Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của những đặc tính công ty đến quản trị vốn luân chuyển ở các công ty phi tài chính niêm yết tại Việt Nam
2,406
447
96
11
phí tồn trữ và chi phí đặt hàng để tối thiểu hóa tổng chi phí tồn kho; hệ thống
quản lý
hàng tồn kho đúng lúc just-in-time (Just-In-Time) với mục tiêu tồn kho bằng 0 sẽ
giảm
thiểu thời gian sản xuất và chi phí tồn kho (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007).
2.1.2.3. Số ngày trung bình khoản phải thu
Số ngày trung bình khoản phải thu được sử dụng như thước đo của chính sách thu
nợ
khách hàng. Nó thể hiện số ngày trung bình mà công ty chờ đợi để nhận các khoản
thanh
toán từ khách hàng công ty. Thước đo này được tính bằng cách chia thương số của
tổng
khoản phải thu đầu và cuối năm với 2, với doanh thu thuần. Và sau đó nhân kết
quả với số
ngày trung bình của năm. Tương tự như hàng tồn kho, số ngày này thấp thì rất tốt
để giữ
chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ngắn (Rimo và Panbunyuen, 2010)
Deloof (2003) tiếp tục cho thấy mối quan hệ nghịch biến có ý nghĩa thống kê giữa
số
ngày trung bình khoản phải thu và lợi nhuận gộp từ hoạt động. Boisjoly (2009)
đưa ra
bằng chứng rằng những công ty tập trung cải thiện việc quản lý khoản phải thu từ
khi số
vòng quay các khoản phải thu tăng trong 15 năm giai đoạn từ 1990-2004. Nhiều kỹ
thuật
được áp dụng như đẩy mạnh công tác thu tiền, đưa ra chính sách chiết khấu thanh
toán và
sử dụng bao thanh toán khoản phải thu (Boisjoly, 2009).
2.1.2.4. Số ngày trung bình khoản phải trả
Số ngày trung bình khoản phải trả được sử dụng như thước đo của chính sách trả
nợ nhà
cung cấp. Nó thể hiện số ngày trung bình mà công ty sẽ thanh toán cho những nhà
cung
cấp. Trong khi hai thước đo trước cần phải giữ ở mức thấp thì số ngày khoản phải
trả dài
sẽ có lợi trong việc rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (Rimo và Panbunyuen,
2010).
Nghiên cứu của Deloof (2003) cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa số ngày trung
bình
khoản phải trả và khả năng sinh lợi. Điều này chỉ ra rằng khả năng sinh lợi có
tác động
Khoản phải thu trung bình
Doanh thu thuần
Số ngày trung bình khoản phải thu
=
x 365
Khoản phải trả trung bình
Giá vốn hàng bán
Số ngày trung bình khoản phải trả
=
x 365
12
đến chính sách trả nợ nhà cung cấp bởi vì một công ty có lợi nhuận hạn chế sẽ
kéo dài
thời gian thanh toán. Trong trường hợp của những công ty ở Bỉ, những nhà cung
cấp đề
nghị chiết khấu lâu dài đối với những khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt,
và điều
đó làm gia tăng lợi nhuận của công ty (Deloof, 2003). Trong nghiên cứu của
Boisjoly
(2009), kết quả cho thấy số vòng quay khoản phải trả trong giai đoạn 15 năm tăng
lên, kết
quả này ngược với dự đoán của tác giả vì thông thường những công ty hay muốn kéo
dài
thời gian trả nợ của họ với nhà cung cấp. Và Boisjoly đưa ra lý giải rằng bởi vì
khoản
phải trả của công ty này sẽ là khoản phải thu của công ty khác.
