Luận án Tiến sĩ: Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục dinh dưỡng và bổ sung viên sắt trên phụ nữ độ tuổi 20 đến 35 tuổi người dân tộc Tày tại một số xã huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
2,451
590
153
119
ý nghĩa thống kê. Như vậy bổ sung viên sắt/acid folic kết hợp với truyền
thông giáo dục dinh dưỡng chưa thấy sự cải thiện về các chỉ tiêu nhân trắc của
các đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi tương tự với kết luận từ các nghiên cứu về việc bổ sung viên sắt/acid folic,
bổ sung đa vi chất lên tình trạng dinh dưỡng của nhóm đối tượng phụ nữ tuổi
sinh đẻ của một số tác giả [18],[33].
Về tình trạng dinh dưỡng, nhóm can thiệp có sự cải thiện đáng kể về tỷ
lệ thiếu năng lượng trường diễn. Tại thời điểm T0 tỷ lệ thiếu năng lượng
trường diễn của đối tượng nghiên cứu là 16,7% và 19,6% đến T6 giảm xuống
còn 3,1% và 16,3% lần lượt ở nhóm can thiệp và nhóm đối chứng. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm tại thời điểm T6 và T0 (p<0,05). Sự
cải thiện này được giải thích do khi uống viên sắt tình trạng sức khỏe được cải
thiện dẫn đến tăng cảm giác ăn ngon miệng nên đối tượng ăn được nhiều hơn;
đồng thời khi được truyền thông kiến thức về dinh dưỡng giúp cho đối tượng
tăng cường sử dụng những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn. Vì vậy
những phụ nữ trong nhóm can thiệp cải thiện được chỉ số BMI dẫn tới giảm tỷ
lệ thiếu năng lượng trường diễn. Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của tác
giả Đinh Thị Phương Hoa năm 2013 tại Bắc Giang cho thấy tỷ lệ thiếu năng
lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ nơi đây sau can thiệp giảm thấp hơn
so với nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là 8,7% ở nhóm can thiệp và 1,9% ở
nhóm chứng [33]. Điều này có thể do thời gian can thiệp trong nghiên cứu của
chúng tôi kéo dài hơn.
Khi tính toán chỉ số hiệu quả của can thiệp cũng chỉ ra rằng khi áp dụng
các giải pháp can thiệp đã cải thiện được tình trạng thiếu năng lượng trường
diễn ở phụ nữ trong độ tuổi 20 – 35 sau 6 tháng can thiệp. Chỉ số hiệu quả ở
nhóm can thiệp 81,4% cao gấp 4,9 lần so với nhóm chứng chỉ đạt 16,8%.
Hiệu quả thực cải thiện tình trạng thiếu năng lượng trường diễn đạt 64,6%.
120
Về hiệu quả đối với cải thiện nồng độ Hemoglobin trung bình và
Ferritin huyết thanh trung bình. Nồng độ Hemoglobin trung bình của nhóm
can thiệp tăng lên một cách có ý nghĩa thống kê 5g/l (p < 0,001), trong khi ở
nhóm chứng hầu như không có sự thay đổi. So sánh với kết quả nghiên cứu
của tác giả Đinh Thị Phương Hoa trên phụ nữ 20 – 35 tuổi nồng độ
Hemoglobin tăng sau can thiệp là 11g/l và nghiên cứu của tác giả Haidar ở
Ethiopia tăng 8g/l thì nồng độ Hemoglobin trong nghiên cứu của chúng tôi
tăng thấp hơn [33],[87]. Về nồng độ Ferritin huyết thanh trung bình, ở nhóm
can thiệp tăng cao hơn 19,2µg/l so với nhóm chứng 1,7µg/l. Kết quả cho thấy
tình trạng thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ nơi đây chủ yếu là thiếu máu do
thiếu sắt nên sau khi được bổ sung viên sắt và tăng cường sử dụng các loại
thực phẩm giàu sắt thì nồng độ Hemoglobin trung bình và Ferritin huyết
thanh trung bình đã được cải thiện một cách đáng kể đặc biệt ở những đối
tượng có tình trạng dự trữ sắt cạn kiệt bởi vì hàm lượng sắt thấp cũng là một
trong những yếu tố thúc đẩy lượng sắt được hấp thu vào máu cao hơn.
