Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của những đặc tính công ty đến quản trị vốn luân chuyển ở các công ty phi tài chính niêm yết tại Việt Nam
2,464
447
96
21
tiền mặt. Điều này cho thấy, việc gia tăng tốc độ tăng trưởng doanh thu sẽ có
tác động
làm giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, quản trị vốn luân chuyển hiệu quả hơn.
Như vậy, công ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao kỳ vọng tạo ra nhiều vốn
luân
chuyển hơn và quản trị vốn luân chuyển tốt hơn, giả thiết 4 được đề ra như sau:
H
4
: Tốc độ tăng trưởng doanh thu có mối quan hệ nghịch biến với CCC.
2.3.5. Tỷ lệ thanh toán hiện thời và tỷ lệ thanh toán nhanh
Tỷ lệ thanh toán hiện thời và tỷ lệ thanh toán nhanh là những tỷ số tài chính
phổ biến. Tỷ
lệ thanh toán hiện thời là tỷ số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Tỷ lệ
thanh toán
nhanh tương tự tỷ lệ thanh toán hiện thời, nhưng loại bỏ hàng tồn kho ra khỏi
tổng tài sản
ngắn hạn. Hai tỷ lệ này được sử dụng như thước đo khả năng thanh toán để quyết
định
liệu công ty có đủ tài sản ngắn hạn để trang trải những khoản nợ ngắn hạn. Chúng
cho
thấy tình trạng vốn luân chuyển của công ty tại thời điểm nào đó, ví dụ tại thời
điểm phát
hành bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, hai thước đo này bị tranh cãi rằng chúng
chỉ là
mức độ bù đắp của tài sản ngắn hạn cho nợ ngắn hạn và chúng không phản ánh tình
hình
hoạt động liên tục của công ty (Maness & Zietlow, 2005).
Bài nghiên cứu được thực hiện bởi Moss và Stine (1993) báo cáo rằng thời gian
chuyển
đổi tiền mặt có mối quan hệ đồng biến có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ thanh toán
hiện thời
và tỷ lệ thanh toán nhanh. Công ty với chu kỳ chuyển đổi tiền mặt dài hơn cần dự
trữ
nhiều tiền mặt hơn cho hoạt động của công ty, điều này khiến tỷ lệ thanh toán
hiện thời và
tỷ lệ thanh toán nhanh cao hơn (Moss và Stine, 1993). Trong khi đó, hai bài
nghiên cứu
của Rimo và Panbunyuen (2010), Valipour và cộng sự (2012), chưa có bằng chứng cụ
thể
về mối quan hệ này. Dựa vào nghiên cứu trước đây, các giả thiết được đề xuất như
sau:
H
5a
: Tỷ lệ thanh toán hiện thời có mối quan hệ đồng biến với CCC.
H
5b
: Tỷ lệ thanh toán nhanh có mối quan hệ đồng biến với CCC.
2.3.6. Tỷ lệ nợ
Tỷ lệ nợ cho thấy tỷ lệ của tổng nợ so với tổng tài sản. Tỷ lệ nợ cao có thể
giải thích rằng
công ty có nguồn quỹ nội bộ thấp và phải tìm nguồn bên ngoài để tài trợ những
hoạt động
và công ty này có năng lực kém trong việc tạo ra tiền mặt trong vốn luân chuyển
(Jeng-
22
Ren và cộng sự, 2006). Hay nói cách khác, khi công ty có tỷ lệ nợ thấp cho thấy
công ty
đó có đủ năng lực trong việc quản lý vốn luân chuyển hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu của Rimo và Panbunyuen (2010), cho thấy mối quan hệ đồng biến
giữa tỷ lệ nợ và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Trong khi
đó, kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Valipour và cộng sự (2012), cung cấp bằng
chứng về mối quan hệ đồng biến có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ nợ và chu kỳ
chuyển đổi
tiền mặt. Từ đó, giả thiết 6 được thiết lập như sau:
H
6
: Tỷ lệ nợ có mối quan hệ đồng biến với CCC.
2.3.7. Yếu tố ngành
Phân loại ngành là một trong những nhân tố dùng để tổng quát hóa các công ty. Vì
những
công ty trong những ngành khác nhau có tính chất hoạt động khác nhau. Bằng cách
phân
loại công ty theo ngành, kết quả sẽ cho thấy sự khác biệt về ngành đối với quản
trị vốn
luân chuyển và những nhân tố của nó.
