Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình
9,782
608
124
46
Cốc - Bích Động, vườn Quốc Gia Cúc Phương, cố đô Hoa Lư… ngoài việc
khai thác phục vụ phát triển du lịch, các tài nguyên du lịch tiếp tục được khám
phá, phát hiện tôn tạo hình thành những tuyến điểm địa danh hấp dẫn khách
du lịch trong nước và quốc tế như: tuyến thăm quan du lịch khu bảo tồn đất
ngập nước Vân Long, tuyến thăm quan sinh thái Kênh Gà Vân Trình, tuyến
du lịch Thạch Bích – Thung Nắng, tuyến thăm quan hang động thăm quan
làng nghề Ninh Vân. Hệ thống những khối núi đá Karst già với diện tích hàng
ngàn ha, nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến thăm Ninh Bình đã ví
nơi đây như là “ Hạ Long Cạn”, đó là quần thể núi đá vôi tại cố đô Hoa Lư,
Tam Cốc - Bích Động, khu vực Kênh Gà Vân Tr ình, khu hang động Tràng
An…Ngoài ra Ninh Bình còn có nhiều vùng cảnh quan khác có giá trị cho
phát triển du lịch như Địch Lộng, động Tiên, hồ Đồng Chương, hồ Đồng
Thái, núi chùa Bái Đính, động Trà Tu, động chùa Hang, hang Dơi, hang
Bụt… đều là những tài nguyên du lịch có giá trị.
* Tài nguyên du lịch nhân văn: Ninh Bình có nguồn tài nguyên thiên
nhiên đa dạng, phong phú, tiền đề để phát triển du lịch sinh thái, song trong
đó còn chứa đựng cả nguồn tài nguyên giành cho du lịch nhân văn. Có thể kể
đến một số điểm di tích văn hoá lịch sử như:
- Cố đô Hoa Lư: là kinh đô đầu tiên của nền phong kiến tập quyền ở
nước ta, thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, nằm trên một diện tích trải
rộng khoảng 400ha. Tồn tại 42 năm qua 3 triều đại.
- Đền vua Đinh (làng Trường Yên Thượng, xã Trường Yên, huyện Hoa
Lư): Đền toạ lạc trên khuôn viên diện tích chừng 5 ha, thờ vua Đinh Tiên
Hoàng. Đền là một kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ và đá
của các nghệ sỹ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17-19.
47
- Đền vua Lê (làng Trường Yên Hạ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư): đền
thờ vua Lê Đại Hành. Cách đền vua Đinh chừng 500m. Đền soi bóng xuống
mặt sông Hoàng Long. Trước mặt đền là núi Đen, sau lưng là núi Đìa. Điều
đặc biệt ở đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm khắc gỗ ở thế kỷ 17
đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo. Đền được xây dựng để tỏ lòng biết ơn
của nhân dân đối với ông vua đã có công lớn lao trong việc xây dựng đất
nước vào thế kỷ thứ 10.
- Nhà thờ đá Phát Diệm là một quần thể kiến trúc bao gồm ao hồ,
Phương Đình… Nhà thờ đá là một công trình kiến trúc độc đáo có một không
hai ở Việt Nam thể hiện sự hài hoà của nghệ thuật kiến trúc Á Đông và Châu
Âu.
- Chùa Bái Đính đang được xây dựng với qui mô hoành tráng nhất Đông
Nam Á. Ngoài ra không thể bỏ quến một số điểm du lịch khác như núi Thuý
cùng với đền danh nhân Trương Hán Siêu, đền Thái Vi, đền đức Thánh
Nguyễn, chùa Bích Động, đền Dâu, đền Quán Cháo là những điểm du lịch tín
ngưỡng tâm linh lớn, khách hành hương đến đây không chỉ là người dân trong
tỉnh mà khắp cả nước.
