Luận án Tiến sĩ: Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục dinh dưỡng và bổ sung viên sắt trên phụ nữ độ tuổi 20 đến 35 tuổi người dân tộc Tày tại một số xã huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
2,371
590
153
99
Bảng 3.30. Hiệu quả đối với tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn
của đối tượng sau 6 tháng can thiệp
Thiếu năng lƣợng trƣờng diễn
Nhóm can thiệp
Nhóm chứng
CSHQ (%)
81,4
16,8
Hiệu quả can thiệp thực (%)
64,6
Kết quả bảng 3.30 thể hiện hiệu quả cải thiện tình trạng thiếu năng
lượng trường diễn ở phụ nữ trong độ tuổi 20 – 35 sau 6 tháng can thiệp. Chỉ
số hiệu quả ở nhóm can thiệp 81,4% cao gấp 4,9 lần so với nhóm chứng chỉ
đạt 16,8%. Hiệu quả thực cải thiện tình trạng thiếu năng lượng trường diễn
đạt 64,6%.
Bảng 3.31. Thay đổi nồng độ Hemoglobin và Feritin huyết thanh trung bình
của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng can thiệp
Chỉ sô
Nhóm can thiệp
(n=96)
Nhóm chứng
(n=92)
Hemoglobin
trung bình
(g/l)
T0
126,2 ± 12,3
126,0 ± 10,9
T6
131,2 ± 10,3**
e
126,0 ± 10,1*
a
T6 – T0
+5,0
0
Ferritin
huyết thanh
trung bình
(µg/l)
T0
74,4 ± 58,3
65,3 ± 58,1
T6
93,6 ± 62,1**
e
67,0 ± 54,9*
a
T6 – T0
+19,2
+1,7
***p < 0,001,
a
t test,
e
t-test ghép cặp
100
Kết quả từ bảng trên chỉ ra rằng đã có sự cải thiện đáng kể nồng độ
Hemoglobin trung bình của nhóm can thiệp với độ chênh lệch T6 – T0 là
5g/l, ở nhóm chứng không có sự thay đổi gì. Về nồng độ Ferritin huyết
thanh trung bình, ở nhóm can thiệp tăng cao hơn nhiều (19,2µg/l) so với
nhóm chứng (1,7µg/l). Sự khác biệt giữa hai nhóm can thiệp và nhóm
chứng tại thời điểm T6 - T0 có ý nghĩa thống kê với p< 0,001. So sánh
cùng nhóm về nồng độ Hemoglobin và Ferritin huyết thanh trung bình tại
các thời điểm T6 – T0 ở nhóm can thiệp có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p< 0,001.
Bảng 3.32. Hiệu quả can thiệp đến sự thay đổi tỷ lệ thiếu máu và dự trữ sắt
cạn kiệt của đối tượng nghiên cứu
Chỉ số
Nhóm can thiệp
(n=96)
Nhóm chứng
(n=92)
Thiếu máu (%)
Hb< 120g/l
T0
27 (28,1%)
22 (23,9%)
T6
12 (12,5%)
23 (25,0%)*
c
T6 – T0
-15 (15,6%)
+1 (1,1%)
Dự trữ sắt cạn kiệt
(%)
Ferritin huyết
thanh < 15µg
T0
10 (10,4%)
14 (15,2%)
T6
0 (0,0%)
12 (13,0%)*
c
T6 – T0
-10 (10,4%)
-2 (2,2%)
*p < 0,05,
c
χ
2
test
101
Kết quả bảng trên cho thấy nhóm can thiệp giảm đáng kể tỷ lệ thiếu
máu. Tại thời điểm T0 tỷ lệ thiếu máu của đối tượng nghiên cứu là 28,1% và
23,9% đến thời điểm T6 giảm xuống còn 12,5% và 25,0% lần lượt ở nhóm
can thiệp và nhóm đối chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm
can thiệp và nhóm chứng về tỷ lệ thiếu máu tại thời điểm T6 – T0 (p<0,05).