Theo Jose và cộng sự (1996), phân loại trong việc đo lường chu kỳ chuyển đổi
tiền mặt
bởi ảnh hưởng ngành khi những công ty có những sản phẩm khác nhau và thị trường
khác
nhau. Nghiên cứu này phân loại các công ty thành 7 nhóm: tài nguyên thiên nhiên,
xây
dựng, sản xuất, dịch vụ, bán lẻ và sỉ, dịch vụ tài chính và những dịch vụ chuyên
ngành.
Kết quả cho thấy chu kỳ chuyển đổi tiền mặt trung bình thấp nhất trong ngành
dịch vụ
(103 ngày) và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt trung bình cao nhất trong ngành xây
dựng (242
ngày).
García-Teruel và Martínez-Solano (2007) thực hiện bài nghiên cứu cho những công
ty
vừa và nhỏ ở Tây Ban Nha bằng cách phân loại công ty thành 8 ngành: nông nghiệp,
khai
thác mỏ, sản xuất, xây dựng, kinh doanh bán lẻ, kinh doanhh bán sỉ, dịch vụ vận
chuyển
và công cộng, và dịch vụ. Kết quả cho thấy rằng sản xuất và nông nghiệp là 2
ngành có
chu kỳ chuyển đổi tiền mặt trung bình cao nhất nhì là 96 ngày và 95 ngày, dịch
vụ vận
chuyển và công cộng có chu kỳ chuyển đổi tiền mặt âm (-0,79 ngày).
Bên cạnh mục tiêu chính là nghiên cứu tác động của những đặc tính công ty đến
quản trị
vốn luân chuyển, Rimo và Panbunyuen (2010) cũng tiến hành phân chia các công ty
trong
23
mẫu thành các ngành khác nhau: năng lượng, nguyên vật liệu, công nghiệp, tiêu
dùng, y
tế, công nghệ thông tin, dịch vụ truyền thông. Trong khi hai ngành: công nghệ
thông tin
và công nghiệp có chu kỳ chuyển đổi tiền mặt cao nhất nhì là 127 ngày và 102
ngày, thì
ngành dịch vụ truyền thông lại có kết quả âm (-32 ngày), ngành năng lượng cũng
có chu
kỳ chuyển đổi tiền mặt thấp, chỉ sau ngành dịch vụ truyền thông (20 ngày). Ngoài
ra, từ
kết quả hồi quy, Rimo và Panbunyuen còn tìm thấy mối quan hệ đồng biến có ý
nghĩa
thống kê giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và bốn ngành: nguyên vật liệu, công
nghiệp, y
tế và công nghệ thông tin.
Trong bài nghiên cứu thực nghiệm này, tác giả muốn biết công ty Việt Nam hoạt
động
trong các ngành khác nhau sẽ tác động như thế nào đến việc quản trị vốn luân
chuyển.
2.3.8. Yếu tố thời gian
Đối với yếu tố thời gian, Rimo và Panbunyuen (2010) nhận thấy chu kỳ chuyển đổi
tiền
mặt và các thành phần của nó đều tăng lên qua 2 năm nghiên cứu 2007 và 2008. Tuy
nhiên, chưa tìm thấy kết quả rõ ràng từ mối quan hệ giữa yếu tố thời gian và
việc quản trị
vốn luân chuyển.
24
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng cụ thể là thống kê mô tả, phân
tích
tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính bội được sử dụng để kiểm định mô hình
lý
thuyết và các giả thiết. Phần mềm xử lý số liệu thống kê PASW 18 (SPSS 18.0)
được sử
dụng trong phân tích dữ liệu.
3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu sử dụng trong bài nghiên cứu này được trích từ các báo cáo tài
chính hàng
năm của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm: bảng cân
đối
kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Cụ
thể, dữ
liệu liên quan đến các chỉ tiêu tài chính như: tổng tài sản, tài sản ngắn hạn,
hàng tồn kho,
phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải trả cho người bán, người mua
trả tiền
trước, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, lợi nhuận
thuần và lưu
chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.
