Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của những đặc tính công ty đến quản trị vốn luân chuyển ở các công ty phi tài chính niêm yết tại Việt Nam
2,473
447
96
41
Bảng 4.9 tiếp tục trình bày kết quả hồi quy CCC và các thành phần của nó cùng
với sự kết
hợp của 6 biến giả phân loại theo ngành.
Sig của các giá trị F đều nhỏ thể hiện sự phù hợp của các mô hình và giá trị
Durbin-
Watson cho thấy không có hiện tượng tương quan giữa các phần dư. Mô hình hồi quy
CCC cho thấy mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê với chu kỳ chuyển đổi tiền
mặt
trong ngành công nghệ thông tin, và mối tương quan âm đối với ngành dịch vụ và
ngành
năng lượng. Ngoài ra, có mối tương quan dương trong ngành công nghệ thông tin và
ngành công nghiệp đối với số ngày trung bình khoản phải thu. Trong khi đó, ngành
năng
lượng lại có mối tương quan âm với số ngày trung bình hàng tồn kho. Và cuối
cùng,
ngành công nghệ thông tin tiếp tục có mối tương quan dương với số ngày trung
bình
khoản phải trả.
Bảng 4.9. Kết quả hồi quy CCC và các thành phần của nó kết hợp yếu tố ngành.
Biến phụ thuộc:
CCC
AR
INV
AP
Mô hình hồi quy
(10)
(11)
(12)
(13)
R
2
0.444
0.539
0.395
0.452
R
2
điều chỉnh
0.432
0.529
0.381
0.440
Thống kê F
35.603
52.127
29.108
36.773
Sig
0.000
0.000
0.000
0.000
Durbin-Watson
1.747
1.846
1.597
1.643
Hệ số
hồi quy
Sig
Hệ số
hồi quy
Sig
Hệ số
hồi quy
Sig
Hệ số
hồi quy
Sig
Biến độc lập:
ROA
-1.730
0.001
-1.194
0.000
-1.009
0.029
-0.474
0.061
GRO
-0.381
0.000
-0.202
0.000
-0.305
0.000
-0.125
0.004
QR
-4.272
0.081
1.291
0.372
-8.006
0.000
-2.443
0.049
OCF
-0.789
0.000
-0.599
0.000
-0.557
0.003
-0.367
0.000
SIZE
2.936
0.369
-3.787
0.050
2.383
0.432
-4.340
0.009
DEBT
-0.897
0.000
-0.259
0.085
-0.308
0.191
0.329
0.011
IND_1
67.029
0.013
89.511
0.000
8.779
0.724
31.260
0.022
IND_2
18.682
0.311
27.383
0.012
8.326
0.626
17.027
0.069
IND_3
-1.102
0.954
-4.995
0.655
-12.226
0.486
-16.119
0.094
IND_4
-50.552
0.020
-24.219
0.059
-38.334
0.056
-12.001
0.274
IND_5
-71.172
0.002
6.680
0.619
-82.416
0.000
-4.565
0.692
IND_6
-28.113
0.151
-9.955
0.390
-33.655
0.064
-15.497
0.119
Nguồn: tổng hợp từ kết quả phụ lục 17, 18, 19 và 20.
42
Trong đó, các biến giả theo ngành:
IND_1: nhận giá trị 1 nếu công ty thuộc ngành công nghệ thông tin, và ngược lại
nhận giá
trị 0
IND_2: nhận giá trị 1 nếu công ty thuộc ngành công nghiệp, và ngược lại nhận giá
trị 0
IND_3: nhận giá trị 1 nếu công ty thuộc ngành hàng tiêu dùng, và ngược lại nhận
giá trị 0
IND_4: nhận giá trị 1 nếu công ty thuộc ngành dịch vụ, và ngược lại nhận giá trị
0
IND_5: nhận giá trị 1 nếu công ty thuộc ngành năng lượng, và ngược lại nhận giá
trị 0
IND_6: nhận giá trị 1 nếu công ty thuộc ngành nguyên vật liệu, và ngược lại nhận
giá trị 0
4.2. Phân tích kết quả nghiên cứu
4.2.1. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt trung bình của những công ty ở Việt Nam là 108.13
ngày. Số
ngày trung bình hàng tồn kho, từ khi hàng được mua về cho đến lúc bán ra, là
89.93 ngày.
