Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mức độ tham gia của cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ
4,035
561
101
43
4 thành viên chiếm 30% số hộ khảo sát (tương đương 36 hộ). Kết quả điều tra
của Tổng cục thống kê (1999) về kinh tế xã hội hộ gia đình năm 1995 cho biết
quy mô gia đình ở ĐBSCL thời điểm này là 5,32 người/hộ, như ở thời điểm hiện
tại quy mô hộ gia đình tại vùng nông thôn đã giảm so với trước đây.
Bảng 4.13: Số thành viên gia đình và số lao động của hộ ĐVT:
người
Tiêu chí N
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Số thành viên 120 1 8 4 1,18
Số lao động 120 0 6 3 1,21
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2015
Kết quả khảo sát về số lao động cho thấy số lao động chính với số lượng từ
3 người chiếm 64,17%, số lượng dưới 3 người chiếm 32,5% và những hộ hòan
toàn không có lao động là 3,33% số hộ được khảo sát, những hộ này không có ai
tham gia vào lao động là do hộ không còn khả năng lao động, sức khỏe yếu và
các đối tượng này đa số được con cái gửi tiền cho hàng tháng, được nhà nước hỗ
trợ, các đoàn thể chính quyền, địa phương hỗ trợ của các đoàn thể, xóm làng
xung quanh. Số thành viên lao động trung bình 3 người/hộ, so với năm 1995 lao
động bình quân là 2,9 người/hộ, có thể thấy số lao động trung bình mỗi gia đình
dường như không tăng lên so với trước đây.
44
Bảng 4.14: Số thành viên và số lao động gia đình phân theo số lượng
Tiêu chí Tần số Tỷ lệ (%)
Thành viên
1 thành viên 1 0,83
Từ 2 đến 4 thành viên 83 69,17
Trên 4 thành viên 36 30,00
Tổng 120 100
Số lao động
Không có lao động 4 3,33
Từ 1 đến 2 lao động 39 32,50
Trên 2 lao động 77 64,17
Tổng 120 100
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2015
4.3 THỰC TRẠNG THAM GIA ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
4.3.1 Hiểu biết của người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới
Công cuộc xây dựng nông thôn mới đã và đang thổi luồng sinh khí mới đến
vùng nông thôn ở ĐBSCL. Đặc biệt tại thành phố Cần Thơ nói chung và huyện
Cờ Đỏ nói riêng , với xuất phát điểm thấp, việc tri ển khai Chương trình này tại
các xã điểm v ẫn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi điều kiện cơ sở hạ tầng còn
yếu kém, đời sống người dâ n còn ở mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao... Cột mốc là
từ khi có Qu yết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Chương trình MTQG trong xây dựng nông thôn mới, thì cấp chính quyền đoàn
thể đã bắt đầu tổ chức công tác tuyên truyền, để người dân nhận thức được chủ
trương xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí của cả nước nói chung và 20
tiêu chí của thành phố Cần Thơ và huyện Cờ Đỏ nói riêng. Đến hiện tại huyện
Cờ Đỏ cũng đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi mà c ụ thể là có 1 xã đạt
chuẩn nông thôn mới mà trong đó một trong những điểm cốt yếu để xây dựng
nông thôn mới là huy động sự đóng góp của nhân dân.
