LUẬN VĂN:TÁI TẠO MÔ HÌNH KHUÔN MẶT TỪ CÁC ĐIỂM ĐẶC TRƯNG
3,714
262
72
Chương 2. Các phương pháp tái tạo khuôn mặt Nguyễn Đình Tư
14
bề mặt tham số chọn các đường trục (spline) để mô hình hóa mặt người bởi chúng
đơn
giản và liên tục ở đạo hàm bậc cao. Ví dụ, Billy, đứa con trong bộ phim “Tin
Toy” của
Pixar (Reeves, 1990) [29] ban đầu được mô phỏng từ các mảnh tam giác Bezier.
Hoạt
ảnh mô hình được dựng không thật sự hoàn hảo do vẫn còn nhiều các nếp nhăn. Sau
đó, các mảnh tam giác được thay thế bằng trục Bicubic Catmull-Rom, tuy nhiên vẫn
chỉ giảm được các nếp nhăn chứ chưa làm biến mất hoàn toàn. Facial Action
Control
Editor, tạm dịch là Bộ soạn thảo và điều khiển các hành động ở mặt, được viết
bởi
Waite (1989) [36] là một ví dụ khác. Mảng cong B-Spline được sử dụng với 16*12
điểm điều khiển. Do tính chất liên tục C
2
của các mảng cong B-Spline nên bề mặt tạo
được đã mịn và nhẵn hơn nhiều. Chúng ta gọi bề mặt được cấu thành bởi các mảng
cong này là bề mặt B-Spline, được minh họa trong Hình 6. Chuyển động của miệng,
mắt, và lỗ mũi được xử lý bằng kĩ thuật cắt tỉa hình học (geometric trimming).
Bằng
việc sử dụng kĩ thuật này, chúng ta có thể loại bỏ các biểu hiện không mong muốn
của
bề mặt và xây dựng những mô tả toán học mới cho các mảnh được cắt tỉa. Tuy
nhiên,
kĩ thuật này cũng có vài điểm hạn chế, ví dụ như nó không thể mô phỏng mí mắt
hay
mắt.
Hình 6. Một bề mặt B-Spline
Để mô hình hóa từng cá thể mặt người, kĩ thuật này điều chỉnh mô hình mặt
người sao cho phù hợp với dữ liệu được cung cấp bởi máy quét laser. Quá trình
điều
chỉnh được thực hiện bằng cách cực tiểu hóa sai số bình phương trung bình giữa
các
điểm trong dữ liệu mẫu và các điểm trên bề mặt với điều kiện các điểm điều khiển
phải được đặt đúng ở trong các vùng nơi đơn vị hành động (ví dụ cử động ở miệng)
Chương 2. Các phương pháp tái tạo khuôn mặt Nguyễn Đình Tư
15
diễn ra. Điều này đảm bảo rằng các vùng mô của da sẽ được thiết lập lại một cách
chính xác do có sự liên kết của các điểm điều khiển với các đơn vị hành động
tương
ứng. Hơn nữa, dữ liệu mẫu được quét bởi máy quét laser có thể được sử dụng để
dán
lên mặt nạ (mặt bên ngoài) của phần mặt.
Ưu điểm của phương pháp bề mặt tham số là xử lí ít dữ liệu hơn và đưa ra một bề
mặt mượt, mịn hơn so với phương pháp lưới đa giác. Tuy nhiên, phương pháp này
vẫn
còn tồn tại vấn đề kết xuất bề mặt. Cho đến nay vẫn chưa có thuật toán hiệu quả
để
giải quyết các vấn đề như bề mặt ẩn, kết xuất bề mặt bậc hai, Mahl, 1972 [23];
Weiss,
1966 [35]. Đối với bề mặt bậc cao hơn, chúng ta cũng có các thuật toán tương tự,
nhưng chúng phức tạp và đòi hỏi chi phí cao. Do đó, các bề mặt bậc cao thường
được
dựng mô hình bằng lưới đa giác. Quá trình này được gọi là đa giác hóa. Tuy
nhiên, nếu
độ phân giải mẫu cao, phương pháp này vẫn cần đến khối lượng tính toán rất lớn.
