Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu giảm nghèo ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An
6,674
417
81
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN
21
nuôi thiệt hại lớn. Do đó, việc ban hành chính sách phát triển kinh tế, XĐGN cần
dựa
trên nhu cầu thực tiễn của xã hội, của người dân làm cho các chính sách phát huy
hiệu
quả, đi đúng mục tiêu mà chính sách đặt ra.
Qua những phân tích trên chúng ta thấy rằng: Nghèo đói do nhiều nguyên nhân
gây ra nên để giải quyết vấn đề XĐGN đòi hỏi phải có nhiều biện pháp, chính sách
đồng bộ và việc tổ chức thực hiện phải có hiệu quả.
1.1.2: Tiêu chí để phân định đói nghèo
1.1.2.1. Tiêu chí phân định đói nghèo của thế giới
Để xem xét về sự đói nghèo của một quốc gia, chúng ta thường dựa trên việc
xem xét các yếu tố nguồn lực và CSTH, môi trường và địa lý của quốc gia đó cao
hay
thấp, có yếu kém hay không? Có thuận lợi trong giao lưu buôn bán hay không? Như
vậy, để đánh giá đói nghèo thì chúng ta phải xem xét tổng hợp các yếu tố. Còn để
xem
xét đánh giá tình hình đói nghèo của các hộ gia đình chúng ta thường dựa trên
việc
xem xét các yếu tố thành phần của nhu cầu cơ bản thiết yếu cho sự tồn tại của
con
người như lương thực, thực phẩm, vải vóc, nhà ở, y tế, giáo dục, .... Và trên
thế giới đã
có những tiêu chí phân tích đói nghèo như.
TNBQ tính theo đầu người
Dựa trên tiêu chí này Ngân hàng thế giới (WB) đã đánh giá mức độ giàu nghèo
của các Quốc gia bằng hai cách tính: theo phương pháp Atlas tức là theo tỷ lệ
giá hối
đoái và tính theo USD; theo phương pháp PPP (Purchasing Power Pairty) là phương
pháp sức mua tương đương cũng tính bằng USD.
Theo phương pháp Atlas được phân ra làm 6 loại về sự giàu nghèo của các
nước (lấy mức thu nhập năm 1999).
+ TNBQ đầu người > 25.000 USD/năm là nước cực giàu.
+ Từ 20.000 USD đến dưới 25.000 USD/năm là nước giàu.
+ Từ 10.000 USD đến đưới 20.000 USD/năm là nước khá giàu.
+ Từ 2.500 USD đến dưới 10.000 USD/năm là nước trung bình.
+ Từ 500 USD đến dưới 2.500 USD/năm tức là nước nghèo.
+ Dưới 500 USD/năm là nước cực nghèo [6].
Ngân hàng thế giới còn đưa ra khuyến nghị thang đo đói nghèo như sau:
+ Đối với nước kém phát triển là 1 USD/ngày.
+ Các nước thuộc Châu Mỹ La tinh và Caribê là 2 USD/ngày.
Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN
22
+ Các nước Đông Âu là 4 USD/ngày.
+ Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày [6].
Theo tôi, chỉ tiêu đánh giá mưc độ giàu nghèo nêu trên còn phiến diện, bời vì
trong thực tế còn nhiều nước có mức TNBQ/ đầu người rất cao nhưng đạt chưa đạt
được sự phát triển hoàn hảo. Như tại các nước giàu có như Hoa Kỳ có TNBQ đầu
người là 11.000 USD/người/năm (2007) hoặc tại các nước phát triển như Châu Âu có
TNBQ đầu người là 9.000 USD/người/năm (2007) cũng có tới 15% số dân sống dưới
mức nghèo khó, vẫn còn tình trạng thất nghiệp đói nghèo, thiếu việc làm, ô nhiễm
môi
trường và những bất công khác.
Chỉ số nhân bản HDI
Để đánh giá mức độ giàu nghèo của các quốc gia, ngoài chỉ số tính theo
TNBQ/người thì trên thế giới từ năm 1990, Chương trình phát triển của LHQ (UNDP)
đã đưa ra chỉ tiêu và chỉ số nhân bản HDI. HDI được tính trên cơ sở tổng hợp kết
quả về
các mặt; thu nhập, sức khoẻ, giáo dục. Và thế giới đã chia mức HDI như sau:
+ HDI đạt 0,799 trở lên: mức độ phát triển con người cao.
