Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
10,222
833
126
41
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng
2.3.1. Đánh giá thực trạng về đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số
2.3.1.1. S lượng v cơ cấu giáo viên ngưi dân tộc thiểu s trưng ph thông
dân tộc
bán trú tiểu hc huyện Bắc H
Thực trạng về số lượng giáo viên người DTTS trường PTDTBT tiểu học ở
huyện Bắc Hà được luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ các vấn đề sau: Tổng số
giáo viên; tổng số giáo viên người dân tộc, và số giáo viên là người của các dân
tộc
thiểu số khác nhau.
Bảng 2.7. Cơ cấu thành phần dân tộc và nam/nữ của đội ngũ giáo viên người
DTTS của các trường
TT
Tên Dân tộc
Nữ
Nam
Tổng số
1.
Dân tộc Kinh
42
25
67
2.
Dân tộc Dao
5
1
6
3.
Dân tộc Nùng
9
8
17
4.
Dân tộc Mường
1
7
8
5.
Dân tộc Tày
15
7
22
6.
Dân tộc Mông
3
12
15
7.
Dân tộc Thu Lao
1
0
1
TỔNG SỐ
76
60
136
Theo kết quả của Bảng số liệu trên, chúng ta thấy tỷ lệ GV nam và Nữ chênh
lệch không đáng kể, mặc dù tỷ lệ GV nữ cao hơn Nam, nhưng tỷ lệ này nếu xét ở
tiểu
học và trên toàn quốc thì đã là tỷ lệ lý tưởng.
Nếu chỉ xét tỷ lệ nam/nữ người dân tộc chúng ta thấy ở các dân tộc khác nhau,
thì tỷ lệ nam/nữ khác nhau, nhưng nếu xét bình quân chung của 6 dân tộc (ngoài
dân
tộc Kinh) thì tỷ lệ này có thể nói là lý tưởng.
So sánh tỷ lệ giáo viên người dân tộc với tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên địa
bàn huyện cũng cho thấy, số lượng giáo viên và số lượng dân số của các dân tộc
là một
vấn đề rất rất được quan tâm. Ví dụ: Tỷ lệ người Mông chiếm trên 44% dân số,
trong
khi đó chỉ có 15 GV giáo viên là người dân tộc Mông, các dân tộc khác, như Tày,
Nùng, Dao và Mường đã có một tỷ lệ người giáo viên dân tộc nhất định nhưng không
tương xứng với tỷ lệ người dân tộc trên địa bàn; ngoài ra cũng có một số dân tộc
khác
mặc dù tỷ lệ dân số không cao những cũng không có một người giáo viên nào.
42
Điều này có thể nói lên rằng công tác quản lý giáo viên và công tác tuyển dụng,
sử dụng giáo viên người dân tộc trên địa bàn huyện đã có sự chỉ đạo, tuy nhiên
công
tác quy hoạch, đào tạo nguồn và tuyển dụng cần phải có sự đổi mới, đặc biệt là
quy
hoạch nguồn đào tạo và tuyển dụng.
2.3.2. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số huyện Bắc
Hà
2.3.2.1. Công tác quy hoch, kế hoch phát triển đội ngũ giáo viên ngưi dân tộc
thiểu
s trưng ph thông dân tộc bán trú tiểu hc
Hiện tại, các văn bản pháp qui về chiến lược, qui hoạch, đề án có nội dung liên
quan đến phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số như:
Qui hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020: Phát triển nhân
lực phải đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu và cân đối nhân lực theo ngành/lĩnh vực,
vùng, miền, lãnh thổ; phát triển nhân lực Việt Nam phải gắn với yêu cầu của hội
nhập
quốc tế [130].
Qui hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020: xác định
được nhu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ nhân lực của ngành, góp phần đảm
bảo
lực lượng để tiến hành công cuộc đổi mới giáo dục[22].
Quyết định 402/QĐ-TTg, phê duyệt đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức người DTTS trong thời kì mới.
