Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của sự hợp lý trong phân phối của dự toán ngân sách và sự hợp lý trong quy trình dự toán ngân sách đến kết quả công việc của nhân viên thông qua sự tham gia vào dự toán ngân sách – Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
1,996
147
109
44
hơn hệ số tương quan của các biến (từ -0,02 đến 0,46), qua đó thể hiện giá trị
phân
biệt của thang đo.
Bên cạnh đó, hệ số tương quan giữa các biến (số ở phía dưới đường chéo) đều
nhỏ hơn mức độ tin cậy tổng hợp (Composite reliability – CR) cũng đã thể hiện
giá
trị phân biệt của thang đo. Căn cứ vào các giá trị hệ số tương quan của các biến
(từ -
0,02 đến 0,46) đều thấp hơn các giá trị của mức độ tin cậy tổng hợp như bảng 4.2
(từ
0,80 đến 0,88), có thể nói rằng giá trị phân biệt của thang đo là đạt được. Các
giá trị
của mức độ tin cậy tổng hợp đều cao hơn 0.6 và nhỏ hơn 0,90 thể hiện tính đồng
nhất
cao ở nội dung của câu hỏi gắn liền với các biến quan sát, là điều có thể thường
thấy
ở các nghiên cứu trước trong mảng kế toán hành vi, ví dụ như Chong và Chong
(2002)
và Elbashir, Collier và cộng sự. (2011). Ngoài ra, tất cả các hệ số tương quan
giữa
các biến đều nhỏ hơn giá trị ngưỡng là 0,70 cho thấy mối tương quan có thể chấp
nhận được để có giá trị phân biệt (Tabachnick, 2001)
45
Bảng 4.3. Ma trận tương quan đánh giá giá trị phân biệt của thang đo
Các hạng mục
1__
2__
3__
4__
5__
6__
7__
1. Sự hợp lý trong phân phối của dự toán
ngân sách
0,84
2. Sự hợp lý trong quy trình dự toán
ngân sách
0,29
0,75
3. Sự tham gia vào dự toán ngân sách
0,39
0,46
0,78
4. Kết quả công việc
0,22
0,24
0,44
0,77
5. Thâm niên công tác
-0,00
0,02
-0,02
0,10
1,00
6. Tuổi
0,13
0,09
0,10
0,17
0,38
1,00
7. Bằng cấp
0,13
0,05
0,15
0,03
0,06
0,09
1,00
Ghi chú:
Số trên đường chéo (in đậm) là căn bậc 2 của phương sai trích bình quân (AVE)
Số ở dưới đường chéo là hệ số tương quan theo Fornell và Larcker (1981)
4.4. Kết quả kiểm định của các giả thuyết
Tác giả sử dụng phần mềm Smart PLS3 để phân tích dữ liệu đã thu thập được
thông qua cuộc khảo sát, từ đó đưa ra bằng chứng kiểm định các giả thuyết trong
mô
hình. Để kiểm định cho các giả thuyết mà nghiên cứu này đề xuất ở trên, tác giả
đánh
giá độ lớn và mức độ đáng kể về mặt thống kê về tác động giữa các yếu tố có
trong
mô hình. Các chỉ số thu được từ việc phân tích được trình bày theo như bảng 4.4.
bao
gồm các hệ số β, giá trị t, hệ số R
2
cho từng biến phụ thuộc.
Dựa trên đề xuất trong nghiên cứu của Henseler, Hubona và cộng sự. (2016),
tác giả đã tính toán được hệ số SRMR (Standardized Root Mean Squared Residual)
của mô hình là 0,044. Kết quả này nhỏ hơn mức đề xuất là 0,08, qua đó có thể kết
luận được rằng mô hình nghiên cứu có độ phù hợp cao với dữ liệu mà tác giả đã
thu
thập được.
Kết quả phân tích dữ liệu thu được cho thấy hệ số R
2
điều chỉnh của tất cả các
biến phụ thuộc (Sự tham gia vào dự toán ngân sách là 0,28 và Kết quả công việc
là
0,20) đều cao hơn ngưỡng tối thiểu 0,10 chứng tỏ mô hình nghiên cứu đề xuất có
mức
độ phù hợp cao với dữ liệu thu thập được.