Thêm vào đó, nếu vùng mẫu trên mặt người nhỏ, thì việc sử dụng nhiều trục điểm
điều
khiển trở nên không hiệu quả. Phương pháp này cũng thiếu sót trong việc tạo ra
các
nếp nhăn mờ trên khuôn mặt do độ mượt cao. Tuy nhiên, khi dựng mô hình một vùng
nhỏ và mịn trên mặt người, phương pháp này tỏ ra thích hợp và hiệu quả.
2.3 Các phƣơng pháp tái tạo khuôn mặt
Có hai phương pháp tái tạo khuôn mặt chính:
Phương pháp hai chiều, 2-Dimension (2D): phương pháp này giúp tái tạo lại
được bức ảnh chụp khuôn mặt
Phương pháp ba chiều, 3-Dimension (3D): phương pháp này giúp tái tạo lại
được mô hình ba chiều thể hiện rõ ràng chiều sâu và đặc điểm của khuôn
mặt.
2.3.1 Các phƣơng pháp hai chiều (2D)
Tái tạo mô hình khuôn mặt trong không gian hai chiều cần có một nhà họa sĩ
pháp y. Họa sĩ pháp y là người có chuyên môn, am hiểu về hộp sọ, mối tương quan
giữa hộp sọ và dung nhan khuôn mặt. Họ vẽ phác thảo bức vẽ chân dung hoặc quan
sát
ảnh với hộp sọ để nhận xét độ chính xác cũng như những điểm cần điều chỉnh.
Có hai phương pháp 2D chính: phương pháp lồng sọ vào bức vẽ chân dung và
Chương 2. Các phương pháp tái tạo khuôn mặt Nguyễn Đình Tư
16
phương pháp lồng sọ vào ảnh.
2.3.1.1 Phƣơng pháp lồng sọ vào bức vẽ chân dung
Phương pháp này được Pearson đề xuất vào nằm 1926 [27]. Họa sĩ vẽ phác thảo
chân dung dựa trên các số đo hộp sọ, lồng bức ảnh chân dung vào rồi quan sát sự
phù
hợp. Sau đó họa sĩ đính bức vẽ lên hộp sọ thật như Hình 7 để quan sát và chỉnh
sửa
bức vẽ cho phù hợp.
Hình 7. Lồng sọ vào bức vẽ chân dung
2.3.1.2 Phƣơng pháp lồng sọ vào ảnh
Phương pháp này được các tác giả: Sen (1962), Gupta (1969) và Sekharan (1973)
[4] đề xuất và phát triển. Mục đích chính là so sánh khuôn mặt với hộp sọ để chỉ
ra
những nét phù hợp, từ đó kiểm tra xem chiếc sọ nguyên vẹn hoặc không nguyên vẹn
(ví dụ trong Hình 8 chỉ có nửa sọ) có phải người trong ảnh không.
Hình 8. Ảnh nửa mặt và nửa sọ
Chương 2. Các phương pháp tái tạo khuôn mặt Nguyễn Đình Tư
17
Các kĩ thuật chính đã được phát triển sử dụng phương pháp này bao gồm:
Lồng sọ vào ảnh trên hệ thống gương bán mạ (Hình 9)
Lồng sọ vào ảnh trên video
Lồng sọ vào ảnh trên vi tính
Hình 9. Lồng sọ vào ảnh trên hệ thống gương bán mạ tại viện Pháp y Quân Đội
(Vụ xác không đầu tại hồ Văn Chương – Đống Đa – Hà Nội)
Năm 2007, Viện Công nghệ thông tin – Viện khoa học và công nghệ Việt Nam
phối hợp với viện Pháp y Quân đội xây dựng thành công phần mềm RFFSkull là một
phần mềm đồ họa theo không gian 3 chiều giúp cho việc lồng sọ vào ảnh chân dung
một cách tự động với tham số đầu vào là xương sọ mặt và ảnh chân dung [4].