Tóm lại, nội dung qui hoạch phát triển nhân lực Việt Nam, qui hoạch phát triển
nhân lực ngành giáo dục và đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
người DTTS trong thời kì mới đều chưa có qui định về vấn đề phát triển đội ngũ
giáo
viên tiểu học người DTTS.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của các tỉnh vùng Tây Bắc đến năm
2020, vấn đề phát triển giáo viên người DTTS chưa được đề cập đến trong bản quy
hoạch của tỉnh nào. Ví dụ bản Quy hoạch của tỉnh Lào Cai: “Đến năm 2010, có đủ
giáo
viên tất cả các bộ môn; đạt trên 10% giáo viên mầm non, 30% giáo viên tiểu học,
20%
giáo viên THCS và 5% giáo viên THPT trên chuẩn; đến năm 2015 và 2020, các mục
tiêu tương ứng đạt 40% và 85% giáo viên mầm non, 60% và 90% giáo viên tiểu học,
75% và 90% giáo viên THCS, và 45% và 90% giáo viên THPT đạt trên chuẩn” [31].
Trao đổi với ông N.V.H cán bộ tổ chức Phòng GD&ĐT ông cho rằng “Hiện ti
địa phương có quy hoch, kế hoch phát triển nhân lực ngnh giáo dc, song vấn
đề
43
phát triển đội ngũ GV ngưi DTTS chưa được nêu trong nội dung quy hoch; chưa
được coi l giải pháp căn bản cn ưu tiên thực hiện”.
Tóm li, vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS nói chung, giáo viên
người DTTS các trường PTDTBT tiểu học nói riêng chưa được quan tâm, đề cập trong
chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục của địa
phương.
Mặc dù quy hoạch phát triển nhân lực người DTTS nói chung, giáo viên người DTTS
nói riêng được đề cập trong chiến lược quốc gia về công tác dân tộc đến năm
2020.
Hiện nay Chính Phủ, cũng như Bộ giáo dục và đào tạo chưa có văn bản cụ thể
hướng dẫn việc quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS, dẫn đến việc
các đơn
vị, địa phương nói chung và phòng GD&ĐT huyện Bắc Hà nói riêng, còn gặp rất
nhiều
khó khăn, lúng túng trong việc phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS. Điều nay
đặt ra
trong thời gian tới, Bộ giáo dục và Đào tạo cần có một văn bản cụ thể, chỉ đạo,
hướng dẫn
các Sở, các phòng GD&ĐT trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên người DTTS.
2.3.2.2. Tuyển dng v sử dng giáo viên tiểu hc ngưi DTTS
Tuyển dng
Thực tế tỉ lệ giáo viên/lớp đối với các tỉnh vùng dân tộc và miền núi thường cao
hơn các tỉnh vùng đồng bằng và đô thị (xem bảng 2.4).
Kết quả tổng hợp bảng 2.2. cho thấy: Tỉ lệ HS/GV của huyện thấp nhất so với
cả nước và của tỉnh.
Nghiên cứu thực tế việc tuyển dụng giáo viên của huyện cho thấy đều thực hiện
tuyển dụng theo hình thức thi tuyển. Hằng năm, căn cứ nhu cầu giáo viên của các
trường PTDTBT tiểu học và các trường khác, Phòng GD&ĐT lập kế hoạch đề xuất với
UBND huyện và Sở GD&ĐT tổ chức thực hiện tuyển dụng giáo viên.
Việc xét tuyển
giáo viên nói chung được thực hiện theo quy trình sau:
(1) Xét kết quả học tập bao gồm: Điểm học tập và điểm tốt nghiệp của người dự
tuyển, chứng chỉ tin học, ngoại ngữ;
(2) Kiểm tra, sát hạch thông qua thi trắc nghiệm và thi viết về năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí cần tuyển. Thí sinh phải qua kì sát hạch
về năng
lực chuyên môn, nghiệp vụ bằng 01 bài thi trắc nghiệm môn Tin học với thời gian
60
phút; 01 bài trắc nghiệm và viết môn Tiếng Anh với thời gian 60 phút; 01 bài thi
viết
về kiến thức chung với thời gian 120 phút; thi chuyên môn nghiệp vụ chuyên
ngành,
gồm 02 phần, thi viết 120 phút và thi thực hành 150 phút.