Số ngày trung bình mà các công ty thu tiền từ khách hàng là 66.30 ngày và các
công ty
thanh toán các khoản phải trả là 48.10 ngày.
Thời gian trung bình chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của những công ty Việt Nam trong
phạm
vi bài nghiên cứu này ở mức trung bình so với các nghiên cứu trước đây. Chu kỳ
chuyển
đổi tiền mặt ngắn hơn được tìm thấy ở những công ty Bỉ với 44.48 ngày, 76.312
ngày ở
những công ty Tây Ban Nha và 75.38 ngày ở những công ty Thụy Điển (Deloof, 2003;
García-Teruel và Martínez-Solano, 2007; Rimo và Panbunyuen, 2010). Như vậy,
trong
phạm vi của các nghiên cứu có thể nhận thấy những công ty ở các quốc gia trên đã
quản
lý vốn luân chuyển hiệu quả hơn so với các công ty ở Việt Nam. Bên cạnh đó, có
thể kể
thêm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ở một số nghiên cứu khác như 164 ngày ở các công
ty
Hoa Kỳ, 189 ngày đối với các công ty ở thị trường chứng khoán Athen, Hy Lạp và
189.77
ngày đối với các công ty ở Sở giao dịch chứng khoán Tehran, Iran (Jose và cộng
sự, 1996;
Lazaridis và Tryfonidis, 2006; Valipour và cộng sự, 2012).
43
4.2.2. Những đặc tính công ty
Phần phân tích tiếp theo sẽ dựa trên lý thuyết về những đặc tính công ty đã được
đề cập
trong chương 2.
4.2.2.1. Khả năng sinh lợi
Kết quả thực nghiệm của tác giả (mô hình (2), bảng 4.5) cho thấy mối quan hệ
nghịch
biến có ý nghĩa thống kê giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và khả năng sinh lợi và
tương
đồng với kết luận của khá nhiều các nghiên cứu trước (Jose và cộng sự, 1996;
Lazaridis
và Tryfonidis, 2006; García-Teruel và Martínez-Solano, 2007; Nobanee và
AlHajjar,
2009; Mathuva, 2010; Valipour và cộng sự, 2012).
Ngoài ra, với kết quả hồi quy ở bảng 4.7 còn cho thấy mối quan hệ nghịch biến có
ý nghĩa
thống kê giữa khả năng sinh lợi với số ngày trung bình khoản phải thu, số ngày
trung bình
hàng tồn kho và số ngày trung bình khoản phải trả. Kết quả này thống nhất với
phát hiện
của Deloof (2003). Điều đó có nghĩa là khả năng sinh lợi của các công ty được
cải thiện
khi họ quản lý tốt vốn luân chuyển thông qua việc rút ngắn chu kỳ chuyển đổi
tiền mặt,
cũng như các thành phần của nó, cụ thể là rút ngắn thời gian thu tiền khách
hàng, rút ngắn
thời gian lưu kho của hàng và thời gian thanh toán cho nhà cung cấp.
