Luận văn đề tài: Đánh giá và kiến nghị hoàn thiện hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
5,211
923
40
31
nghiệp, cơ sở xây dựng và cách thức xây dựng phần mềm kế toán các nghiệp vụ liên
quan đến ngoại tệ cũng chưa khoa học và có căn cứ.
- Về xác định tỷ giá hối đoái xuất dùng
Theo quy định, đối với ngoại tệ xuất sử dụng trong kỳ báo cáo cho các mục
đích, kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp tính tỷ giá thực tế tương
tự
như tính giá thực tế vật tư, hàng hóa xuất dùng (phương pháp giá đơn vị bình
quân;
phương pháp nhập trước xuất trước; phương pháp nhập sau xuất trước). Những quy
định này là hoàn toàn cứng nhắc và máy móc. Bởi vì, bản thân ngoại tệ không phải
là
hàng hóa đơn thuần mà là một loại hàng hóa đặc biệt vừa được sử dụng để thanh
toán
nhưng cũng có thể đem trao đổi mua bán trên thị trường. Hơn nữa khác với các
loại
vật tư hàng hóa, tỷ giá của ngoại tệ không ổn định mà biến động thường xuyên
liên
tục, lên xuống thất thường nên việc xác định tỷ giá ngoại tệ xuất dùng theo các
phương pháp trên sẽ không phản ánh chính xác trị giá thực của ngoại tệ.
Do đó cần thiết phải hoàn thiện hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái để giúp các
doanh nghiệp giảm bớt khó khăn trong hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại
tệ.
2. Một số kiến nghị trong hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, em xin được đề xuất một số kiến nghị trong thực
hiện xử lý và hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ở các doanh nghiệp.
2.1. Về tỷ giá dùng để quy đổi
Theo qui định hiện hành, các doanh nghiệp khi hạch toán vốn bằng tiền phải sử
dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam (trừ một số doanh nghiệp có
100% vốn nước ngoài có thể sử dụng đồng tiền khác để hạch toán vốn bằng tiền
nhưng
phải có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Tài chính). Khi phát sinh các nghiệp vụ
thu,
chi, thanh toán bằng ngoại tệ phải quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế của
nghiệp vụ
kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng. Trong một kỳ
kế toán
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ có thể phát sinh nhiều lần, ở
nhiều thời
điểm trong kỳ và tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại các thời điểm
khác
nhau thường không giống nhau. Vì vậy, để quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam phục
vụ
cho ghi sổ kế toán, kế toán doanh nghiệp phải sử dụng các thuật ngữ khác nhau để
“đặt
tên” cho tỷ giá. Bởi vậy, trong hệ thống kế toán doanh nghiệp hiện hành, ngoài
khái
niệm “tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng”, kế toán doanh nghiệp còn sử
dụng
32
các khái niệm về tỷ giá như “tỷ giá trên sổ kế toán”, “tỷ giá ghi sổ kế toán”,
“tỷ giá
giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh”, “tỷ giá mua thực tế”, “tỷ
giá bán”,
“tỷ giá thanh toán”, “tỷ giá hạch toán”. Vấn đề quan trọng trong hạch toán ngoại
tệ,
theo em trước hết cần sử dụng hợp lý các khái niệm “tỷ giá” vào việc quy đổi
ngoại tệ
ra đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán trong từng trường hợp, nhằm vừa đảm bảo tuân
thủ nguyên tắc chung, vừa đảm bảo tính khoa học của kỹ thuật hạch toán.
Mặt khác, nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ xảy ra thường xuyên, liên
tục hàng ngày hàng giờ, việc thay đổi tỷ giá quy đổi để hạch toán hàng ngày là
một
khó khăn lớn cho các doanh nghiệp. Vì vậy tỷ giá quy đổi trong việc hạch toán
ghi sổ
hàng ngày cần có quy định thông thoáng, phù hợp hơn. Tỷ giá thực tế bình quân
liên
ngân hàng chỉ nên bắt buộc vào thời điểm cuối niên độ kế toán để thuận lợi hơn
cho
việc hạch toán.
