Luận án: Opera trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam
4,434
885
158
51
nhắc lại giai điệu ở aria này góp phần khắc họa rõ nét hơn tính cách quả cảm,
lòng căm
thù giặc sâu sắc và tình yêu tha thiết của YSan với H’Lim.
Aria của nhân vật H’Lim - giọng nữ cao (tiết mục số 14 màn I) “Chờ mong”
cũng đƣợc viết ở hình thức rondo nhƣng chủ đề a đƣợc trình bày nhiều lần nhằm
nhấn
mạnh hình ảnh của cô gái Gia Rai xinh đẹp, có tâm hồn trong sáng và giàu nghị
lực.
Chủ đề đoạn a đƣợc viết ở G-dur, giai điệu phảng phất âm hƣởng bài Bến nước dân
ca
Gia Rai (xem các thí dụ 22 và 23).
Ở đây, tác giả cũng sử dụng một số thủ pháp tƣơng tự aria của Y San nhƣ các
đoạn chủ đề chính (a a’a”...) đƣợc viết ở các giọng điệu khác nhau; chuyển nhịp
giữa
các đoạn hoặc ngay trong một đoạn: 2/4, 3/8, 5/8, 3/4; thay đổi nhịp độ và sắc
thái:
andantino espressivo, moderato, andantino amoroso, moderato con brio... (xem phụ
lục
số 10)
c. Opera “Người tạc tượng”
“Người tạc tượng” cũng là tác phẩm đƣợc xây dựng ở nhiều hình thức thanh
nhạc: đơn ca (aria, ariozo, ballade, ca khúc), song ca, tam ca, hợp xƣớng.
Trong “Cô Sao”, Đỗ Nhuận đã dành tất cả các tiết mục aria cho nhân vật Sao,
còn trong “Người tạc tượng”, các nhân vật chính đều có một tiết mục aria. Bên
cạnh
các aria, phần hát của nhân vật chính đƣợc xây dựng ở một số dạng khác là
ballade,
ariozo, ca khúc. Vở này sử dụng các tiết mục hợp ca và hợp xƣớng nhiều hơn đơn
ca.
Ở màn I chỉ có duy nhất một đơn ca là ballade của Thạch Sơn, không có aria,
phần đơn ca khác là ca khúc và thƣờng đƣợc nhân vật hát cùng hợp xƣớng. Màn II
có
ba tiết mục aria và màn III chỉ có một aria.
Bản aria của nhân vật Thạch Sơn “Nhớ núi Ngũ hành” (tiết mục số 12, màn II)
miêu tả tâm trạng khi anh bị địch bắt. Bản này viết ở hình thức hai đoạn đơn,
giai điệu
đƣợc xây dựng từ chủ đề Đá (một trong các âm hình chủ đạo của “Người tạc tượng”
đƣợc xuất hiện nhiều lần trong cả phần hát lẫn dàn nhạc), tƣợng trƣng cho hình
ảnh anh
hùng của Thạch Sơn, giọng c-moll, viết cho giọng nam trung (baryton) ấm và đầy
đặn,
thể hiện tính cƣơng nghị, sâu lắng xen lẫn hồi tƣởng, tự hào. Thạch Sơn là ngƣời
Quảng
Nam, không phải ngƣời Tây Nguyên nên trong aria của anh, âm hƣởng dân ca Tây
52
Nguyên chỉ phảng phất mà không đậm nét nhƣ aria của các nhân vật khác. Đầu tiên,
chủ đề xuất hiện ở dàn nhạc trƣớc rồi mới vào aria (xem thí dụ 24 và phụ lục số
11).
Có thể nói, cùng viết về đề tài Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ nhƣng
hai nhạc sĩ Đỗ Nhuận và Nhật Lai đã thể hiện hai phong cách âm nhạc, cách xây
dựng
tuyến nhân vật hoàn toàn khác nhau. Hai nhân vật Y San (trong “Bên bờ K’Rông
Pa”)
và Thạch Sơn (trong “Người tạc tượng”) đều thể hiện tính cách dũng cảm, cƣơng
nghị
nhƣng Y San là ngƣời con trai Tây Nguyên có tâm hồn trong sáng, chân chất, mới
bắt
đầu đƣợc giác ngộ cách mạng, còn Thạch Sơn là ngƣời chiến sĩ cách mạng đƣợc cử
về
hoạt động ở Tây Nguyên nên tính cách của anh có sự già dặn, điềm tĩnh.
