Luận văn: PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG CA TỪ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
8,434
97
145
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
51
Ngày ngày tôi nhìn mặt mày anh em
Mịt mùng như đêm như sao bạc mệnh
(Một ngày vinh quang một ngày tuyệt vọng)
Cấu trúc A + x + (tnss1 + B1) + (tnss2 + B2) đƣợc sử dụng 2/406 lƣợt,
chiếm tỉ lệ 0,5%. Tƣơng tự cấu trúc A + (tnss1 + B1) + (tnss2 + B2)..., cấu
trúc này là cách so sánh một sự vật hiện tƣợng với nhiều sự vật hiện tƣợng.
Nhƣng nếu cấu trúc A + (tnss1 + B1) + (tnss2 + B2)... vắng cơ sở so sánh thì
trong cấu trúc A + x + (tnss1 + B1) + (tnss2 + B2), tác giả đƣa ra một thuộc
tính đƣợc coi là chung của cả yếu tố đƣợc so sánh và các yếu tố so sánh.
- Cấu trúc A + B1 + B2..., ví dụ:
Em đến bên đời hoa vàng một đoá
Một thoáng hương bay bên trời phố hạ (Hoa vàng mấy độ)
(Trong đó: A: em đến bên đời
B1: hoa vàng một đoá
B2: một thoáng hương bay bên trời phố hạ)
Và ví dụ khác:
Đường nhân loại một đường rất dài
Đường sau này mọi người sẽ tới
Đường tương lai không ai thù ghét ai
Đường lứa đôi (Có những con đƣờng)
Cấu trúc A + B1 + B2 đƣợc sử dụng 2/406 lƣợt, chiếm tỉ lệ 0,5%.
Trong cấu trúc này, một yếu tố đƣợc so sánh đƣợc đặt dƣới hình thức đối
chọi với nhiều yếu tố so sánh. Với cấu trúc này, tác giả đã đƣa ngƣời nghe
đến những liên tƣởng về thuộc tính chung không nói ra giữa yếu tố đƣợc so
sánh và những yếu tố so sánh, hoặc nói cách khác, dùng những yếu tố so sánh
để làm đa dạng hoá các thuộc tính của đối tƣợng đƣợc so sánh dƣới cái nhìn
riêng bệt của ngƣời nói.
- Cấu trúc A1 + A2 + tnss + B, ví dụ:
Tôi yêu tôi sống như chưa bao giờ (Tôi sẽ nhớ)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
52
(Trong đó: A1: tôi yêu
A2: tôi sống
tnss: như
B: chưa bao giờ)
Và ví dụ khác:
Em về giữa thiên nhiên em cười em nói
Như sóng đùa biển khơi (Tuổi đời mênh mông)
Cấu trúc A1 + A2 + tnss + B đƣợc sử dụng 2/406 lƣợt, chiếm tỉ lệ
0,5%. Trong cấu trúc này, tác giả đã đƣa ra hai hay nhiều yếu tố đƣợc so sánh
để so sánh với một sự vật hiện tƣợng khác. Ở đây, tác giả đƣa ngƣời nghe đến
sự liên tƣởng đoán định những thuộc tính chung của các yếu tố đƣợc so sánh
và giữa các yếu tố đƣợc so sánh với yếu tố so sánh.
- Cấu trúc A + tnss, ví dụ:
Chiều trên quê hương tôi
Ước bao nhiêu điều đã trôi qua
Có riêng em cuộc đời sẽ nhớ
Nét quê hương nghìn năm vẫn là
(Chiều trên quê hƣơng tôi)
(Trong đó: A: nét quê hương nghìn năm
tnss: là)
Cấu trúc A + tnss đƣợc sử dụng 1/409 lƣợt, chiếm tỉ lệ 0,2%. Đây là
một cách so sánh rất độc đáo của Trịnh Công Sơn. Trong cấu trúc này, yếu tố
so sánh đã đƣợc ngầm ẩn, không đƣợc hiện diện trên văn bản. Nét quê hương
nghìn năm vẫn là. Ngƣời nghe sẽ đặt câu hỏi: Là gì? Cũng nhƣ đã từng đặt
câu hỏi cho những câu bỏ lửng của ông: Có chút bồi hồi trong phút chia ly.