+ HDI đạt 0,500 đến 0,799: mức độ phát triển con người trung bình.
+ HDI < 0,500: mức phát triển con người thấp.
Theo mức chia như trên thì hiện nay có 55/177 nước đạt mức phát triển con
người cao, đứng đầu là Na Uy với giá trị HDI là 0,956. Số quốc gia đạt mức độ
phát
triển con người trung bình là 86/177. Và 36/177 nước ở mức độ phát triển thấp.
Nigiê là
thấp nhất (0,2920). Việt Nam chúng ta nằm trong nước có mức độ phát triển con
người
trung bình (0,691) theo nguồn số liệu báo cáo Ngày 5/10, tại Hà Nội, chương
trình Phát
triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố báo cáo Phát triển con người 2009,
với
số liệu lấy từ năm 2007.Theo báo cáo, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt
Nam
xếp thứ 116/182 nước.
HDI là chỉ số tiêu biểu cho ta cái nhìn tổng quát nhất để đánh gía chung trình
độ
phát triển của cộng đồng hoặc đánh giá từng khía cạnh của cuộc sống. Bởi vậy,
đây là
chỉ số rất quan trọng để hiểu về trình độ phát triển KH – KT và mối tương quan
giữa
yếu tố kinh tế và xã hội của một cộng đồng, một quốc gia.
Tóm lại, những tiêu chí phân định đói nghèo do cách tiếp cận khác nhau nên có
những kiến giải khác nhau. Như vậy, có thể kết luận rằng quan niệm đói nghèo các
nước, các quốc gia, khu vực khác nhau là không giống nhau và đói nghèo chỉ là
quan
niệm có tính chất tương đối.
Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN
23
1.1.2.2. Tiêu chí phân định đói nghèo của Việt Nam.
Ở Việt Nam việc đưa ra tiêu chí để xác định đói nghèo là một vấn đề hết sức
quân trọng vì nó liên quan đến các chính sách của Đảng và Nhà nước đặc biệt là
các
chương trình dự án cho công tác XĐGN trong từng thời kỳ. Hiện nay ở Việt Nam một
loạt các chỉ tiêu về nghèo đói và phát triển đang được sử dụng. Theo Bộ LĐTB –
XH
dùng phương pháp dựa trên thu nhập của hộ, còn Tổng cục thống kê thì dựa vào cả
thu
nhập và chỉ tiêu theo đầu người để tính tỷ lệ nghèo; Trung tâm Khoa học xã hội
và
nhân văn tính chỉ số phát triển con người HDI ở cấp tỉnh, nhưng có thể xác lập
chỉ tiêu
đáng giá về nghèo đói theo các chỉ tiêu chính sau: Thu nhập và chi tiêu của hộ;
đồ
dùng sinh hoạt; nhà ở và giá trị tài sản; chỉ tiêu về vốn để dành.
Chỉ tiêu về thu nhập và chi tiêu của hộ đói nghèo.
Căn cứ vào mức sống thực tế của các địa phương, Bộ LĐTB & XH đã 5 lần
công bố chuẩn nghèo tính theo thu nhập cho các giai đoạn cụ thể khác nhau.
Do xuất phát từ một nước nông nghiệp, nên chuẩn nghèo đói ở nước ta tthời
gian từ năm 1996 trở về trước tính theo mức chỉ tiêu bằng lương thực (quy gạo là
chính), về sau mới tính theo giá trị tiền.
Theo Bộ LĐTB & XH, chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 1993 – 1995 là hộ
gia đình có TNBQ đầu người hàng thấng dưới 20kg gạo đối với thành thị và dưới
15kg
gạo đối với nông thôn. Còn dưới 13kg đối với thành thị và dưới 8kg đối với nông
thôn
thì được coi là hộ đói.
Giai đoạn 1996 – 1997, chuẩn nghèo được xác định lại:
TNBQ/người/tháng của hộ gia đình dưới 15kg gạo ở nông thôn miền núi; 20kg
gạo ở khu vực nông thôn đồng bằng; 25 kg gạo ở khu vực thành thị. Còn lại dưới
13kg
gạo được quy vào hộ đói.