2.2. Về việc xử lý trong trường hợp phát sinh lỗ đáng kể do thay đổi tỷ giá hối
đoái
Chuẩn mực kế toán số 10 quy định bổ sung khoản lỗ đáng kể do đánh giá lại giá
trị các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ (do sự mất giá trầm trọng giữa đồng
tiền ghi
sổ với loại ngoại tệ đó, thường là do khan hiếm ngoại tệ do chính sách quản lý
vĩ mô
của Nhà nước) thì phải vốn hóa (ghi tăng giá trị tài sản mua vào tương ứng với
khoản
công nợ) tương ứng với khoản lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. Theo em, để bổ sung
cho
quy định này, các điều kiện để thực hiện vốn hóa khoản lỗ do thay đổi tỷ giá hối
đoái
cần được giải thích rõ ràng như sau:
- Doanh nghiệp phải chứng minh là chưa có khả năng thanh toán các khoản nợ
này;
- Do tính chất của khoản công nợ mà doanh nghiệp không thể sử dụng các công
cụ tài chính để bảo hộ rủi ro thay đổi tỷ giá;
- Tài sản (gắn liền với khoản nợ phải trả) mua sắm và đưa vào sử dụng trong
vòng 12 tháng, tính từ khi nghiệp vụ mua sắm hoàn thành cho đến thời điểm đánh
giá
lại ngoại tệ.
2.3. Về việc sử dụng công cụ tài chính để bảo hộ rủi ro thay đổi tỷ giá
33
VAS 10 đề cập đến một nội dung mới mẻ liên quan đến hạch toán thay đổi tỷ
giá hối đoái là việc sử dụng các công cụ tài chính để bảo hộ rủi ro thay đổi tỷ
giá.
Thị trường mua bán các công cụ tài chính đã định hình từ lâu và ngày càng trở
nên phổ biến. Thị trường này cung cấp cho các doanh nghiệp nhiều công cụ tài
chính
khác nhau để lựa chọn. Hai loại công cụ bảo hộ rủi ro tỷ giá sử dụng phổ biến
nhất là
hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Đây là các công cụ tài chính được cung
cấp
bởi các ngân hàng hoặc các đơn vị tín dụng giúp cho doanh nghiệp có thể sử dụng
để
bảo hộ rủi ro biến động tỷ giá trong các giao dịch ngoại tệ.
Với hợp đồng kỳ hạn, doanh nghiệp được cung cấp quyền lợi đồng thời cũng là
nghĩa vụ mua (hoặc bán) một lượng ngoại tệ cho ngân hàng thanh toán tại ngày
thanh
toán nợ theo một tỷ giá thỏa thuận trước. Còn đối với hợp đồng quyền chọn, việc
mua
(hoặc bán) ngoại tệ cho ngân hàng thanh toán theo tỷ giá định trước chỉ là quyền
lợi
mà không phải nghĩa vụ của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp có thể
từ
chối không thực hiện hợp đồng nếu tỷ giá thực hiện tại ngày thanh toán thay đổi
theo
hướng có lợi cho họ. Như vậy hợp đồng quyền chọn cung cấp các điều kiện ưu đãi
hơn
cho doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp phải chi trả cho ngân hàng một lượng phí
nhất
định khi ký kết các hợp đồng quyền chọn.
Chuẩn mực kế toán quốc tế về các nguyên tắc hạch toán các công cụ tài chính
được quy định bởi IAS 32 và IAS 39. Liên quan đến bảo hộ rủi ro thay đổi tỷ giá,
các
nguyên tắc hạch toán các công cụ tài chính như sau: Các công cụ bảo hộ rủi ro
thay
đổi tỷ giá được báo cáo trên báo cáo tài chính như là một khoản tài sản hoặc là
một
khoản công nợ. Chúng được ghi nhận khi hợp đồng bảo hộ được ký kết và tất toán
khi
kết thúc hợp đồng. Khoản lãi lỗ do việc tính toán lại giá trị
thực của các công cụ bảo hộ được hạch toán trực tiếp vào lãi lỗ trong kỳ.