Tỷ lệ thiếu máu của đối tượng nghiên cứu được cải thiện rõ rệt sau 6
tháng can thiệp. Tại thời điểm T0 tỷ lệ thiếu máu của đối tượng nghiên cứu là
28,1% và 23,9% đến thời điểm T6 giảm xuống còn 12,5% và 25,0% lần lượt
ở nhóm can thiệp và nhóm đối chứng. Tình trạng dự trữ sắt cạn kiệt ở nhóm
can thiệp giảm 10,4% cao hơn so với nhóm chứng chỉ giảm 2,2%. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm can thiệp và nhóm chứng (p<0,05).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu của một
số tác giả. Nghiên cứu can thiệp tiến hành trên 129 phụ nữ không mang thai từ
15 đến 29 tuổi tại 10 xã thuộc huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương nhằm mục
đích đánh giá hiệu quả của phác đồ bổ sung viên sắt hàng tuần để phòng chống
thiếu máu cho thấy: sau thời gian 20 tuần uống bổ sung viên sắt tỷ lệ dự trữ sắt
thấp đã giảm từ 35,2% xuống còn 11,6%; tỷ lệ thiếu máu giảm từ 20,9% xuống
121
8,8% [97]. Nghiên cứu của Đinh Thị Phương Hoa với phác đồ bổ sung sắt
acid folic hàng tuần liên tục và hàng tuần ngắt quãng trên đối tượng phụ nữ
tuổi sinh đẻ không mang thai tại huyện Lục Nam, Bắc Giang đều cho hiệu quả
tương tự đối với cải thiện tình trạng dinh dưỡng, giảm tỷ lệ thiếu máu (giảm
10% nhóm can thiệp và nhóm chứng chỉ giảm 3,8% sau can thiệp) [33]. Bổ
sung sắt/acid folic hàng tuần và tẩy giun định kì trong vòng mười hai tháng
trên 250.000 đối tượng phụ nữ sinh đẻ không mang thai ở tỉnh Yên Bái đã
giảm tỷ lệ thiếu máu trong cộng đồng từ 38,0% xuống 18,0%, giảm tỷ lệ thiếu
sắt từ 23,0% xuống 8,0%, trong khi tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt giảm từ
18,0% xuống còn 4,0%; chương trình can thiệp cho thấy bổ sung sắt/acid folic
mang lại hiệu quả tương đối cao và chi phí rẻ (0,76 USD/phụ nữ không mang
thai mỗi năm) [46].
Sự cải thiện tình trạng thiếu máu còn được thể hiện qua việc tính toán
chỉ số hiệu quả của giải pháp can thiệp lên tình trạng thiếu máu và cạn kiệt dự
trữ sắt của đối tượng nghiên cứu. Đối với tình trạng thiếu máu, chỉ số hiệu
quả ở nhóm can thiệp 55,5% trong khi ở nhóm đối chứng chỉ số này -1,1%.
Hiệu quả thực của can thiệp đến cải thiện tỷ lệ thiếu máu đạt 60,1%. Về tình
trạng cạn kiệt dự trữ sắt, chỉ số hiệu quả ở nhóm can thiệp là 100% cao gấp
6,9 lần so với nhóm đối chứng 14,5%. Hiệu quả thực của can thiệp đến cải
thiện tình trạng cạn kiệt dự trữ sắt của đối tượng nghiên cứu là 85,5%.