44
Quy trình tuyển dụng giáo viên nêu trên được áp dụng cho tất cả mọi đối tượng,
không có quy định riêng cho ứng viên là người DTTS. Ứng viên người DTTS được
xếp vào các đối tượng ưu tiên chung, gồm:
Anh hùng, con liệt sĩ, con gia đình có công
với nước, người DTTS,... và chỉ được xét ưu tiên trong trường hợp những người dự
tuyển có điểm bằng nhau thì đối tượng ưu tiên được ưu tiên tuyển dụng.
Ngày 14/9/2014, Bộ Nội vụ và Uỷ ban Dân tộc ban hành Thông tư Liên tịch số:
02/2014/TTLT-BNV-UBDT, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chính sách cán
bộ, công chức, viên chức người DTTS. Theo quy định của Thông tư này người DTTS
Đại học, Cao đẳng,… theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp được tuyển dụng
không
qua thi tuyển công chức, viên chức. Hằng năm, UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc
trung ương căn cứ vào số lượng người DTTS học theo chế độ cử tuyển tốt nghiệp ra
trường để xác định số lượng biên chế dự phòng làm cơ sở tuyển dụng, bố trí vào
công
chức, viên chức đảm bảo tỉ lệ hợp lí. Song, hiện tại huyện vẫn chưa áp dụng quy
định
của Thông tư với nhiều lý do khác nhau. Thực tế, kể từ khi chưa có Thông tư Liên
tịch
số: 02/2014/TTLT-BNV-UBDT việc cử tuyển và tuyển dụng không có sự gắn kết,
ràng buộc, cho nên nhiều sinh viên cử tuyển sau khi tốt nghiệp không trở về địa
phương công tác.
Bảng 2.8: Thực trạng công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên người DTTS trường
PTDTBT huyện Bắc Hà
TT
Tên Dân tộc
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
So sánh
Tăng
(giảm)
năm
2016 so
với
2015
Tăng
(giảm)
năm
2017 so
với
2016
1
Dân tộc Dao
2
5
6
3
1
2
Dân tộc Nùng
11
14
17
3
3
3
Dân tộc Mường
3
6
8
3
2
4
Dân tộc Tày
16
19
22
3
3
5
Dân tộc Mông
9
14
15
5
1
6
Dân tộc Thu Lao
0
0
1
0
1
TỔNG SỐ
41
58
69
17
11
Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng công tác tuyển dụng giáo viên người
dân tộc thiểu số đã tăng qua các năm gần đây, cụ thể năm 2016 tăng 17 giáo viên
so
45
với năm 2015 và năm 2017 tăng 11 giáo viên so với năm 2016. Mặc dù áp dụng quy
định chung trong tuyển dụng, song số giáo viên người DTTS trúng tuyển trong các
kì
tuyển dụng giáo viên vẫn có xu thế tăng. Hiện tượng này diễn ra một cách tự
nhiên vì
giáo viên ở các tỉnh đồng bằng, đô thị không muốn lên vùng dân tộc công tác vì
điều
kiện khó khăn, cơ hội chuyển vùng khó khăn; chế độ chính sách đãi ngộ thấp không
đáp
ứng được nhu cầu cuộc sống. Do vậy, phần lớn giáo sinh người bản địa vẫn trở về
địa
phương tham gia tuyển dụng và được tuyển dụng.
Công tác tuyển dụng giáo viên tiểu học người DTTS ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
vẫn đang được thực hiện theo qui định chung về tuyển dụng viên chức ngành giáo
dục,
huyện vẫn chưa có qui định về tuyển dụng giáo viên TH người DTTS theo hướng phát
triển nguồn nhân lực người DTTS. Dẫn đến chất lượng tuyển dụng chưa cao. Chưa
thu
hút được đội ngũ giáo viên người DTTS có năng lực, trình độ cao về địa phương
công tác.