45
Bảng 4.15: Sự hiểu biết của người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới
Sự hiểu biết
Thạnh Phú Trung An Trung Hưng Thới Đông Huyện Cờ
Đỏ
Tần
số
Tỷ lệ
(%)
Tần
số
Tỷ lệ
(%)
Tần
số
Tỷ lệ
(%)
Tần
số
Tỷ lệ
(%)
Tần
số
Tỷ lệ
(%)
Hoàn toàn không biết 5 16,67 1 3,33 6 20,00 15 50,00 27 22,50
Biết chút ít 11 36,67 15 50,00 13 43,33 7 23,33 46 38,33
Trung bình 4 13,33 6 20,00 7 23,33 5 16,67 22 18,33
Biết khá nhiều 9 30,00 8 26,67 4 13,33 2 6,67 23 19,17
Biết rất rõ 1 3,33 0 0,00 0 0,00 1 3,33 2 1,67
Tổng 30 100 30 100 30 100 30 100 120 100
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2015
Tuy nhiên, theo kết quả thống kê trình bày trong bảng 4.15 thì sự hiểu biết
của người dân trên địa bàn nghiên cứu về chương trình nông thôn mới là chưa
cao. Cụ thể trong khảo sát số người có hiểu biết về chương trình xây dựng nông
thôn mới chỉ là 20,84% t ổng số hộ được khảo sát (tương đương 25 trong số 120
hộ được khảo sát), trong đó số người hiểu biết nhưng chỉ ở mức khá là 19,17%
tổng số hộ khảo sát (tương đương 23 trong số 12 0 hộ được khảo sát), chỉ có
1,67% số hộ được khảo sát nắm rõ tất cả 20 tiêu chí của chương trình xây dựng
nông thôn mới tại địa bàn (tương đương 2 hộ trong khảo sát). Tất cả những hộ
có hiểu biết ở mức khá đa phần là có thành viên trong gia đình làm việc trong
các cơ quan nhà nước phổ biến lại hay được tuyên truyền phổ biến từ trưởng ấp
về vấn đề này. Đối với nhóm hộ có hiểu biết ở mức trung bình và nhóm hộ hiểu
biết ít về vấn đề này cũng chỉ được biết đến thông tin qua truyền tai lẫn nhau
trong dân cư chứ không qua một kênh thông t in chính thức nào, hai nhó m này
chiếm đến 56,66% trong tổng số hộ được khảo sát (tương đương 68 trong tổng
số 120 hộ được khảo sát) với số hộ có hiểu biết ít về vấn đề này nhiều hơn với
38,33% còn nhóm hộ hiểu biết mức trung bình là 18,33% tổng số quan sát.
Ngoài ra cũng có 22,5% số hộ trong khảo sát (tương ứng 27 hộ trong 1 20 hộ
được khảo sát) hoàn toàn không biết đến chủ trương này v
ới một số nguyên
nhân như cấp chính quyền không phổ biến tuyên truyền đến nông hộ, khoảng
cách đi lại xa, ở xa với chính quyền và nông hộ đi làm thuê nên không quan tâm
đến.
Một vấn đề đáng chú ý và cần được quan tâm là tại xã Trung An (đạt 20/20
tiêu chí nông thôn mới) và xã Thới Đông (đạt 17/20 tiêu chí nông thôn mới) có
mức hiểu biết của người dân về chương trình này là chưa cao. Cụ thể qua khảo
sát thì tỷ lệ người biết đến chủ trương ở mức khá và biết rõ ở xã Trung An là
46
26,67% và ở xã Thới Đông là 10%, cao hơn xã Trung Hưng (đạt 15/20 tiêu chí
nông thôn mới) đạt 13,33% và thấp hơn xã Thạnh Phú (đạt 12/20 tiêu chí nông
thôn mới) với tỷ lệ này là 33,33%. Kết quả này cho thấy được rằng nhận thức
người dân nằm trong xã đã được công nhận nông thôn mới vẫn chưa cao, công
tác xây dựng nông thôn mới phần nào còn nặng tính chủ quan từ trên xuống,
chưa phát huy triệt để được vai trò của người dân.
Bảng 4.16: Nguồn thông tin về xây dựng nông thôn mới
Nguồn thông tin Tần số Tỷ lệ (%)
Thông tin đại chúng (báo, đài, TV)
70
58,33
Chính quyền
77
64,17
Hội đoàn thể
27
22,50
Hàng xóm
21
17,50
Loa phát thanh địa phương
14
11,67
Áp phích tuyên truyền
6
5,00
Số nguồn thông tin của mỗi hộ (ĐVT: nguồn/hộ)
Nhỏ nhất 0
Lớn nhất 6
Trung bình 1,79
Độ lệch chuẩn 1,37
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2015
Bên cạnh khảo sát về mức độ am hiểu của cộng đồng dân cư về chương
trình xây dựng nông thôn mới thì trong nghiên cứu này cũng tìm hiểu về những
nguồn thông tin mà cộng đồng dân cư có thể tiếp cận và nhận thông tin về xây
dựng nông thôn mới. Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 4.16 cho thấy trung
bình mỗi hộ trong cộng đồng dân cư tại địa phương tiếp cận được không đến 2
nguồn thông tin tại địa phương về nông thôn mới (thấp nhất là không tiếp cận
được, nhiều nhất là tiếp cận được 6 nguồn thông tin một lúc). Kết quả cho thấy
kênh thông tin mà nông hộ nhận biết từ cấp chính quyền chiếm rất cao chiếm
64,17%, từ thông tin đại chúng là 58,33%, từ hội đoàn thể là 22,5%, từ hàng
xóm là 17,5% và qua các hình thức tuyên truyền tại địa phương là 16,67%. Dù
thuộc vùng nông thôn có điều kiện dịch vụ không cao, nhứng các thông tin từ
truyền thông lại có tỷ lệ khá cao. Trong khảo sát cũng biết được công tác thông
47
tin truyền thông xã cũng còn hạn chế, loa thường xuyên bị đứt, không có kinh
phí sửa chữa, nên loa không được phát thường xuyên để người dân nghe, nên
thông tin này người dân nhận biết thấp và chỉ có 11,67% số hộ nắm thông tin
qua kênh này. Công tác nông thôn mới tuy được thành phố triển khai đến cấp cơ
sở, địa phương từ năm 2011 đến nay, nhưng công tác tuyên truyền bằng áp
phích đốivới người dân cũng chưa được quan tâm, nên nhận thức người dân loại
hình tuyên truyền này chỉ chiếm 5%. Tuy nhiên, theo thống kê ở phần trước thì
có đến 27 hộ (22,5%) không biết gì về chương trình nông thôn mới hay có biết
đến nhưng chỉ l à những hoạt động nh ỏ trong chương trình, thì đây vẫn còn là
một nút thắt cần phải được tháo gỡ nếu như muốn hoạt động xây dựng nông
thôn mới diễn ra nhanh chóng và bền vững.
