Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam
9,133
279
88
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
----------------------
LÊ NGUYỄN TƯỜNG UYÊN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIẾN KINH TẾ
VĨ MÔ ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------
LÊ NGUYỄN TƯỜNG UYÊN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIẾN KINH TẾ
VĨ MÔ ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
T.S NGUYỄN TẤN HOÀNG
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
Thầy hướng dẫn là TS. Nguyễn Tấn Hoàng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công
trình
nào. Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá
được chính tác giả thu nhập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu
tham
khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác, và đều có chú thích nguồn gốc
sau
mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.
Tp.HCM, ngày tháng năm 2012
Tác giả
Lê Nguyễn Tường Uyên
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Tấn Hoàng đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này, cũng như
gửi
lời cảm ơn đến các Quý Thầy, Cô những người đã truyền đạt kiến thức cho tôi
trong
cả khóa học.
Nhân đây, tôi cũng xin gởi lời tri ân đến các anh chị đồng nghiệp, những
người đã tận tình giúp đỡ, khuyến khích động viên tôi trong suốt quá trình làm
luận
văn cũng như thời gian học cao học vừa qua.
Những lời cảm ơn sau cùng, tôi xin dành cho Mẹ, anh em, bạn bè đã hết lòng
quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Lê Nguyễn Tường Uyên
MỤC LỤC
Tóm tắt
......................................................................................................................
1
Mở đầu
.......................................................................................................................
2
Lý do chọn đề tài
........................................................................................................
2
Mục tiêu nghiên cứu
...................................................................................................
2
Đối tượng nghiên cứu
.................................................................................................
2
Câu hỏi nghiên cứu
.....................................................................................................
3
Phạm vi nghiên cứu
....................................................................................................
3
Phương pháp nghiên cứu
............................................................................................
3
Cấu trúc của luận văn
.................................................................................................
4
Những đóng góp của luận văn
....................................................................................
4
1. GIỚI THIỆU
.........................................................................................................
5
2. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
........................................................................... 8
2.1 Các nghiên cứu ở các nước phát triển
.................................................................. 9
2.2 Các nghiên cứu ở các quốc gia đang phát triển
.................................................10
2.3 Các nghiên cứu ở nhóm các quốc gia
................................................................. 14
2.4 Các nghiên cứu ở Việt Nam
...............................................................................
17
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
..................................................................... 19
3.1 Dữ liệu
................................................................................................................
19
3.2 Phương pháp
.......................................................................................................
24
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
................................................................................
25
4.1 Kiểm định tín dừng
.............................................................................................
25
4.2 Xác định biến trễ thích hợp
................................................................................
28
4.3 Kiểm định đồng liên kết Johansen
..................................................................... 29
4.4 Kiểm định nhân quả Granger
............................................................................. 34
4.5 Kết quả mô hình VAR
........................................................................................
37
4.6 Phân rã phương sai
.............................................................................................
45
4.7 Phản ứng đẩy
.....................................................................................................
46
5. KẾT LUẬN
.........................................................................................................
48
6. KIẾN NGHỊ
........................................................................................................
49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
.............................................................. 52
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Kiểm định tính dừng
..............................................................................
56
Phụ lục 2 : Xác định độ trễ tối
ưu.............................................................................
68
Phụ lục 3 : Kiểm định đồng liên kết Johansen
......................................................... 69
Phụ lục 4 : Mô hình VAR
.........................................................................................
71
Phụ lục 5 : Kiểm định Granger
.................................................................................
74
Phụ lục 6 : Phân rã phương sai
.................................................................................
76
Phụ lục 7 : Tổng hợp số liệu sử dụng trong nghiên cứu
.......................................... 77
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB: Ngân hàng phát triển châu Á
ADF: Augmented Dickey-Fuller
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng
GOS: Tổng cục Thống kê Việt Nam
GDP: Thu nhập quốc dân
IFS: Thống kê tài chính
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
IRF: Hàm phản ứng đẩy (Impulse Response Function)
IP: Sản lượng công nghiệp
M2: Cung tiền mở rộng (broad money supply)
USD: đôla Mỹ
TTCK: Thị trường chứng khoán
VAR: Vector auto regression model
VN: Việt Nam
VND: Việt Nam đồng
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các biến sử dụng trong nghiên cứu trước
Bảng 3.1: Số liệu TTCK Việt Nam giai đoạn 2000 - 2005
Bảng 3.2: Tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình
Bảng 3.3: Thống kê mô tả các biến được sử dụng trong nghiên cứu
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định tính dừng bằng ADF
Bảng 4.2: Xác định độ trễ tối ưu
Bảng 4.3: Kiểm định Portmanteau
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Johansen đa biến
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Johansen hai biến
Bảng 4.6 : Kết quả kiểm định nhân quả Granger
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định mô hình VAR
Bảng 4.8 : Tóm tắt phương trình hồi quy theo VAR giữa các biến vĩ mô và
VN-index (mức ý nghĩa 5%)
Bảng 4.9: Phân rã phương sai thay đổi VN-index
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 4.1: Phân tích phản ứng đẩy
1
TÓM TẮT
Theo nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới, thị trường chứng khoán
chịu tác động của nhiều yếu tố trong đó có các biến số vĩ mô. Sự tác động này
khác
nhau tùy từng thị trường và giai đoạn nghiên cứu. Việt Nam được xem như một nền
kinh tế mới nổi, thị trường chứng khoán còn non trẻ. Bên cạnh đó, trên khía cạnh
thực nghiệm, qua 13 năm hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt
Nam cho thấy tác động của các nhân tố vĩ mô đến thị trường ngày càng rõ nét. Sự
thăng trầm của thị trường trong thời gian qua do tác động bởi nhiều nhân tố khác
nhau trong đó không thể loại trừ tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô. Tuy
nhiên,
ở Việt Nam các nghiên cứu về chủ đề này vẫn còn khá hạn chế. Trong bài nghiên
cứu này, tác giả thực hiện phân tích định lượng để đo lường mức độ ảnh hưởng của
các biến số vĩ mô là cung tiền, lãi suất, tỷ giá, lạm phát và sản lượng công
nghiệp
đến VN-Index giai đoạn từ tháng 01/2006 đến tháng 07/2012. Trên cơ sở kết quả
phân tích, bài nghiên cứu đề xuất các ý kiến cho việc xây dựng các chính sách
điều
hành và quản lý kinh tế vĩ mô với mục tiêu hướng tới phát triển một TTCK chuyên
nghiệp.
Từ khóa: Nhân tố kinh tế vĩ mô, thị trường chứng khoán VN