Có những mặt người không yêu là vì. Là vì sao? Hay: Người tình kia mất con
đường về. Và trời kia mất em từ độ. Từ độ nào?... Để trả lời những câu hỏi
này, ngƣời nghe sẽ phải căn cứ vào nội dung và hoàn cảnh của bài hát và cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
53
có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Quay trở lại với cấu trúc so sánh đã
dẫn: ở đây, nét quê hương nghìn năm có thể là tất cả những gì bình dị của
cuộc sống mà tác giả cảm nhận trong buổi chiều trên quê hƣơng. Đó là nét
quê hƣơng nghìn năm vẫn còn nguyên vẹn không phải trên những lăng tẩm
đền đài, những di tích văn hoá mà trên những “con đƣờng lứa đôi”, “những
góc hè phố vui”...- những điều bình dị, thân quen trên quê hƣơng yên bình.
- Cấu trúc A1 + A2 + (tnss1 + B1) + (tnss2 + B2), ví dụ:
Mầm xanh trên những cây già
Màu lá chuối non vườn xưa
Là búp sen con bên hồ
Là ánh nắng mai bên nhà
(Đời sống không già vì có chúng em)
(Trong đó: A1: mầm xanh trên những cây già
A2: màu lá chuối non vườn xưa
tnss1, tnss2: là
B1: búp sen con bên hồ
B2: ánh nắng mai bên nhà)
Cấu trúc A1 + A2 + (tnss1 + B1) + (tnss2 + B2) đƣợc sử dụng 1/409
lƣợt, chiếm tỉ lệ 0,2%. Với kiểu cấu trúc này, tác giả đã đƣa ra liên tiếp hai
yếu tố đƣợc so sánh rồi mới tiếp đến là: từ so sánh và yếu tố so sánh. Ngƣời
nghe sẽ phải ngầm hiểu ở đâyA1 đƣợc so sánh với B1, A2 đƣợc so sánh vớ i
B2, hoặc cả A1 và A2 đƣợc so sánh với B1 và B2 và sẽ phải tìm ra thuộc tính
chung giữa A1 và B1, A2 và B2, hoặc giữa chúng với nhau.
Sự liệt kê các kiểu cấu trúc và số lƣợt cụ thể của các kiểu cấu trúc đƣợc
trình bày trong bảng sau (Bảng 2.1):
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
54
BẢNG 2.1
Một số nhận xét:
- Các kiểu cấu trúc so sánh trong ca từ Trịnh Công Sơn rất đa dạng và
phong phú. Ngoài mô hình cấu trúc so sánh đầy đủ gồm bốn yếu tố (yếu tố
đƣợc so sánh, phƣơng diện so sánh, từ so sánh, yếu tố so sánh), Trịnh Công
Sơn đã tạo ra các mô hình lƣợc bỏ yếu tố, các mô hình đảo trật tự.
- Trong 13 kiểu cấu trúc so sánh đƣợc ông sử dụng, kiểu cấu trúc A +
tnss + B đƣợc ƣa dùng nhất, tiếp đó là các kiểu A + x + tnss + B; A + B. Các
kiểu cấu trúc còn lại tuy có số lƣợt sử dụng không nhiều (có kiểu cấu trúc chỉ
STT
Kiểu cấu trúc so sánh
Số lƣợt
Tỉ lệ %
1
A + tnss + B
272
67
2
A + x + tnss + B
67
17
3
A + B
34
8,3
4
x + tnss + B
7
1,6
5
tnss + B
6
1,5
6
A + (tnss1 + B1) + (tnss2 + B2)...