Tóm lại, công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới tại địa bàn
nghiên cứu vẫn còn có nút thắt cụ thể là các kênh thông tin như áp phích, loa
truyền thanh địa phương, hội đoàn thể chưa phát huy được chức năng, và còn
yếu so với kênh thông tin từ chính quyền, thông tin đại chúng và thông tin từ
hàng xóm. Vì thế cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các hình thức tuyên
truyền đến người dân, để người dân nhận thức tốt hơn và cùng tham gia đóng
góp, thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới.
4.3.2 Sự tham gia – đóng góp của cộng đồng dân cư vào xây dựng nông thôn
mới
4.3.2.1 Tiêu chí quy hoạch
Theo quy định thì các công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch trong
xây dựng nông thôn mới cần phải thỏa điều kiện của Thông tư số
13/2011/TTLT – BXD – BNNPTNT – BTNMT công bố n gày 28 /10/2011 . Th eo
đó, tại địa bàn huyện Cờ Đỏ các bản quy hoạch đều được công khai cho người
dân biết, hoàn thành cắm mốc, quy chế quản lý phải được cấp thẩm quyền phê
duyệt, đó là một quy trình thực hiện để đạt được nhưng mức độ tham gia của
người dân ở tiêu chí này vẫn rất thấp.
48
Bảng 4.17: Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong tiêu chí quy hoạch
Tần số Tỷ lệ (%)
Mức độ tham gia
Không tham gia 70 58,33
Tham gia thấp 25 20,84
Tham gia trung bình 10 8,33
Tham gia cao 10 8,33
Tham gia rất cao 5 4,17
Tổng 120 100
Hình thức tham gia
Cung cấp thông tin 28 56,00
Chia sẽ quyết định 11 22,00
Được chủ động định hướng 5 10,00
Được chủ động định hướng và chia sẽ quyết định 6 12,00
Tổng 50 100
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2015
Cụ thể theo kết quả trình bày ở bảng 4.17 cho thấy có đến 58,33% số hộ
trong khảo sát không tham gia đóng góp gì vào tiêu chí này, số hộ tham gia ở
mức độ thấp chiếm 20,84%, số hộ tham gia ở mức từ trung bình trở lên chỉ
chiếm 20,83% số hộ được khảo sát (trong đó hộ tham gia rất cao chỉ chiếm
4,17% số hộ). Trong số những hộ được khảo sát không tham gia hoặc tham gia
thấp là do không tiếp cận được với cấp chính quyền, trình độ chuyên môn thấp,
lo buôn bán/làm thuê hay sức khỏe yếu và không nghe biết đến tiêu chí quy
hoạch. Vì thế có thể hiểu tiêu chí này đạt được là do th uê Trung tâm kiểm định
quy hoạch xây dựng thuộc Sở Xây dựng thành phốCần Thơ thực hiện, trong khi
đó tiêu chí quy hoạch nàynhằm giúp các lãnh đạo định hướng cho kế hoạch hàng
năm và rất cần tính phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Tuy nhiên,
tiêu
chí này lại không đượcxây dựng trên nhu cầu đó (khô ng có nhiều sự tham gia
đóng góp của người địa phương).