Qua nghiên cứu cho chúng ta thấy giải pháp can thiệp truyền thông giáo
dục dinh dưỡng kết hợp bổ sung viên sắt/acid folic đã giúp cải thiện được
kiến thức, thực hành về dự phòng thiếu máu góp phần thúc đẩy đối tượng tăng
cường sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng đặc biệt là những loại thực
phẩm giàu sắt, vitamin C từ đó giảm thiểu tình trạng thiếu năng lượng trường
diễn, thiếu máu của phụ nữ người dân tộc Tày trên địa bàn nghiên cứu. Đồng
thời, từ những kiến thức tiếp thu được thông qua truyền thông giáo dục dinh
122
dưỡng sẽ giúp những phụ nữ tuổi sinh đẻ đặc biệt là người dân tộc thiểu số
chăm sóc bản thân cũng như người thân và tuyên truyền cho cộng đồng khi
chuẩn bị mang thai, trong suốt quá trình mang thai và nuôi con nhỏ về sau
một cách tốt hơn từ đó giảm được tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn, thiếu
máu, phụ nữ khi mang thai và khi sinh giảm được các biến chứng ảnh hưởng
tới sức khỏe cũng như tính mạng của mẹ và con; trẻ em khi sinh ra khỏe mạnh,
phát triển trí não và có nhận thức tốt hơn.... Kết quả từ nghiên cứu chỉ ra rằng
bổ sung sắt và acid folic có liên quan đến giảm tình trạng thiếu máu và thiếu
sắt trong ba tháng đầu và ba tháng giữa của thời kì mang thai. Không có thiếu
máu thiếu sắt trong ba tháng đầu và ba tháng giữa thai kì ở phụ nữ bắt đầu
uống bổ sung trên ba tháng trước khi thụ thai. Mặt khác, mặc dù tỷ lệ thiếu
máu tăng trong ba tháng cuối của thai kì, nhưng không có trường hợp nào
thiếu máu nghiêm trọng (nồng độ Hb < 95g/l) [89]. Hơn thế nữa việc sử dụng
các phác đồ này cũng có thể cải thiện tình trạng dự trữ sắt và folat của phụ nữ
trước khi mang thai, phòng ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi trong quá
trình mang thai của bà mẹ; giảm được nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, tử
vong chu sinh cho trẻ [94]. Và cũng nhờ bổ sung sắt dự phòng có ý nghĩa tăng
dự trữ sắt cho cơ thể, trực tiếp tác động đến sức khoẻ và khả năng lao động
của một lực lượng lao động quan trọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế - xã hội.
Giải pháp can thiệp TTGDDD và bổ sung viên sắt/acid folic một tuần
một lần được xây dựng dựa vào bằng chứng cả về nguyên nhân, các yếu tố
liên quan, thực trạng kiến thức, thực hành và nguồn thông tin nên sát với thực
tế và phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, văn hóa, phong tục tập quán của
địa phương. Với ưu điểm giảm các tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, ... (là
những yếu tố làm cho đối tượng bỏ cuộc, không tuân thủ đúng thời gian trong
suốt quá trình uống bổ sung viên sắt) đồng thời làm tăng cảm giác ngon
123
miệng, cải thiện được tình trạng ăn uống. Phác đồ bổ sung viên sắt/ acid folic
hàng tuần đã nhận được sự chấp nhận cao của đối tượng nghiên cứu cũng như
cộng đồng từ đó giúp đối tượng tuân thủ chặt chẽ quy trình uống viên sắt/acid
folic trong suốt thời gian can thiệp. Kết luận từ tổng quan cũng đã khẳng định
việc bổ sung sắt hàng tuần liên tục tuy cải thiện nồng độ Hemoglobin chỉ ở
mức độ nhất định, nhưng lại có ít tác dụng phụ, an toàn, chính vì thế phác đồ
này ngày càng được nhiều người áp dụng, do đó rất có hiệu quả trong việc cải
thiện tình trạng thiếu máu của một bộ phận lớn người dân [91]. Trong nghiên
cứu của chúng tôi tất cả những đối tượng được nhận can thiệp đều tham gia
uống viên sắt đầy đủ và không có đối tượng nào gặp tác dụng phụ khi uống
viên sắt/acid folic trong 6 tháng can thiệp. Bên cạnh đó, sự tham gia trực tiếp
của lãnh đạo các ban ngành đoàn thể tại địa phương thông qua hành động cụ
thể như: Thành lập ban chỉ đạo phòng chống thiếu máu dinh dưỡng, hỗ trợ về
nhân lực, vật lực khi nhóm nghiên cứu triển khai các phương pháp can thiệp
đã giúp cho lãnh đạo nơi đây hiểu rõ về các giải pháp can thiệp từ đó duy trì
được những giải pháp này sau khi nghiên cứu kết thúc. Đồng thời, tài liệu
truyền thông về thiếu máu dinh dưỡng và những thông tin về viên sắt/ acid
folic được bàn giao lại cho trạm y tế địa phương. Tất cả những yếu tố trên đã
góp phần vào việc duy trì một cách có hiệu quả các giải pháp can thiệp nhằm
góp phần nâng cao sức khỏe cho phụ nữ tuổi sinh đẻ người dân tộc Tày nói
riêng và cho cộng đồng nói chung.