Như vậy, các công cụ tài chính đã được công nhận là thuộc đối tượng kế toán
mặc dù trong một số trường hợp chỉ là quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán theo
hợp
đồng ký kết. ở Việt Nam, các quan hệ với các ngân hàng về việc được cung cấp các
công cụ tài chính để bảo hộ rủi ro tỷ giá hối đoái đã được vận dụng từ lâu trong
thực
tế. Tuy nhiên, hệ thống kế toán hiện tại chưa có những quy định về hạch toán các
công
cụ tài chính. Vì vậy, trong điều kiện các công cụ tài chính của nền kinh tế thị
trường
ngày càng phổ biến, Bộ Tài chính cần nghiên cứu ban hành các hướng dẫn cụ thể về
phương pháp hạch toán các công cụ tài chính này để giúp các doanh nghiệp vận
hành
34
dễ dàng hơn. Cần thiết phải hệ thống hoá và xây dựng phương pháp hạch toán phù
hợp
với kế toán Việt Nam.
3. Giải pháp hoàn thiện hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái
Giải pháp này được xây dựng trên cơ sở quán triệt chế độ tài chính hiện hành và
tinh thần của Chuẩn mực kế toán số 10-ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối
đoái
cũng như Thông tư 105/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính. Nội dung chính của giải
pháp này là sự kết hợp linh hoạt giữa tỷ giá hối đoái thực tế với tỷ giá hạch
toán trong
ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ. Có một số ý kiến cho rằng
không nên đưa khái niệm “tỷ giá hạch toán” vào việc quy đổi ngoại tệ ra đồng
Việt
Nam để ghi sổ kế toán vì “tỷ giá hạch toán” là loại tỷ giá do doanh nghiệp quy
định
nên đây là tỷ giá không thực, nếu sử dụng tỷ giá hạch toán để quy đổi ngoại tệ
ra đồng
Việt Nam và ghi vào bên Nợ hay Có của các TK vốn bằng tiền; trong khi trên các
TK
có quan hệ đối ứng lại được phản ánh theo số ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá
thực tế
sẽ dẫn đến “số chênh lệch ngoại tệ” phản ánh trên TK 413 là thông tin không có ý
nghĩa. Tuy nhiên nếu các doanh nghiệp áp dụng đúng đắn giải pháp này thì không
những giảm bớt khối lượng ghi sổ tính toán mà quan trọng hơn các chỉ tiêu do kế
toán
cung cấp bảo đảm độ tin cậy cao. Do vậy giải pháp này rất phù hợp với những
doanh
nghiệp có nhiều nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ.
3.1. Nội dung của giải pháp
3.1.1. Sử dụng linh hoạt tỷ giá hối đoái để ghi sổ
Đối với các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi phí, doanh thu, vật tư, hàng
hóa, tài sản cố định.., chế độ kế toán đã quy định tại thời điểm phát sinh phải
quy đổi
theo tỷ giá hối đoái thực tế để ghi sổ. Do đó doanh nghiệp phải ghi sổ theo tỷ
giá hối
đoái thực tế tại thời điểm phát sinh các nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ sau
đây:
- Doanh thu và thu nhập từ các hoạt động phát sinh trong kỳ (doanh thu hoạt
động bán hàng và cung cấp lao vụ dịch vụ; doanh thu kinh doanh bất động sản đầu
tư;
doanh thu hoạt động tài chính; thu nhập khác) cùng với các khoản ghi giảm doanh
thu,
thu nhập (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả
lại,
thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế GTGT tính theo phương pháp trực
tiếp).
Các đối tượng này được kế toán phản ánh ở các tài khoản 511, 512, 515, 521, 531,
532
và 711;
35
- Chi phí cho các hoạt động (chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh; chi phí hoạt
động tài chính; chi phí khác). Các đối tượng này được kế toán phản ánh ở các tài
khoản như 142, 242, 241, 611, 621, 622, 623, 627, 631, 632, 635, 641, 642, 811;
- Giá trị tài sản, vật tư, hàng hóa mua vào. Các đối tượng này được kế toán phản
ánh trên các tài khoản như 121, 128, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 211,
212, 213,
217, 221, 222, 223, 228,...