Thật vậy, lợi nhuận được cải thiện khi công ty có chính sách tín dụng với khách
hàng chặt
chẽ, thời gian thanh toán ngắn. Điều này sẽ an toàn hơn việc kéo dài kỳ hạn
thanh toán
cho khách hàng mặc dù công ty có thể tăng doanh thu. Như đã trình bày ở nội dung
trước,
việc rút ngắn thời gian tồn kho là tốt nhưng giảm đến một mức nào đó có thể lại
làm tăng
chi phí thiệt hại do thiếu hàng, công ty mất cơ hội kinh doanh, dẫn đến khả năng
sinh lợi
giảm. Vấn đề về thời gian thanh toán hiện nay có hai quan điểm về việc nên kéo
dài hay
rút ngắn nhằm làm tăng khả năng sinh lợi. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm của bài
nghiên
cứu này cho thấy khả năng sinh lợi của công ty cải thiện thông qua rút ngắn thời
gian
thanh toán cho nhà cung cấp. Thật sự việc trì hoãn thanh toán tiền cho nhà cung
cấp
không chỉ khiến công ty mất đi khoản chiết khấu mà quan trọng hơn có thể làm ảnh
hưởng đến uy tín của chính công ty và suy giảm khả năng sinh lợi trong dài hạn.
Do đó,
với tỷ lệ chiết khấu hợp lý thì việc thanh toán sớm cho nhà cung cấp để nhận
được khoản
44
chiết khấu thanh toán sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty và làm nâng cao
uy tín
của công ty. Nói tóm lại, các nhà quản lý cần cân nhắc thiệt hơn trong việc quản
lý vốn
luân chuyển qua chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và các thành phần của nó, nhằm tránh
tác
động ngược gây bất lợi đến khả năng sinh lợi của công ty.
4.2.2.2. Dòng tiền hoạt động
Dòng tiền hoạt động là một trong những thước đo về khả năng thanh toán bằng tiền
mặt,
nó cho thấy công ty đã kiếm được bao nhiêu tiền từ hoạt động của mình trong khi
chu kỳ
chuyển đổi tiền mặt lại dùng để đánh giá cách mà doanh nghiệp chuyển đổi tiền
mặt
nhanh như thế nào trong một chu kỳ kinh doanh (Maness và Zietlow, 2005). Kết quả
của
tác giả nói về mối quan hệ gữa hai thước đo này.
Tác giả nhận thấy mối quan hệ nghịch biến có ý nghĩa thống kê giữa chu kỳ chuyển
đổi
tiền mặt và dòng tiền hoạt động qua kết quả mô hình (2) (bảng 4.5). Điều này
tương tự
với phát hiện trong nghiên cứu của Moss và Stein (1993). Bên cạnh đó, các kết
quả hồi
quy ở bảng 4.7 cũng cho thấy mối quan hệ nghịch có ý nghĩa thống kê giữa ba
thành phần
của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và dòng tiền hoạt động. Liên quan đến vấn đề này,
kết quả
của tác giả đồng thuận với nghiên cứu của Rimo và Panbunyuen (2010) chỉ ra rằng,
những công ty có dòng tiền hoạt động dồi dào hơn liên quan đến việc quản lý vốn
luân
chuyển hiệu quả hơn cụ thể là rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, số ngày trung
bình
khoản phải thu, số ngày trung bình hàng tồn kho và số ngày trung bình khoản phải
trả.
4.2.2.3. Quy mô công ty
Đối với biến quy mô công ty, tác giả không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống
kê
giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và số ngày trung bình hàng tồn kho với quy mô
công ty
trong phạm vi bài nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, số ngày trung bình khoản phải
thu và
số ngày trung bình khoản phải trả có mối quan hệ nghịch biến có ý nghĩa thống kê
(bảng
4.7). Điều này cho thấy những công ty lớn có số ngày trung bình khoản phải thu
và số
ngày trung bình khoản phải trả ngắn hơn. Thật vậy các công ty lớn thường có ưu
thế hơn
so với các công ty nhỏ trong vấn đề thương lượng với khách hàng cũng như có được
đội
ngũ nhân viên tín dụng trình độ chuyên môn cao. Việc rút ngắn thời gian thu tiền
khách
45
hàng sẽ được thực hiện hiệu quả hơn đối với các công ty có quy mô lớn. Mặc dù có
ưu thế
là công ty lớn nhưng không có nghĩa tất cả các công ty sẽ tận dụng lợi thế này
để trì hoãn
thời gian thanh toán. Như đã trình bày ở trên, đa số các công ty đều có xu hướng
thanh
toán đúng hoặc trước hạn nhằm thu được lợi ích từ chiết khấu thanh toán cũng như
tránh
những chi phí phát sinh thêm từ việc thanh toán trễ hạn. Việc trì hoãn thời gian
thanh toán
cho nhà cung cấp xảy ra phổ biến ở các công ty nhỏ, vốn ít thường gặp khó khăn
về khả
năng thanh khoản.