H’Nuôn (trong “Người tạc tượng”) và H’Lim (trong “Bên bờ K’Rông Pa”) cùng
là những ngƣời con gái Tây Nguyên xinh đẹp, yêu quê hƣơng đất nƣớc, nhƣng H’Nuôn
không bị rơi vào hoàn cảnh éo le nhƣ H’Lim. Ngƣời yêu của H’Lim là Y San cũng bị
địch bắt nhƣng Y San còn bị nghi ngờ đã giết mẹ của H’Lim. Vì vậy, trong aria
của
H’Lim là những tâm trạng phức tạp giằng xé, song nổi bật lên vẫn là tình yêu tha
thiết
của cô với Y San, niềm tin vào sự chính trực của anh, sự căm thù kẻ xâm lƣợc và
quyết
tâm vạch mặt kẻ thù. Còn trong aria của H’Nuôn chủ yếu là tình yêu trong sáng
thánh
thiện, niềm thƣơng cảm, đau xót của cô với Thạch Sơn khi anh bị kẻ thù tra tấn
dã man.
Aria của H’Nuôn (giọng nữ cao) là tiết mục số 18 màn II, có cấu trúc ba đoạn
đơn,
đƣợc viết ở thang 5 âm Tây Nguyên (E-Gis-A-H-Dis-E), đoạn ba chuyển sang e-moll
đan xen a-moll. Chủ đề Nước (âm hình chủ đạo của H’Nuôn) đƣợc sử dụng ở đoạn
hai.
Đây là một trong những aria đặc sắc của “Người tạc tượng” bởi giai điệu đẹp, đậm
chất
dân ca Tây Nguyên (xem thí dụ 25).
Một aria đặc sắc nữa gây đƣợc ấn tƣợng cho ngƣời nghe của Người tạc tượng là
tiết mục của Y Giang (số 28, màn III). Để nắm tin tức của địch, Y Giang phải giả
câm
làm ngƣời hầu che mắt chúng và chịu đựng con mắt coi thƣờng của dân làng. Tình
huống kịch ở tiết mục này là bọn địch ra lệnh hành hình Thạch Sơn, Y Giang cầm
mũi
giáo giả vờ định đâm Thạch Sơn rồi bất ngờ đâm tên cố vấn Mỹ. Bản aria giải lời
thề
câm trƣớc khi anh tắt thở với những xúc cảm khi trìu mến, khi uất ức, khi bay xa
vang
vọng nhƣ tiếng gọi của núi rừng đƣợc thể hiện qua chất giọng nam cao đã làm
ngƣời
53
xem xúc động trào dâng. Dẫn vào aria là một câu hát nói. Aria này có âm hƣởng
của bài
Quê hương dân ca Bahnar. (xem thí dụ 26)
Trƣớc khi vào aria, tác giả dùng thủ pháp trình bày âm hình chủ đạo của Y Giang
“Rừng thiên nhiên” ở dàn nhạc rồi mới đến phần hát của Y Giang, tạo sự chặt chẽ
cho
opera (xem phụ lục số 12).
d. Opera “Nguyễn Trãi ở Đông Quan”.
“Nguyễn Trãi ở Đông Quan” không có nhiều hình thức thanh nhạc nhƣ “Cô
Sao” và “Người tạc tượng” mà phần nhiều là đơn ca. Vở này đƣợc lấy từ kịch bản
thơ
của Nguyễn Đình Thi. Lời ca các bài hát, hát nói đều là thơ nên rất đặc sắc,
giàu hình
tƣợng.