Tình trạng dự trữ sắt cạn kiệt ở nhóm can thiệp giảm 10,4% cao hơn so
với nhóm chứng chỉ giảm 2,2%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 3.33. Hiệu quả đối với tỷ lệ thiếu máu và dự trữ sắt thấp của đối tượng
sau 6 tháng can thiệp
Nhóm can thiệp
Nhóm chứng
Hiệu quả can thiệp đối vơí tỷ lệ thiếu máu
CSHQ (%)
55,5
-1,1
Hiệu quả can thiệp thực (%)
60,1
Hiệu quả can thiệp đối vơí tỷ lệ dự trữ sắt cạn kiệt
CSHQ (%)
100,0
14,5
Hiệu quả can thiệp thực (%)
85,5
Kết quả bảng 3.33 cho thấy hiệu quả của giải pháp can thiệp lên tình
trạng thiếu máu và cạn kiệt dự trữ sắt của đối tượng nghiên cứu. Đối với tình
trạng thiếu máu, chỉ số hiệu quả ở nhóm can thiệp 55,5% trong khi ở nhóm
đối chứng chỉ số này -1,1%. Hiệu quả thực của can thiệp đến cải thiện tỷ lệ
thiếu máu đạt 60,1%.
Về tình trạng dự trữ sắt cạn kiệt, chỉ số hiệu quả ở nhóm can thiệp là
100% cao gấp 6,9 lần so với nhóm đối chứng 14,5%. Hiệu quả thực của can
thiệp đến cải thiện tình trạng dự trữ sắt cạn kiệt của đối tượng nghiên cứu là
85,5%.
102
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
4.1. Tình trạng thiếu năng lƣợng trƣờng diễn, thiếu máu thiếu sắt ở phụ
nữ 20 – 35 tuổi ngƣời dân tộc Tày tại hai xã Hợp Thành và Phủ Lý,
huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên
585 phụ nữ 20 – 35 tuổi người dân tộc Tày tham gia vào nghiên cứu, cỡ
mẫu này đủ cho điều tra trước can thiệp theo thiết kế để tìm hiểu tỷ lệ thiếu
năng lượng trường diễn, thiếu máu, thiếu sắt và đồng thời đảm bảo việc lựa
chọn các đối tượng đủ tiêu chuẩn cho giai đoạn nghiên cứu can thiệp truyền
thông giáo dục dinh dưỡng và bổ sung viên sắt/folic tiếp theo. Đối tượng tham
gia nghiên cứu có tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi 30 – 35 (59,8%), thấp nhất ở
nhóm tuổi 20 – 24 (16,6%); trình độ học vấn phần lớn từ trung học phổ thông
trở xuống (85,6%); nghề nghiệp chính là làm ruộng (61,3%); số gia đình đối
tượng thuộc hộ nghèo là 21,6%.
Cân nặng trung bình của phụ nữ tuổi sinh đẻ người dân tộc Tày 48,5 ±
5,9kg cao hơn so với trung bình toàn quốc năm 2010 (46,0kg) và cũng cao
hơn so với kết quả nghiên cứu của Hồ Thu Mai năm 2013 trên phụ nữ tuổi
sinh đẻ ở Tân Lạc, Hòa Bình (45,5 ± 4,8 kg), tương đương với kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Quang Dũng trên phụ nữ tuổi sinh đẻ người H’Mông tại Bảo
Lạc, Cao Bằng là 48,1 ± 5,2kg [10],[11],[34]. Về chiều cao, phụ nữ trong độ
tuổi 20 – 35 người dân tộc Tày có chiều cao trung bình 152 ± 5,0cm thấp
hơn chiều cao trung bình của nữ trưởng thành Việt Nam 1,3cm (153,3 ±
5,5cm) và cũng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả
trong nước khác [34],[105],[106]. BMI trung bình của đối tượng trong
nghiên cứu của chúng tôi là 20,9 ± 2,3kg/m
2
tương đương với kết quả nghiên
cứu của tác giả Trương Hồng Sơn trên phụ nữ tuổi sinh đẻ (18 – 35 tuổi)
thuộc hai tỉnh khu vực miền núi khó khăn Lai Châu và Kon Tum năm 2012 là
20,8 ± 2,1 kg/m
2
[18].