Giáo viên tiểu học người DTTS được tuyển dụng chủ yếu là giáo viên trẻ, chưa có
kinh
nghiệm, dẫn đến chất lượng đào tạo tiểu học ở huyện Bắc Hà chưa cao.
Sử dng giáo viên ngưi DTTS
Việc sử dụng giáo viên: Để nghiên cứu về công tác sử dụng giáo viên người DTTS
chúng tôi tiến hành phỏng vấn bà M.T.D phó hiệu trưởng trường PTDTBT TH Bản Già,
bà cho rằng “Trên cơ sở s lp theo mỗi khi v s giáo viên hiện có của nh
trưng, Ban
Giám hiệu phân công giáo viên theo chuyên môn và theo khi lp. Giáo viên ngưi
DTTS
hay giáo viên ngưi Kinh được b trí sắp xếp s lp, s gi dy như nhau (theo
quy định).
Tuy nhiên, các trưng thưng lựa chn những giáo viên có năng lực khá, giỏi b
trí dy
các lp cui cấp, lp hc sinh khá (lp chn) v giáo viên có năng lực trung
bình, yếu b
trí dy các lp đu cấp, trong s đó có giáo viên ngưi DTTS”.
Chúng tôi tiếp tục phỏng vấn ông H.V.K hiệu trưởng trường PTDTBT TH Lùng
Phình ông cho rằng ‘Hiện ti việc quản lí GV ngưi DTTS không có sự khác biệt gì
kể
cả về mặt hnh chính v chuyên môn. Trên cơ sở năng lực của mỗi giáo viên hiệu
trưởng phân công nhiệm v dy hc v giáo dc cho giáo viên”.
Phỏng vấn ông T.D.T phó hiệu trưởng trường PTDTBT tiểu học Cốc Ly 1
“Nhìn chung các trưng lm công tác quản lí giáo viên được thực hiện theo quy
định
của Điều lệ trưng PTDTBT v các văn bản hưng dẫn của Bộ GD&ĐT v Sở
GD&ĐT nhiều hình thc khác nhau như: Quản lý trực tiếp; quản lý thông qua t
chuyên môn; quản lý thông qua hội đồng sư phm; quản lý thông qua các phương
tiện
46
thông tin; quản lý thông qua kiểm tra hồ sơ công việc; quản lý thông qua hồ sơ
cán
bộ,... Các hình thc quản lý đều hưng ti việc quản lý hot động dy hc, giáo
dc
của GV; đánh giá năng lực, phẩm chất của giáo viên, từ đó có những điều chỉnh về
kế
hoch GD của nh trưng nhằm nâng cao chất lược giáo dc của nh trưng”.
Như vậy, việc quản lý, sử dụng giáo viên người DTTS được các trường PTDTBT
thực hiện bình thường theo quy định chung, không có sự khác biệt. Việc sử dụng
giáo
viên người DTTS chủ yếu vẫn chỉ là phân công nhiệm vụ dạy học, chủ nhiệm và công
tác
khác. Sự kiểm tra giám sát đơn thuần là thực hiện đúng, đủ nội dung theo phân
phối
chương trình do Bộ quy định. Tuy nhiên, việc sắp xếp giáo viên trung bình, yếu
chuyên
dạy các lớp đầu cấp tạo nên tâm lí về sự thiếu công bằng đối với giáo viên người
DTTS,
mặt khác tạo nên dư luận xấu về năng lực của giáo viên người DTTS.
Mặc khác giáo viên tiểu học người DTTS tại huyện Bắc Hà, chủ yếu làm công
tác chuyên môn, giảng dạy đơn thuần, rất ít giáo viên là người DTTS được bổ
nhiệm
vào các vị trí quản lý trong nhà trường. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới,
các trường
cần chú trọng đến việc đào tạo, nâng cao trình độ để giáo viên người DTTS có khả
năng, năng lực đáp ứng được yêu cầu của người giáo viên nói chung và yêu cầu của
người CBQL nói riêng.