* Các lễ hội: Đến Ninh Bình, du khách không chỉ được thả hồn vào
khung cảnh sơn thuỷ hữu tình, thưởng ngoạn những giá trị của du lịch sinh
thái, du lịch nhân văn, mà còn được hấp dẫn trong không gian văn hoá đậm đà
của vùng đất Châu thổ sông Hồng với những lễ hội truyền thống, lễ hội làng
mang đậm yếu tố dân gian. Hai lễ hội to và quan trọng nhất là hội Trường
Yên và hội đền Thái Vi, thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc
tế.
- Lễ hội Trường Yên: được tổ chức vào tháng 3 hàng năm với các
chương trình rất đặc sắc như: rước nước, dâng hương, cắm trại cùng các cuộc
48
thi: thi người đẹp Hoa Lư, làng vui chơi, làng ca hát, kéo co, bóng chuyền
giữa các cơ quan ban ngành, giữa các làng, các xã trong huyện với nhau…thu
hút đông đảo nhân dân và du khách về tham dự
- Lễ hội đền Thái Vy (thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư): cũng
được tổ chức vào tháng 3 hàng năm. Đền thờ Trần Nhân Tông, hoàng hậu
Thuận Thiên và Trần Thánh Tông - ông vua có công rất lớn đối với làng Văn
Lâm. Đền Thái Vy được xây dựng theo kiểu “ nội công, ngoại quốc”, trước
đền có giếng Ngọc xây bằng đá xanh.
* Du lịch làng nghề: Các làng nghề truyền thống ở Ninh Bình cũng có
khả năng khai thác tốt để phát triển du lịch. Thông qua du lịch làng nghề có
thể tạo ra một phương thức du lịch khác như nghiên cứu quảng bá sản phẩm,
tìm kiếm đối tác, ký hợp đồng kinh doanh trong nước và quốc tế, xuất khẩu
tại chỗ....Du khách sẽ được chứng kiến những động tác thao diễn tinh sảo, độc
đáo của những bàn tay tài hoa từ sản xuất thủ công làm nên những sản phẩm
quí giá. Ninh Bình có tới vài ba chục làng nghề truyền thống. Song, nói đến
làng nghề ở Ninh Bình không thể không nói đến các làng nghề nổi tiếng, có
nghề đã phát triển qua hàng thế kỷ, hàng chục thế kỷ. Đặc sắc nhất phải nói
đến làng thêu ở Văn Lâm (Ninh Hải, Hoa Lư), làng chế tác đá mỹ nghệ ở
Ninh Vân, nghề sản xuất hàng cói xuất khẩu ở Thượng Kiệm, Kim Chính,
Quang Thiện (Kim Sơn)...Đó cũng là những điểm du lịch hấp dẫn du khách
trong nước và quốc tế.
Tóm lại, có thể thấy Ninh Bình có nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc có
khả năng khai thác để phát triển những sản phẩm du lịch hấp dẫn, có khả năng
cạnh tranh cao. Khả năng khai thác các giá trị tài nguyên du lịch của tỉnh là
tương đối thuận lợi do đặc điểm phân bố và điều kiện khai thác. Cũng do đặc
điểm về tự nhiên và nhân văn, tài nguyên du lịch Ninh Bình khá nhạy cảm và
49
dễ bị “tổn thương” do tác động của hoạt động phát triển kinh tế xã hội nếu
thiếu các biện pháp bảo tồn và phát triển trên quan điểm bền vững.