Trong bảng 4.17 cũng có trình bày về các hình thức tham gia của hộ dân cư
vào tiêu chí này mà chủ yếu chỉ là cung cấp thông tin cho vi ệc xây dựng nông
thôn mới với 56% số hộ có tham gia (tương đương 28 trong số 50 hộ có tham
gia vào tiêu chí này). Ở mức độ cao hơn, có 22% số hộ dân cư có tham gia
(tương đương 11 trong số 50 hộ có tham gia vào tiêu chí này) tham gia chia sẽ
49
quyết định trong xây dựng nông thôn mới, số hộ có tham gia ở mức được chủ
động định hướng là 10% (5 hộ dân cư có tham gia) và tham gia ở mức độ chủ
động định hướng và chia sẽ quyết định là 12% (6 hộ dân cư có tham gia).
Như vậy có thể thấy nếu so sánh mức độ tham gia đóng góp của người dân
trong tiêu chí này vào thang đo sự tham gia của cộng đồng thì mức độ tham gia
chỉ đạt ở mức tham gia danh nghĩa bởi có 58,33 % tổng số hộ được khảo sát
không tham gia và 23,33% tổng số hộ tham gia có tham gia nhưng chỉ ở mức
cung cấp thông tin, các mức độ tham gia khác thì hộ dân cư tham gia rất ít, điều
này có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các bản quy hoạch này trong tương
lai gần.
4.3.2.2 Tiêu chí giao thông
Để được đánh giá đạt thì tiêu chí giao thông phải thỏa được 04 chỉ tiêu sau:
(1) đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt tỷ lệ 100%;
(2) Đường trục xã, liên xã được cứng hóa đạt tỷ lệ quy định của vùng
(50%);
(3) Đường ngõ, xóm được cứng hóa, không lầy lội vào mùa mưa, đạt
100%;
(4) Đường trục chính nội đồng được cứng hóa, đạt tỷ lệ quy định của vùng
và giao thông thủy trên địa bàn, nạo vét kênh mương, để việc di chuyển lưu
thông sinh hoạt người dân và hàng hóa thuận tiện.
Tiêu chí giao thông là một trong những tiêu chí mà người dân nhận thức,
cũng như tham gia đóng góp cho tiêu chí này là khá đồng bộ, theo kết quả trình
bày trong bảng 4.10 thì số lượng hộ không tham gia chỉ chiếm ít 17,5%, tham
gia mức độ thấp là 20,83%, tham gia mức độ trung bình là 19,17%, tham gia
mức cao là 31,67% và tham gia rất cao 10,83%. Ở tiêu chí giao thông, hộ không
tham gia chỉ có bao gồm những lý do chủ yếu là kinh tế khó khăn nên hộ không
có điều kiện tham gia, cấp chính quyền không phổ biến chiếm v à t ại xóm, ấp đã
có sẵn những điều kiện này nê n hộ không cần phải tham gia.
50
Bảng 4.18: Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong tiêu chí giao thông
Tần số Tỷ lệ (%)
Mức độ tham gia
Không tham gia 21 17,50
Tham gia thấp 25 20,83
Tham gia trung bình 23 19,17
Tham gia cao 38 31,67
Tham gia rất cao 13 10,83
Tổng 120 100
Hình thức tham gia
Cung cấp thông tin 18 15,00
Chia sẽ trách nhiệm 24 20,00
Đóng góp ngày công 59 49,17
Đóng góp tiền 69 57,50
Hiến đất 20 16,67
Tổng 190
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2015
Như vậy kết quả khảo sát cho thấy trong số 99 hộ tham gia đóng góp vào
tiêu chí này thì hộ tham gia ít nh ất là với 1 hình thức và nhiều nhất là đóng
góp
với 5 hình thức khác nhau. Các hình thức tham gia đóng góp phổ biến nhất bao
gồm cung cấp thông tin, chia sẻ trách nhiệm, đóng góp ngày công hay tiền, cuối
cùng là hiến đất cho xây dựng hệ thống giao thông. Trong đó, hình thức góp tiền
có nhiều hộ chọn làm phương thức tham gia nhất với 57,5% số hộ (tương đương
69 trong tổng số 120 hộ được khảo sát), kế đến là tham gia bằng cách đóng góp
ngày công lao động với 49,17% tổng số hộ khảo sát (tương đương 59 hộ trong
tổng số hộ khảo sát), ở các hình th ức khác có ít hộ tham gia hơn gồm chia sẻ
trách nhiệm, hiến đất và cung cấp thông tin với số hộ tham gia lần lượt là 20%;
16,67% và 15% trên tổng số hộ được khảo sát.