Từ năm 1997 trở đi, để phù hợp với xu thế đổi mới, chuẩn nghèo đói trên đây
tính cho cả gạo và quy ra tiền theo giá 1997 cho tất cả các vùng. Theo Công văn
số
175/LĐTB&XH chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 1998 - 2000 là
TNBQ/người/tháng của hộ dưới; 15kg gạo (tương đương 55.000đ) ở khu vực nông
thôn miền núi; 20kg gạo (70.000đ) ở khu vực nông thôn đồng bằng và 25kg gạo
(90.000đ) ở khu vực thành thị. Còn lại dưới 13kg gạo (45.000đ) được xếp vào hộ
đói.
Giai đoạn từ 2001 – 2005: do tình hình kinh tế của nước ta có bước phát triển
đời sống nhân dân nói chung đã được cải thiện, chuẩn nghèo đói ở nước ta đã được
Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN
24
điều chỉnh lên cho phù hợp và chỉ tính bằng tiền. Theo Quyết định số
1143/2000/QĐ-
LĐTB&XH, được coi là hộ nghèo khi TNBQ/người/tháng trong hộ: 80.000đ ở khu
vực nông thôn miền núi, 100.000đ ở khu vực nông thôn đồng bằng và 150.000đ ở khu
vực thành thị. Còn lại dưới 50.000đ được coi là hộ đói.
Giai đoạn 2006 – 2010: đến nay, sau 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã
bước đầu phát triển với tốc độ tăng trưởng cao. Dựa trên ba yêu cầu: XĐGN toàn
diện
hơn, công bằng hơn và hội nhập theo chuẩn nghèo quốc tế; một lần nữa Nhà nước
tiếp
tục điều chỉnh chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010. Chuẩn nghèo được
xác định cho 2 Khu vực chính, đó là: khu vực nông thôn TNBQ/người/tháng:
200.000đ/tháng và 260.000đ/tháng ở khu vực thành thị. [12]
Chỉ tiêu về đồ dùng sinh hoạt.
Nhìn chung đồ dùng sinh hoạt của các hộ nghèo đói không có gì ngoài giường
gỗ, tre, chõng và vài thứ khác dưới mức trung bình về lượng và tồi tàn về chất,
đơn sơ
thậm chí là hỏng. Tuy nhiên có một số người tuy đói nghèo vẫn có thể ở nhà xây,
có
vài đồ dùng khác, đó là tài sản do cha ông để lại hoặc là dấu tích của một thời
khá giả
còn lại trước khi rơi vào nghèo khổ.
Chỉ tiêu về nhà ở và giá trị tài sản.
Những người nghèo đói thường không có nhà ở; phải đi ở nhà thuê hoặc nếu có
chỉ là những căn hộ tồi tàn, nhà tranh vách đất, hoặc là đồ thừa kế của các thế
hệ trước
để lại.
TLSX của các hộ nghèo cũng thường rất ít. Đất đai là TLSX chính của nhóm hộ
này. Nhưng một thực tế cho thấy là diện tích đất ở các hộ đây rất ít, phẩm chất
đất
không tốt gây nên khó khăn cho sản xuất. Các công cụ sản xuất phần lớn là thô
sơ; các
thứ khác như vườn tược ao chuồng thường rất ít hoặc không có để làm phương tiện
làm ăn sinh sống. Chỉ có một số rất hạn hữu có TLSX khá nhưng do kém hiểu biết,
không có kinh nghiệm hoặc lười nhác dẫn đến đói nghèo.
Chỉ tiêu về vốn.
Thông thường những người đã lâm vào cảnh nghèo đói không có vốn để dành.
Họ thường phải vay mượn để đầu tư cho sản xuất, mua lương thực, y tế, giáo
dục,...
việc này thường có nghĩa hoặc là phải bán hoặc cầm cố tài sản: đất đai, gia súc,
cây cối,
công cụ và trang bị, hoa màu chưa thu hoạch... thường bị ép phải bán giá thấp
hoặc
vay nặng lãi.
Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN
25
Trong 4 chỉ tiêu trên chỉ có chỉ tiêu về thu nhập và chi tiêu là có định lượng
cụ
thể; còn 3 chỉ tiêu còn lại về đồ dùng sinh hoạt, giá trị tài sản, chỉ tiêu về
vốn đều
không có định lượng cụ thể. Nếu chỉ dựa trên 3 chỉ tiêu này để phân định đói
nghèo thì
sự xác định này là lệch lạc. Ví dụ xét về chỉ tiêu đồ dùng sinh hoạt, vẫn có
hiện tượng
những người không nghèo đến nay chưa có nhà kiên cố về một số nguyên nhân như:
họ không có kế hoạch xây nhà cửa kiên cố hoặc muốn tập trung tiền của để đầu tư
cho
con cái ăn học. Trong khi đó một số người tuy đói nghèo vẫn được ở nhà xây kiên
cố
bởi đó có thể là tài sản cha ông để lại. Cũng trong 4 chỉ tiêu này, cần đặc biệt
chú ý tới
chỉ tiêu về thu nhập và nhà ở; cùng các tiện nghi sinh hoạt trong nhà. Hai chỉ
tiêu này
phản ánh trực tiếp mức sống. Hai chỉ tiêu này còn lại cho thấy rõ thêm tình cảnh
thật
sự của người nghèo và các hộ đói nghèo, nhất là ở nông thôn. Trong thực tế đã
lâm
vào cảnh đói nghèo thì thường TLSX hết sức ít ỏi, nghèo nàn, kém giá trị sử dụng
và
khai thác làm ra của cải. Người nghèo và các hộ nghèo, đặc biệt là các hộ nông
dân
nghèo hầu như không có vốn tích luỹ cho sản xuất và tái sản xuất. Hai chỉ tiêu
này còn
giúp chúng ta phân biệt rõ ràng hơn giữa người giàu và người nghèo, giữa hộ giàu
và
hộ nghèo ở các vùng nông thôn và thành thị.
1.1.3: Đặc điểm của đói nghèo
Những khái niệm, quan niệm nêu trên đã phần nào cho thấy được đặc điểm của
đói nghèo. Nhìn chung đặc điển của đói nghèo có những đặc có 7 đặc điểm cơ bản
sau :
Thứ nhất: Người nghèo thường có trình độ học vấn thấp hơn đại bộ phận dân cư
khác, khả năng tiếp cận đến thông tin và kỹ năng chuyên môn bị hạn chế; thêm nữa
tiếng nói của họ ít được coi trọng, họ không có địa vị trong xã hội- những điều
này là
bước cản để họ có thể tìm kiếm được công việc tốt hơn trong các nghành trả lương
cao.
Vì vậy họ thường có thu nhập thấp và không ổn định.
Thứ hai: Người nghèo thường ít hoặc không có đủ đất đai, thiếu CSHT cho sinh
hoạt và tài sản khác; đa số trong số họ không có nhiều cơ hội tiếp cận với dịch
vụ sản
xuất như khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, bảo vệ thực vật; họ cũng thiếu các
khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng, pháp luật và chưa đựơc và chưa được bảo vệ
quyền lợi về môi trường; nên trong quá trình lầm ăn gặp nhiều khó khăn, không
tận
dụng được các cơ hội từ bên ngoài.
Thứ ba: Người nghèo sống trong điều kiện khí hậu và sinh thái rất đa dạng; từ
nhưng vùng đất đai màu mỡ, khí hậu tương đối thuận lợi đến những vùng dân cư
thưa
Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN
26
thớt, đất đai kém màu mỡ. Ở những vùng có mật độ dân số cao (hơn 300 người/km
2
)
khoảng 40% dân số sống trong cảnh đói nghèo, tỷ lệ này cũng khoảng 40% ở những
vùng có mật độ dân số thấp (dưới 150 người/km
2
).
Thứ tư: Người nghèo thiếu những “giẩm sốc” đối với những đột biến, họ rất dễ
bị tổn thương bởi những khó khăn mang tính thời vụ và những biến động bất thường
xảy ra đối với gia đình, cộng đồng.
Thứ năm: Phần đông họ là những gia đình đông con, tỷ lệ người ăn theo cao.
Thứ sáu: Các hộ nghèo thường nợ nần nhiều, chi tiêu của họ chủ yếu phục vụ
cho ăn uống; và đa phần chưa biết cách quản lý kinh tế và chưa có cách thức làm
ăn
hợp lý; họ thường phải vay vốn lãi suất cao chỉ để thoả mãn nhu cầu tối thiểu,
họ dễ bị
bọn chủ nợ, thương nhân quan chức bóc lột một cách dễ dàng.