2.1.3. Quản trị vốn luân chuyển hiệu quả
2.1.3.1. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
Sử dụng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, các nhà quản trị cho thể theo dõi được vốn
luân
chuyển được quản lý hiệu quả như thế nào trong chu kỳ kinh doanh. Chu kỳ chuyển
đổi
tiền mặt bắt đầu từ lúc các công ty mua nguồn nguyên vật liệu và tiếp tục cho
đến khi thu
được tiền mặt từ việc bán thành phẩm. Việc tính thời gian trung bình để dòng vốn
di
chuyển từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, nhà quản
trị có thể
ước lượng khoảng thời gian để giải phóng vốn đang nằm ở tài sản ngắn hạn. Nếu
tiền
đang nằm ở nhiều hoạt động khác nhau quá lâu thì công ty sẽ có dòng tiền không
hiệu quả
trong chu kỳ và sẽ là chi phí cơ hội của lượng tiền này (Rimo và Panbunyuen,
2010).
Nhìn chung, đa phần lợi ích của các công ty khi có được chu kỳ chuyển đổi tiền
mặt ngắn
là sẽ tạo ra giá trị nhiều hơn trong dài hạn. Lợi ích từ việc chu kỳ chuyển đổi
tiền mặt
giảm hoặc thậm chí bằng 0, là khả năng thanh toán bằng tiền mặt tốt hơn nhờ vào
chu kỳ
kinh doanh hiệu quả hơn và gia tăng thu nhập nhờ vào quy trình nhanh hơn và do
đó ít bị
giam vốn hơn. Ngày càng nhiều các công ty thấy được sự cần thiết phải quản lý
tốt vốn
luân chuyển và những lợi ích mà nó mang lại. Nhận thức này làm gia tăng xu hướng
muốn có chu kỳ chuyển đổi tiền mặt tiến về 0 (Maness và Zietlow, 2005).
Thách thức đối với chu kỳ chuyển đổi tiền mặt là sắp xếp dòng vốn hợp lý giữa 4
yếu tố
của vốn luân chuyển để tất cả cam kết không trùng lắp, chồng chéo và gây ra khó
khăn về
tài chính cho công ty. Tình huống không mong đợi có thể xảy ra nếu khoản thanh
toán lớn
13
có ngày đáo hạn trước khi công ty nhận đủ tiền từ các khoản phải thu để trang
trải cho
những khoản phải thanh toán đó. Điều này xảy ra trong trường hợp khách hàng chậm
trễ
thanh toán hoặc là hậu quả của kế hoạch kém cỏi từ phía công ty. Công ty buộc
phải trì
hoãn khoản phải thanh toán và có nguy cơ phải trả thêm những khoản phí cho sự
chậm trễ
này (Rimo và Panbunyuen, 2010).
Hình 2.3. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt.
Nguồn: Commercial Loan Advice http://www.loanuniverse.com/cashcycle.gif
Mục tiêu của các nhà quản lý đối với vốn luân chuyển như đã đề cập, là tìm được
sự cân
đối tốt giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Việc cân đối này khuyến khích các
công ty
tạo ra giá trị tốt nhất (Maness và Zietlow, 2005). Một cán cân tối ưu sẽ thúc
đẩy cả khả
năng sinh lợi và khả năng thanh toán bằng tiền mặt, và là kết quả mong đợi của
hầu hết
các công ty. Việc quản trị nhằm thúc đẩy cả khả năng sinh lợi và khả năng thanh
toán
bằng tiền mặt, là điều không đơn giản vì thông thường khả năng thanh toán bằng
tiền mặt
mà tốt thì không thuận lợi cho việc gia tăng khả năng sinh lợi và ngược lại. Khả
năng
thanh toán bằng tiền mặt cao nghĩa là có nhiều vốn bị giam trong tài sản ngắn
hạn để có
thể đảm bảo khả năng trả nợ và những nghĩa vụ khác đúng lúc, tuy nhiên đây cũng
là số
vốn có thể được sử dụng cho những dự án đầu tư để tăng khả năng sinh lợi. Nhà
quản trị
công ty có nhiều mối quan tâm khác nhau cần giải quyết, chẳng hạn như, nhà quản
trị sản
xuất sẽ muốn dự trữ nhiều hàng tồn kho nhằm tránh sự gián đoạn vì thiếu nguyên
vật liệu.