Tiết mục số 6 (màn I) là aria của nhân vật đào Xuân (giọng nữ cao), một cô gái
xinh đẹp có tài hát xƣớng nhƣng phải đi hát rong kiếm sống, trải nhiều gian nan
vất vả,
nhọc nhằn nhƣng cô vẫn rắn rỏi chống chọi với sóng gió cuộc đời. Aria có cấu
trúc hai
phần và sử dụng chất liệu của nhiều thể loại trong âm nhạc cổ truyền. Trƣớc khi
vào
aria là phần hát của Xuân cùng hợp xƣớng nam theo lối xƣớng-xô, có âm hƣởng và
nhịp
điệu chèo đò (dân ca Bắc Bộ).
Phần đầu của aria có cấu trúc hai đoạn đơn. Đoạn a viết ở điệu Oán (D-F-G-A-
H-D) trong dân ca Nam Bộ, tiết tấu nhiều đảo phách, tốc độ chậm rãi, tạo nên
tính chất
buồn man mác; lời ca sử dụng thơ song thất lục bát, một thể thơ dân gian Việt
Nam:
Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em đỗ thuyền ghé sát thuyền anh
Dừng chèo mới tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu
(Xem thí dụ 27)
Đoạn b của phần một có âm hƣởng điệu Lý lu là (dân ca Nam Bộ), thang âm D-
F-G-A-C-D đan xen D-Fis-G-A-H-D, có hợp xƣớng nam đế theo tạo thành lối xƣớng-
xô (xem thí dụ 28). Lời ca theo thể thơ dân gian (thơ lục bát):
Ai làm chiếc nón quai thao
Để cho anh thấy cô nào cũng xinh
54
Phần hai của aria cũng cấu trúc hai đoạn đơn, có âm hƣởng ca trù, tiết tấu đảo
phách và lối tiến hành quãng đặc trƣng của ca trù, lời ca cũng theo thể thơ dân
gian
(xem thí dụ 29).
Tiết mục số 12 màn II là aria của nhân vật Nguyễn Trãi (giọng nam trung), miêu
tả tâm trạng cô đơn, nỗi đau cho vận mệnh đất nƣớc của Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi
vừa
gảy đàn nguyệt vừa hát. Aria có cấu trúc ba đoạn đơn, giọng g-moll, giai điệu sử
dụng
nhiều quãng nhảy xa, một lối tiến hành quãng đặc trƣng trong dân ca Bắc Bộ. Tuy
màu
sắc giai điệu phảng phất nét buồn nhƣng vẫn có chất đĩnh đạc, trầm tĩnh, nghị
lực là tính
cách của Nguyễn Trãi. Lời ca sử dụng thơ năm chữ (xem thí dụ 30).
e. Opera “Tình yêu của em”
Tuy là opera có quy mô nhỏ nhƣng nhạc sĩ Nguyễn Đình Tấn cũng xây dựng
“Tình yêu của em” gồm ba màn với khá nhiều thể loại và hình thức thanh nhạc:
aria,
romance, duo, trio, hợp xƣớng. Riêng aria có năm bài, số lƣợng nhiều hơn cả vở
“Người tạc tượng” (bốn bài). Vở này chỉ có năm nhân vật, rất ít các cảnh quần
chúng,
có lẽ vì vậy mà các tiết mục đơn ca là chủ yếu. Không kể Nga, nhân vật trung tâm
của
vở diễn có hai aria, các nhân vật Huỳnh, Nguyện, Tuấn đều có một tiết mục aria.
Đây là
opera viết vào thời kỳ sau năm 1975, ở Việt Nam lúc đó đang phát triển trào lƣu
nhạc
nhẹ, “Tình yêu của em” là một trong những tác phẩm sân khấu có ảnh hƣởng phong
cách của trào lƣu này, các aria trong vở này ít sử dụng chất liệu dân ca các
vùng miền
mà có màu sắc nhạc nhẹ nhiều hơn
Aria đặc sắc nhất trong opera này là của nhân vật Nga (giọng nữ cao), thuộc tiết
mục số 2 màn I. Giai điệu trữ tình, nồng nàn, say đắm: Nga hồi tƣởng lại tình
yêu của
cô với Huỳnh trong thời kỳ họ là sinh viên. Song, bên cạnh âm hƣởng ngọt ngào ấy
ẩn
chứa nỗi buồn sâu thẳm báo trƣớc số phận bi kịch của Nga. Aria có cấu trúc ba
đoạn
đơn (aba’), đƣợc viết ở d-moll hòa thanh, nhịp 6/8, giai điệu có nhiều quãng
nhảy xa và
tiết tấu gần với nhạc nhẹ. Chủ đề của aria tựa nhƣ âm hình chủ đạo, đƣợc sử dụng
thêm
một số lần nữa ở các màn sau (xem thí dụ 31).