Nguyên tắc cơ bản để thực hiện các phương pháp 2D:
Chủng tộc, giới tính, tuổi và các thông số cần thiết của hộp sọ cần được cung
cấp.
Hộp sọ phải được chụp X-quang trên mặt phẳng ngang frankfort, các phim trán
(trước, sau) và phim nghiêng tạo một góc vuông với nhau. Trong phim chụp
thẳng, khay dựng phim ở trước mặt, khoảng cách chụp là 152.4 cm tới trục
transmetal. Trong phim chụp nghiêng, khay đựng phim đặt ở bên trái và khoảng
cách từ ống chụp đến mặt phẳng dọc giữa là 152.4 cm. Trong phim chụp trước
sau, ống chụp nằm sau hộp sọ. Cả phim chụp thẳng và nghiêng cần được đánh
dấu chính xác các chi tiết về xương đã được mô tả. Các mốc này là nền tảng cho
việc vẽ ra các chi tiết nét mặt.
Một số thông số về hộp sọ cần thiết cho phương pháp này:
Chương 2. Các phương pháp tái tạo khuôn mặt Nguyễn Đình Tư
18
Kích thước sọ:
o Chiều rộng hộp sọ
o Chiều rộng hai ổ mắt
o Chiều rộng liên ổ mắt
o Chiều rộng lỗ mũi
o Chiều rộng hai gò má hoặc chiều rộng giữa mặt
o Chiều rộng vùng mặt dưới
o Chiều cao mặt
Kích thước diện mạo
o Cao môi: từ môi trên đến môi dưới
o Cao tai: từ đỉnh tai đến dái tai
o Rộng tai: nền tai trên và chỗ bám trên của tai vào đầu, nền tai dưới và
chỗ bám dưới của tai vào đầu.
Bảng 1 là tổng kết của TSKH. Lê Hữu Hưng trong luận án phó tiến sĩ khoa học y
được thực hiện năm 1995 (số liệu được trình bày được trích dẫn từ [5]).
Chương 2. Các phương pháp tái tạo khuôn mặt Nguyễn Đình Tư
19
Bảng 1. Chỉ số sọ của một số dân tộc khác nhau
STT
Các kích cỡ
Sọ Việt hiện đại
Sọ Lào
Sọ Thái Lan
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Dung tích sọ
Trọng lượng sọ
Dài sọ
Rộng sọ
Rộng trán
Cao sọ
Dài nền sọ
Dài nền mặt
Cao mặt trên
Rộng mặt giữa
Rộng liên ổ mắt
Cao ổ mắt
Rộng ổ mắt
Cao mũi
Rộng mũi
1363.97±103.2
557.4 ± 108.6
175.22 ± 4.50
137.9 ± 5.58
92.36 ± 5.38
136.99 ± 3.26
98.69 ± 7.59
95.07 ± 6.57
65.77 ± 5.76
99.06 ± 4.41
96.54 ± 4.55
33.78 ± 1.58
41.89 ± 2.11
50.10 ± 3.80
26.16 ± 2.05
1379.5±55.2
549.2 ± 78.9
167.9 ± 7.8
144.5 ± 4.8
94.1 ± 3.1
132.7 ± 3.5
96.0 ± 2.8
89.2 ± 4.7
67.8 ± 4.4
97.7 ± 3.05
95.5 ± 4.6
33.54 ± 1.71
42.66 ± 1.93
51.3 ± 2.43
26.34 ± 1.65
1379.8±78.8
613.1±104.9
168.6 ± 7.45
141.4 ± 5.1
91.1 ± 5.2
135.9 ± 4.9
96.4 ± 4.4
93.7 ± 5.2
67.23 ± 4.5
98.9 ± 5.5
94.15 ± 4.2
32.69 ± 2.44
42.36 ± 1.78
51.21 ± 3.59
25.57 ± 1.94
Đơn vị: Dung tích (ml). Trọng lượng (g). Dài, rộng và cao (mm)
Với phương pháp lồng sọ vào ảnh, Krogman [20] cùng với các nhà họa sĩ pháp y
đã cùng nhau xem xét, đo đạc tất cả các kích thước sọ mặt hiện có. Họ đã chụp và
thu
thập rất nhiều các phim X-quang thẳng và nghiêng, từ đó tái tạo mặt nhìn thẳng
và
nhìn nghiêng. Sự phác thảo này phù hợp với cả nam, nữ, da trắng và da đen.