4.2.2.4. Tốc độ tăng trưởng doanh thu
Kết quả mô hình hồi quy (2) (bảng 4.5) chứng minh mối quan hệ nghịch biến giữa
chu kỳ
chuyển đổi tiền mặt và tốc độ tăng trưởng doanh thu. Điều này cho thấy việc tăng
tốc độ
tăng tưởng doanh thu có tác động làm giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, đây là kết
quả tốt
cho công tác quản lý vốn luân chuyển. Kết quả hồi quy này cũng tương đồng với
nghiên
cứu gần đây của Rimo và Panbunyuen (2010), Valipour và cộng sự (2012).
Tác giả cũng phát hiện cả ba thành phần của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt là số
ngày trung
bình khoản phải thu, số ngày trung bình hàng tồn kho và số ngày trung bình khoản
phải
trả đều có mối quan hệ nghịch biến có ý nghĩa thống kê với tốc độ tăng trưởng
doanh thu
(bảng 4.7). Từ đây cho thấy, các công ty có tốc độ tăng tưởng cao thì xu hướng
có những
chính sách quản lý tốt hàng tồn kho, khoản phải thu và khoản phải trả so với
những công
ty có tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn. Đây cũng là kết quả của Valipour và cộng sự
(2012)
trong bài nghiên cứu của mình.
4.2.2.5. Tỷ lệ thanh toán nhanh
Sau khi loại tỷ lệ thanh toán hiện thời ra khỏi mô hình hồi quy (1) vì hiện
tượng đa cộng
tuyến, kết quả hồi quy ở mô hình (2) (bảng 4.5) vẫn không tìm thấy mối quan hệ
có ý
nghĩa thống kê giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và tỷ lệ thanh toán nhanh. Bài
nghiên cứu
của Rimo và Panbunyuen (2010), Valipour và cộng sự (2012) cũng có kết quả tương
tự.
Sau đó, các kết quả hồi quy ở bảng 4.7 cũng cho thấy số ngày trung bình khoản
phải thu
và số ngày trung bình khoản phải trả không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê
với tỷ lệ
thanh toán nhanh, ngoại trừ số ngày trung bình hàng tồn kho.
46
4.2.2.6. Tỷ lệ nợ
Kết quả mô hình hồi quy (2) (bảng 4.5) tìm thấy mối quan hệ nghịch biến có ý
nghĩa
thống kê giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và tỷ lệ nợ. Phát hiện này trái với kết
quả
nghiên cứu của Valipour và cộng sự (2012). Như vậy, công ty dù có tỷ lệ nợ thấp
nhưng
vẫn có chu kỳ chuyển đổi tiền mặt cao, điều này cho thấy việc quản lý vốn luân
chuyển
chưa hiệu quả.
Ngoài ra, các kết quả hồi quy ở bảng 4.7 cũng phát hiện số ngày trung bình khoản
phải
thu và số ngày trung bình hàng tồn kho không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê
với tỷ
lệ nợ. Trong khi đó, số ngày trung bình khoản phải trả lại có mối quan hệ đồng
biến có ý
nghĩa thống kê với tỷ lệ nợ. Điều này cho thấy, các công ty nợ nhiều nghĩa là
nguồn nội
bộ không đủ trang trải cho các hoạt động thì họ thường chiếm dụng vốn của nhà
cung cấp
nhằm giải quyết phần nào tình trạng thiếu vốn của mình. Tuy vậy, các công ty này
cần lưu
ý đến thời gian đáo hạn, nhằm tránh việc phải chịu thêm phí bị phạt do thanh
toán trễ hạn.