46
Bảng 4.4. Kiểm định các giả thuyết trong mô hình theo đường dẫn PLS
Ghi chú:
DF: biến sự hợp lý trong phân phối của dự toán ngân sách
PF: biến sự hợp lý trong quy trình dự toán ngân sách
PAR: biến sự tham gia vào dự toán ngân sách
JP: biến kết quả công việc
T: biến thâm niên công tác
A: biến tuổi
Q: biến bằng cấp
Số trên đường dẫn: ngoài dấu “ngoặc đơn”: hệ số β, in đậm, bên trong dấu
“ngoặc đơn”: giá trị t
Số trong vòng tròn: hệ số R
2
điều chỉnh
*, **, ***: lần lượt thể hiện sự đáng kể ở mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và
1% (kiểm định t - 2 đuôi)
Kết quả kiểm định các giả thuyết như sau:
Giả thuyết H1 đề xuất rằng “sự hợp lý trong phân phối của dự toán ngân sách
có tác động dương đến sự tham gia vào dự toán ngân sách”, giả thuyết này có thể
0,10
(1,81)*
0,44
(9,14)***
[+]
T
[+]
A
[+]
Q
[+]
DF
[+]
PF
[+]
PAR
0,28
0,28
(6,80)***
[+]
JP
0,20
0,38
(8,07)***
0,07
(1,42)
-0,05
(1,04)
47
được hiểu là nếu phân phối của dự toán ngân sách càng hợp lý thì mức độ tham gia
vào dự toán ngân sách càng được gia tăng. Giả thuyết này được ủng hộ bởi kết quả
phân tích dữ liệu. Hệ số β cho đường dẫn từ DF đến PAR có giá trị 0,28 đáng kể ở
mức thống kê 1% (giá trị t là 6,80).
Giả thuyết H2 đề xuất rằng “sự hợp lý trong quy trình dự toán ngân sách có tác
động dương đến sự tham gia vào dự toán ngân sách”, nội dung này có nghĩa là quy
trình thiết lập dự toán ngân sách càng hợp lý thì mức độ tham gia vào dự toán
ngân
sách của nhân viên càng được gia tăng. Giả thuyết này được ủng hộ bởi kết quả
phân
tích dữ liệu. Hệ số β cho đường dẫn từ PF đến PAR có giá trị 0,38 đáng kể ở mức
thống kê 1% (giá trị t là 8,07).
Giả thuyết H3 đề xuất rằng “sự tham gia vào dự toán ngân sách có tác động
dương đến kết quả công việc”, nghĩa là kết quả công việc của nhân viên sẽ được
tăng
lên nếu sự tham gia của nhân viên vào quá trình lập dự toán ngân sách tăng. Giả
thuyết này cũng đã được ủng hộ bởi kết quả phân tích dữ liệu. Hệ số β cho đường
dẫn
từ PF đến PAR có giá trị 0,44 đáng kể ở mức thống kê 1% (giá trị t là 9,14).
4.5 Thảo luận về kết quả kiểm định
Cả 3 giả thuyết trong mô hình đều được ủng hộ bởi kết quả kiểm định.
Sự hợp lý trong phân phối của dự toán ngân sách có tác động dương đến sự
tham gia vào dự toán ngân sách có thể được giải thích bởi:
Để khai thác tối đa các nguồn lực tài chính hiện hữu và tiềm năng, điều quan
trọng nhất là phải tạo động lực mạnh mẽ cho các bên liên quan phát huy tính năng
động sáng tạo trong khai thác các nguồn lực nói trên khi tham gia dự toán ngân
sách.
Giải pháp quan trọng nhất để thực hiện được mục tiêu đó là cần thực hiện phân
định
thu - chi một cách hợp lý, trên cơ sở mở rộng quyền tự chủ khi dự toán ngân sách
cấp
dưới. Trong đó chủ yếu là luôn điều chỉnh, sửa đổi phương pháp phân định giữa
các
cấp ngân sách là điều quan trọng.
Sự hợp lý trong quy trình dự toán ngân sách có tác động dương đến sự tham gia
vào dự toán ngân sách có thể được giải thích bởi:
Ngân sách quỹ tập trung của cơ quan. Hoạt động của quỹ này thể hiện trên hai
phương diện: Huy động nguồn thu vào và phân phối sử dụng nguồn vốn của quỹ. Các
48
hoạt động thu, chi của ngân luôn gắn với chức năng, nhiệm vụ của các bên tham
gia,
đồng thời luôn chịu sự kiểm tra giám sát của bộ phận độc lập. Chính vì vậy các
chỉ
tiêu thu chi của ngân sách luôn mang tính pháp lý. Thông qua các hoạt động thu,
chi
của ngân sách là biểu hiện các quan hệ lợi ích giữa một bên là lợi ích chung của
cộng
đồng các cơ sở mà đơn vị lập dự toán là người đại diện lợi ích của các chủ thể
kinh
tế (tổ chức hoặc cá nhân). Các quan hệ này phát sinh trong cả quá trình thu và
chi
ngân sách. Các quan hệ thu - chi ngân sách rất đa dạng và biểu hiện dưới nhiều
hình
thức khác nhau và các khoản thu - chi này chỉ được thừa nhận khi được đơn vị có
thẩm quyền phê duyệt.