Ví dụ, tháng 6 năm 1978, cảnh sát bang N.Y, Troop C. gửi tới Krogman [20] chất
liệu xương của một nam giới da trắng tuổi khoảng 50 cùng với hộp sọ và xương hàm
dưới (không có răng) để phân tích. Chất liệu xương của một người nam giới da
trắng
không răng, tuổi khoảng 50; hộp sọ và xương hàm dưới là những dữ liệu có để phân
tích. Những thông số đo được như sau:
Bề rộng hộp sọ là 132mm; thêm vào 6-7mm bề dày của mô, bên phải, trái và
Chương 2. Các phương pháp tái tạo khuôn mặt Nguyễn Đình Tư
20
chiều rộng của đầu là 144-146mm.
Chiều rộng hai gò má là 121mm; cộng thêm 4mm chiều dày mô, bên phải, trái và
chiều rộng giữa mặt là 129mm.
Chiều rộng Bigonial là 95mm; cộng thêm 8-10mm bề dày mô ở bên phải, trái và
chiều rộng mặt dưới (qua xương hàm dưới) 111-115mm.
Tại Nga (Liên Xô cũ), Graximov đưa ra phương pháp tìm mối liên quan giữa
phần cứng và phần mềm của hộp sọ. Trên cơ sở đó ông tái tạo thành công mô hình
đầu
người như trong vụ ở năm 1950 như đã giới thiệu. Tuy vậy, các công thức mà
Graximov đưa ra hiện không còn chính xác do sự thay đổi của mặt người theo thời
gian và không gian. Ví dụ hình dáng của miệng được quyết định bởi kiểu răng, độ
vẩu
xương hàm trên và kiểu khuôn mặt. Độ vẩu của người da đen, người Nhật Bản và
người Malaysia quyết định kiểu môi dày. Sự phát triển về kinh tế mang đến điều
kiện
sống tốt hơn, chăm sóc sức khỏe tốt hơn và các vấn đề về di truyền đã làm thay
đổi
mối tương quan giữa các phần cứng và mềm của hộp sọ con người.
2.3.2 Các phƣơng pháp ba chiều (3D)
Có hai phương pháp chính trong việc tái tạo khuôn mặt bằng phương pháp ba
chiều: phương pháp 3D truyền thống (thủ công) và phương pháp 3D sử dụng
Công nghệ Thông tin (có sự hỗ trợ của máy tính).
2.3.2.1 Các phƣơng pháp 3D truyền thống
Kỹ thuật phổ biến nhất được sử dụng trong tái tạo khuôn mặt bằng phương pháp
3D truyền thống là xây dựng trong không gian ba chiều các đặc điểm khuôn mặt
trên
xương sọ. Có hai cách tiếp cận với việc tái tạo khuôn mặt là: phương pháp giải
phẫu
và phương pháp độ dày mô.
Phương pháp giải phẫu cần mô hình hóa từng cơ mặt và áp chúng vào hộp sọ. Cơ
sở lý thuyết của phương pháp này được mô tả chi tiết ở phần 3.1 của chương 3.
Phương pháp giải phẫu có ưu điểm là có thể làm cho bộ mặt sống động nhưng có
nhược điểm là tốn nhiều thời gian để mô hình hóa từng cơ.