6
1,5
7
A + x + B
3
0,7
8
tnss + B + A + x
2
0,5
9
A + x + (tnss1 + B1) + (tnss2 + B2)
2
0,5
10
A + B1 + B2...
2
0,5
11
A1 + A2 + tnss + B
2
0,5
12
A + tnss
1
0,2
13
A1 + A2 + (tnss1 + B1) + (tnss2 + B2)
1
0,2
Tổng số
406
100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
55
xuất hiện một hoặc hai lần). Nhƣng chính những biến thể đặc biệt này đã thể
hiện sự biến hoá sinh động và kì thú trong việc sử dụng ngôn từ trong phƣơng
thức so sánh của Trịnh Công Sơn.
2.1.2. Đặc điểm của yếu tố đƣợc so sánh
a. Yếu tố đƣợc so sánh là các từ, bao gồm:
- Danh từ (đêm, quê hương, tình yêu, mẹ, mưa, em, tôi, tóc...), ví dụ:
- Đêm yên như phố cổ
Chút tình duyên xôn xao (Đêm)
- Quê hƣơng là cuộc đời
Những đứa trẻ mồt côi (Nhƣng hôm nay)
- Tình yêu như trái chín
Trên cây rụng rời (Tình sầu)
- Mẹ là gió uốn quanh
Trên đời con thầm lặng (Huyền thoại mẹ)
- Mƣa như từng giọt rượu hờ
Đêm trong thành phố ai chờ đợi ai (Mƣa mùa hạ)...
Yếu tố đƣợc so sánh là danh từ đƣợc sử dụng 176/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ
42%, chủ yếu là những từ chỉ ngƣời và những gì thuộc con ngƣời.
- Động từ (nhìn, lao động, giã từ...), ví dụ:
- Phố em phố nhỏ đỏ đỏ mắt nhìn
Nhìn như muốn khóc khóc giọt đỏ điều (Hạt điều khăn điều)
- Rèn đôi tay
Chắc đôi chân
Lao động là vinh quang
(Khăn quàng thắp sáng bình minh)...
Yếu tố đƣợc so sánh là động từ đƣợc sử dụng 3/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ
0,75%, đều là những từ chỉ hoạt động của con ngƣời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
56
- Tính từ (mênh mông, lận đận, buồn...), ví dụ:
- Thằng bé xinh xinh ra đồng giữa ngọ
Thả con diều nhỏ bay giữa mênh mông
Mênh mông là trời bầu trời mênh mông (Ra đồng giữa)
- Tiến thoái lưỡng nan
Đi về lận đận
Ngày nay lận đận
Là giọt hư không (Tiến thoái lƣỡng nan)...
Yếu tố đƣợc so sánh là tính từ đƣợc sử dụng 3/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ
0,75%, thƣờng là những từ chỉ tâm trang, hoàn cảnh của con ngƣời.
b. Yếu tố đuợc so sánh là các đoản ngữ (cụm từ), bao gồm:
- Danh ngữ (đoá hoa vàng mỏng manh cuối trời, đôi môi em, vùng sông
hồ đó, tiếng ru mẹ hát những năm xưa, chuyện ngày xưa ấy, trăm câu nói,
một rừng cờ, những bạn bè...), ví dụ:
- Đoá hoa vàng mỏng manh cuối trời
Như một lời chia tay (Nhƣ một lời chia tay)
- Ngoài phố mùa đông
Đôi môi em là đốm lửa hồng (Ru đời đi nhé)
- Về phía đồi xa rừng xưa đứng kể
Vùng sông hồ đó là nguồn sáng bây giờ (Về giữa Trị An)
- Tiếng ru mẹ hát những năm xƣa
Mãi là lời ca dao bốn mùa (Tình yêu tìm thấy)
- Đi trong hạnh phúc quê nhà
Chuyện ngày xƣa ấy bỗng là chiêm bao
(Hai mƣơi mùa nắng hạ)...