Đối lập với hình ảnh dịu dàng, cao cả, thánh thiện của Nga là Huỳnh. Từ chỗ là
một sinh viên có học vấn, Huỳnh đã Mỹ hóa, đi theo kẻ thù và dần lún sâu vào tội
ác.
55
Trƣớc cái chết của Nga do chính hắn gây ra, Huỳnh tỉnh ngộ nhƣng tất cả đã muộn.
Bản
aria của Huỳnh (tiết mục số 14, màn III) là tâm trạng hối hận, day dứt đến điên
loạn của
y. Điệu tính đƣợc sử dụng đan xen giữa fis-moll hòa thanh và cis-moll, tiết tấu
không
bình ổn, dùng nhiều đảo phách nối tiếp chùm 3, giai điệu có các quãng ½ cung;
miêu tả
sự dằn vặt, xung đột nội tâm dữ dội của Huỳnh (xem thí dụ 32).
g. Opera “Bông sen”.
Là một opera nhỏ và có cấu trúc xuyên suốt nhƣng trong vở này cũng có ba aria:
một bài của bà mẹ ở cảnh I, hai bài của ngƣời chiến sĩ ở cảnh III. Aria của bà
mẹ (giọng
nữ trầm - alto) trong cảnh I có cấu trúc hai đoạn đơn (ab). Đoạn a viết ở G-dur,
tính
chất hờn căm, đau thƣơng; đoạn b chuyển sang H-dur, tính chất uất hận và nghị
lực
(xem thí dụ 33).
Bài aria của ngƣời chiến sĩ (giọng nam cao - tenor) trong cảnh III có cấu trúc
hai
đoạn đơn dạng biến tấu (a a1 b b1). Đoạn a và a1 thể hiện tâm trạng đau thƣơng
xúc
động của nhân vật, cuối đoạn a1 có âm hƣởng bài hát Lên ngàn, một ca khúc nổi
tiếng
của Hoàng Việt sáng tác ở thời kỳ chống Pháp (xem thí dụ 34).
Ở đoạn b, tiết tấu chuyển sang hành khúc, giai điệu trầm hùng, khỏe khoắn. Dàn
nhạc đệm chủ yếu là bộ gỗ và bộ dây, toàn bộ phần dàn nhạc cũng theo tiết tấu
hành
khúc (xem phụ lục số 13).
Qua phần phân tích về các aria cho thấy, các nhạc sĩ chú ý cả về bút pháp nghệ
thuật lẫn kỹ thuật thanh nhạc trong aria. Các aria thực sự lột tả đƣợc tâm lý,
nội tâm,
tính cách, số phận nhân vật và đƣợc xây dựng kết hợp theo phong cách opera châu
Âu
với các yếu tố trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
2.4.2. Các thể loại khác của hình thức đơn ca.
Bên cạnh các tiết mục aria là các bài hát đơn ca nhƣ ariozo, romance, ballade,
arietta, ca khúc...
a. Ariozo.
Ariozo là một thể loại thanh nhạc đứng trung gian giữa hát và hát nói, thƣờng
đƣợc sử dụng cho các nhân vật chính. Hai opera “Bên bờ Krông Pa” và “Người tạc
tượng” có các tiết mục ariozo.
56
Tiết mục số 12 (màn I) trong “Bên bờ Krông Pa” là ariozo của nhân vật Ma
Tông, giọng nam trung. Ma Tông từng chiến đấu với bố của Y San, ông biết rõ Ơi
Teo
đã giết hại ngƣời đồng chí của mình. Ông khuyên Y San hãy dũng cảm, trả thù nhà
đền
nợ nƣớc. Ariozo này có cấu trúc hai đoạn đơn (a a’b). Đoạn a và a’ có giai điệu
gần với
ca khúc, tính chất bi thƣơng. Đoạn b đậm chất hát nói hơn, sử dụng nhiều quãng
đồng
âm, đƣợc phát triển theo các chu kỳ tiết tấu và mô tiến giai điệu (xem các thí
dụ 35 và
36).