Điều này lại ngược với mục tiêu của nhà quản trị vốn luân chuyển nhằm quản trị
vốn luân
chuyển hiệu quả hơn. Thách thức của các công ty và những nhà quản trị vốn luân
chuyển
Hàng
tồn kho
Khoản
phải thu
Khoản
phải trả
Tiền
mặt
14
là tiếp nhận ý kiến của tất cả các trưởng bộ phận và cố gắng dung hòa những mục
tiêu đó
để có một bức tranh tổng thể tốt đẹp hơn (Pass và Pike, 2007).
Tránh sự gián đoạn và những chi phí không hợp lý nhằm quản trị vốn luân chuyển
hiệu
quả, vấn đề thời gian là một vấn đề quan trọng. Trong lý thuyết, trạng thái tối
ưu là khi
công ty thanh toán được các khoản phải trả khi đến hạn, nhận được khoản phải thu
từ
khách hàng nhanh nhất có thể, và giữ mức độ tồn kho ở mức tối thiểu. Theo cách
này,
công ty sẽ tạo giá trị cao nhất. Phương pháp này cũng có trở ngại và bất lợi,
chẳng hạn
như, một công ty muốn có thể đạt thời gian tối ưu như đã đề cập thông thường sẽ
hy sinh
lợi ích từ chiết khấu và tăng nguy cơ của việc vượt chi để thanh toán các khoản
phải trả
nếu khách hàng thanh toán trễ. Nó là việc cân đối cũng như là thách thức giữa
rủi ro và nỗ
lực hoạt động hiệu quả hơn để không có hại cho công ty (Maness và Zietlow,
2005).
2.1.3.2. Quản trị hàng tồn kho
Thành phần của hàng tồn kho thay đổi phụ thuộc vào loại hình sản xuất hoặc kinh
doanh
của công ty. Có nhiều loại tài sản hàng tồn kho khác nhau bao gồm: nguyên vật
liệu thô,
bán thành phẩm, thành phẩm, vật liệu thuê ngoài và vật liệu tiêu dùng. Quan điểm
của nhà
quản trị vốn luân chuyển, họ thích các công ty tối thiểu hóa hàng tồn kho và giữ
số ngày
hàng tồn kho càng ngắn càng tốt. Điều này không phải tối ưu với mọi công ty vì
có nhiều
hoạt động phụ thuộc vào hàng tồn kho phải cung cấp khi được yêu cầu. Những lý do
được
tóm tắt thông qua ba động cơ được Maness và Zietlow (2005) chỉ rõ:
Động cơ giao dịch: công ty phải luôn có khả năng thỏa mãn yêu cầu của khách
hàng mà có thể yêu cầu này thay đổi thất thường.
Động cơ phòng ngừa: trong trường hợp những sự việc không mong muốn xảy ra
như máy móc hỏng hoặc nguyên vật liệu hết thì cần thiết phải có nguồn dự trữ.
Động cơ đầu cơ: trong trường hợp những sự việc không lường trước xảy ra như
đơn đặt hàng từ nhà cung cấp thất bại hoặc những gián đoạn khác thậm chí là
những cơ hội thì nguồn hàng tồn kho dự trữ có thể giúp phần nào.
Như vậy đa số các công ty đều có hàng tồn kho, và nhiều hay ít phụ thuộc vào
hoạt động
kinh doanh của họ. Những công ty sản xuất có thể giữ hàng tồn kho dưới các hình
thức
15
khác nhau và ở mức cần thiết cho sản xuất. Đối với hầu hết các công ty, hàng tồn
kho
xem như chi phí không tránh khỏi (Rimo và Panbunyuen, 2010).
Quản trị hàng tồn kho là một trong những nhiệm vụ đầy thách thức đối với những
nhà
quản trị vốn luân chuyển, nếu họ quyết định muốn tối thiểu hóa lượng hàng tồn
kho đủ để
rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và giảm chi phí. Nguy hiểm của việc tối
thiểu hóa
hàng tồn kho đến mức gần bằng 0 là tăng khả năng vận động lượng nguyên vật liệu
cần
trong sản xuất hoặc rút ngắn quá trình sản xuất thành phẩm là một yêu cầu khá
cao
(Maness và Zietlow, 2005).