Yếu tố đƣợc so sánh là danh ngữ đƣợc sử dụng 157/398 lƣợt, chiếm tỉ lệ
39,4%, chủ yếu là những danh ngữ chỉ các sự vật hiện tƣợng cụ thể hoặc trừu
tƣợng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
57
- Động ngữ (dựng người mới, sống tới, gặp nhau, nằm chết...), ví dụ:
- Dựng ngƣời mới như cây sang mùa
Người vượt tới những trời xa (Dựng lại ngƣời dựng lại nhà)
- Đời cho ta thế hãy cứ sống tới như mọi ai
Mặc dòng sông kia sẽ cuốn đất đá ra biển khơi (Đời cho ta
thế)
- Gặp nhau mừng như bão cát
Quay cuồng trời rộng (Nối vòng tay lớn)...
Yếu tố đƣợc so sánh là động ngữ đƣợc sử dụng 11/398 lƣợt, chiếm tỉ
lệ2,8%, chủ yếu là những động ngữ chỉ hoạt động của con ngƣời.
- Cụm chủ vị (C - V) (tôi đã yêu em, em ra đi, từng người tình bỏ ta đi,
lúa reo mừng, tôi mơ có cuộc tình, người đi, anh nằm xuống...), ví dụ :
- Tôi đã yêu em như trẻ thơ
Đâu biết đôi khi có lìa xa
Yêu trong nỗi đau tình cờ (Trong nỗi đau tình cờ)
- Em ra đi như thoáng gió thầm
Để lại đây thành phố không hồn (Tạ ơn)
- Từng ngƣời tình bỏ ta đi
Như những dòng sông nhỏ (Tình xa)
- Tôi chon nắng đầy chọn cơn mưa tới
Để lúa reo mừng tựa vẫy tay
(Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui)...
Yếu tố đƣợc so sánh là cụm chủ - vị (C - V) đƣợc sử dụng 48/398 lƣợt,
chiếm tỉ lệ 12,1%, thƣờng đƣợc dùng để chỉ những hoạt động của con ngƣời.
Tần số xuất hiện các dạng của yếu tố đƣợc so sánh đƣợc trình bày trong
bảng sau (Bảng 2.2):
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
58
Số lƣợng
Dạng
Số lƣợt
Tổng số
Từ
danh từ
176 44.2%
182 45,7%
động từ
3 0.75%
tính từ
3 0.75%
Đoản ngữ
(cụm từ)
danh ngữ
157 39.4%
216 54,3%
cụm chủ - vị (C - V)
48 12.1%
động ngữ
11 2.8%
Tổng
398 100%
BẢNG 2.2
Một số nhận xét:
- Trịnh Công Sơn thƣờng dùng các từ (danh từ, động từ, tính từ) và các
đoản ngữ (cụm từ) (danh ngữ, cụm chủ vị (C - V), động ngữ) làm yếu tố đƣợc
so sánh. Tần số xuất hiện của yếu tố đƣợc so sánh là các từ và yếu tố đƣợc so
sánh là các cụm từ là ngang bằng nhau.
- Ở yếu tố đƣợc so sánh là các cụm từ, thƣờng đƣợc dùng là danh ngữ
và cụm C - V, ít dùng động ngữ.
- Ở yếu tố đƣợc so sánh là các từ, thƣờng đƣợc dùng là danh từ, rất ít
trƣờng hợp động từ và tính từ làm yếu tố đƣợc so sánh.
- Sở dĩ để thể hiện yếu tố đƣợc so sánh, thƣờng đƣợc dùng là danh từ
và danh ngữ, ít dùng động từ, tính từ và động ngữ, bởi yếu tố đƣợc so sánh
thƣờng là sự vật hoặc những sự vật với thuộc tính của nó, ít có trƣờng hợp
yếu tố đƣợc so sánh là tính chất hoặc hành động.