Từ dữ liệu của các chỉ tiêu này, tác giả dùng để tính toán số ngày trung bình
khoản phải
thu, số ngày trung bình hàng tồn kho, số ngày trung bình khoản phải trả, chu kỳ
chuyển
đổi tiền mặt, tỷ suất sinh lợi trên tài sản, tốc độ tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ
thanh toán
hiện thời, tỷ lệ thanh toán nhanh, dòng tiền hoạt động (loại trừ tác động quy
mô), quy mô
công ty và tỷ lệ nợ.
Các công ty hoạt động kinh doanh về lĩnh vực tài chính như ngân hàng, các công
ty tài
chính, bảo hiểm không nằm trong phạm vi nghiên cứu. Hay nói cách khác các công
ty
trong mẫu thu thập là các công ty phi tài chính. Tính đến 31/12/2011 có tổng
cộng 694 cổ
phiếu được niêm yết và giao dịch trên HOSE và HNX (Tổng hợp từ
http://www.hsx.vn,
http://www.hnx.vn) trong đó có trên 120 cổ phiếu hoạt động trong lĩnh vực tài
chính. Tác
giả sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 137 công ty phi tài chính, cụ thể: 76 công ty
niêm yết
25
trên HOSE và 61 công ty niêm yết trên HNX trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến
năm 2011, tạo thành 548 quan sát.
3.2. Giả thiết nghiên cứu
Như đã trình bày cụ thể ở chương 2, bài nghiên cứu nhằm kiểm định các giả thiết
sau:
H
1
: Khả năng sinh lợi có mối quan hệ nghịch biến với CCC.
H
2
: Dòng tiền hoạt động có mối quan hệ nghịch biến với CCC.
H
3
: Quy mô công ty có mối quan hệ nghịch biến với CCC.
H
4
: Tốc độ tăng trưởng doanh thu có mối quan hệ nghịch biến với CCC.
H
5a
: Tỷ lệ thanh toán hiện thời có mối quan hệ đồng biến với CCC.
H
5b
: Tỷ lệ thanh toán nhanh có mối quan hệ đồng biến với CCC.
H
6
: Tỷ lệ nợ có mối quan hệ đồng biến với CCC.
3.3. Mô hình nghiên cứu
Để đánh giá mối quan hệ giữa những đặc tính công ty và quản trị vốn luân chuyển
đại
diện bằng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, mô hình hồi quy bội được sử dụng để kiểm
định
các giả thiết. Mô hình tổng quát như sau:
CCC = ß
0
+ ß
1
ROA + ß
2
OCF + ß
3
SIZE + ß
4
GRO + ß
5
CR + ß
6
QR + ß
7
DEBT +
Trong đó:
CCC: chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
ROA: tỷ suất sinh lợi trên tài sản
OCF: dòng tiền hoạt động (đã loại trừ tác động quy mô)
SIZE: quy mô công ty
GRO: tốc độ tăng trưởng doanh thu
CR: tỷ lệ thanh toán hiện thời
QR: tỷ lệ thanh toán nhanh
DEBT: tỷ lệ nợ
3.3.1. Biến phụ thuộc
26
Để điều tra tác động của những đặc tính công ty đến quản trị vốn luân chuyển,
chu kỳ
chuyển đổi tiền mặt (CCC) được sử dụng là biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu.
Chu kỳ
chuyển đổi tiền mặt là một trong những thước đo về khả năng thanh toán bằng tiền
mặt và
cũng dùng để đánh giá hiệu quả của quản trị vốn luân chuyển.
Công thức tính chu kỳ chuyển đổi tiền mặt:
Trong đó:
3.3.2. Biến độc lập
Những đặc tính công ty, đã được đề cập và thảo luận ở chương 2, sẽ được sử dụng
làm
các biến độc lập để đánh giá tác động của các biến này đến quản trị vốn luân
chuyển.
Ngoài ra, sẽ có thêm các biến giả về yếu tố ngành và yếu tố thời gian. Cụ thể
như sau:
3.3.2.1. Khả năng sinh lợi
Cùng quan điểm với Rimo và Panbunyuen (2010); Hashem Valipour và cộng sự (2012),
tác giả chọn thước đo khả năng sinh lợi là tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA).