103
Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ người dân
tộc Tày trên địa bàn nghiên cứu là 16,4% và ở mức trung bình về ý nghĩa
sức khỏe cộng đồng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn mức trung
bình chung của cả nước (15,1%) và cao hơn đáng kể so với kết quả nghiên
cứu của một số tác giả Nguyễn Quang Dũng và cộng sự năm 2016 trên 144
phụ nữ tuổi sinh đẻ người H’Mông tại huyện Bảo Lạc, Cao Bằng (2,1%);
Trương Hồng Sơn trên 1.538 phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Lai Châu và Kon Tum
(11,7%). Sự khác biệt này do cân nặng của đối tượng trong các nghiên cứu
gần tương đương nhau nhưng chiều cao của phụ nữ trong nghiên cứu của
tác giả Nguyễn Quang Dũng, Trương Hồng Sơn lại thấp hơn (148,5±
4,2cm; 149,8 ± 5,5cm; 152 ± 5,0cm) dẫn đến BMI của phần lớn phụ nữ
tuổi sinh đẻ trên địa bàn hai nghiên cứu tiến hành nằm trong giới hạn bình
thường [10],[18]. So sánh với kết quả nghiên cứu của một số nước trong
khu vực Châu Á thì tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh
đẻ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với tỷ lệ này ở Indonesia
(9,9%), nhưng thấp hơn khá nhiều so với Campuchia (20,0%), Ấn Độ
(33,9%), Banglades (38,8%) [24],[25],[27]. Mặc dù tỷ lệ thiếu năng lượng
trường diễn ở phụ nữ 20 – 35 tuổi người dân tộc Tày trên địa bàn nghiên
cứu còn ở mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng nhưng nơi đây
cũng đã có một tỷ lệ nhỏ phụ nữ tuổi sinh đẻ có thừa cân (3,6%). Vì vậy,
lãnh đạo các ban ngành đoàn thể đặc biệt là ngành y tế tại địa phương cần
chú trọng và có những chiến lược cụ thể để phòng chống sự gia tăng tỷ lệ
thừa cân béo phì ở phụ nữ tuổi sinh đẻ người dân tộc Tày.
Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ người dân tộc Tày giảm
dần theo tuổi, ở nhóm tuổi càng cao thì tỷ lệ này càng thấp; nhóm tuổi 20 – 24
chiếm tỷ lệ cao nhất 20,4%, tiếp đến là nhóm tuổi 25 – 29 chiếm 18,2% và
thấp nhất là nhóm tuổi 30 – 35 chiếm 14,6%. Kết quả nghiên cứu của chúng
104
tôi cũng phù hợp với kết quả cuộc điều tra vi chất toàn quốc năm 2014 – 2015
của Viện Dinh dưỡng Quốc gia đó là tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ
nữ tuổi sinh đẻ cao nhất ở nhóm 15 – 24 tuổi với 19,1%, giảm dần khi tuổi
tăng lên, còn 11,4% ở phụ nữ 25 – 34 tuổi và 9,5% ở phụ nữ 35 – 49 tuổi [6].