2.3.2.3. Đo to v bồi dưỡng giáo viên tiểu hc ngưi DTTS
Hiện nay phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai đã chú trọng đến
công tác nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số. Thực
trạng công
tác đào tạo như bảng sau:
Bảng 2.9: Thực trạng công tác đào tạo giáo viên tiểu học người DTTS
TT
Nội dung đào tạo
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
1
Đào tạo cao đẳng
3
3
5
2
Đào tạo đại học
2
1
1
3
Đào tạo cao học
1
1
1
4
Đào tạo tiến sỹ
0
0
0
TỔNG SỐ
6
5
7
Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng công tác đào tạo còn rất nhiều hạn chế,
mặc dù số lượng giáo viên là người DTTS có 69 người (năm 2017), tuy nhiên số
giáo viên
đi học để nâng cao trình độ năm 2017 có 7 người (chiếm 10,1%). Từ thực tế trên
chúng ta
47
thấy rằng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Hà, cũng như Hiệu trưởng các
trường
PTDTBT tiểu học cần đôn đốc, tạo điều kiện cho giáo viên đi học để cải thiện
trình độ
chuyên môn. Công tác quản lý đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên người DTTS nói
riêng
và giáo viên tiểu học nói chung ở huyện Bắc Hà còn nhiều bất cập. Nguyên nhân,
hàng
năm Sở GD&ĐT dành chỉ tiêu để giáo viên đi đào tạo cao đẳng, đại học, cao học,
song số
giáo viên đăng ký chủ yếu đi học cao đẳng, một bộ phận đi học đại học, việc đăng
ký đi
học cao học hầu như không có, chủ yếu là giáo viên thuộc diện quy hoạch làm công
tác
quản lý. Nguyên nhân, do bản thân của một bộ phận giáo viên không đi học đại học
tiểu
học, cao học, vì trước hết học đại học, cao học không phải là yêu cầu bắt buộc;
năng lực
chuyên môn hạn chế, đặc biệt là năng lực ngoại ngữ nên đi thi cao học khả năng
đỗ thấp;
điều kiện kinh tế khó khăn, đi học xa tốn kém.
Do vậy, đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên người DTTS có thể thực hiện được nếu
có các chính sách khuyến khích phù hợp.
Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV người DTTS
- Bồi dưỡng định kì (thưng niên) : Theo kế hoạch của Sở GD&ĐT, bồi dưỡng
định kì được thực hiện với tất cả CBQL và giáo viên tiểu học, không có kế hoạch
bồi
dưỡng riêng cho giáo viên người DTTS. Mục đích, nội dung chương trình bồi dưỡng
như sau:
(1) Về mục đích, yêu cầu bồi dưỡng CBQL, GV:
- CBQL, GV được cập nhật kiến thức về chính trị, KT-XH, chuyên môn, nghiệp
vụ; nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và các năng lực theo yêu
cầu
của chuẩn nghề nghiệp, yêu cầu phát triển giáo dục địa phương.
- Đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng và nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng
của CBQL, GV đáp ứng đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng tập trung và bồi dưỡng thường xuyên trong năm
học theo đúng kế hoạch, đảm bảo nội dung và thời gian.
- Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng; coi trọng bồi dưỡng
thông qua hoạt động tự nghiên cứu, trao đổi, thảo luận, thực hành và sử dụng các
thiết
bị, đồ dùng, phương tiện dạy học của CBQL, GV trong quá trình tập huấn, bồi
dưỡng.
(2) Về nội dung bồi dưỡng CBQL, GV:
- Bồi dưỡng CBQL: Bồi dưỡng chính trị và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng,
nghiệp vụ quản lý.