Thứ bảy: Đói nghèo thường rơi vào các nhóm người sống ở khu vực nông thôn,
phụ nữ và các nhóm người thiểu số.
1.1.4: Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng nghiên cứu.
1.1.4.1: Tổng thu (TR ).
Tổng thu là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các cơ sở sản xuất
thuộc tất cả các ngành nghề kinh tế quốc dân đạt được trong một chu kỳ thời gian
nhất
định thường là một năm. Là kết quả hoạt động hữu ích từ các cơ sở sản xuất kinh
doanh đó, giá trị sản xuất bao gồm:
Giá trị sản phẩm vật chất,Giá trị sản phẩm dịch vụ:
Công thức tính:
Qi*PiTR
Trong đó:
Pi: là giá bán sản phẩm loại i
Qi: là khối lượng sản phâm loại i sản xuất ra
1.1.4.2: chi phí (TC ).
Là toàn bộ hao phí về vật chất, dich vụ và lao động đã đầu tư cho tất cả các
hoạt
động sản xuất kinh doanh trong năm.
1.1.4.3: Thu nhập(I).
Thu nhập = tổng thu – tổng chi phí sản xuất.
(I = TR - TC)
Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN
27
Là gía trị của toàn bộ sản xuất vật chất và dịch vụ sau khi trừ đi tổng chi phí
bỏ ra do lao động xã hội sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một
năm.
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí.
TR/TC: cho biết bình quân cứ một đơn vị chi phí bỏ ra sẽ thu về được bao
nhiêu đơn vị tổng thu đầu vào trong một khoảng thời gian nhất định.
I/TC: cho biết bình quân cứ một đồng chi phí bỏ ra sẽ đem lại bao nhiêu đồng
thu nhập trong một khoảng thời gian nhất định.
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lao động.
TR/LĐ: cho biết trong một khoảng thời gian nhất định bình quân cứ mỗi lao
động sẽ tạo ra là bao nhiêu đơn vị yếu tố tổng thu đầu ra.
I/LĐ: cho biết trong một khoảng thời gian nhất định bình quân cứ mỗi lao
động tạo ra được bao nhiêu đơn vị thu nhập.
1.2: Cơ sở thực tiễn.
1.2.1: Chủ trương của Đảng và Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN ở
Việt Nam.
Thấy được sự cần thiết của công tác XĐGN, ngay khi nước ta giành được độc
lập; chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến nhiệm vụ chống đói nghèo. Người coi
đói
nghèo là một thứ “giặc” như “giặc dốt, giặc ngoại xâm”. Người chủ trương “làm
cho
người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá giàu. Người khá giàu thì giàu thêm”
[8]
Tư tưởng này của người đã được Đảng ta quán triệt trong quá trình xây dựng xã
hội chủ nghĩa, nhất là thời kỳ đổi mới. Trong chiến lược ổn định và phát triển
KT – XH
đến năm 2000 của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991) đã có
chủ
trương phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là phải: “Kết hợp chặt chẽ với
... thu
hẹp diện những gia đình thiếu đói và vùng thiếu đói [2]. Đảng cũng chỉ rõ: “Cùng
với
quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế phải tiến hành công tác XĐGN, thực hiện
công
bằng xã hội, tránh sự phân hoá giàu nghèo quá giới hạn cho phép [2]”. Do đó từ
năm
1992, các hoạt động xoá đói giảm nghèođược thực hiện như một mục tiêu quốc gia.
