
các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM.
25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG THỰC HIỆN KẾ
TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.1 Mục tiêu khảo sát
Khảo sát thực trạng được thực hiện thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi bao
gồm 34 câu hỏi, được chia thành 4 phần chính: Phần thứ nhất – Phần câu
hỏi gạn lọc; phần thứ hai – Phần thông tin chung; phần thứ ba – Phần nội
dung kế toán quản trị doanh nghiệp đã sử dụng; phần thứ tư – Nguyên nhân
chưa xây dựng kế toán quản trị tại doanh nghiệp.
Phần thứ nhất – Phần câu hỏi gạn lọc chỉ có 01 câu hỏi
Bảng 2.1: Phần câu hỏi gạn lọc
Câu 1: Anh/Chị hiện là kế toán trong doanh nghiệp sản xuất tại thành
phố Hồ Chí Minh?
1. Đúng 1 Tiếp tục
2. Sai 2 Dừng
Phần này được thiết lập để đạt được mục tiêu là chỉ khảo sát các doanh nghiệp
sản xuất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, và người được khảo sát là nhân viên
kế
toán trong doanh nghiệp – người nắm rõ về công tác kế toán trong doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp được khảo sát đáp ứng được yêu cầu là DNSX tại TP.HCM
và có sử dụng mô hình kế toán quản trị, bảng khảo sát sẽ được chuyển cho nhân
viên
làm công tác kế toán quản trị. Còn nếu doanh nghiệp không sử dụng mô hình kế
toán
quản trị thì bộ phận kế toán sẽ trả lời bảng khảo sát.
Nếu doanh nghiệp được khảo sát không phải là DNSX tại TP.HCM thì dừng
cuộc khảo sát.
26
Phần thứ hai – Phần thông tin chung, phần này có 05 câu hỏi
Bảng 2.2: Phần thông tin chung
Câu 1: Loại hình doanh nghiệp của Anh/Chị:
1. Nhà nước
2. DN tư nhân/TNHH
3. Cổ phần
4. 100% vốn nước ngoài
5. Liên doanh
6. Khác. Đó là………
Câu 2: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp
Mới thành lập ( < 1 năm)
Từ 1 năm đến < 3 năm
Từ 3 năm đến < 5 năm
Từ 5 năm đến < 10 năm
Trên 10 năm
Câu 3: Quy mô doanh nghiệp
Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
Doanh nghiệp có quy mô lớn
Giải thích:
DN siêu nhỏ có số lao động dưới 10 người
DN có quy mô vừa và nhỏ (tổng nguồn vốn đến 100 tỷ đồng hoặc số lao
động bình quân năm :10 người < lao động <300 người)
Còn lại là DN có quy mô lớn
Câu 4: Chế độ kế toán doanh nghiệp đang áp dụng
27
QĐ 15
QĐ 48
Câu 5: Doanh nghiệp có xây dựng hệ thống kế toán quản trị không?
Có 1 Tiếp tục phần III
Không 2 Tiếp tục phần IV
Bảng câu hỏi được thiết kế ở phần này để đạt mục đích thu thập các thông tin
chung về các doanh nghiệp được khảo sát. Như loại hình doanh nghiệp được khảo
sát
(là DNNN, DN tư nhân/TNHH, công ty cổ phần, 100% vốn nước ngoài hay liên
doanh, liên kết….); Biết được thời gian hoạt động của doanh nghiệp (doanh nghiệp
mới thành lập hay đã hoạt động lâu năm); Doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, doanh
nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hay doanh nghiệp có quy mô lớn; Chế độ kế toán doanh
nghiệp đang sử dụng theo Quyết định 15 hay Quyết định 48 của BTC; Và cuối cùng
biết được doanh nghiệp đã sử dụng mô hình kế toán quản trị hay chưa sử dụng.
Nếu doanh nghiệp đã sử dụng mô hình kế toán quản trị thì người được khảo sát
– nhân viên kế toán quản trị sẽ trả lời các câu hỏi về phần kế toán quản trị mà
doanh
nghiệp đang thực hiện. Nội dung kế toán quản trị doanh nghiệp đang áp dụng, mức
độ
sử dụng là đầy đủ, toàn diện hay chỉ sử dụng một số báo cáo nhanh, hoặc chỉ tập
hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành.
Nếu doanh nghiệp chưa sử dụng mô hình kế toán quản trị thì người được khảo
sát – nhân viên kế toán tài chính sẽ trả lời các câu hỏi về nguyên nhân chưa xây
dựng
mô hình kế toán quản trị. Doanh nghiệp ngại chi phí bỏ ra lớn không tương xứng
với
lợi ích từ thông tin kế toán quản trị cung cấp, hay thiếu nhân sự có chuyên môn
thực
hiện kế toán quản trị, hay chỉ tập trung vào phần kế toán tài chính và chưa thấy
được
tầm quan trọng của thông tin do bộ phận kế toán quản trị cung cấp.
Phần thứ ba – Phần nội dung kế toán quản trị doanh nghiệp đã
áp dụng, phần này có 25 câu hỏi