4.2.2.7. Yếu tố ngành
Nhìn vào bảng 4.3, giá trị trung bình của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt giữa các
ngành, có
thể nhận thấy các công ty thuộc ngành công nghệ thông tin có số ngày cao nhất
214.215
ngày, kế đến là ngành công nghiệp 130.511 ngày, tiếp theo là ngành y tế 112.89
ngày,
ngành hàng tiêu dùng 111.31 ngày, ngành nguyên vật liệu 86.90 ngày, ngành dịch
vụ
70.01 ngày và cuối cùng thấp nhất thuộc về ngành năng lượng 45.59 ngày. Bên cạnh
đó,
các thành phần của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có thời gian kéo dài nhất cũng
thuộc về
những công ty hoạt động trong ngành công nghệ thông tin và ngành công nghiệp.
Các kết quả hồi quy ở bảng 4.9 cho thấy, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có quan hệ
đồng
biến có ý nghĩa thống kê đối với ngành công nghệ thông tin (67.03) và quan hệ
nghịch
biến có ý nghĩa thống kê đối với ngành dịch vụ (-50.55) và ngành năng lượng
(-71.17).
Con số 67.03 cho biết nếu 2 công ty có chung các đặc tính công ty, công ty nào
hoạt động
trong ngành công nghệ thông tin thì có chu kỳ chuyển đổi tiền mặt dài hơn công
ty không
hoạt động trong ngành công nghệ thông tin là 67.03 ngày. Tương tự, con số -50.55
cho
biết nếu 2 công ty có chung các đặc tính công ty, công ty nào hoạt động trong
ngành dịch
47
vụ thì có chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ngắn hơn công ty không hoạt động trong
ngành dịch
vụ là 50.55 ngày. Điều này có thể cho thấy với đặc thù kinh doanh của từng ngành
thì
ngành công nghệ thông tin quản trị vốn luân chuyển không hiệu quả so với ngành
dịch vụ
và ngành năng lượng. Ngoài ra, số ngày trung bình khoản phải thu có mối quan hệ
đồng
biến có ý nghĩa thống kê ở hai ngành là công nghệ thông tin và ngành công
nghiệp. Số
ngày trung bình hàng tồn kho có mối quan hệ nghịch biến có ý nghĩa thống kê đối
với
ngành năng lượng. Và cuối cùng, số ngày trung bình khoản phải trả có mối quan hệ
đồng
biến có ý nghĩa thống kê với ngành công nghệ thông tin.
4.2.2.8. Yếu tố thời gian
Tác giả nhận thấy rằng kết quả hồi quy ở bảng 4.8. không đưa ra mối quan hệ có ý
nghĩa
thống kê đối với yếu tố thời gian theo năm. Tuy nhiên, so sánh chu kỳ chuyển đổi
tiền
mặt tính trung bình qua các năm (bảng 4.2), dễ dàng nhận ra chỉ tiêu này tăng
lên liên tục
theo từng năm 96.82 ngày (năm 2008); 105.58 ngày (năm 2009); 111.28 ngày (năm
2010)
và 118.85 ngày (năm 2011). Thực tế này cho thấy, để quản lý vốn luân chuyển hiệu
quả
ngày càng trở thành bài toán khó cho các công ty Việt Nam, đặc biệt trong tình
hình khó
khăn chung của nền kinh tế như những năm gần đây.
48
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Vốn luân chuyển đóng vai trò quan trọng trong hoạt động công ty và rất cần được
quản lý
hiệu quả. Quản trị vốn luân chuyển liên quan đến quản trị tiền mặt, hàng tồn
kho, khoản
phải thu và khoản phải trả. Để quản trị vốn luân chuyển hiệu quả, mỗi công ty
cần phải
giữ chu kỳ chuyển đổi tiền mặt cũng như các thành phần của nó ở mức hợp lý. Từ
các
nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy ngoài khả năng sinh lợi có quan hệ chặt
chẽ đến
quản trị vốn luân chuyển thì vẫn có các nhân tố khác tác động đến quản trị vốn
luân
chuyển chẳng hạn như những đặc tính công ty.
Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của
những đặc tính công ty đối với quản trị vốn luân chuyển ở các công ty phi tài
chính niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dựa vào mẫu nghiên cứu với 137 công
ty,
nghiên cứu định lượng được sử dụng làm phương pháp nghiên cứu để kiểm định mối
quan hệ giữa những đặc tính công ty và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, thước đo của
quản trị
vốn luân chuyển ở công ty Việt Nam. Những đặc tính công ty bao gồm khả năng sinh
lợi,
tốc độ tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ thanh toán hiện thời, tỷ lệ thanh toán
nhanh, dòng tiền
hoạt động, quy mô công ty và tỷ lệ nợ. Các thành phần của chu kỳ chuyển đổi tiền
mặt là
số ngày trung bình khoản phải thu, số ngày trung bình hàng tồn kho và số ngày
trung bình
khoản phải trả cũng được sử dụng để tìm ra mối liên hệ với những đặc tính công
ty.
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy mối quan hệ nghịch biến có ý
nghĩa
thống kê giữa khả năng sinh lợi, dòng tiền hoạt động và tốc độ tăng trưởng doanh
thu với
chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Đồng thời, các thành phần của chu kỳ chuyển đổi tiền
mặt
đều có mối quan hệ nghịch biến với ba đặc tính này.
Về ảnh hưởng của yếu tố ngành, kết quả hồi quy báo cáo rằng chu kỳ chuyển đổi
tiền mặt
có mối quan hệ đối với 3 ngành: ngành công nghệ thông tin, ngành dịch vụ và
ngành năng
lượng. Về ảnh hưởng của yếu tố thời gian, kết quả hồi quy chưa tìm thấy kết quả
rõ ràng
từ mối quan hệ giữa yếu tố thời gian và việc quản trị vốn luân chuyển.
49
Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị như
sau:
Khả năng sinh lợi là một trong những mục tiêu tối thượng đối với mọi doanh
nghiệp. Với
hệ số hồi quy cao nhất (r = -2.034) cho thấy khả năng sinh lợi có ảnh hưởng mạnh
nhất
đối với chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, cụ thể là mối quan hệ nghịch biến. Mối quan
hệ
nghịch biến này báo hiệu rằng, nếu các công ty rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi
tiền mặt
thì sẽ có cơ hội cải thiện khả năng sinh lợi. Kết quả thực nghiệm này là bằng
chứng nhằm
khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam nên quan tâm đúng mức đối với việc quản
trị
vốn luân chuyển để gia tăng khả năng sinh lợi.
Nếu khả năng sinh lợi được xem là mục tiêu tiên quyết, thì dòng tiền hoạt động
cụ thể là
khả năng thanh toán bằng tiền mặt lại là điều mà mọi doanh nghiệp cần phải đảm
bảo
nhằm duy trì tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Và mối quan hệ nghịch
biến giữa
dòng tiền hoạt động và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (r = -0.732) lại tiếp tục cho
thấy, các
doanh nghiệp cần có những chính sách cụ thể nhằm quản lý vốn luân chuyển hợp lý,
giảm
chu kỳ chuyển đổi tiền mặt thì có thể cải thiện dòng tiền hoạt động.
Bên cạnh khả năng sinh lợi và dòng tiền hoạt động thì đặc tính về tăng trưởng
doanh thu
cũng có ảnh hưởng nhất định đối với chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (r = -0.397). Kết
quả
thực nghiệm của bài nghiên cứu này chỉ ra rằng, khi các doanh nghiệp Việt Nam
thấy
được tầm quan trọng và muốn quản lý vốn luân chuyển hiệu quả, ngoài việc cân đối
và
quản trị tốt các thành phần của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt thì việc gia tăng tốc
độ tăng
trưởng doanh thu một cách ổn định cũng sẽ giúp các doanh nghiệp rút ngắn chu kỳ
chuyển đổi tiền mặt. Và ngược lại, nếu quản lý tối ưu vốn luân chuyển sẽ tác
động trở lại
khiến các doanh nghiệp có cơ hội duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu ở mức cao
và
ổn định .