Phương pháp độ dày mô: là phương pháp rất phổ biến. Phương pháp này dựa vào
độ dày của mô mềm tại một số điểm mốc. Người ta thường sử dụng 32 điểm mốc
(10 điểm trên đường ở giữa khuôn mặt và 22 điểm đối xứng ở hai bên mặt). Có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ dày mô mềm như: chủng tộc, giới tính, độ tuổi và
Chương 2. Các phương pháp tái tạo khuôn mặt Nguyễn Đình Tư
21
thể trạng gầy, béo khác nhau. Sau đây là một số thực nghiệm, phương pháp mà
các nhà nghiên cứu đi trước đã đạt được nhờ sử dụng phương pháp 3D này [33]:
Năm 1867, Paul Broca được cho là người đầu tiên nghiên cứu về mối quan
hệ giữa xương và độ dày của các mô mềm trên khuôn mặt.
Năm 1883, Welker nghiên cứu độ dày mô mềm trên tử thi của 13 đàn ông
bằng cách rạch dao vào trong, xuyên qua da mặt.
Năm 1885, phương pháp tái tạo đầu tiên được sử dụng bởi His khi ông phải
tái tạo mặt của Jean Sebastien Bach. Ông đã tăng số lượng mẫu của Welker
và tính toán chính xác mối quan hệ giữa xương và độ dày mô mềm. His đã sử
dụng một kim sắc và mỏng, đâm vào thịt ở góc bên phải của xương tại một
số vị trí cho đến khi đâm vào đến xương. Trước khi dùng kim đâm, ông dùng
mảng cao su nhỏ đặt sát mặt da, sau đó ông cho kim đâm xuyên qua mảng
cao su và đâm tiếp vào tổ chức mô mềm vùng mặt cho đến tận xương. Ông
đo lấy khoảng cách từ đầu nhọn của kim đến mảnh cao su để ra được độ dày
của mô tại chính vị trí đó. Sau đó ông lập bảng thống kê các số liệu đo được
để phân tích đánh giá.
Năm 1898, Kollman và Buchly đi sâu hơn vào phân tích thống kê. Kollman
và Buchly phát triển thêm công việc của His và cũng tiến hành trên các xác
tử thi và rút ra kết luận là có bốn phân loại về dạng mô của cơ thể: mỏng, rất
mỏng, được nuôi dưỡng tốt và được nuôi dưỡng rất tốt. Độ dày các lớp của
mô được tính trung bình một cách phù hợp. Họ cũng đã xem xét các lớp mô
của nam giới và nữ giới người Capca. Họ lập được bảng so sánh độ dày trung
bình của mô ở nam giới và nữ giới với các chỉ tiêu lớn nhất và bé nhất của cả
hai giới tính. Kollman và Buchly đã so sánh kết quả nghiên cứu của họ với
những kết quả nghiên cứu của His. Họ kết hợp các dữ liệu và đưa ra được
những giá trị có ý nghĩa: khoảng giá trị nhỏ nhất và lớn nhất độ dày của mô
tương ứng với 45 phụ nữ và 8 xác tử thi nữ.
Những nghiên cứu của His, Kollman và Buchly là nền tảng cơ bản cho
những công việc, những nghiên cứu sau này như: Zieleler đã đưa ra những số
liệu về những phần mô mềm của mặt của người da đen Châu Mỹ, Hearslem –
Riémchneider báo cáo về các mô và cơ ở mặt của 14 người Papu và người
Melanêdi, Stadmuller kết hợp những dữ liệu và chủng tộc đã đề cập ở trên
trong bảng so sánh và thêm thông tin liên quan một người đàn ông từ Java.
Cùng thời điểm năm 1898 này, Merkel đã tái tạo được khuôn mặt 3D nhờ
phương pháp đắp tượng bằng chất dẻo.
Chương 2. Các phương pháp tái tạo khuôn mặt Nguyễn Đình Tư
22
Năm 1921, Boule đã sử dụng phương pháp của Merkel tái tạo khuôn mặt
người từ hộp sọ hóa thạch.
Tuy nhiên cha đẻ của ngành khoa học về tái tạo khuôn mặt người được nhắc
đến một cách chính thức là nhà khoa học Gerasimov, người Nga. Ông là nhà
nhân chủng học, dân tộc học và họa sĩ. Ông là người đầu tiên tái tạo khuôn
mặt trong pháp y.