Đến Đại hội VIII của Đảng (6/1996) trong phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu
chủ yếu của kế hoạch phát triển KT – XH 5 năm 1996 – 2000 đã có “Chương tình về
XĐGN”; Đại hội xác định: “XĐGN là một trong những chương trình phát triển KT –
XH vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài” và nhấn mạnh “Phải thực hiện tốt
chương trình XĐGN, nhất là vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc. Xây
Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN
28
dựng và phát triển quỹ XĐGN bằng nhiều vốn trong và ngoài nước, quản lý chặt
chẽ,
đầu tư đúng đối tượng và có hiệu quả”. Cùng với 14 chương trình quốc gia và dự
án
đã được thực hiện có nội dung gắn với XĐGN thì tư năm 1996 còn lồng thêm chương
trình quốc gia giải quyết việc làm (chương tình 120) và chương trình phủ xanh
đất
trống đồi trọc (chương trình 327) làm nòng cốt. Thêm vào đó từ năm 1996 còn bổ
sung các chính sách giúp cho người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo... [3]
Rút kinh nghiệm sau nhiều năm chỉ đạo thực hiện, để tập trung nguồn lực, hỗ
trợ trực tiếp các xã nghèo, hộ nghèo tạo điều kiện và môi trường XĐGN bền vững,
ngày 14/1/1998, thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 5/1998/QĐ-TTg về
quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia, theo đó XĐGN được nâng lên thành một
trong 7 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001) Đảng ta đã khẳng định:
“Khuyến khích làm giàu hợp pháp; đồng thời ra sức XĐGN” [4]. Ngày 4/5/2001 thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt các Chương ảình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 –
2005. Từ đây các hoạt động XĐGN được lồng ghép thêm chương trình hỗ trợ việc
làm,
trở thành Chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN và hỗ trợ việc làm. Mục tiêu
của
chương trình này là: “Có bản xoá hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10% vào
năm
2005 không để tái đói kinh niên; đảm bảo cho các xã nghèo có đủ CSHT thiết yếu
(thuỷ lợi, trường học, trạm y tế, đường dân sinh, nước sinh hoạt, chợ)”. [4]
Tại Đại hội X, báo cáo chính trị của Đảng khẳng định: “Khuyến khích, tạo điều
kiện để mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả các chương
trình XĐGN... phấn đấu không còn hộ đói; giảm mạnh hộ nghèo; tăng nhanh số hộ
giàu, từng bước xây dựng gia đình, cộng đồng và xã hội phồn vinh” [5]
Để tiếp tục thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà nước ta đã cam
kết
Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006
–
2010 theo Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ban hành ngày 05/02/2007. Mục tiêu cụ thể
của chương trình là: “Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 22% năm 2005 xuống còn 10 – 11% năm
2010; thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng 1,45 lần so với năm 2005 và 50% số xã đặc
biệt
khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó
khăn” .
Nhìn lại các năm qua; các chương trình, các dự án bổ sung, các hoạt động đã góp
phần to lớn trong công cuộc XĐGN của cả nước. Tuy còn một số hạn chế nhưng thời
Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN
29
gian qua các chương trình XĐGN ở Việt Nam đã làm giảm rất lớn số hộ nghèo và một
số lượng lớn hộ đói; nâng cao đời sống bà con xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu,
vùng xa.
1.2.2. Một số luận điểm và định hướng cụ thể của nhà nước nhằm thực
hiện XĐGN giai đoạn 2011-2015.
Một là, xóa đói giảm nghèo vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm vụ
trọng tâm trước mắt.
Tính lâu dài của xóa đói giảm nghèo là do:
Thứ nhất, xóa đói giảm nghèo là nội dung, và nhiệm vụ cần thực hiện để bảo
đảm công bằng xã hội. Thực tiễn cho thấy, có những nguyên nhân nảy sinh nghèo
đói
không phải do môi trường xã hội, không do điều kiện kinh tế - địa lý, mà do hoàn
cảnh
và đặc điểm của từng cá nhân, từng hộ gia đình. Những trường hợp này luôn có khả
năng xuất hiện và việc xóa đói giảm nghèo mang tính thường trực.
Thứ hai, chủ trương của Đảng ta phát triển kinh tế nhiều thành phần là một định
hướng chiến lược. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường luôn có xu hướng
phân
hóa hai cực giàu nghèo. Vì vậy, cùng với việc tăng cường sự quản lý của Nhà nước
theo
định hướng xã hội chủ nghĩa thường xuyên và liên tục, lâu dài, thì nhiệm vụ xóa
đói giảm
nghèo, nhất là giảm nghèo, cũng là vấn đề liên tục và lâu dài mới giải quyết
được.
Thứ ba, dân giàu nước mạnh là mục tiêu cơ bản của chủ nghĩa xã hội. Thực
hiện mục tiêu này là một quá trình phấn đấu gian khổ, lâu dài.