Như đã đề cập, một trong những thách thức đối với người quản trị vốn luân chuyển
là
được tất cả trưởng bộ phận khác đồng ý về cách quản lý hàng tồn kho. Mỗi người
quản lý
ở các bộ phận khác nhau sẽ có những mối quan tâm riêng. Nhưng đầu tiên và trên
hết họ
muốn giải quyết vấn đề đang gây trở ngại cho việc tiến đến quyết định chung. Do
vậy mỗi
công ty nên tìm một sự cân bằng tốt hay “tiếng nói chung” cho đa số (Pass và
Pike, 2007).
2.1.3.3. Quản trị khoản phải thu
Các công ty sẽ phụ thuộc ít nhiều vào những khoản phải thu để trang trải một
phần hoặc
thậm chí là phần lớn những khoản phải trả và do đó họ cố gắng giảm thời hạn cấp
tín
dụng cho khách hàng. Thời hạn tín dụng được tính từ ngày ra hóa đơn đến ngày đáo
hạn
của hóa đơn đó. Nguyên nhân của việc rút ngắn thời gian tín dụng là do thời gian
tín dụng
cho khách hàng càng dài sẽ đi kèm với ảnh hưởng bất lợi, mặc dù công ty sẽ có
lợi trong
việc tăng doanh thu. Việc cho phép khách hàng chiếm dụng vốn trong thời gian tín
dụng,
là công ty đã đặt mình vào tình thế nguy hiểm trong khi đang cố gắng thoát khỏi
tình
trạng tài chính bất ổn. Vấn đề quan trọng ở đây là thời gian và điều này thể
hiện khác biệt
rất rõ giữa công ty có quản trị hiệu quả vốn luân chuyển và những công ty không
thực
hiện (Rimo và Panbunyuen, 2010).
2.1.3.4. Quản trị khoản phải trả
Nguyên tắc chung để tối ưu hóa quản trị các khoản phải trả liên quan đến thời
hạn thanh
toán. Các công ty cố gắng gia hạn thời gian thanh toán càng lâu càng tốt nhằm
chiếm
dụng vốn, tận dụng nguồn lực của nhà cung cấp để tài trợ cho việc đầu tư của
mình đến
16
khi những khoản nợ đến hạn thanh toán. Một lý giải khác về việc gia hạn thời
gian thanh
toán các khoản phải trả đối với những công ty sản xuất, chẳng hạn như, vì cần 1
khoảng
thời gian để chuyển đổi từ nguyên vật liệu thô thành thành phẩm, rồi những thành
phẩm
này được bán đi và thu hồi lại bằng tiền (Maness và Zietlow, 2005).
Một số nhà cung cấp đưa ra tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng vì nỗ lực này giúp họ
nhận
được các khoản phải thu trước hạn. Điều này nghe có vẻ hấp dẫn nhưng không phải
luôn
là lựa chọn tốt nhất. Để tránh bỏ lỡ những khoản chiết khấu, các công ty nên xem
xét cẩn
thận mỗi lời đề nghị chiết khấu từ nhà cung cấp để thấy được những lợi ích trong
những
điều kiện này. Khoản chiết khấu sẽ có lợi cho người mua, khi tỷ lệ chiết khấu
cao hơn lãi
suất mà công ty phải trả cho các món nợ vay trong khoản thời gian tương đương
với thời
gian chiết khấu (Maness và Zietlow, 2005). Nếu không có khoản chiết khấu, các
công ty
nên tận dụng toàn bộ thời hạn tín dụng và chỉ thanh toán khi đến hạn. Tránh việc
thanh
toán sau thời hạn này trừ khi công ty đang rơi vào khó khăn về tài chính và
không còn
chọn lựa nào khác. Bởi vì, hậu quả của việc chậm trễ thanh toán là bị tính thêm
một
khoản phí cho sự chậm trễ đó (Rimo và Panbunyuen, 2010).
2.2. Các nghiên cứu trước đây về quản trị vốn luân chuyển
2.2.1. Quản trị vốn luân chuyển tác động đến khả năng sinh lợi công ty
Nói về quản trị vốn luân chuyển, nhiều bài nghiên cứu đã tập trung vào việc đánh
giá tác
động của việc quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi công ty.