Sự tham gia vào dự toán ngân sách có tác động dương đến kết quả công việc
của nhân viên, điều này được giải thích bởi:
Dự toán ngân sách còn là một yêu cầu tất yếu của việc nâng cao chất lượng và
hiệu quả của kế hoạch hoá và quản lý bản thân ngân sách. Muốn quản lý thu, chi
chặt
chẽ, không bỏ sót thu, bảo đảm chi hợp lí, tiết kiệm thì các khoản thu, chi cụ
thể đều
phải có chủ rõ ràng, có quyền lực. Các khoản thu, chi lại có số lượng lớn, ở
nhiều
ngành, lĩnh vực, địa phương cụ thể: theo đà phát triển kinh tế thì số lượng
khoản thu
ngày càng lớn, đa dạng. Cơ quan không thể quản lý tốt nếu không phân cấp quản lý
ngân sách cho các đơn vị, các lĩnh vực. Chỉ có phân cấp hợp lý mới có thể tập
trung
quản lý các nguồn thu, các khoản chi lớn quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn đến sự
phát chung hoặc từng bộ phận. Phân cấp quản lý kinh tế, trong đó có phân cấp
quản
lý ngân sách hợp lý sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các ngành, các
địa
phương trong phát triển ngành và địa phương cụ thể. Khi được phân cấp đến từng
đơn vị, điều này dĩ nhiên thay đổi phương thức và tác động lên phương thức làm
việc
của nhân viên, từ đó ảnh hưởng đến kết quả công việc.
Tóm tắt chương 4:
“Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu” trình bày kết quả kiểm định của các
thang đo, phân tích sự tác động giữa các yếu tố trong mô hình, kết quả cụ thể
như
sau:
Dữ liệu mà tác giả thu thập được và mô hình nghiên cứu được đề xuất có mức
độ phù hợp cao.
49
Các biến quan sát và thang đo được kết luận là có độ tin cậy cao.
Hệ số tương quan giữa các biến quan sát có mối tương quan có thể chấp nhận
được để có giá trị phân biệt.
Cả 3 giả thuyết trong mô hình đều được ủng hộ bởi kết quả kiểm định:
- Sự hợp lý trong phân phối của dự toán ngân sách có tác động dương đến
sự tham gia vào dự toán ngân sách.
- Sự hợp lý trong quy trình dự toán ngân sách có tác động dương đến sự
tham gia vào dự toán ngân sách.
- Sự tham gia vào dự toán ngân sách có tác động dương đến kết quả công
việc của nhân viên.
Với kết quả kiểm định thu được đã nói ở trên, tác giả đã thảo luận về kết quả và
sẽ đưa ra các kết luận đề xuất và đóng góp của đề tài này trong chương 5.
50
CHƯƠNG 5:
KẾT LUẬN
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Đề tài này đã đưa ra các mục tiêu nghiên cứu sau: (1) Kiểm định mối quan hệ
giữa sự hợp lý trong phân phối của dự toán ngân sách và sự tham gia vào dự toán
ngân sách ở các doanh nghiệp Việt Nam; (2) Kiểm định mối quan hệ giữa sự hợp lý
trong quy trình dự toán ngân sách và sự tham gia vào dự toán ngân sách ở các
doanh
nghiệp Việt Nam, và (3) Kiểm định mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán ngân
sách và kết quả công việc ở các doanh nghiệp Việt Nam. Các mục tiêu nghiên cứu
này ứng với các câu hỏi nghiên cứu sau:
RQ1: Sự hợp lý trong phân phối của dự toán ngân sách có tác động như thế
nào đến sự tham gia vào dự toán ngân sách của cấp dưới?
RQ2: Sự hợp lý trong quy trình dự toán ngân sách có tác động như thế nào đến
sự tham gia vào dự toán ngân sách của cấp dưới?
RQ3: Sự tham gia vào dự toán ngân sách có tác động như thế nào đến kết quả
công việc của cấp dưới?