Xóa đói giảm nghèo vừa có tính cơ bản và cần thực hiện liên tục, lâu dài, lại là
một công việc cần kíp, trước mắt, bởi vì sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi
mới
luôn đặt ra nhiệm vụ: mỗi bước phát triển kinh tế - xã hội là một bước cải thiện
đời
sống của nhân dân; bởi vì đây không chỉ là việc thực hiện truyền thống, đạo lý
của dân
tộc “thương người như thể thương thân”, mà còn là nhiệm vụ để bảo đảm ổn định xã
hội, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
Hai là, tăng trưởng kinh tế là điều kiện giúp cho việc xóa đói giảm nghèo,
nhưng đây là hai nhiệm vụ có tính độc lập tương đối và không phải là một.
Có người cho rằng, muốn xóa đói giảm nghèo trước hết phải đầu tư phát triển
sản xuất để tăng trưởng kinh tế. Chỉ đến khi kinh tế đã phát triển đến giai đoạn
nhất
định sẽ hết đói nghèo, vì thế không nên đặt vấn đề xóa đói giảm nghèo là nhiệm
vụ lâu
dài và trọng yếu. Thực ra tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến việc giải quyết
vấn đề
nghèo đói, bởi vì nguyên nhân chính yếu của đói nghèo nói chung là do kinh tế
chưa
Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn văn Vượng
SVTH: Lô Quang Hiệp – R7KTNN
30
phát triển. Tuy nhiên, đói nghèo lại do nhiều nguyên nhân khác mang tính đặc
thù. Vả
lại trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, chúng ta chấp nhận kinh tế nhiều
thành
phần cùng vận động, phát triển cũng là phải chấp nhận tình trạng phân hóa giàu
nghèo
tương đối. Vì vậy, xóa đói giảm nghèo không những là công việc cần thiết mà là
nhiệm vụ cấp bách và quan trọng. Chúng ta xác định sự phân hóa giàu nghèo không
thể tránh khỏi, nên cũng quyết tâm không để xảy ra tình trạng làm giàu vô tội vạ
trên
lưng người khác, cũng như tình trạng “kẻ ăn không hết, người lần không ra”,
không
thể để người nghèo bị bỏ rơi trước con mắt của cộng đồng.
Ba là, xóa đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội không có nghĩa là kìm
hãm sự phát triển kinh tế, không có nghĩa là cào bằng.
Kinh nghiệm của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu trước đây
đã cho thấy, nếu đặt công bằng xã hội lên trên hết và tách rời với phát triển
kinh tế thì
trước hết dẫn tới sự triệt tiêu các động lực phát triển. Tuy nhiên, nếu đặt hiệu
quả kinh
tế là mục tiêu duy nhất thì sẽ làm tăng tình trạng phân hóa hai cực, làm tăng sự
khốn
khó đối với không ít quần chúng nhân dân. Bởi vậy, trong khi thực hiện bài toán
phát
triển đất nước, làm sao phải tạo mọi điều kiện và tăng nguồn lực cho sự phát
triển,
đồng thời hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặt vấn đề xóa đói giảm nghèo thành công
việc
thường xuyên, liên tục.
Bốn là, xóa đói giảm nghèo là công việc của toàn xã hội.
Cần khẳng định một cách mạnh mẽ rằng, xóa đói giảm nghèo không dừng lại ở
việc thực hiện chính sách xã hội, không phải việc riêng của ngành lao động - xã
hội
hay một số ngành khác, mà là nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, là nhiệm vụ
chung
của toàn Đảng, toàn dân. Muốn thực hiện thành công việc xóa đói giảm nghèo, tất
cả
mọi cán bộ đảng, chính quyền đều phải quan tâm cùng giải quyết, thực hiện các
giải
pháp một cách đồng bộ và phải có sự tham gia của toàn thể cộng đồng./.
1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong công tác XĐGN
1.3.1. Kinh nghiệm rút ra từ công tác XĐGN ở Việt Nam và một số địa
phương trong nước.
1.3.1.1. Kinh nghiệm rút ra từ công tác XĐGN ở Việt Nam.
Từ thực tiễn triển khai các chương trình XĐGN, Đảng và Nhà nước ta đã rút ra
một số bài học kinh nghiệm sau:
- Muốn thực hiện XĐGN thành công, trước hết cần phải có sự thống nhất cao
trong nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, cũng như trách nhiệm XĐGN
Đại học Kinh tế Huế