48
- Bồi dưỡng giáo viên: Bao gồm khối kiến thức bắt buộc; khối kiến thức tự
chọn và nâng cao năng lực một số kỹ năng cho GV chuyên biệt (giáo viên ngoại
ngữ,
giáo viên dạy học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt)
(3) Về đối tượng, thành phần, thời gian và địa điểm bồi dưỡng:
- Bồi dưỡng tập trung tại tỉnh, tại huyện và trường cao đẳng sư phạm Lào Cai:
Giảng viên, báo cáo viên là các nhà khoa học ở các Vụ, Viện của Bộ Giáo dục và
Đào
tạo hoặc giảng viên của các Học viện, trường Đại học (do Sở GD&ĐT mời); cốt cán
cấp tỉnh (Sở GD&ĐT quyết định tổ cốt cán theo cấp học, môn học); lãnh đạo Sở
GD&ĐT, Lãnh đạo Ban tuyên giáo Tỉnh ủy; cốt cán cấp huyện (Phòng GD&ĐT quyết
định tổ cốt cán theo cấp học, môn học); lãnh đạo Phòng GD&ĐT, Lãnh đạo Ban tuyên
giáo, Ban Dân vận Huyện ủy.
- Đối tượng, thành phần tham gia bồi dưỡng tập trung tại tỉnh: Lãnh đạo và
chuyên viên phòng GD&ĐT có liên quan đến cấp tiểu học; Cán bộ quản lý, GV cốt
cán cấp huyện.
- Đối tượng, thành phần tham gia bồi dưỡng tập trung tại huyện: Cán bộ quản
lý, Tổ GV cốt cán cấp trường, GV trường tiểu học, trường liên cấp và trường
PTDTBT, PTDTNT.
b) Bồi dưỡng nội dung đặc th:
Hiện có một số nội dung bồi dưỡng đặc thù như: Tạo điều kiện cho giáo viên
tham gia học các lớp học tiếng dân tộc (ở Bắc Hà là tiếng Mông) do tỉnh mở, các
khóa
bồi dưỡng nghiệp vụ về giáo dục đặc biệt.
Chính sách đãi ngộ giáo viên ngưi DTTS
Chính sách đối với giáo viên bao gồm tiền lương, tiền thưởng, chính sách hỗ trợ
và những phúc lợi xã hội khác:
- Về tiền lương, thưởng: GV người DTTS được hưởng chế độ tiền lương,
thưởng theo đúng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học do Nhà
nước
quy định, không có chế độ lương riêng cho GV người DTTS.
- Về chính sách ưu đãi: Mức phụ cấp áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp
giảng dạy ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa theo quy định ở Quyết định số:
244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu
đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường công lập.
49
Mức phụ cấp áp dụng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác
tại trường PTDTBT, trường trung học phổ thông chuyên và nhà giáo, cán bộ quản lý
giáo dục đang công tác tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc vùng có điều kiện
KT-XH
đặc biệt khó khăn theo quy định của Nghị định số: 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006
về
chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên
biệt, ở
vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn,
Về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được quy định ở Nghị định số:
54/2011/NĐ-CP ngày 04/ 7/ 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với
nhà giáo và Thông tư Liên tịch số: 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV- BTC-BLĐTBXH,
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số: 54/2011/NĐ-CP, ngày 04/ 07 /
2011 của Chính phủ.
- Về những phúc lợi xã hội đối với giáo viên người DTTS thực hiện đầy đủ theo
quy định của Nhà nước như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghỉ dưỡng,... Các
địa
phương (chính quyền và cộng đồng) chăm lo động viên tinh thần và vật chất theo
điều
kiện của địa phương đối với giáo viên nói chung.