Bản ariozo trong “Người tạc tượng” (tiết mục số 22, màn III) là của nhân vật già
làng Aêpông, giọng nam trầm (basse). Ông đang mong chờ tin của Thạch Sơn và
H’Nuôn. Trƣớc khi vào ariozo là một nét của dàn nhạc có âm hƣởng dân ca Tây
Nguyên do t’rƣng đi giai điệu chính nhƣ biểu trƣng cho tính cách anh hùng của
Aêpông. Ở cuối đoạn, giai điệu có tính trung gian giữa hát và hát nói, thể hiện
tâm trạng
đang đợi chờ nôn nóng của Aêpông. Các quãng liền bậc và nửa cung đƣợc sử dụng
nhiều, giai điệu có âm hƣởng dân ca Tây Nguyên đậm nét (xem thí dụ 37).
b. Romance.
Romance là những bài hát trong opera thƣờng để truyền đạt những rung động trữ
tình và trữ tình kịch tính. Các vở “Cô Sao”, “Bên bờ Krông Pa”, “Tình yêu của
em” sử
dụng thể loại này, mỗi vở chỉ có một bài và dành cho các nhân vật chính.
Bản romance trong “Cô Sao” là tiết mục số 6 của nhân vật Hà (giọng nam
trung). Trƣớc khi vào romance là câu hát vọng từ bên trong sân khấu của đồng ca
nam.
Tiếp đó, dàn nhạc tấu âm hình chủ đạo Tiếng chim vui (sau đƣợc dùng là chủ đề
trong
tiết mục số 9), do piccolo và flute đảm nhiệm, giai điệu rất trong sáng, nhằm
giới thiệu
tâm trạng lạc quan của Hà (xem thí dụ 38). Sau đó, Hà hát bản romance trữ tình
nhƣng
vẫn có nét rắn rỏi thể hiện tính cách của anh. Bài hát có hình thức hai đoạn,
thang âm
đƣợc dùng chủ yếu là 5 âm Gís-H-Cis-Dis-Fis. Âm hình chủ đạo ở đây là chủ đề 1
phần
hợp xƣớng mở màn (xem thí dụ 39).
Bản romance trong “Bên bờ K’rông Pa” là của nhân vật H’Lim (tiết mục số 3
màn I). Trong màn I có hai bài đơn ca của H’Lim: romance số 3 và aria số 14. Vì
vậy,
ấn tƣợng ban đầu về hình ảnh H’Lim đƣợc thể hiện qua romance này. Ở aria số 14,
bên
57
cạnh nét trong trẻo, tâm trạng của H’Lim có sự giằng xé, đau xót khi rơi vào bi
kịch
nghiệt ngã: mẹ mất, Y San bị nghi ngờ giết mẹ cô và bị địch bắt. Còn ở romance
này là
hình ảnh thuần khiết và tình yêu mãnh liệt của H’Lim với Y San. Cấu trúc của
romance
ở hình thức ba đoạn đơn (aba), trƣớc khi vào bài có phần diễn tấu của dàn nhạc
mang
tính dẫn dắt (xem phụ lục số 14). Giai điệu đoạn a có âm hƣởng đàn t’rƣng và
cồng
chiêng của các dân tộc Tây Nguyên, phát triển bằng thủ pháp mô phỏng, âm hình
tiết
tấu lặp lại theo chu kỳ (xem thí dụ 40).
c. Ballade.
Ballade đƣợc sử dụng trong opera là những bài hát mang tính kể chuyện sử thi,
trữ tình kịch tính và cấu trúc nhiều khi tƣơng đối tự do. Nhạc sĩ Nhật Lai đã
xây dựng
hai tiết mục ballade khá đặc sắc cho nhân vật già làng Ma Lim và Ma Tông trong
vở
“Bên bờ K’rông Pa”.