2.2 Đặc điểm chung về tình hình phát triển ngành du lịch Ninh Bình
2.2.1 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch
2.2.1.1 Cơ quan chức năng quản lý nhà nước về hoạt động du lịch:
Sau khi tỉnh Ninh Bình được chia tách từ tỉnh Hà Nam Ninh, Tỉnh uỷ,
HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp đi ngay vào việc xác định
phương hướng kinh tế - xã hội theo đặc trưng, đặc thù riêng của tỉnh Ninh
Bình. Trong đó tỉnh đã sớm nắm bắt các nguồn tài nguyên du lịch. Thông qua
việc khám phá, khảo sát, tổng hợp các nguồn tài nguyên đó để đề ra chiến
lược phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Căn cứ nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ
qui định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Tỉnh, Thành phố trực
thuộc Trung Ương và căn cứ những đặc thù của Tỉnh Ninh Bình có khu du
lịch quốc gia, du lịch vùng có sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch văn hóa lịch
sử, du lịch tham quan nghiên cứu, nghỉ dưỡng và du lịch được xác định là
ngành kinh tế then chốt có vai trò quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và giải quyết lao động ở địa phương. Cho nên UBND Tỉnh đã thành
lập Sở du lịch là cơ quan chuyên môn cấp Tỉnh. Căn cứ quyết định số
1860/2005/QĐ-UB ngày 18/8/2005 của UBND Tỉnh Ninh Bình đã qui định
chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở du lịch Ninh Bình.
+ Vị trí và chức năng:
Sở du lịch Ninh Bình là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Tỉnh, tham
mưu và giúp cho UBND Tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du
lịch trên phạm vi quản lý của Sở theo qui định của pháp luật. Thực hiện một
50
số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của UBND Tỉnh và
theo qui định của pháp luật.
Sở du lịch chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp toàn diện của UBND Tỉnh
về tổ chức, biên chế và hoạt động, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về
chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Du lịch.
+ Về nhiệm vụ và quyền hạn:
Sở du lịch Ninh Bình có nhiệm vụ trình UBND Tỉnh ban hành các quyết
định, chỉ thị về quản lý lĩnh vực du lịch, thuộc phạm vi quản lý của địa
phương và phân cấp của Tổng cục Du lịch, chịu trách nhiệm về nội dung các
văn bản đã trình.
Trình UBND Tỉnh qui hoạch, kế hoạch dài hạn 5 năm và hàng năm, các
chương trình, dự án thuộc lĩnh vực quản lý của Sở phù hợp với qui hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chiến lược phát triển du lịch
quốc gia, quy hoạch vùng và qui hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch.
Trình UBND tỉnh các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch địa phương
và phân cấp quản lý các điểm du lịch, các khu du lịch, tuyến du lịch địa
phương. Trình UBND Tỉnh chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước về
du lịch của Sở.
Trình UBND Tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp hoặc ủy quyền
quản lý Nhà nước về Du lịch đối với UBND cấp huyện và cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh theo qui định của pháp luật.
Sở cũng có nhiệm vụ giúp UBND Tỉnh quản lý Nhà nước về du lịch đối
với các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân các thành phần kinh tế, các hội và tổ
chức phi Chính phủ hoạt động kinh doanh du lịch theo phân cấp và qui định
của pháp luật. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn
51
bản qui phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển du lịch
đã được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về
du lịch trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý của Sở.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở tài chính hướng dẫn, kiểm tra cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo quy định của
pháp luật. Tổ chức thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành
quốc tế, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, thẩm định và quyết định công nhận
cơ sở lưu trú du lịch loại đạt tiêu chuẩn tối thiểu và loại đạt tiêu chuẩn xếp
hạng 1 sao, 2 sao; cấp chứng chỉ bồi dưỡng ngắn hạn nghề du lịch và cấp, thu
hồi các loại thẻ, giấy phép, văn bằng, chứng chỉ khác thuộc thẩm quyền của
Sở theo qui định của pháp luật.
Sở có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xúc tiến du
lịch trên địa bàn tỉnh, tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và
ngoài nước; cung cấp thông tin về du lịch cho khách du lịch, các tổ chức, cá
nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Chủ trì,
phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu và đề xuất với UBND Tỉnh
các mô hình, biện pháp bảo vệ trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các khu,
tuyến, điểm du lịch.
Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư do UBND tỉnh giao; thẩm định hoặc
tham gia thẩm định các dự án đầu tư, phát triển du lịch hoặc có liên quan đến
du lịch theo qui định của pháp luật. Quản lý tài nguyên du lịch được giao,
điều tra, đánh giá phân loại tài nguyên du lịch và tổng hợp tình hình đầu tư
phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh.