Đầu tiên phải kể đến bài nghiên cứu của Jose và cộng sự (1996). Nhóm tác giả này
đã
thực hiện bài nghiên cứu để đánh giá mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi, dùng tỷ
suất
sinh lợi trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) như
những
thước đo, và quản trị vốn luân chuyển được đo lường bằng chu kỳ chuyển đổi tiền
mặt
(CCC) trong phân tích dữ liệu lấy từ Compustat gồm 2.718 công ty trong giai đoạn
20
năm từ năm 1974 đến năm 1993. Nhóm tác giả đã dùng mối tương quan Pearson và
phân
tích hồi quy bội để phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy mối quan hệ nghịch biến
giữa
CCC và ROA cũng như giữa CCC và ROE trong hầu hết các ngành được khảo sát. Như
vậy, công ty có chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ngắn hơn sẽ có lợi nhuận cao hơn.
Điều này
17
cho thấy quản trị vốn luân chuyển linh hoạt sẽ mang lại khả năng sinh lợi cao
hơn. Kết
quả này đã được kiểm chứng nhiều lần trong kết quả thực nghiệm của các nhà
nghiên cứu
khác sau đó ở những phạm vi nghiên cứu khác nhau, chẳng hạn như Shin và Soenen
(1998), Deloof (2003), García-Teruel và Martínez-Solano (2007), Lazaridis và
Tryfonidis
(2006), Nobanee và AlHajjar (2009).
2.2.2. Tác động của các nhân tố khác đến quản trị vốn luân chuyển
Hiểu được tầm quan trọng của quản trị vốn luân chuyển, bên cạnh khả năng sinh
lợi công
ty, một số bài nghiên cứu gần đây đã quan tâm hơn đến việc phân tích ảnh hưởng
của các
nhân tố khác đối với quản trị vốn luân chuyển.
Rimo và Panbunyuen (2010) có một bài nghiên cứu về tác động của các đặc tính
công ty
lên quản trị vốn luân chuyển ở các công ty phi tài chính niêm yết tại Thụy Điển.
Mẫu
khảo sát bao gồm 40 công ty thuộc phân khúc vốn đầu tư lớn (Large Cap - giá trị
thị
trường trên 1 tỷ EUR) hoạt động trong nhiều lĩnh vực, được niêm yết trên sở giao
dịch
chứng khoán NASDAQ OMX Stockholm. Tuy nhiên, các công ty thuộc lĩnh vực tài
chính
như ngân hàng, các công ty đầu tư không thuộc phạm vi bài nghiên cứu này. Dữ
liệu tài
chính được lấy từ các báo cáo tài chính hàng năm của các công ty vào năm 2007 và
2008
để tính toán những thông số tài chính sử dụng cho bài nghiên cứu. Họ đã tiến
hành so
sánh tác động của những đặc tính công ty lên chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, được
xem là
thước đo để đánh giá quản trị vốn luân chuyển. Những đặc tính của công ty bao
gồm khả
năng sinh lợi, dòng tiền hoạt động, quy mô công ty, tốc độ tăng trưởng doanh
thu, tỷ số
thanh toán hiện thời, tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số nợ. Tương quan Pearson và
hồi quy
bội được sử dụng cho việc phân tích dữ liệu và kiểm định giả thiết. Các kết quả
cung cấp
bằng chứng về bốn đặc tính công ty tác động đến quản trị vốn luân chuyển ở các
công ty
niêm yết Thụy Điển là khả năng sinh lợi, dòng tiền hoạt động, quy mô công ty và
tốc độ
tăng trưởng doanh thu. Kết quả đầu tiên là tương quan đồng biến có ý nghĩa thống
kê
trong mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Mối quan
hệ
đồng biến này cho thấy rằng sự gia tăng khả năng sinh lợi, được đo bằng ROA, có
tác
động đến việc gia tăng độ dài của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Từ đây, Rimo và
18
Panbunyuen đưa ra nhận định rằng các công ty có lợi nhuận cao thường ít quan tâm
đến
việc quản trị vốn luân chuyển và đây cũng là phát hiện trong những bài nghiên
cứu của
Nazir và Afza (2009), Gill (2011). Điều này cho thấy việc quản trị vốn luân
chuyển không
hiệu quả. Kết quả thứ hai là tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê giữa chu kỳ
chuyển
đổi tiền mặt với quy mô công ty, tốc độ tăng trưởng doanh thu và dòng tiền hoạt
động của
mẫu. Việc gia tăng ba nhân tố: dòng tiền hoạt động, quy mô công ty và tốc độ
tăng trưởng
doanh thu góp phần rút ngắn độ dài chu kỳ chuyển đổi tiền mặt khiến việc quản
trị vốn
luân chuyển hiệu quả hơn. Ngoài ra, Rimo và Panbunyuen xem xét đến yếu tố ngành,
và
tìm thấy mối quan hệ đồng biến có ý nghĩa thống kê giữa chu kỳ chuyển đổi tiền
mặt và
bốn ngành: nguyên vật liệu, công nghiệp, y tế và công nghệ thông tin.