Bản ballade của Ma Lim (tiết mục số 5, màn I) có cấu trúc theo dạng biến tấu
(phần kể giữ chức năng mở đầu - đoạn a - phần kể nhắc lại làm cầu nối - đoạn
a1), tính
chất kể chuyện và trữ tình xúc động. Ma Lim kể lại nỗi khổ và truyền thống đánh
Pháp
xƣa của buôn làng Bahnar cho Y San. Phần mở có tính chất kể lể, viết ở c-moll
hòa
thanh, các quãng nửa cung đƣợm màu sắc bi thƣơng. Giai điệu đoạn a rõ nét chất
liệu
dân ca Tây Nguyên, điệu thức Tây Nguyên: G-H-C-D-F-G.(xem các thí dụ 41 và 42)
Bản ballade của nhân vật Ma Tông (tiết mục số 7, màn I) có tính chất kể chuyện
sử thi, cảm xúc trầm hùng. Cấu trúc tự do gồm nhiều đoạn (xem phụ lục số 15),
các
đoạn hát kể xen các đoạn trữ tình du dƣơng (cantabile). Tác giả sử dụng chất
liệu hát Kể
khan của Tây Nguyên vào bản ballade này khiến nó có đặc trƣng rõ nét của thể
loại
ballade mang phong cách dân gian. Đây là một tiết mục đặc sắc của “Bên bờ K’rông
Pa”. Ma Tông vừa gảy đàn goong vừa hát. Vào đầu ballade là một đoạn mô phỏng
tiếng chim Pôrôtôk rất độc đáo, có âm hƣởng từ bài Kông thiêng dân ca Bahnar;
giai
điệu sử dụng những quãng đặc trƣng dân ca Tây Nguyên kết hợp các bƣớc tiến ½
cung
và liền bậc, đòi hỏi ngƣời hát phải có kỹ thuật thanh nhạc khá tinh tế và chất
giọng nam
trung vang khỏe, ấm áp. Sau mở đầu là phần hát có tính chất trữ tình du dƣơng
(xem thí
dụ 43 và 44).
58
d. Ca khúc.
Bên cạnh aria, ca khúc là những bài hát đơn ca đƣợc sử dụng nhiều trong các
opera Việt Nam, cấu trúc từ một đoạn đến nhiều đoạn, một số bài có lối cấu trúc
tựa
nhƣ trổ, khổ, vế xƣớng, vế xô và sử dụng nhiều chất liệu trong âm nhạc cổ truyền
Việt
Nam. Nếu nhƣ aria chủ yếu đƣợc sử dụng làm tiết mục cho các nhân vật chính thì
ca
khúc thƣờng đƣợc dùng cho các nhân vật phụ và cả cho nhân vật chính.
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã sử dụng phong phú các hình thức tiết mục thanh nhạc
trong ba opera của ông. Riêng với đơn ca, ông cũng xây dựng phong phú các thể
loại.
Trong “Cô Sao”, thể loại ca khúc đƣợc dành cho các nhân vật phụ nhƣ Đen, Đèo
Văn Hung, mụ Ba Sứ, cụ Sình và các nhân vật chính là Sao và Hà. Các bài hát có
thể
chỉ ở hình thức nhỏ gọn nhƣng cũng khắc họa rõ nét tính cách nhân vật và tham
gia vào
xây dựng tình huống kịch.
Ở tiết mục số 14 có bài hát của mụ Ba Sứ là một con ngƣời tham lam, đểu giả,
độc ác. Mụ đã tìm cách vu cho Sao là ma cà rồng để dồn cô phải làm gái xòe cho
mụ.
Giai điệu bài hát có tính chất nửa Tây nửa ta, lời ca khi thì mụ hát “nam mô adi
đà
phật” (xem phụ lục số 16), khi thì mụ dùng tiếng Pháp “ôrơvoa” (xem phụ lục số
17),
miêu tả sự học đòi theo Tây, tính cách giả nhân giả nghĩa và bản chất xấu xa của
ngƣời
đàn bà độc ác.