Nhìn chung, nhờ sự vận động của cấp chính quyền, đoàn thể và sự quan
tâm của cấp lãnh đạo ở trên, nhu cầu đi lại của người dân có phần cải thiện hơn
trước và hộ dân cư cũng bắt đầu tham gia, hiểu được mục tiêu, hộ chỉ đóng góp
tiền, sức còn các nhưng còn thiết kế công trình, quyết định công trình hay thi
công công trình đó sẽ phục vụ nhu cầu lợi ích gì, ưu tiên công trình nào làm, ra
quyết định thì nông hộ không biết.
51
4.3.2.3 Tiêu chí thủy lợi
Để đạt tiêu chí này thì phải đạt tỷ lệ kiên cố kênh mương theo quy định và
phải có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Do điều
kiện địa lý t ự nhiên thuận lợi nên tiêu chí này rất dễ dàng đạt được trên địa
bàn
nghiên cứu, tuy nhiên cũng cần phải thực hiện công tác nạo vét các tuyến kênh
thủy lợi, bố trí trạm bơm nước ph ục vụ tưới tiêu, cải tạo đê bao, cống đập, kè
cũng được người dân quan tâm và tham gia. Kết quả trình bày trong bảng 4.19
cho thấy mức độ tham gia vừa chiếm 19,17%, tham gia thấp chiếm 20,83%,
tham gia cao chiếm 14,17%, tham gia rất cao chỉ chiếm 2,5%, tuy nhiên số hộ
không tham gia chiếm đến 43,33% và lý do là có một số công trình t hủy l ợi nhà
nước đã đầu tư nên không cần thi ết phải có sự tham gia của cộng đồng dân cư,
nguyên nhân thứ hai là hộ không có đất sản xuất hay thuộc diện hộ nghèo không
đất nên không có điều kiện để đóng góp, hoặc cấp chính quyền không phổ biến
chiếm. Còn hộ không cho ý kiến đa số là công tác thủy lợi không ảnh hưởng đến
việc làm hay thu nhập của hộ vì thế hộ không tình nguyện tham gia hay hộ
không biết đếnvấn đề này.
Bảng 4.19: Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong tiêu chí thủy lợi
Tần số Tỷ lệ (%)
Mức độ tham gia
Không tham gia
52 43,33
Tham gia thấp
25
20,83
Tham gia trung bình
23
19,17
Tham gia cao
17
14,17
Tham gia rất cao
3
2,50
Tổng 120 100
Hình thức tham gia
Cung cấp thông tin 12 10,00
Chia sẽ trách nhiệm 13 10,83
Đóng góp ngày công 17 14,16
Đóng góp tiền 45 37,50
Hiến đất 1 0,83
Tổng 88
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2015
52
Hình thức tham gia của người dân chủ yếu là đóng góp tiền 37,5% trong
tổng số hộ được khảo sát (tương đương với 45 trên 68 hộ tham gia đóng góp vào
tiêu chí này), đóng góp ngày công lao động chiếm 14 ,16% tổng số hộ được khảo
sát (tương đương 17 trên 68 hộ có tham gia đóng góp vào tiêu chí này. Cung cấp
thông tin và chia sẽ trách nhiệm lần lượt chi ếm 10% và 10,83% tổng số hộ được
khảo sát. Sự tham gia đồng bộ giữa nhà nước, các cấp và người dân, nên cơ
bảnđã đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu chủ động cho diện tích canh tác lúa,
raumàu, thường xuyên nạo vét và bồi đắp, đảm bảo được yêu cầu lưu thông
hànghóa trong sản xuất tại địa phương.
4.3.2.4 Tiêu chí điện
Có hệ thống đảm b ảo yêu cầu kỹ thuật điện của ngành điện, tỷ lệ hộ sử
dụng điện thường xuyên, an toàn đạt quy định của vùng, đưa điện đến hộ dân
được 100%, cải tạo tuyến điện, đảm bảo an toàn, đủ công suất, đúng giá, các trụ
cột điện chiếu sáng khu trung tâm xã và các trục đường chính là các chỉ tiêu cần
hoàn thành để đạt được tiêu chí này. Kết quả khảo sát trình bày trong bảng 4.20
cho thấy có đến 63,33% hộ dân không tham gia, tham gia ở mức thấp là15,83%,
tham gia mức độ vừa là 10%, tham gia ở mức cao là 10,84%, trong đó tham gia
rất cao chỉ có 1 hộ tương ứng 0,84%. Đa số người dân nhận định lý do mà người
dân không tham gia là do nhà nước đã đầu tư gần như tất cảvà nếu như muốn
tham gia thì hộ dân cư cũng không có đủ kiến thức về ngành điện, ngoài ra cũng
có một số hộ đang sử dụng điện câu đuôi do không có đường dây.