Nói cách khác, bài nghiên cứu này được thực hiện là nhằm đánh giá tác động
giữa sự hợp lý trong quy trình lập dự toán ngân sách, sự hợp lý trong phân phối
của
dự toán ngân sách đối với sự tham gia vào dự toán ngân sách và sự tác động của
sự
tham gia vào dự toán ngân sách đối với kết quả công việc trong môi trường tại
Việt
Nam, để đạt được mục đích này, tác giả đã đề xuất mô hình với 3 giả thuyết để
kiểm
định và chứng minh mối quan hệ giữa các yếu tố nói trên, từ đó đưa ra kết luận
và
đưa ra các hàm ý quản lý đóng góp cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện theo trường phái thực chứng, sử dụng phương pháp
định lượng để xây dựng và kiểm định mô hình và các giả thuyết có trong mô hình.
Thông qua việc khảo sát bằng bảng câu hỏi được gửi đến email của những đáp viên
tiềm năng, tác giả đã thu được 337 phản hồi chất lượng và phù hợp với yêu cầu mà
tác giả đặt ra cho nghiên cứu này.
51
Kết quả khảo sát và kiểm định với mẫu thu được đã ủng hộ cả 3 giả thuyết mà
tác giả đặt ra:
● Giả thuyết H1: “sự hợp lý trong phân phối của dự toán ngân sách có tác
động dương đến sự tham gia vào dự toán ngân sách”
● Giả thuyết H2 “sự hợp lý trong quy trình dự toán ngân sách có tác động
dương đến sự tham gia vào dự toán ngân sách”
● Giả thuyết H3 “sự tham gia vào dự toán ngân sách có tác động dương
đến kết quả công việc”.
Với kết quả kiểm định thu được, nghiên cứu này đã đạt được ba mục tiêu nghiên
cứu đề ta. Nghiên cứu đã đưa ra được bằng chứng thực nghiệm về tác động giữa sự
hợp lý trong quy trình lập dự toán ngân sách, sự hợp lý trong phân phối của dự
toán
ngân sách đối với sự tham gia vào dự toán ngân sách và sự tác động của sự tham
gia
vào dự toán ngân sách đối với kết quả công việc trong môi trường tại Việt Nam,
từ
đó giải thích được sự ảnh hưởng qua lại giữa các yếu tố nói trên, cũng như giải
thích
được kết quả công việc của nhân viên. Căn cứ vào nghiên cứu này, các nhà quản
trị
đã có thêm cơ sở để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực
hiện
dự toán ngân sách áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.
5.2. Hàm ý lý thuyết
Đề tài này đã có những đóng góp về hàm ý thuyết như sau:
Thứ nhất, với kết quả thu được từ việc kiểm định mô hình và các giả thuyết có
trong mô hình tại Việt Nam, nghiên cứu này đã một lần nữa khẳng định lại kết
luận
về mối tương quan (correlation) giữa mức độ hợp lý trong quy trình lập dự toán
ngân
sách, mức độ hợp lý trong phân phối của dự toán ngân sách đối với sự tham gia
vào
dự toán ngân sách và sự tác động của sự tham gia vào dự toán ngân sách đối với
kết
quả công việc mà các tác giả Maiga và Jacobs (2007), Wentzel (2002), Lau và
Roopnarain (2014), Parker và Kyj (2006) và Shields và Shields (1998) đã chứng
minh
trong những nghiên cứu trước đây. So với nghiên cứu của Maiga và Jacobs (2007),
nghiên cứu này đã thể hiện một góc nhìn khác về mối quan hệ giữa sự hợp lý trong
dự toán ngân sách và sự tham gia vào dự toán ngân sách. Cụ thể tác giả đã nhìn
nhận
sự hợp lý trong quy trình lập dự toán ngân sách là nhân tố thúc đẩy (biến tiền
tố) thay
52
vì là kết quả (biến hậu tố) của sự tham gia của nhân viên vào trong quy trình
lập dự
toán ngân sách. Qua đó, nghiên cứu của tác giả đã tạo ra chuỗi PPP (cảm nhận –
Tham gia – Thực hiện) (Perceive - Participate – Perform) để kết nối có một cách
có
hệ thống các mối quan hệ giữa cảm nhận về sự hợp lý trong quy trình lập dự toán
ngân sách của nhân viên, sự hợp lý trong phân phối của dự toán ngân sách
(Perceive)
đối với sự tham gia vào dự toán ngân sách (Participate) và sự tác động của sự
tham
gia vào dự toán ngân sách đối với kết quả công việc (Perform) trong điều kiện ở
Việt
Nam
Thứ hai, nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng thực tiễn ủng hộ cho các lý thuyết
đại diện (agent theory) (Alchian và Demsetz 1972, Jensen và Meckling 1976,
Padilla
2002), lý thuyết tâm lý (psychological theory) (Mock, Estrin và cộng sự. 1972,
Birnberg, Luft và cộng sự. 2006) và lý thuyết động viên (motivational theory)
(Becker
và Green 1962, Lindquist 1995) khi giải thích về chuỗi PPP về nhân tố trong mô
hình
về dự toán ngân sách trong điều kiện ở Việt Nam thông qua kết quả khảo sát thực
tế
các nhà quản trị ở các doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu này đã lấp đầy được khe
hổng nghiên cứu mà tác giả đặt ra, bổ sung vào nguồn cơ sở dữ liệu khoa học cho
lĩnh vực kế toán hành vi nói chung và trong mảng dự toán ngân sách nói riêng.