ROA giúp
đánh giá hiệu quả hoạt động từ việc sử dụng tài sản tạo ra lợi nhuận. Công thức:
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
Số ngày trung bình hàng tồn kho
Số ngày trung bình khoản phải thu
Số ngày trung bình khoản phải trả
=
+
-
Hàng tồn kho trung bình
Giá vốn hàng bán
Số ngày trung bình hàng tồn kho
=
x 365
Khoản phải thu trung bình
Doanh thu thuần
Số ngày trung bình khoản phải thu
=
x 365
Khoản phải trả trung bình
Giá vốn hàng bán
Số ngày trung bình khoản phải trả
=
x 365
Lợi nhuận thuần
Tổng tài sản
ROA
=
x 100%
27
3.3.2.2. Dòng tiền hoạt động
Tác giả lấy số liệu từ chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
trong báo
cáo lưu chuyển tiền tệ, sau đó đem chia cho tổng tài sản nhằm loại trừ tác động
của quy
mô. Công thức:
3.3.2.3. Quy mô công ty
Tổng tài sản được dùng để đo lường quy mô công ty. Giá trị từ việc lấy logarit
tự nhiên
của tổng tài sản sẽ dùng để đại diện cho quy mô công ty.
3.3.2.4. Tốc độ tăng trưởng doanh thu
Tốc độ tăng trưởng doanh thu được đo lường bởi sự thay đổi doanh thu theo năm.
Công thức:
3.3.2.5. Tỷ lệ thanh toán hiện thời và tỷ lệ thanh toán nhanh
Tỷ lệ thanh toán hiện thời và tỷ lệ thanh toán nhanh được xem là thước đo khả
năng thanh
toán của vốn luân chuyển tại một thời điểm nào đó. Hai tỷ lệ này được tính bằng
cách
đem chia tài sản ngắn hạn cho nợ ngắn hạn. Riêng đối với tỷ lệ thanh toán nhanh,
trong
tài sản ngắn hạn có loại trừ giá trị hàng tồn kho. Công thức:
3.3.2.6. Tỷ lệ nợ
(Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)
Nợ ngắn hạn
QR
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
CR
=
SIZE
=
Ln (Tổng tài sản)
OCF
=
x 100%
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD
Tổng tài sản
GRO
x 100%
=
Doanh thu năm nay – Doanh thu năm trước
Doanh thu năm trước
28
Tỷ lệ nợ đại diện cho tổng nợ có trong tổng tài sản. Công thức:
3.3.2.7. Yếu tố ngành
Để nắm được ảnh hưởng ngành có tác động như thế nào đến quản trị vốn luân
chuyển, tác
giả tiến hành phân loại các công ty thu thập trong bài nghiên cứu theo những
ngành nghề
khác nhau thông qua việc sử dụng các biến giả. Sau khi đã loại ngành tài chính
ra khỏi
phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu của tác giả bao gồm 137 công ty phi tài chính
niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thuộc 7 ngành như sau: Công nghệ thông
tin (6
công ty), Công nghiệp (41 công ty), Năng lượng (11 công ty), Dịch vụ (12 công
ty), Hàng
tiêu dùng (33 công ty), Nguyên vật liệu (26 công ty), Y tế (8 công ty).
3.3.2.8. Yếu tố thời gian
Yếu tố về thời gian cũng được đề cập trong bài nghiên cứu với vai trò là biến
giả nhằm
phản ánh rõ hơn sự khác biệt giữa các kết quả nghiên cứu theo 4 năm khác nhau:
2008,
2009, 2010 và 2011.
3.4. Quy trình phân tích dữ liệu
3.4.1. Thống kê mô tả
Bước đầu tiên trong việc phân tích dữ liệu định lượng là thực hiện thống kê mô
tả. Thống
kê mô tả cho thấy giá trị trung bình, giá trị thấp nhất, giá trị cao nhất và độ
lệch chuẩn của
các biến nghiên cứu bao gồm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, các thành phần của nó và
những đặc tính công ty trong mẫu nghiên cứu .
3.4.2. Phân tích tương quan
Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội thì việc xem xét mối tương
quan
tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với
nhau là
công việc phải làm và hệ số tương quan Pearson trong ma trận hệ số tương quan là
phù
hợp để xem xét mối tương quan này (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Ma trận hệ số tương quan là một ma trận vuông gồm các hệ số tương quan. Tương
quan
của một biến nào đó với chính nó sẽ có hệ số tương quan là 1 và chúng có thể
được thấy
trên đường chéo của ma trận. Mỗi biến sẽ xuất hiện hai lần trong ma trận với hệ
số tương
Tổng nợ
Tổng tài sản
DEBT
=
x 100%
29
quan như nhau và đối xứng nhau qua đường chéo của ma trận. Tương quan dương cho
thấy khi một biến tăng thì biến kia cũng tăng trong khi đó tương quan âm cho
thấy mối
quan hệ ngược lại (Rimo và Panbunyuen, 2010).