4.4. Một số hạn chế của đề tài
Mặc dù đề tài đã chứng minh giải pháp can thiệp truyền thông giáo dục
dinh dưỡng và bổ sung viên sắt/ acid folic với phác đồ 1 viên/1 tuần trên phụ
nữ người dân tộc Tày trong độ tuổi 20 – 35 có hiệu quả song can thiệp mới
chỉ triển khai được trong thời gian ngắn nên chưa đánh giá được toàn diện
tính bền vững của giải pháp. Trong đề tài của chúng tôi đối tượng nghiên cứu
124
uống viên sắt/acid folic đầy đủ song thời điểm uống viên sắt là vào buổi tối do
ban ngày đối tượng đi làm, không nhớ uống, do đó chưa đáp ứng theo khuyến
nghị uống viên sắt vào buổi chiều khi nồng độ sắt trong máu là thấp nhất để
thúc thẩy lượng sắt được hấp thu nhiều hơn. Đồng thời nghiên cứu cũng chưa
chứng minh được tác động của việc bổ sung sắt ở phụ nữ tuổi sinh đẻ đến việc
giúp giảm tỷ lệ thiếu máu ở 3 tháng đầu khi bà mẹ mang thai có dự trữ sắt tốt
trước khi mang thai. Đây có thể là một gợi ý cho các nghiên cứu khác tiếp tục
tìm hiểu, nghiên cứu để chứng minh giả thuyết này.
4.5. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài đã cung cấp thêm bằng chứng về tình trạng thiếu năng lượng
trường diễn, thiếu máu, thiếu sắt, kiến thức về thiếu máu và thực hành phòng
chống thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ người dân tộc Tày độ tuổi 20 – 35 tại
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên; góp phần trong việc xây dựng kế hoạch
can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt cho phụ nữ tuổi
sinh đẻ nơi đây nói riêng và cộng đồng người dân tộc thiểu số nói chung.
Đề tài đã xây dựng được giải pháp can thiệp TTGDDD và bổ sung viên
sắt/acid folic một tuần một lần với cách tiếp cận dựa vào bằng chứng cả về
nguyên nhân, các yếu tố liên quan, thực trạng kiến thức, thực hành và nguồn
thông tin. Vì vậy giải pháp can thiệp sát với thực tế và phù hợp với điều kiện
kinh tế – xã hội, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.
Đề tài cũng cung cấp một minh chứng về hiệu quả giải pháp TTGDDD
và bổ sung viên sắt nhằm nâng cao kiến thức, thực hành về thiếu máu dinh
dưỡng của phụ nữ độ tuổi 20 – 35 người dân tộc thiểu số góp phần trong việc
giảm tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn, tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt và dự
phòng thiếu máu ở những đối tượng chưa mắc hoặc đối tượng có nguy cơ cao.
125
KẾT LUẬN
1. Tỉ lệ thiếu năng lƣợng trƣờng diễn, thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ 20 –
35 tuổi tại xã Hợp Thành và xã Phủ Lý, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái
Nguyên còn khá cao
- Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ trong độ tuổi 20 – 35
người dân tộc Tày tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên là 16,4% trong đó
thiếu năng lượng trường diễn mức mức độ nhẹ, trung bình lần lượt là 13,2%;
3,2%; không có trường hợp nào thiếu năng lượng trường diễn mức độ nặng.
- Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ trong độ tuổi 20 – 35 người dân tộc Tày là
25,5% trong đó thiếu máu mức độ nhẹ là 21,7% và mức độ trung bình là
3,8%; không có trường hợp nào thiếu máu mức độ nặng.
- Tỷ lệ thiếu máu do nguyên nhân thiếu sắt ở phụ nữ trong độ tuổi 20 –
35 người dân tộc Tày tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên là 45,6%.