Đối với những đơn vị có nhiều nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ, nên
xác định tỷ giá hạch toán để ghi sổ các nghiệp vụ chỉ đơn thuần phản ánh trách
nhiệm
thanh toán theo số nguyên tệ giữa các đối tượng (phải thu, phải trả) hay phản
ánh số
ngoại tệ hiện có của doanh nghiệp. Để giảm bớt khối lượng bút toán điều chỉnh
cuối
kỳ cũng như thuận tiện cho việc xác định chênh lệch tỷ giá, kế toán nên sử dụng
tỷ giá
hối đoái thực tế của từng loại ngoại tệ cuối kỳ này làm tỷ giá hối đoái hạch
toán cho cả
kỳ kế toán tiếp theo. Các đối tượng thuộc loại này bao gồm:
- Số ngoại tệ thuộc sở hữu của doanh nghiệp (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền
đang chuyển). Kế toán sử dụng các TK111 (1112), 112(1122), 113(1132) để phản
ánh;
- Các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ. Kế toán sử dụng các tài khoản để phản
ánh các khoản nợ phải thu như 131, 138, 141, 144, 244, 331,338;
- Các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ. Các đối tượng này được phản ánh trên
các TK 131, 311, 315, 331, 334, 336, 338, 341, 342, 343, 344,...
3.1.2. Xử lý số chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái thực tế với tỷ giá hối đoái hạch
toán:
Do việc sử dụng cả 2 loại tỷ giá để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào
các đối tượng khác nhau nên khi tỷ giá hối đoái thực tế không trùng với tỷ giá
hối đoái
hạch toán sẽ xuất hiện khoản chênh lệch tỷ giá. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ
thể,
khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh sẽ được xử lý như sau:
- Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ từ các hoạt động sản xuất
kinh doanh: kế toán sẽ ghi nhận vào doanh thu hoặc chi phí hoạt động tài chính
trong
kỳ;
- Khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản mục có
gốc ngoại tệ: kế toán sẽ tạm thời kết chuyển vào bên Nợ hoặc bên Có TK 413-Chênh
lệch tỷ giá hối đoái; sau khi bù trừ giữa hai bên Nợ, Có với nhau, khoản chênh
lệch
36
này sẽ được ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính (nếu tổng phát sinh Nợ nhỏ
hơn
tổng phát sinh Có) và ngược lại;
- Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn xây dựng cơ bản
trước khi doanh nghiệp hoạt động: kế toán sẽ phản ánh lũy kế vào TK 413-Chênh
lệch
tỷ giá hối đoái trong suốt giai đoạn xây dựng cơ bản, tùy thuộc vào số dư của TK
413,
kế toán sẽ kết chuyển vào chi phí trả trước dài hạn (nếu dư Nợ) hay doanh thu
chưa
thực hiện (nếu dư Có);
Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển báo cáo tài chính của các cơ sở ở
nước ngoài: kế toán sẽ ghi nhận khoản chênh lệch này vào doanh thu hoặc chi phí
tài
chính.
3.2. Cách thức hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái theo giải pháp trên
3.2.1.Hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái khi doanh nghiệp đã hoạt động chính
thức
Kế toán chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ từ các hoạt động sản xuất kinh
doanh và hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp tiến hành đồng thời
được thực hiện trên một số nghiệp vụ phát sinh chủ yếu như sau:
- Khi doanh nghiệp bán hàng, cung cấp lao vụ, dịch vụ thu bằng ngoại tệ, kế
toán ghi:
Nợ TK liên quan (1112, 1122, 1132): số ngoại tệ tăng theo tỷ giá hạch toán.
Nợ TK 131: số nợ phải thu khách hàng theo tỷ giá hạch toán(nếu bán chịu)
Nợ TK635 (hoặc Có TK 515) phần chênh lệch tỷ giá
Có TK 511: doanh thu theo tỷ giá thực tế
Có TK 33311: thuế GTGT phải nộp
Khi thu hồi các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ hay thu tiền đặt trước của
người mua, do tất cả các đối tượng này đều phản ánh theo tỷ giá hạch toán nên kế
toán
ghi:
Nợ TK liên quan (1112, 1122, 1132): số ngoại tệ tăng theo tỷ giá hạch toán.