Sở có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý và chuyên môn
nghiệp vụ du lịch cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa
bàn tỉnh thuộc thẩm quyền quản lý của Sở và phát triển nguồn nhân lực du
52
lịch của tỉnh theo kế hoạch của UBND tỉnh và Tổng cục Du lịch giao. Tổ
chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực du
lịch; Xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu về lĩnh vực quản lý du lịch của địa
phương. Đồng thời, Sở cũng thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và
đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND
tỉnh và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo qui định của
pháp luật. Bên cạnh đó, Sở còn thực hiện các nhiệm vụ khác của UBND Tỉnh
giao.
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Du lịch:
Đứng đầu Sở Du lịch là Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước UBND
tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ mọi hoạt động của Sở về việc thực hiện
nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm báo cáo trước Tỉnh ủy, HĐND tỉnh,
UBND tỉnh và Tổng cục Du lịch khi được yêu cầu. Tiếp đó, là Phó giám đốc
và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở như: văn phòng, thanh tra,
phòng kế hoạch nghiệp vụ. Ngoài ra, còn có các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
Sở là: Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình.
2.2.1.2 Hệ thống tổ chức, quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch.
Hệ thống hoạt động kinh doanh du lịch ở Ninh Bình tuy qui mô hoạt
động còn nhỏ bé nhưng cũng có đủ các cơ sở đại diện cho các thành phần
kinh tế tham gia. Tính đến nay có hơn 60 các đơn vị hoạt động kinh doanh du
lịch trên địa bàn tỉnh. Trong đó có:
- Các Công ty cổ phần như: Công ty CP du lịch Hoa Lư; Công ty cổ phần
du lịch Ninh Bình; Công ty CP du lịch và thương mại Thanh Xuân, Nhà
khách Tràng An cũng đang chuẩn bị chuyển sang cổ phần hóa.
- Các Công ty TNHH như: Công ty TNHH Thảo Sơn, Công ty TNHH
Nguyễn Phan, Công ty TNHH Tràng An...
53
- Các doanh nghiệp tư nhân như: Khách sạn Hoàng Gia, Kinh Đô, Ngôi
Sao, Thùy Anh, Thanh Bình...và các cơ sở tư nhân khác. Các Công ty kinh
doanh du lịch và các hộ tư nhân ngày càng phát triển trong hệ thống hoạt
động kinh doanh du lịch ở Ninh Bình.
Tuy nhiên, mỗi điểm, khu du lịch do có đặc thù riêng nên tuỳ mỗi nơi
việc tổ chức điều hành quản lý hoạt động du lịch cũng khác nhau. Mô hình
quản lý ở một số nơi trọng điểm như sau:
+ Khu du lịch Cố đô Hoa Lư:
Do ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Ninh Bình trực thuộc Sở văn
hoá Ninh Bình quản lý. Ban này được Sở văn hoá thông tin giao cho trọng
trách quản lý Nhà nước về chuyên môn tất cả các di tích, danh lam trên địa
bàn toàn tỉnh đặc biệt là quản lý toàn diện khu Cố đô Hoa Lư. Đồng thời được
giao nhiệm vụ tác nghiệp về dịch vụ du lịch cho du khách ở một số khâu: bán
vé, soát vé tham quan, thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn viên du lịch. Ngoài ra
còn làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an ninh, vệ sinh môi trường trong khu du
lịch, chụp ảnh, bán sách giới thiệu về lịch sử cố Đô cho khách và nhận tiền
công đức của du khách ở 2 đền vua Đinh và vua Lê.