2. Giải pháp truyền thông giáo dục và bổ sung viên sắt phù hợp cho đối
tƣợng này
Trong nghiên cứu của chúng tôi đã áp dụng hai giải pháp can thiệp phù
hợp cho đối tượng tại địa bàn nghiên cứu:
1. Truyền thông giáo dục dinh dưỡng theo nhóm nhỏ, tại hộ gia đình và
tổ chức Hội thi “Tuyên truyền viên giỏi về phòng chống thiếu máu dinh
dưỡng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ”.
2. Bổ sung viên sắt/acid folic 1 lần/1 tuần vào một ngày cố định.
3. Hiệu quả can thiệp bằng truyền thông giáo dục dinh dƣỡng và bổ sung
viên sắt trên phụ nữ 20 – 35 tuổi tại xã Hợp Thành, huyện Phú Lƣơng
Sau 6 tháng can thiệp, giải pháp truyền thông giáo dục dinh dưỡng kết
hợp với bổ sung viên sắt trên phụ nữ độ tuổi 20 – 35 người dân tộc Tày đã đạt
được những hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn,
thiếu máu, thiếu sắt trên nhóm đối tượng này:
126
- Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở nhóm can thiệp giảm 13,6%,
nhóm chứng chỉ giảm 3,3%.
- Nồng độ Hemoglobin và Feritin huyết thanh trung bình của nhóm can
thiệp tăng lần lượt 5g/l và 19,2µg/l; nhóm chứng nồng độ Hemoglobin trung
bình không cải thiện và nồng độ Feritin huyết thanh tăng 1,7µg/l.
- Ở nhóm can thiệp tỷ lệ thiếu máu giảm 15,6% còn ở nhóm chứng tăng
1,1% so với trước can thiệp. Tình trạng cạn kiệt dự trữ sắt ở nhóm chứng chỉ
giảm 2,2% còn ở nhóm can thiệp giảm được 10,4% sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05).
127
KHUYẾN NGHỊ
1. Sự kết hợp giữa các phương pháp/nội dung truyền thông giáo dục dinh
dưỡng: Truyền thông trực tiếp theo nhóm, thăm hộ gia đình, tổ chức Hội thi
và hướng dẫn một cách cụ thể cho đối tượng cách uống viên sắt kết hợp với
sử dụng các thực phẩm sẵn có giàu sắt, vitamin C, giá rẻ, dễ tiếp cận tại địa
phương là một giải pháp tương đối hiệu quả làm giảm tỷ lệ thiếu năng lượng
trường diễn, thiếu máu, thiếu sắt cho phụ nữ trong độ tuổi 20 – 35 người dân
tộc Tày tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Giải pháp can thiệp này nên
được nhân rộng ở những nơi người dân tộc Tày sinh sống có cùng điều kiện
kinh tế - xã hội, địa dư với địa phương được nghiên cứu.
2. Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tại xã Hợp Thành cần chú trọng
phát triển kinh tế, tạo thêm việc làm để tăng thêm thu nhập từ đó tăng cường
sức mua thực phẩm của người dân đặc biệt là thực phẩm nguồn gốc động vật
có chứa nhiều sắt.
128
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trần Thị Hồng Vân, Lê Thị Hương (2019), “Tình trạng thiếu năng lượng
trường diễn và thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ 20 – 35 tuổi người dân tộc tày
tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2017”, Tạp chí Dinh dưỡng và
Thực phẩm, tập 15, số 1, tr: 25 – 30.
2. Trần Thị Hồng Vân, Lê Thị Hương (2020), “Hiệu quả can thiệp truyền
thông giáo dục dinh dưỡng và bổ sung viên sắt nhằm cải thiện tình trạng dinh
dưỡng và thiếu máu của phụ nữ 20 – 35 tuổi người dân tộc Tày tại huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, số 1.
3. Trần Thị Hồng Vân, Lê Thị Hương (2020), “Hiệu quả can thiệp truyền
thông giáo dục dinh dưỡng và bổ sung viên sắt nhằm cải thiện khẩu phần và
thiếu máu của phụ nữ 20 – 35 tuổi người dân tộc Tày tại huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Y học thực hành, sô 7 (1141).