Và gần đây, Valipour và cộng sự (2012) cũng đã công bố nghiên cứu của họ về tác
động
của những đặc tính công ty lên quản trị vốn luân chuyển, được đo lường bởi chu
kỳ
chuyển đổi tiền mặt, ở Iran. Những đặc tính công ty mà nhóm tác giả đề cập trong
bài
nghiên cứu tương tự như nghiên cứu của Rimo và Panbunyuen (2010). Mẫu khảo sát
bao
gồm 83 công ty được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tehran trong giai
đoạn từ
năm 2001 đến năm 2010 (830 quan sát). Kết quả chỉ ra rằng khả năng sinh lợi,
dòng tiền
hoạt động, quy mô công ty, tốc độ tăng trưởng doanh thu và tỷ lệ nợ có tác động
đến quản
trị vốn luân chuyển của công ty.
2.3. Các nghiên cứu trước đây về tác động của những đặc tính công ty đến quản
trị
vốn luân chuyển
Liên quan đến tổng quan lý thuyết và các bài nghiên cứu trước về quản trị vốn
luân
chuyển, tác giả tìm thấy một số nhân tố có tác động đến quản trị vốn luân chuyển
như
những đặc tính công ty và ảnh hưởng ngành. Phần này giới thiệu về những đặc tính
công
ty, tác động của những đặc tính này đối với quản trị vốn luân chuyển và sự phát
triển của
các giả thiết sẽ được kiểm định trong bài nghiên cứu thực nghiệm của tác giả để
quyết
định tác động của những đặc tính công ty đối với chu kỳ chuyển đổi tiền mặt như
1 thước
đo về quản trị vốn luân chuyển.
19
2.3.1. Khả năng sinh lợi
Cả khả năng thanh toán bằng tiền mặt và khả năng sinh lợi là những vấn đề cốt
lõi của
việc quản trị công ty. Khả năng sinh lợi được kỳ vọng có tác động đáng kể đối
với chu kỳ
chuyển đổi tiền mặt. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có thể có mối quan hệ nghịch
biến hoặc
đồng biến với khả năng sinh lợi của công ty.
Chẳng hạn như, Jose và cộng sự (1996) tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa chu
kỳ
chuyển đổi tiền mặt và khả năng sinh lợi được đo bằng ROA và ROE. Kết quả cho
thấy
chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ngắn hơn sẽ tạo lợi nhuận nhiều hơn cho công ty. Các
nhà
nghiên cứu khác cũng có phát hiện tương tự, đó là Lazaridis và Tryfonidis
(2006), García-
Teruel và Martínez-Solano (2007), Nobanee và AlHajjar (2009), Mathuva (2010).
Trong khi đó, Rimo và Panbunyuen (2010) tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa chu
kỳ
chuyển đổi tiền mặt và khả năng sinh lợi. Đồng thời, Nazir và Afza (2009), Gill
(2011)
cũng có phát hiện tương tự đối với nghiên cứu thực nghiệm của họ. Họ đều có
chung
nhận định từ mối quan hệ này là vì những công ty có lợi nhuận cao thường ít quan
tâm
đến việc quản trị vốn luân chuyển.