5.3. Hàm ý thực tiễn
Với việc đưa ra các bằng chứng thực nghiệm để chứng minh được mối quan hệ
giữa sự hợp lý trong quy trình lập dự toán ngân sách, sự hợp lý trong phân phối
của
dự toán ngân sách đối với sự tham gia vào dự toán ngân sách và sự tác động của
sự
tham gia vào dự toán ngân sách đối với kết quả công việc trong môi trường tại
Việt
Nam, nghiên cứu này đã giúp cho các nhà quản trị có thêm cơ sở để nâng cao hiệu
quả của việc thực hiện dự toán ngân sách áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động
tại Việt Nam thông qua một số gợi ý mà tác giả đề xuất như sau:
Kết quả khảo sát và kiểm định đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm chứng minh
rằng: sự tham gia vào dự toán ngân sách có tác động dương đến kết quả công việc,
nghĩa là kết quả công việc của nhân viên sẽ được tăng lên nếu sự tham gia của
nhân
viên vào quá trình thiết lập dự toán ngân sách tăng. Với kết luận này, các nhà
quản
53
trị có thể nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên thông qua việc tạo điều
kiện cho
họ tham gia vào quá trình lập dự toán ngân sách. Việc này rõ ràng sẽ giúp nhân
viên
có cơ hội thể hiện ý kiến và khả năng của bản thân, với mong muốn chứng minh
năng
lực của mình, người nhân niên sẽ có thêm động lực để thực hiện công việc của
mình
tốt hơn. Ngoài ra, việc tạo cơ hội cho nhân viên tham gia vào dự toán ngân sách,
họ
sẽ tiếp cận được thêm nhiều thông tin hơn, nắm bắt rõ hơn tình hình của doanh
nghiệp,
những mục tiêu, kế hoạch và nguồn lực của doanh nghiệp, từ đó họ sẽ chủ động hơn
để thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Bên cạnh đó, việc được tham
gia
thiết lập dự toán ngân sách, nhân viên sẽ cảm thấy vai trò của mình trong doanh
nghiệp được nâng cao, đó sẽ là tác động tích cực để họ phấn đấu hơn trong công
việc,
từ đó kết quả công việc mà họ thực hiện sẽ càng ngày được cải thiện.
Việc cho phép nhân viên tham gia vào quá trình thiết lập dự toán ngân sách, nhà
quản trị cũng đã tạo thêm cơ hội để tiếp nhận nhiều hơn thông tin từ cấp dưới,
những
thông tin này sẽ giúp ích cho nhà quản trị khi nhìn nhận tình hình của doanh
nghiệp,
từ đó đưa ra những quyết định chính xác hơn trong việc điều hành doanh nghiệp
nói
chung cũng như thực hiện dự toán ngân sách nói riêng. Với những thông tin này,
ngân
sách được đưa ra sẽ phù hợp với khả năng của người thực hiện dự toán ngân sách
cũng như nguồn lực của doanh nghiệp hơn, giúp việc thực hiện dự toán ngân sách
có
kết quả tốt hơn, từ đó giúp doanh nghiệp cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh
của
mình.
Bằng cách nào mà nhà quản trị có thể gia tăng sự tham gia vào dự toán ngân
sách của nhân viên? Nghiên cứu này cũng đã đóng góp thêm cho nhà quản trị một
kiến nghị để gia tăng sự tham gia vào dự toán ngân sách của nhân viên thông qua
việc
hoàn thiện quy trình thiết lập dự toán ngân sách, cũng như cố gắng để ban hành
một
dự toán ngân sách hợp lý và công bằng.
Việc hoàn thiện quy trình thiết lập dự toán ngân sách sẽ giúp doanh nghiệp có
căn cứ để thực hiện việc thiết lập dự toán ngân sách một cách đồng bộ trong từng
thời
kỳ. Sự đồng bộ này sẽ giúp nhà quản trị cũng như những đối tượng tham gia vào
quá
trình thiết lập dự toán ngân sách hiểu rõ những điều mình cần phải làm để có
được
một dự toán ngân sách phù hợp. Như đã nói ở trên, kết quả của một quy trình
thiết