2.1.3. Đặc điểm của yếu tố so sánh
a. Yếu tố so sánh là các từ, bao gồm:
- Danh từ (đá, đêm, rơm, lá, nấm, mây, gió, sông, hoa, em, tôi, núi, đèo,
nỗi nhớ, bài thơ...), ví dụ:
- Người chợt nhớ mình như đá
Đá lăn vết lăn buồn (Vết lăn trầm)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
59
- Từ đó ta là đêm
Nở đoá hoa vô thường (Đoá hoa vô thƣờng)
- Mẹ cha tóc khô như rơm
Chờ đàn con đã đi bao năm không về (Dân ta vẫn sống)
- Bao tâm hồn xanh như lá
Cùng hân hoan với quê nhà (Đồng dao 2000)
- Khi đất nước tôi thanh bình
Tôi sẽ đi thăm
Tôi sẽ đi thăm nhiều nghĩa địa buồn
Đi xem mộ bia nhiều như nấm (Tôi sẽ đi thăm)...
Yếu tố so sánh là danh từ đƣợc sử dụng 85/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ 20,3%,
chủ yếu là những danh từ chỉ những sự vật hiện tƣợng thuộc thế giới tự nhiên.
- Động từ (than phiền, gặp, lo sợ...), ví dụ:
- Cuộc đời đó nửa đêm tiếng ca lên như than phiền
(Dấu chân địa đàng)
- Giã từ mà vui hơn gặp (Trả lại em)...
Yếu tố so sánh là động từ đƣợc sử dụng 7/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ 1,7%,
thƣờng là những động từ chỉ hoạt động của con ngƣời.
- Tính từ (chơi vơi, vô tận...), ví dụ:
- Ngoài hiên mưa rơi rơi
Lòng ai như chơi vơi
Người ơi nước mắt hoen mi rồi (ƣớt mi)
- Đời như vô tận...
Một mình tôi về với tôi (Lặng lẽ nơi này)
Yếu tố so sánh là tính từ đƣợc sử dụng 5/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ1,2%,
thƣờng là những tính từ chỉ tâm trạng và cảm xúc của con ngƣời.
b. Yếu tố so sánh là các đoản ngữ (cụm từ), bao gồm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
60
- Danh ngữ (nắng ban mai, một tiếng hát cho nhau, khăn mới thêu, giấc
mộng giữa đời, tia nắng trong không gian xanh tươi, mùa xuân của mẹ, màu
nắng của cha...), ví dụ:
- Một loài chim mới đến
Vui như nắng ban mai (Môi hồng đào)
- Sóng xô trời chiều để nhớ tóc người yêu
Biển lăng yên là một tiếng hát cho nhau (Biển sáng)
- Còn nơi nào biết những chuyện tình
Tựa như chuyện những đoá hoa quỳnh
(Chuyện đoá quỳnh hƣơng)
- Mười năm xưa đúng bên bờ dậu
Đường xanh hoa muối bay rì rào
Có người lòng như khăn mới thêu
(Có một dòng sông đã qua đời)
- Đêm trăng với đèn lồng thay nắng
Em như giấc mộng giữa đời (Tết suối hồng)...
Yếu tố so sánh là danh ngữ đƣợc sử dụng 252/419 lƣợt, chiếm tỉ lệ
60,1%, chủ yếu là những danh ngữ chỉ những sự vật hiện tƣợng thuộc thế giới
tự nhên.
- Động ngữ (yêu đồng lúa chín, hẹn chết mai đây, mơ ước được gần với
những nụ hồng, vừa đến nơi chia lìa, vẫy tay...), ví dụ:
- Người con gái Việt Nam da vàng
Yêu quê hương như yêu đồng lúa chín
(Ngƣời con gái Việt Nam da vàng)
- Còn sống một ngày
Là hẹn chết mai đây (Buồn từng phút giây)
- Ngày xưa khi còn bé