Ngành công nghệ thông tin trong bài nghiên cứu có chu kỳ chuyển đổi tiền mặt cao
nhất
(214.215 ngày) và đồng thời nhóm ngành này có mối quan hệ đồng biến (67.029) với
chu
kỳ chuyển đổi tiền mặt trong khi hai ngành năng lượng và dịch vụ có mối quan hệ
nghịch
biến. Chính việc quản lý vốn luân chuyển không hiệu quả này đã khiến giá trị
trung bình
về khả năng sinh lợi của các công ty trong ngành này ở mức thấp nhất (1.398%).
50
Thật vậy, nhìn vào các thông số của ngành công nghệ thông tin thể hiện chi tiết
ở phụ lục
2, ngoại trừ công ty cổ phần FPT (Mã: FPT) cho thấy việc quản lý vốn luân chuyển
hiệu
quả, khả năng sinh lợi và tốc độ tăng trưởng ở mức cao, các mã còn lại đều có
CCC rất
cao cũng như khả năng sinh lợi và tốc độ tăng trưởng doanh thu rất thấp thậm chí
là âm
liên tục qua các năm khảo sát. Như vậy, các công ty hoạt động trong ngành công
nghệ
thông tin cần đặc biệt quan tâm hơn đến việc quản trị vốn luân chuyển nhằm cải
thiện khả
năng sinh lợi.
Khác với các công ty trong ngành công nghệ thông tin, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
trung
bình của các công ty trong ngành năng lượng (Điện, Nước, Gas) có giá trị nhỏ
nhất
(45.587 ngày). Song điều đáng lưu ý là khả năng sinh lợi trung bình của các công
ty hoạt
động trong ngành này lại vẫn ở mức thấp, chỉ cao hơn ngành công nghệ thông tin
(4.49%). Điều này cho thấy với đặc thù kinh doanh của ngành, các công ty trong
ngành
năng lượng có điều kiện kiểm soát số ngày trung bình khoản phải thu và số ngày
trung
bình hàng tồn kho ở mức hợp lý nhưng lại không thể giúp các công ty đạt đến mục
tiêu
hàng đầu của họ là gia tăng khả năng sinh lợi. Ngoài ra, là nhóm ngành có tỷ lệ
nợ trung
bình cao nhất (58%) cũng phần nào cho thấy việc quản lý hoạt động kinh doanh
cũng như
vốn luân chuyển chưa hiệu quả. Vì vậy, các công ty trong ngành năng lượng cần
phải tìm
ra những nguyên nhân cốt lõi để khắc phục nhằm cải thiện khả năng sinh lợi công
ty đi
đôi với việc quản trị vốn luân chuyển hiệu quả.
Có thể nhận thấy, nhóm ngành dịch vụ quản trị vốn luân chuyển hiệu quả hơn cả
trong số
ba ngành, với chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ở mức thấp hợp lý (70.014) đã giúp khả
năng
sinh lợi của các công ty hoạt động trong ngành gia tăng đáng kể. Và việc quản
trị tốt vốn
luân chuyển cần được khuyến khích, phát huy hơn nữa nhằm đạt đến mục tiêu cải
thiện
khả năng sinh lợi và khả năng thanh toán bằng tiền mặt là kỳ vọng của hầu hết
các
công ty.
Mặc dù tác giả đã tích cực trong việc thu thập dữ liệu về các công ty phi tài
chính niêm
yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam, tuy nhiên thời gian nghiên cứu 4 năm
(từ
năm 2008 đến năm 2011) chưa đủ dài để mẫu nghiên cứu có tính đại diện cao. Bên
cạnh