Tiết mục số 21 là bài hát của nhân vật Đen (một tay sai của mụ Ba, anh ta mê
Sao và tìm mọi cách tán tỉnh cô), đƣợc viết ở hình thức một đoạn (a a’), giai
điệu có
tính chất trữ tình nhƣng ẩn chứa cái gì đó không chân thật, thể hiện Đen là một
nhân vật
đa tình, lẳng lơ và giả dối. (Xem phụ lục số 18)
Đáng chú ý trong “Cô Sao” là ca khúc của nhân vật cụ Sình. Có thể nói đây là
bài hát đặc sắc của vở, gây đƣợc ấn tƣợng cho ngƣời nghe không kém gì aria. Cụ
Sình
là ngƣời dân tộc Mông, tính cách cƣơng trực, khảng khái. Không chịu đƣợc cảnh áp
bức
bóc lột của thực dân và lũ quan lại tri châu, cụ đã phản ứng. Bài hát ở tiết mục
số 17,
màn II, miêu tả cảnh khổ của đồng bào miền núi và cụ Sình đi nộp thuế. Tuy chỉ
viết ở
hình thức một đoạn nhƣng tính cách nhân vật đƣợc khắc họa rất rõ nét. Với giai
điệu có
59
âm hƣởng dân ca Mông, sử dụng mhiều quãng 4, quãng 5 và các nốt hoa mỹ; tiết tấu
phần nhiều là các nốt đen; viết cho giọng nam trầm biểu diễn (xem thí dụ 45).
Cụ Sình chỉ xuất hiện ba lần trong opera (tiết mục số 17, 22, 36), bài hát đƣợc
trình diễn năm lần (có hai lần đƣợc nhắc lại ở tiết mục 17 và 36) nhƣng do sự cô
đọng,
độc đáo của giai điệu nên đã dễ dàng đi vào trí nhớ của khán giả.
Một bài hát khá đặc sắc nữa trong “Cô Sao” là tiết mục số 9 của nhân vật Sao,
đƣợc phát triển theo thủ pháp phức điệu hai chủ đề tạo sự tƣơng phản giữa dàn
nhạc và
bè đơn ca (xem thí dụ 46). Chủ đề 1 là tâm trạng buồn của Sao với các quãng bán
cung
liên tiếp đi xuống, đƣợc trình bày ở dàn nhạc trƣớc rồi mới đến ở phần hát của
Sao, sau
đó luân phiên ở các bè của dàn nhạc và phần hát. Chủ đề 2 là Tiếng chim vui (đã
xuất
hiện ở bản romance số 6 của Hà), tƣợng trƣng cho tự do và hạnh phúc, trƣờng độ
là các
nốt móc kép với kỹ thuật staccato, rất trong sáng nhƣ miêu tả tiếng chim hót ríu
rít. Chủ
đề này lần lƣợt xuất hiện ở dàn nhạc theo thủ pháp canon, đối vị với các bè của
chủ đề
1. Hai chủ đề ví nhƣ một bản song ca hai bè tƣơng phản mà một bè là giọng hát và
bè
kia là dàn nhạc. Đây là tiết mục đƣợc viết theo đặc trƣng của thủ pháp sáng tác
châu
Âu. (Xem thêm phụ lục số 19)
“Bên bờ K’rông Pa” là opera không sử dụng nhiều ca khúc nhƣ “Cô Sao” mà
chỉ có ở một vài tiết mục cho một số nhân vật nhƣ Phong (số 6 màn I), Ma Tông
(số 3
màn II), Ma San (số 4 màn II), Ơi Teo (số 7 màn III)...
Bài hát của nhân vật Ơi Teo ở tiết mục số 7 màn III là một ca khúc đặc sắc trong
vở này. Tên cố vấn Mỹ đội lốt thầy tu độc ác cuối cùng đã bị trừng trị, sự run
sợ của
hắn khi bị vây trong bãi tha ma đƣợc miêu tả bằng giai điệu đậm chất âm nhạc
châu Âu,
tính chất rùng rợn bởi những quãng 2 thứ liên tiếp và những motif nhạc ngắn, phụ
họa
theo có phần hợp xƣớng nhƣ miêu tả lực lƣợng nhân dân Tây Nguyên đang dồn hắn
vào
bƣớc đƣờng cùng không lối thoát (xem thí dụ 47).