Có TK 131: số đã thu của khách hàng theo tỷ giá hạch toán( kể cả tiền đặt
trước)
Có TK 136, 138, 144, 331... số nợ đã thu từ các đối tượng khác theo tỷ giá
hạch toán.
37
- Khi phát sinh các nghiệp vụ làm giảm ngoại tệ như chi ngoại tệ mua vật tư,
hàng hóa, tài sản, chi cho các hoạt động kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK liên quan (151, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642, 635, 811,...): trị giá
vật tư hàng hóa tài sản chi phí quy đổi theo tỷ giá thực tế.
Nợ TK 133:Thuế GTGT được khấu trừ
Nợ TK 635: phần chênh lệch tỷ giá hạch toán lớn hơn tỷ giá thực tế, hoặc
Có TK 515: phần chênh lệch tỷ giá hạch toán nhỏ hơn tỷ giá thực tế
Có các TK 1112, 1122, 1132: số ngoại tệ xuất sử dụng theo tỷ giá hạch toán
Có TK 331: tổng giá thanh toán của số vật tư,hàng hóa, tài sản, chi phí mua
chịu theo tỷ giá hối đoái hạch toán
- Khi dùng ngoại tệ để ứng trước cho nhà cung cấp, chi trả tiền vay, nợ có gốc
ngoại tệ, kế toán phản ánh các đối tượng này theo tỷ giá hối đoái hạch toán:
Nợ các TK liên quan (331, 311, 315, 341...)
Có TK 1112,1122,1132: số chi trả hay ứng trước theo tỷ giá hạch toán
- Trường hợp nợ gốc bằng tiền Việt Nam nhưng thanh toán bằng ngoại tệ:
Nợ TK liên quan (311, 315, 341...): số nợ đã trả tính theo giá thực tế
Nợ TK 635: phần chênh lệch tỷ giá hạch toán lớn hơn tỷ giá thực tế tại thời
điểm thanh toán, hoặc
Có TK 515: phần chênh lệch tỷ giá hạch toán nhỏ hơn tỷ giá thực tế tại thời
điểm thanh toán
Có TK 1112, 1122, 1132: số nợ đã trả bằng ngoại tệ tính theo tỷ giá hạch
toán
Cuối mỗi kỳ hạch toán, doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá lại các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá thực tế. Khoản chênh lệch về tỷ giá hối đoái
này
được phản ánh vào TK 4131 và xử lý như bình thường.
3.2.2.Hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản
trước khi doanh nghiệp hoạt động
Đối với khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây
dựng cơ bản trước hoạt động, khi chưa hoàn thành, kế toán phản ánh vào bên Nợ
hoặc
Có TK 4132-Chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản
- Khi mua hàng hóa, vật tư, tài sản, dịch vụ, chi cho các hoạt động đầu tư
XDCB bằng ngoại tệ, kế toán ghi:
38
Nợ TK liên quan (151, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642, 635, 811...): trị giá
vật tư, hàng hóa, tài sản, chi phí quy đổi theo tỷ giá thực tế.
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Nợ (hoặc Có) TK 4132: phần chênh lệch tỷ giá
Có các TK1112, 1122, 331, 341...giá mua vật tư, hàng hóa, tài sản dịch vụ,
chi phí cho hoạt động đầu tư XDCB tính theo giá hạch toán
- Khi thanh toán nợ gốc bằng ngoại tệ, kế toán ghi vào các đối tượng theo tỷ giá
hối đoái hạch toán:
Nợ các TK liên quan (331, 311, 315, 341...)
Có TK 1112, 1122, 341...số ngoại tệ đã trả theo tỷ giá hạch toán
Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB hàng
năm sau khi bù trừ số phát sinh hai bên Nợ, Có của TK 4132 với nhau sẽ được lũy
kế
lại cho đến khi hoàn thành đầu tư XDCB. Khi kết thúc giai đoạn đầu tư, khoản
chênh
lệch tỷ giá hối đoái này nếu nhỏ sẽ được tính trực tiếp vào doanh thu hoặc chi
phí của
hoạt động tài chính.