Ở nhóm tuổi thấp là nhóm tuổi mà các đối tượng đang trong giai đoạn lập gia
đình, sinh con và chăm con nhỏ, đồng thời là giai đoạn phải làm việc nhiều do
cuộc sống, điều kiện kinh tế gia đình chưa ổn định vì vậy chế độ ăn uống của
nhóm đối tượng này không được đầy đủ, cân đối, hợp lí dẫn tới tình trạng
thiếu năng lượng trường diễn; từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm khả năng,
năng xuất lao động của đối tượng mà đây là lực lượng lao động chính trong
gia đình. Khi cơ thể thiếu năng lượng trường diễn cũng tác động tới cơ quan
như giảm sức cơ, chức năng nhận thức, nếu cơ thể bị tổn thương thì vết
thương lâu lành, tăng nguy cơ nhiễm trùng làm tăng chi phí cho quá trình điều
trị. Với những lý do trên cũng lý giải vì sao thiếu năng lượng trường diễn theo
mức độ nhẹ, trung bình cũng tập trung chủ yếu ở nhóm phụ nữ trẻ tuổi hơn
như: thiếu năng lượng trường diễn mức độ nhẹ nhóm tuổi 20 – 24 chiếm tỷ lệ
cao nhất 16,5%; thiếu năng lượng trường diễn mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao
nhất ở nhóm tuổi 25 – 29 (5,8%).
Nồng độ Hemoglobin trung bình của đối tượng tham gia nghiên cứu là
126,6 ± 12,6g/l. Nồng độ Ferritin huyết thanh trung bình là 76,9 ± 63,5µg/l.
So sánh với nghiên cứu của một số tác giả Nguyễn Quang Dũng và Trần Thúy
Nga trên phụ nữ tuổi sinh đẻ người H’Mông năm 2015, thì kết quả nghiên cứu
của chúng tôi cao hơn một chút (122,1 ± 15,3g/l; 74,0 ± 60,7µg/l), kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của Trương Hồng
Sơn (123,8 ± 16,6g/l; 31,2 ± 18µg/l) nhưng thấp hơn kết quả nghiên cứu của
tác giả Đinh Thị Phương Hoa (130 ± 1,2g/l) [10],[18],[33]. Sự khác biệt này
có thể do nhiều nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ khác nhau chưa được làm
105
rõ. Tuy nhiên vấn đề thời gian, khu vực sinh sống khác nhau cũng liên quan
nhiều đến điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương và gián tiếp ảnh hưởng đến
chất lượng bữa ăn hang ngày trong đó có thành phần các chất dinh dưỡng
tham gia vào quá trình hình thành tế bào hồng cầu cũng như tỷ lệ thiếu máu
nói chung.
Thiếu máu là vấn đề sức khỏe cộng đồng ảnh hưởng cả đến các quốc gia
phát triển, đang phát triển và kém phát triển, gây hậu quả nặng nề đối với sức
khỏe con người cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội. Thiếu máu được gọi là
“nạn đói tiềm ẩn” vì các triệu chứng khó phát hiện, khi các triệu chứng biểu
hiện
rầm rộ thành bệnh đặc trưng thì dễ phát hiện nhưng sự tăng trưởng cả về thể chất
và trí tuệ đã bị ảnh hưởng trong thời gian dài và đôi khi để lại những hậu quả
nghiêm trọng không thể hồi phục được. Thiếu máu dinh dưỡng do nhiều
nguyên nhân gây ra nhưng phổ biến nhất vẫn là thiếu máu do thiếu sắt (50,0%
thiếu máu là do thiếu sắt). Thiếu máu xảy ra ở tất cả các giai đoạn của chu kì
vòng đời nhưng thường gặp nhất là ở phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Phụ nữ độ
tuổi sinh đẻ có nguy cơ cao thiếu máu do cạn kiệt sắt vì mất sắt trong các chu
kì kinh nguyệt. Theo số liệu báo cáo dinh dưỡng toàn cầu năm 2017 trên thế
giới có 32,8% phụ nữ tuổi sinh đẻ bị thiếu máu [3],[6],[41].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ người dân tộc
Tày độ tuổi 20 – 35 là 25,5% ở mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng
đồng theo phân loại của WHO. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với
trung bình chung của thế giới (32,8%), thấp hơn vùng Đông Nam Á (41,9%),
Châu Phi (38,6%) nhưng cao hơn khu vực Châu Âu (22,6%) và Châu Mỹ