Mùa xuân 1950, Gerasimov đã đắp hoàn chỉnh, sinh động tượng phần đầu
dựa theo xác của một người đàn ông đã phân rã gần hết. Ông xác định được
đó là một thanh niên tầm 24-25 tuổi và ảnh tượng đầu này được gửi đi khắp
nơi để nhận dạng. Ít lâu sau, một bà mẹ đã nhận ra đó là con mình, sinh năm
1925 và bị mất tích từ năm 1949. Sau việc này, phương pháp của Gerasimov
được thừa nhận và được khẳng định là một biện pháp kĩ thuật hình sự hiệu
quả và đáng tin cậy. Sau đó, ông đã giúp cảnh sát dựng lại nhiều khuôn mặt
tử thi, xác định được nạn nhân và từ đó có thêm chứng cứ để tìm ra hung thủ.
Năm 1955, Gerasimov đề xuất phương pháp của mình vào việc tái tạo mặt
người cổ xưa. Ông đã khôi phục được nhiều khuôn mặt của các nhân vật lịch
sử.
Năm 1960, Ba Lan công bố tái tạo thành công khuôn mặt của nhà thiên văn
học Nicolas Copernic.
Vào giữa những năm 1960 Betty Patt. Gatliff đã cùng với Clyde Snow, một
nhà nhân chủng học pháp y xây dựng phương pháp phục chế khuôn mặt, gọi
là phương pháp Gatliff-Snow, dựa trên những dữ liệu về độ dày mô mặt và
các đặc điểm về giải phẫu. Các bước chính trong phương pháp của Gatliff-
Snow là tạo ra bề mặt nền của bức tượng dựa vào cấu trúc xương sọ, bề dày
dự tính của lớp da và cơ. Để làm được việc này, bà phải dựa vào sơ đồ cơ từ
phía ngoài đến phía trong mà các nhà nhân chủng học thường dùng. Khi ước
lượng được độ dày lớp da và cơ, bà đánh dấu những mốc độ dày của chúng,
sau đó tạo ra lớp phủ bằng đất sét trên khuôn mặt để tượng trưng cho từng
phần.
Để hoàn thành khuôn mặt bức tượng, Gatliff thêm vào khuôn mặt đôi mắt.
Nếu như tìm thấy vài sợi tóc ở xác chết, bà sẽ tạo ra một mái tóc nhân tạo có
cùng màu và độ dày của sợi tóc. Bức tượng của bà coi như đã hoàn thành
(Hình 10).
Chương 2. Các phương pháp tái tạo khuôn mặt Nguyễn Đình Tư
23
Hình 10. Tái tạo mặt dựa trên xương sọ mặt của nạn nhân
Trái sang phải: Xương mặt sọ, khuôn mặt tái tạo, khuôn mặt thật.
Năm 1963, Altemus đo độ dày các mô ở mặt từ phim X – quang sọ não
nghiên của 50 trẻ em người Mỹ da đen ở Washington, D.C (25 nam, 25 nữ)
tuổi từ 12 – 16. Sau đó ông rút ra kết luận: Có sự biến thiên lớn ở các mô
mềm che phủ mặt ở các cá thể. Heglar cũng tiến hành nghiên cứu ở các trẻ
em da trắng (21 nam và 27 nữ tuổi 10 – 18). Ông đã thực hiện 13 phép đo
phim X – quang nghiêng, kết quả nghiên cứu tương tự như nghiên cứu của
Altemus.
Một nghiên cứu rất toàn diện về độ dày mô mặt ở người Mỹ da đen là của
Rhine và Campbell (1980) [30]. Họ đã nghiên cứu mẫu gồm 59 tử thi da đen
không ướp (44 nam, 15 nữ) và đo kích thước 10 điểm giữa và 22 điểm bên và
cho ra các thông số độ dày mô mềm (mm) cho người Mỹ da đen như ở Bảng
2.