Nếu khoản chênh lệch này lớn sẽ được kết chuyển vào chi phí trả trước dài hạn
(nếu chênh lệch giảm) để phân bổ dần vào chi phí tài chính( thời gian phân bổ
tối đa là
5 năm). Nếu chênh lệch tăng sẽ đưa vào doanh thu chưa thực hiện và kết chuyển
dần
vào doanh thu tài chính, tối đa 5 năm.
Với cách thức hạch toán như trên, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng phản ánh các
nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ phát sinh, lập các báo cáo tài chính kịp thời,
bảo đảm
độ tin cậy cao của thông tin kế toán.
kết luận
Cùng với quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ
chế thị trường có sự quản lý nhà nước, Việt Nam đã thực hiện đổi mới căn bản cơ
chế
chính sách mở cửa, thu hút được một lượng vốn lớn đáng kể từ bên ngoài vào góp
phần quan trọng đưa nền kinh tế nước ta phát triển nhanh.
Khi Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế thì các nghiệp vụ xuất-
nhập khẩu của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú. Các nghiệp vụ kinh
39
tế-tài chính liên quan đến tiền ngoại tệ, vật tư, chi phí và các nghiệp vụ thanh
toán
bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp ngày càng nhiều. Vấn đề hạch toán chênh lệch
tỷ
giá hối đoái trở thành một trong những tác động lớn đến các doanh nghiệp. Do vậy
hoàn thiện hơn nữa chế độ hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái có ý nghĩa quan
trọng
để kế toán các doanh nghiệp cung cấp được các thông tin kế toán trung thực và
hợp lý.
Từ nghiên cứu lý luận, đề án đã trình bày những vấn đề sau:
Thứ nhất, đề án đã hệ thống hoá được nội dung hạch toán chênh lệch tỷ giá hối
đoái ở Việt Nam và trên thế giới. Phân tích được những hợp lý và bất cập của
phương
pháp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ở Việt Nam.
Thứ hai, trên cơ sở đó, đề án đã đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn
thiện hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ở Việt Nam.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Các văn bản tài chính về chênh lệch tỷ giá hối đoái:
- QĐ 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Chế độ kế toán doanh nghiệp;
- Thông tư 44 TC/TCDN ngày 8/7/1997 hướng dẫn xử lý chênh lệch tỷ giá trong
doanh nghiệp;
- Thông tư 77/1998/TT/BTC ngày 6/6/1998 hướng dẫn tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra
đồng Việt Nam sử dụng trong hạch toán kế toán ở doanh nghiệp
- Thông tư 101/2000/TT-BTC ngày 17/10/2000 sửa đổi bổ sung thông tư 44
TC/TCDN ngày 8/7/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ
giá
trong doanh nghiệp Nhà nước;
- Thông tư 38/2001/TT-BTC ngày 5/6/2001 sửa đổi bổ sung thông tư 44
TC/TCDN ngày 8/7/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ
giá
trong doanh nghiệp Nhà nước;
40
- QĐ 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 6
chuẩn mực kế toán. Trong đó có VAS 10-ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối
đoái;
- Thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 4/11/2003 hướng dẫn kế toán thực hiện 6
chuẩn mực kế toán ban hành theo QĐ 165/2002/QĐ-BTC.
2. “Các chuẩn mực kế toán quốc tế: tài liệu hướng dẫn thực hành”-Tác giả Koen,
Marius-Năm 2002
3.“Kế toán tài chính”-Trường ĐH KTQD-Năm 2004
4. “Hướng dẫn hạch toán kế toán theo chuẩn mực kế toán”-Bộ Tài chính-Năm
2005
5. “Thị trường tài chính, tiền tệ” - NXB Thống kê - Năm 2004
6. “Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng theo chuẩn mực kế toán” - NXB Thống kê
- Năm 2005
7. “Sơ đồ hạch toán kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp”- NXB Thống kê -
Năm 2005
8. Các tạp chí: Tạp chí Kế toán
Tạp chí Khoa học kinh tế
Tạp chí Phát triển kinh tế
Tạp chí Tài chính