“Người tạc tượng” có một số ca khúc cho đơn ca nhƣ của các nhân vật Aêpông
(số 8), Thạch Sơn (số 13), H’Nuôn (số 24)... Bài hát của Aêpông (giọng nam trầm)
đƣợc hát cùng hợp xƣớng, hình thức hai đoạn đơn. Đoạn a chỉ có hợp xƣớng hòa
cùng,
không có dàn nhạc đệm. Đoạn b có thêm dàn nhạc. Đây là bài hát đậm chất dân ca
Tây
60
nguyên trong opera “Người tạc tượng”: điệu thức Tây Nguyên (D-Fis-G-A-Cis-D)
đƣợc dùng đan xen với D-dur, giai điệu có âm hƣởng hào hùng, vang vọng của dàn
cồng chiêng Tây Nguyên (xem thí dụ 48).
Bài hát của nhân vật Mí Linh, mẹ Y Giang (giọng nữ trung - mezzo) thuộc tiết
mục số 26, màn III. Bà khuyên con trai không giết Thạch Sơn khi thấy Y Giang cầm
giáo đến chỗ Thạch Sơn bị trói. Các nét nhạc liên tiếp đƣợc mô phỏng tiết tấu
theo chu
kỳ thể hiện tâm trạng lo lắng, sợ hãi và cầu khẩn của Mí Linh. Ở đây, giai điệu
có màu
sắc của âm nhạc châu Âu đan xen với dân ca Tây Nguyên (xem thí dụ 49).
“Nguyễn Trãi ở Đông Quan” là opera sử dụng thể loại ca khúc nhiều hơn aria
và ở hai dạng: hát riêng của nhân vật, hát có thêm tốp ca hoặc hợp xƣớng phụ họa
theo.
Đỗ Nhuận đã sử dụng rất nhiều chất liệu âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam trong
vở
này. Các bài hát đơn ca của các opera khác có cấu trúc thƣờng là một, hai, hoặc
ba đoạn
đơn theo âm nhạc châu Âu, còn ở đây có một số bài theo lối cấu trúc trổ, khổ và
vế
xƣớng, vế xô. Hầu nhƣ các tiết mục thanh nhạc đều đƣợc lấy chất liệu hoặc âm
hƣởng
của một làn điệu nào đó trong âm nhạc cổ truyền: chèo, dân ca Bắc Bộ, lâm khốc,
ca
trù, quan họ... Là vở có nội dung về anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi có công chống
xâm
lƣợc nhà Minh nên khi miêu tả bọn giặc Tàu, Đỗ Nhuận còn sử dụng cả chất liệu âm
nhạc Trung Hoa.
Bài hát của nhân vật Trúc (giọng nữ cao) thuộc tiết mục số 3, màn I “Trúc và
một số nữ đi chợ Tết”. Trúc là hình ảnh của bà Nguyễn Thị Lộ, Trúc đi chợ Tết và
lần
đầu gặp Nguyễn Trãi ở đây. Trƣớc khi vào bài hát có hợp xƣớng nữ với giai điệu
bài Tứ
quý (chèo), âm hƣởng tƣơi vui, rộn ràng. Bài hát của Trúc có cấu trúc một đoạn
đơn,
pha trộn âm hƣởng bài Cây trúc xinh dân ca quan họ với nhạc chèo, tính chất rất
duyên
dáng ý nhị, miêu tả hình ảnh của ngƣời con gái tài sắc mà Nguyễn Trãi đem lòng
yêu
thƣơng (xem thí dụ 50 và 51).
Bài hát của ông Bút, ngƣời bán tranh Tết (tiết mục số 7 màn I) có lối cấu trúc
của
âm nhạc cổ truyền. Ông Bút (giọng nam trung) hát một đoạn tựa nhƣ vế xƣớng, sau
đó
tốp nữ hát đoạn tựa nhƣ vế xô, có tiết tấu theo nhịp trống ngũ liên (nhịp 5/8)
và cách nói