Dựa vào những bài nghiên cứu thực nghiệm trước đây, tác giả kỳ vọng công ty muốn
cải
thiện lợi nhuận cần phải quản trị vốn luân chuyển hiệu quả, kết quả là chu kỳ
chuyển đổi
tiền mặt ngắn hơn. Giả thiết 1 được đưa ra:
H
1
: Khả năng sinh lợi có mối quan hệ nghịch biến với CCC.
2.3.2. Dòng tiền hoạt động
Dòng tiền hoạt động là lượng dòng tiền từ những hoạt động của công ty, nó được
dùng
bởi công ty để tạo nguồn cho hoạt động, hoàn trả nợ và trả cổ tức. Moss và Stein
(1993)
tìm thấy mối quan hệ nghịch biến có ý nghĩa thống kê giữa chu kỳ chuyển đổi tiền
mặt và
dòng tiền hoạt động (đã loại trừ tác động quy mô). Họ cung cấp bằng chứng rằng
những
công ty có chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ngắn hơn có dòng tiền nhiều hơn. Dòng tiền
hoạt
động trên tổng tài sản được dùng như thước đo dòng tiền trong bài nghiên cứu của
họ.
20
Phát hiện này tương tự với kết quả nghiên cứu của Rimo và Panbunyuen (2010),
Valipour
và cộng sự (2012).
Dòng tiền hoạt động có tác động đến khả năng công ty kiếm tiền và chính sách
quản trị
vốn luân chuyển như chính sách hàng tồn kho, chính sách khoản phải thu và chính
sách
khoản phải trả. Dòng tiền hoạt động thặng dư là kết quả từ việc quản trị vốn
luân chuyển
hiệu quả và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ngắn hơn. Dựa vào những bài nghiên cứu
trước
đây, giả thiết 2 được đề xuất như sau:
H
2
: Dòng tiền hoạt động có mối quan hệ nghịch biến với CCC.
2.3.3. Quy mô công ty
Quy mô công ty có tác động đến khả năng thanh toán bằng tiền mặt và quản trị vốn
luân
chuyển bởi vì công ty lớn có nhiều lợi thế trong việc quản lý hàng tồn kho và
các khoản
phải thu so với công ty nhỏ. Ví dụ, với khả năng huấn luyện được đội ngũ nhân
viên tín
dụng có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, công ty lớn dễ dàng trong
việc thu
thập thông tin, phân loại khả năng chi trả của khách hàng và từ đó quản lý các
khoản phải
thu hiệu quả, góp phần giảm số ngày khoản phải thu, rút ngắn chu kỳ chuyển đổi
tiền mặt.
Theo Jose và cộng sự (1996), quy mô công ty tác động đến chu kỳ chuyển đổi tiền
mặt
bởi vì những công ty lớn hơn khuynh hướng có chu kỳ chuyển đổi tiền mặt thấp
hơn.
Nhóm tác giả thực hiện phân tích hồi quy và kết quả cho thấy mối quan hệ nghịch
biến
giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và quy mô công ty của hầu hết các ngành.
Tương tự, Moss và Stine (1993) cung cấp bằng chứng rằng những công ty nhỏ có
thời
gian chuyển đổi tiền mặt dài hơn so với những công ty lớn vì kết quả từ thời
gian hàng
tồn kho dài hơn và thời gian khoản phải thu dài hơn.
Với ưu điểm từ lợi thế của mình, công ty lớn có khuynh hướng quản lý vốn luân
chuyển
tốt hơn và có chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ngắn hơn. Giả thiết 3 được đưa ra như
sau:
H
3
: Quy mô công ty có mối quan hệ nghịch biến với CCC.
2.3.4. Tốc độ tăng trưởng doanh thu
Kết quả nghiên cứu của Rimo và Panbunyuen (2010), Valipour và cộng sự (2012) tìm
thấy mối quan hệ nghịch biến giữa tốc độ tăng trưởng doanh thu và chu kỳ chuyển
đổi