(16,8%). Điều này được lý giải do Châu Phi và Châu Á là khu vực nghèo nhất
nên có thể có mối liên quan giữa thiếu máu và phát triển kinh tế - xã hội. So
sánh với nghiên cứu ở một số nước trong khu vực, thì tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ
tuổi sinh đẻ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với tỷ lệ này ở
106
Singapore (22,2%), tương đương với Malaysia (24,9%), thấp hơn so với
Cambodia (46,1%) [107],[108]. Điều này cũng phù hợp với quy luật ở những
nước có nền kinh tế, văn hóa, các dịch vụ y tế phát triển hơn thì tỷ lệ thiếu
máu nói chung và ở phụ nữ tuổi sinh đẻ nói riêng có thể thấp hơn.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng trùng hợp với kết quả cuộc điều
tra vi chất dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia giai đoạn 2014 – 2015
tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ là 25,5% [6]. So với các nghiên cứu
vùng miền của Việt Nam thấy: Tỷ lệ thiếu máu này thấp hơn kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Văn Điệp và cộng sự năm 2017 ở Bảo Lạc, Cao Bằng khu
vực Đông Bắc Bộ (36,7%); thấp hơn kết quả nghiên cứu của Trương Hồng
Sơn ở hai tỉnh Lai Châu và Kon Tum khu vực Tây Nguyên năm 2012
(35,6%); xấp xỉ với kết quả nghiên cứu của Hồ Thu Mai (2013) tại huyện Tân
Lạc, Hòa Bình khu vực Tây Bắc Bộ (26,7%); cao hơn kết quả của Nguyễn Thị
Lan Phương ở Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 (20,7%)
[18],[34],[109],[110]. Như vậy, có sự khác biệt về tỷ lệ thiếu máu giữa các
vùng miền với điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán và khả năng tiếp
cận dịch vụ y tế khác nhau. Địa bàn nghiên cứu của chúng tôi nằm trong vùng
miền núi, nông thôn thuộc khu vực Đông Bắc Bộ và có tỷ lệ thiếu máu ở mức
trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo phân loại của WHO, cao hơn
khu vực đồng bằng (20,8%) [6].
Tỷ lệ thiếu máu ở nghiên cứu của chúng tôi (25,5%) hiện đang nằm
trong ngưỡng trung bình chung của cả nước và nếu sự phát triển về kinh tế,
điều kiện sống được cải thiện và các dịch vụ chăm sóc y tế ở địa phương ngày
càng tốt hơn thì tỷ lệ này có thể thấp hơn nữa và có thể chuyển xuống mức ý
nghĩa sức khỏe cộng đồng thấp trong tương lai.
Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ theo nhóm tuổi trong nghiên cứu
của chúng tôi xấp xỉ ở cả ba nhóm và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
107
kê với p>0,05. Tỷ lệ thiếu máu ở các nhóm tuổi 20 – 24, 25 – 29, 30 – 35 lần
lượt là 25,5%, 26,3%, 25,1%. Kết quả về tỷ lệ thiếu máu theo nhóm tuổi trong
nghiên cứu của chúng tôi có khác biệt so với kết luận của một số tác giả trong
nước khác [10],[18]. Điều này có thể do sự khác biệt về thời gian, điều kiện
kinh tế và khu vực sinh sống khác nhau của đối tượng ở các nghiên cứu.
Về mức độ thiếu máu, thiếu máu nhẹ ở phụ nữ người dân tộc Tày
chiếm tỷ lệ cao nhất 21,7%, thiếu máu mức độ trung bình chiếm 3,8%,
không có trường hợp nào thiếu máu nặng. Xu hướng này cũng phù hợp với
các kết quả nghiên cứu trên phụ nữ tuổi sinh đẻ của một số tác giả trong nước
là thiếu máu ở mức độ nhẹ phổ biến nhất, tiếp đến là thiếu máu vừa và không
có trường hợp thiếu máu mức độ nặng [10],[18],[33]. Đây là cơ sở cho việc
lựa chọn các giải pháp can thiệp phù hợp để cải thiện tình trạng thiếu máu ở
cộng đồng trong đó cải thiện chế độ ăn uống và bổ sung viên sắt/acid folic
(với phác đồ 1 viên sắt/acid folic/tuần) là một trong những giải pháp quan
trọng [33].