Thực trạng công tác tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên tại huyện Bắc Hà
tỉnh Lào Cai năm 2017 như sau:
Bảng 2.10: Thực trạng công tác tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên
TT
Nội dung bồi dưỡng
Số
lần
Lượt người
được bồi dưỡng
1
Bồi dưỡng chính trị, đạo đức
2
126
2
Bồi dưỡng kỹ năng dạy học và kỹ năng quản lý
1
62
3
Bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học
1
89
4
Bồi dưỡng các lớp học tiếng dân tộc
2
46
TỔNG SỐ
6
323
Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng công tác tổ chức các lớp bồi dưỡng còn
nhiều yếu kém, số lớp được bồi dưỡng còn rất ít, năm 2017 toàn huyện Bắc Hà mới
tổ
chức được 06 lớp bồi dưỡng, mặt khác lớp bồi dưỡng còn có nội dung rất hạn hẹp
và
nghèo nàn. Mặc khác do đặc thù là huyện miền núi đi lại khó khăn, điều kiện về
tài
chính còn nhiều thiếu thốn, cho nên công tác tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên của
phòng giáo dục huyện Bắc Hà còn rất nhiều hạn chế mặc dù công tác đào tạo và bồi
50
dưỡng giáo viên tiểu học người DTTS chưa được chú trọng, quan tâm. Các trường
chưa thường xuyên đôn đốc, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên
học
tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn. Tuy nhiên thực trạng về đào tạo và bồi dưỡng
cho giáo viên người DTTS chưa được cải thiện nhiều.
2.3.2.4. Công tác kiểm tra, đánh giá v giám sát phát triển đội ngũ giáo viên
ngưi
dân tộc thiểu s
Đánh giá về việc hài lòng với công tác đánh giá giáo viên đã có 131/153 ý kiến
là hài lòng. Phỏng vấn những ý kiến cho rằng chưa hài lòng thì có đến gần một
nửa là
của cán bộ quản lý. Các ý kiến này cho rằng chưa có những tiêu chí cụ thể cho
việc
đánh giá, nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá khách quan, chưa phân
loại
được mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên; việc đánh giá còn mang nhiều tính
hình thức và cảm tính.
Hiện nay, tất cả 136 giáo viên đều đã chuẩn và vượt chuẩn đào tạo của Bộ
GD&ĐT chiếm tỷ lệ 100%; Đánh giá việc sử dụng đội ngũ giáo viên: 100% ý kiến của
cán bộ quản lý (cấp trường) đều cho rằng đã phân công nhiệm vụ cho đội ngũ giáo
viên phù hợp với chuyên môn đào tạo, phù hợp với năng lực thực hiện hiện có của
giáo viên và đặc biệt phù hợp với độ tuổi, điều kiện của đội ngũ giáo viên. Tuy
nhiên
với nội dung trên thì câu trả lời có đôi chút khác biệt, cụ thể chỉ có 117/136
giáo viên
hài lòng với việc phân công nhiệm vụ của hiệu trưởng các nhà trường. Phỏng vấn
trực
tiếp các giáo viên được hỏi chưa hài long với sự phân công nghiệm vụ thì được
biết,
hầu hết những ý kiến này là của những giáo viên đã đứng tuổi, họ không muốn là
chủ
nhiệm lớp, hoặc chỉ muốn dạy ở các lớp đầu cấp.
Đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và lối sống của đọi ngũ
giáo viên đã thu được kết quả rất đáng ghi nhận, thể để đáng giá các về lĩnh vực
này đã
xây dựng theo nhiều tiêu chí khác nhau và theo 5 mức độ. Kết quả đạt được là
100%
giáo viên đạt được mức độ từ 4 điểm trở lên (mức độ tốt và rất tốt), chỉ có tỷ
lện nhỏ là
5,4 % và 6,7% ở 2/10 tiêu chí đặt mức độ 3 điểm. Kết quả như vậy cho thấy đây là
kết
quả rất đáng khen ngợi.
Kết quả đánh giá về việc thực hiện chuyên môn, kỹ năng sư phạm của đội ngũ
giáo viên cũng thu được kết quả rất khả thi. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng
giáo viên
đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trên. Phỏng vấn những ý kiến chưa hài lòng thì được
biết