3.4.3. Phân tích hồi quy
Có 2 loại giả thiết trong nghiên cứu định lượng: giả thiết 0 và giả thiết khác
0. Các giả
thiết đã được đề cập trong mục 3.2. là các giả thiết khác 0, chúng thể hiện kỳ
vọng của tác
giả về mối quan hệ giữa những đặc tính công ty và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt.
Trong khi
đó, giả thiết 0 thể hiện điều ngược lại. Tác giả sử dụng các mức ý nghĩa 5%, 1%
để quyết
định liệu có chấp nhận hay bác bỏ giả thiết 0 với độ tin cậy tương ứng 95% và
99%. Với
mức ý nghĩa 5% hoặc 1%, giả thiết 0 sẽ bị bác bỏ và tác giả sẽ kết luận giả
thiết khác 0 là
đúng với độ tin cậy tương ứng 95% hoặc 99%, hay nói cách khác kết quả phù hợp
với kỳ
vọng. Ngược lại, nếu mức ý nghĩa lớn hơn 5%, thì không thể bác bỏ giả thiết 0 và
không
thể kết luận giả thiết khác 0 là đúng (Rimo và Panbunyuen, 2010).
Như đã đề cập ở trên, trước tiên tác giả tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa
những đặc
tính công ty và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt với mô hình tổng quát:
CCC = ß
0
+ ß
1
ROA + ß
2
OCF + ß
3
SIZE + ß
4
GRO + ß
5
CR + ß
6
QR + ß
7
DEBT +
Sau đó, số ngày trung bình hàng tồn kho (INV), số ngày trung bình khoản phải thu
(AR)
và số ngày trung bình khoản phải trả (AP) sẽ được thay thế cho chu kỳ chuyển đổi
tiền
mặt (CCC) trong mô hình để đánh giá mối quan hệ của các thành phần trong chu kỳ
chuyển đổi tiền mặt với những đặc tính công ty.
Ngoài ra, yếu tố thời gian theo năm và phân loại theo ngành lần lượt được đưa
vào mô
hình hồi quy với vai trò là các biến giả để có thể đánh giá thêm về ảnh hưởng
của các yếu
tố này đối với việc quản trị vốn luân chuyển.
30
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày kết quả thực nghiệm từ việc phân tích định lượng sử dụng
phần
mềm PASW 18. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành so sánh, phân tích kết quả với
những
phát hiện của các bài nghiên cứu đã có.
4.1. Kết quả nghiên cứu
4.1.1. Thống kê mô tả
Thống kê mô tả trong bài nghiên cứu này được trình bày theo 3 tiêu chí sau: đầu
tiên là
thống kê mô tả đối với toàn bộ mẫu, tiếp theo là so sánh từng năm, và cuối cùng
là phản
ánh giá trị trung bình theo từng ngành.
Bảng 4.1. Thống kê mô tả
Biến
Số
quan sát
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Giá trị
trung bình
CCC
548
-21.036
665.032
108.130
AR
548
.933
569.774
66.300
INV
548
.008
697.939
89.933
AP
548
.378
384.189
48.103
ROA
548
-34.300
49.950
8.493
GRO
548
-71.302
379.900
28.886
CR
548
.159
22.219
2.316
QR
548
.121
21.951
1.596
OCF
548
-38.232
190.268
6.591
SIZE
548
9.831
16.974
13.150
DEBT
548
2.814
96.436
49.200
Nguồn: PASW Statistic 18, dữ liệu dùng để tính toán lấy từ phụ lục 2.
Bảng 4.1 trình bày thống kê mô tả của mẫu 137 công ty với 548 quan sát. Bốn biến
đầu
tiên được tính theo số ngày. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) được dùng làm biến
phụ
thuộc có giá trị trung bình 108.13 ngày, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt
là -21.036
ngày và 665.032 ngày. Điều này cho thấy phải mất trung bình 108 ngày thì vốn nằm
trong