Thiếu máu dinh dưỡng có thể gây ra bởi thiếu một hay nhiều chất dinh
dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu như sắt, acid folic (vitamin B9),
vitamin B12, vitamin B6, vitamin B2 (Riboflavin) …, nhưng quan trọng và
phổ biến nhất ở các nước đang phát triển là thiếu máu do thiếu sắt [3],[48].
Sắt là thành phần quan trọng của Hemoglobin, Myoglobin, Cytocrom
oxytdase, Peroxydase, Catalase. Trong cơ thể 65% sắt ở trong Hemoglobin,
4% trong Myoglobin, 0,1% gắn với Transferrin trong huyết tương, 15 – 30%
dự trữ trong hệ thống liên võng nội mô và các tế bào nhu mô của gan dưới
dạng Ferritin. Sắt cùng với protein tạo thành huyết sắc tố, là yếu tố vận
chuyển O
2
và CO
2
. Sắt cũng tham gia vào quá trình biệt hóa hồng cầu từ tế
bào non trong tủy xương. Khi hồng cầu già chết, sắt được thu giữ dưới dạng
Ferritin và Hemosiderin ở gan và lách được chuyển đến tủy xương để tạo
108
hồng cầu mới [42]. Vì vậy khi cơ thể thiếu sắt do bất kì nguyên nhân nào sẽ
có nguy cơ dẫn tới thiếu máu và ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan có
sự tham gia của sắt vào cấu trúc.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phụ nữ trong độ tuổi 20 – 35 người
dân tộc Tày có tình trạng thiếu máu nguyên nhân do thiếu sắt chiếm một tỷ lệ
cao 45,6% cao hơn kết quả điều tra vi chất của Viện Dinh dưỡng Quốc gia
giai đoạn 2014 – 2015 tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ không mang thai
là 37,7% [6]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trùng hợp kết quả nghiên cứu
của một số tác giả như Lê Minh Chính năm 2010 trên phụ nữ người dân tộc
Sán Dìu tại huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt là 42,7%;
tác giả Nguyễn Quang Dũng năm 2015 tại Bảo Lạc, Cao Bằng tỷ lệ này là
trên 40% [9],[10]. Và kết luận đưa ra của WHO, trên thế giới 1/2 số các
trường hợp thiếu máu có nguyên nhân do thiếu sắt [3]. Bên cạnh đó, những
đối tượng không có thiếu máu nhưng tình trạng thiếu dự trữ sắt cũng chiếm
một tỷ lệ cao 54,4% nếu những đối tượng này không được can thiệp để cải
thiện tình trạng dự trữ sắt kịp thời thông qua cải thiện chế độ ăn uống, sử
dụng các loại thực phẩm có tăng cường sắt hoặc uống bổ sung viên sắt sẽ có
nguy cơ dẫn tới tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Trong nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa nhóm thiếu máu và nhóm không thiếu máu ở những phụ nữ
thiếu năng lượng trường diễn. Tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu thu được
cũng cho thấy rằng tỷ lệ thiếu máu ở những đối tượng nghiên cứu có thiếu
năng lượng trường diễn chiếm tỷ lệ cao hơn (33,3%) những đối tượng không
thiếu năng lượng trường diễn (23,9%). Thiếu năng lượng trường diễn là hậu
quả của một quá trình đối tượng có mức năng lượng ăn vào thấp hơn so với
nhu cầu của cơ thể trong một thời gian dài. Theo nghiên cứu của tác giả Đinh
Phương Hoa trên phụ nữ tuổi sinh đẻ đã cho thấy rằng mức năng lượng tiêu