Sơ đồ: Ban Quản lý di tích và danh thắng tỉnh Ninh Bình
54
+ Khu du lịch Vườn Quốc Gia Cúc Phương:
Với thế mạnh đặc trưng riêng của mình vườn Cúc Phương đã và đang có
những khai thác du lịch hiệu quả. Vườn vừa có chức năng quản lý toàn diện
về những tài nguyên thiên nhiên và những gì gọi là tài sản quốc gia thuộc địa
giới của diện tích rừng nguyên sinh Cúc Phương, đồng thời Vườn quốc gia
Cúc Phương còn khai thác những tiềm năng du lịch. Đó là kết quả của một
quá trình tìm hiểu tổ chức, sắp xếp. Vườn có ban du lịch trực thuộc lãnh đạo
vườn. Ban này thực hiện nhiệm vụ dịch vụ du lịch cho du khách, gắn liền với
nó là bộ máy tổ chức quản lý. Ban du lịch phân chia thành các bộ phận với
nhiệm vụ cụ thể của nó. Giữa các bộ phận thường xuyên có sự phối hợp liên
kết chặt chẽ với nhau, họ không ngừng được nâng cao năng lực nghiệp vụ,
đào tạo trình độ. Ban du lịch được đặt ở cổng vườn với chức năng điều hành,
quản lý, hoạt động tham quan, học tập, nghiên cứu, nghỉ dưỡng của du
khách…Tại đây, ngoài các dịch vụ ăn ở nhà sàn…nếu có nhu cầu du khách sẽ
được hướng dẫn viên đưa đi tham quan các loại hình du lịch như: tham quan
vườn thực vật, bản Mường…
Bảng 2.2: Cơ cấu nhân viên các tổ nghiệp vụ trong ban du lịch
Bán vé, soát vé, bảo vệ
Hành
chính
Ban quản lý di
tích và danh
thắng tỉnh Ninh
Bình
Chuyên môn nghiệp vụ
Lãnh đạo
Hướng dẫn
Thuyết minh
55
rừng quốc gia Cúc Phương.
Bộ phận
Số lƣợng
Trình độ ( ĐV: Ngƣời)
Chính
thức
Hợp
đồng
Đại
học
Cao
đẳng
Trung
cấp
Bồi dƣỡng
nghiệp vụ
Ngoại
ngữ
1. Tổ hướng dẫn
3
11
7
1
5
1
6
2. Tổ buồng
4
6
1
-
2
5
2
3. Tổ dịch vụ
3
12
2
-
2
11
1
4. Tổ trung tâm
2
6
-
-
1
7
1
5. Trạm giao
dịch
2
-
-
-
2
-
-
Tổng cộng
14
35
10
1
12
24
10
Nguån: Së du lÞch Ninh B×nh
+ Khu du lÞch Sinh th¸i V©n Long:
Qu¶n lý ho¹t ®éng du lÞch ë V©n Long lµ tr¹m du lÞch V©n Long trùc
thuéc UBND huyÖn Gia ViÔn. Bé m¸y qu¶n lý du lÞch sinh th¸i V©n Long
chÞu tr¸ch nhiÖm b¸n vÐ vµ ®iÒu hµnh ®éi thuyÒn, h-íng dÉn tham quan lµ
tr¹m du lÞch V©n Long, c¬ cÊu gåm 1 tr¹m tr-ëng vµ 16 nh©n viªn võa b¸n vÐ,
võa h-íng dÉn. Ở đây trạm chịu sự quản lý của huyện, nên công tác tổ chức
hoạt động còn nhiều chồng chéo. Nhìn chung, công tác tổ chức điều hành du
lịch của trạm du lịch Vân Long vẫn còn qúa sơ sài, chưa có sự chuyên môn
hoá cao, đặc biệt chưa có đội ngũ hướng dẫn viên để phục vụ nhu cầu tìm
hiểu thêm của du khách, chưa khai thác phát huy với hiệu quả cao so với tiềm
năng và những cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật đã được xây dựng.
+ Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động:
Tỉnh Ninh Bình phải mất gần 15 năm mới tìm ra được mô hình quản lý
và khai thác khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đạt hiệu quả cao. Trước khi
ban quản lý khu du lịch Tam Cốc - Bích Động được thành lập, từ năm 1992